Hoài nghi tích cực trong đạo lý minh hiền.Le Scepticisme en philosophie . JePense.org 7Juin2023
Thuyết hoài nghi (HN) bắt nguồn từ Hy Lạp bởi Pyrrhon (360-275) cho nên còn có tên pyrrhonisme.
Pyrrhon không viết nhưng những người từng nghe ông nói đã truyền tiếp tư tưởng của ông. Môn đệ Timon de Phlionté là phát ngôn viên của trường phái nầy.
Không những là một triết thuyết, HN là một đường lối sống. Pyrrhon
Không những là một triết thuyết, HN là một đường lối sống. Pyrrhon
chống đối các trường phái triết học đeo cứng những nguyên tắc cho là chân lý. Ông bát bỏ những chủ thuyết đam mê lý thuyết. Ông chủ trương an bình nội tâm (ataraxie) không âu lo, sống giản dị, xa lánh các cuộc tranh biện của các triết nhân. Nhãn quan ấy gần với thuyết khắc khổ, thuyết của Lão Thích.
Ngoài hai vị nêu trên, trong số các vị chủ trương HN có Agrippa (thế kỷ 1). Ông chứng minh không thể tìm thấy một sự thật nhỏ nhoi nào.
Sextus Empiricus (thế kỷ 2), là tác giả chính của thuyết HN cổ đại., không chấp nhận bất cứ phán định nào về thực tại.
Enésidème (thế kỷ 2), chủ trương ngưng mọi phán định vì không thể biết chân lý, mà cũng không biết chân lý có hay không. Lý do là các hiện tượng đều tương đối và không thể biết các nguyên nhân của hiện tượng.
Montaigne (1533-1592), cho rằng không thể phát giác sự vận hành của thế giới vì mọi việc thay đổi.
Descartes (1596-1650) cũng được xem là triết gia HN nhưng HN của ông đưa đến phương pháp tìm kiếm chân lý.
Spinoza (1632-1677), cuối cùng, ca ngợi HN qua một ý thức giả định về tôn giáo.
Không dễ gì mà định nghĩa dòng tư tưởng triết lý gọi là HN, bởi vì HN rủ bỏ mọi chủ thuyết triết lý. Nhưng cứ tạm định nghĩa HN là triết lý và lối sống nhắm đến tra cứu các sự việc và tư tưởng, so sánh chúng với nhau để thấy mọi lập luận đều cần hủy bỏ.
HN từ chối mọi chủ nghĩa, mọi ý nghĩ đã được quyết định thành khuôn. Không phải vì những chủ thuyết, chủ nghĩa ấy là sai hay đúng mà vì không thể nói là đúng hay sai. Nói khác, không thế phán quyết đúng sai vì sự thật luôn trốn chạy.
Thêm nữa, HN không phân biệt bản thể của sự việc và nhận thức về sự việc. Con người sống theo nhịp sống của mình, tiếp nhận những hiện tượng trước mắt; tiếp nhận chân phương chứ không phải từ chối các hiện tượng, nhưng từ chối những những biện giải lôi thôi lòng dòng.
Thêm nữa, HN không phân biệt bản thể của sự việc và nhận thức về sự việc. Con người sống theo nhịp sống của mình, tiếp nhận những hiện tượng trước mắt; tiếp nhận chân phương chứ không phải từ chối các hiện tượng, nhưng từ chối những những biện giải lôi thôi lòng dòng.
Do đó, không thể có một suy tư siêu hình nào để suy tư; không có một tri thức nào để chạy theo tìm kiếm, và cũng không có một chân lý ẩn khuất nào để đào xới khai quật.
Thực tế, theo một tư tưởng, một ý kiến không phải là việc làm đúng hay sai. Nhưng tốt hơn là giữ sự phán định của mình, duy trì tư thế nội tâm để đến chỗ an lạc tâm hồn, ataraxie.
HN nói rằng không có cái đúng, cái sai. HN xác định rằng con người không thể xác định cái gì ráo trọi.
Nhưng câu nói nầy mâu thuẩn, chính nó là một lời xác nhận.
Như vậy HN đã sem sém chung lối với thuyết hư vô (nihilisme).
HN cho rằng không nên mất công đi tìm chân lý vì mọi quan điểm đều tương đối; mọi lý luận, mọi nhận thức đều chủ quan, bị ảnh hưởng bởi thực trạng thân phận sống của người giải thích.
Tuy nhiên HN đi song đôi với việc tìm kiếm chân lý. Triết gia HN tiếp tục tìm kiếm, thay vì ngừng ở một kết luận nào đó.
Trong nghĩa tích cực, HN vừa mang tinh thần phê phán vừa mang sự khai phóng trí tuệ. HN không chấp nhận một tư tưởng cố định nào, trái lại khuyến khích đi tới, không bao giờ đứng yên tự mãn với những gì đạt được. Trong ý nghĩa ấy, HN là một đức tính bất cứ triết gia nào cũng cần tô bồi.
Hoài nghi và thận trọng là hai cách thức làm việc của triết học.
Trong nghĩa tích cực, HN vừa mang tinh thần phê phán vừa mang sự khai phóng trí tuệ. HN không chấp nhận một tư tưởng cố định nào, trái lại khuyến khích đi tới, không bao giờ đứng yên tự mãn với những gì đạt được. Trong ý nghĩa ấy, HN là một đức tính bất cứ triết gia nào cũng cần tô bồi.
Hoài nghi và thận trọng là hai cách thức làm việc của triết học.
Tôi chỉ biết một điều là tôi không biết gì hết. Câu nói của Socrate nằm trong viễn quan của thuyết HN. Đó không phải là xác nhận thất bại, mà kêu gọi di chuyển, nới rộng giới hạn cá nhân, tiến gần đến sự thật, gần với chân nguyên.
Cũng vậy Descartes nói: suy tư là hiện diện (je pense donc je suis), phát biếu trên nền móng hoài nghi. Nhà sáng lập triết học hiện tại nầy
Cũng vậy Descartes nói: suy tư là hiện diện (je pense donc je suis), phát biếu trên nền móng hoài nghi. Nhà sáng lập triết học hiện tại nầy
hoài nghi mỗi khi một tư tưởng mới đến trong đầu, để tránh sai lạc và ảo tưởng.
HN là bước đầu tiến đến chân lý và tri thức; nhưng tri thức nầy không phải là thứ ẩn núp trong một chủ thuyết mà là một thực tại vượt lên trên khỏi ý tưởng và lý luận.
HN mang lại một đóng góp to lớn vào nền triết học, bằng cách nêu rõ cơ nguy đe dọa quần quật trên người triết gia. Chính là ngã chấp của ông triết lý.
Kiêu ngạo và những tin chắc nghiệm định đối ngược với hiền lý, đạo lý (sagesse), chận đường tìm chân lý. Bảo vệ một chủ thuyết, đeo cứng một phán định có nghĩa đã trở thành cuồng tín. Điều nầy trái với đạo lý, hiền lý, minh lý.
Sau cùng, an bình nội tâm không phải là gần đến chân lý hay sao? Giải thoát và an lành là con đường triết lý Đông Phương, đặc biệt là Lão Thích.
====================================
No comments:
Post a Comment