add this

Sunday, March 2, 2025

ngôn ngữ chính thức của HK


Trump cầu nguyện tranh cử với người Latino
Ngôn ngữ chính thức của Mỹ
 Daniel J. Olson

Tổng Thống DonaldTrump vừa ký một quyết nghị trong đó Anh ngữ được minh định là ngôn ngữ chính thức của Hoa Kỳ. Lệnh hành pháp nầy ra đời tiếp theo quyết định hủy bỏ ấn bản tiếng Tây Ban Nha trên website của White House và ngữ khoản (account) trên X. Việc xóa bỏ nầy xẩy ra vài giờ sau khi Trump tuyên thệ nhậm chức.
Như vậy, WH không nhận định một thực thể nhân khẩu (dân số) và hủy bỏ truyền thống lâu dài chính phủ HK tìm mọi cách để công chúng biết các chỉ thị, công lệnh (tin tức của chính quyền). Những thay đổi nầy, tuy có tính cách biểu tương, cho thấy chính quyền Trump chống lại tiếng Tây Ban Nha và các ngôn ngữ khác; không có chuyện đa ngôn ngữ.
Năm 2015, trong cuộc tranh luận bầu cử, Trump nói: "Đây là một xứ sở nơi đó chúng ta tiếng Anh, không nói tiếng Spanish". 
Nhưng sự việc không đơn giản như vậy. Trong lịch sử, HK không có một ngôn ngữ chính thức. Spanish (TBN) được thông dụng, dùng trên vùng đất bây giờ là nước Mỹ trước khi HK được thành lập.
Tây Ban Nha thành lập khu định cư vĩnh viễn nơi nay là Florida năm 1565; 50 năm trước khi người Anh thành lập Jamestown và khu tân lập Virginia. Vùng Tây Nam được người TBN khai thác từ 1600 và người Anh đến giữa thế kỷ 19 mới bò tới.
Hiện nay, 43 triệu người ở HK nói TBN, bằng 14% dân số; nếu đem cộng với số người nói TBN như ngôn ngữ thứ hai thì HK là nước nhiều người nói TBS hàng thứ nhì trên thế giới sau Mexico. Người nói TBN đã đóng góp 2,3 trillion dollars vào lợi tức chung; con số nầy cao hơn tổng lợi tức ở bất cứ quốc gia nào nói TBN trên thế giới. Nhờ ngôn ngữ nầy, Miami đã trở thành kinh đô tài chánh của Châu Mỹ La Tinh.
Trước thực trạng dân số nầy, chính phủ cộng hòa của George Bush đã mở thêm ấn bản TBS vào web của WH năm 2001 và được chính phủ kế nhiệm Obama duy trì. Chính phủ Trump trong nhiệm kỳ đầu đã hủy bỏ phần TBN nầy và hứa sẽ mở lại nhưng không thực hiện. Chính phủ Biden tái hoạt năm 2021. Đến nay chính phủ Trump hủy bỏ và hứa sẽ mở lại như đã hứa lần trước, không nói bao lâu.
Chính sách mới của Trump không những khác với các chính phủ hiện kim, mà khác với truyền thống xưa. Từ khi mới lập quốc, chính quyền đã thông tri mọi việc đến quần chúng qua các ngôn ngữ trội yếu.
Năm 1787, hiến pháp được dịch ra tiếng Hòa Lan và tiếng Đức, hai ngôn ngữ chính ở New York, Pennsylvania, Maryland. Mục đích là giúp dân chúng hiểu các giá trị căn bản, khuyến khích dân chúng cộng tác và tham dự vào diễn trình phê chuẩn hiến pháp.
Hiệp ước Guadalupe Hidalgo 1884, chấm dứt chiến tranh Mỹ Mễ, vẽ lại biên giới phía nam, được viết bằng tiếng Anh và TBN, ngõ hầu giúp người nói TBN trong lãnh thổ mới thuộc HK biết quyền công dân và các dân quyền khác của họ.
Thông dịch viên biết tiếng Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Albany v.v... được thu dụng tại Ellis Island đầu thế kỷ 20 giúp người nhập cư vào New York trong đời sống mới và đăng nhập hộ tịch. Sau đó không lâu chính phủ in các bích chương tuyên truyền về Thế Chiến I qua nhiều thứ tiếng để khuyến khích dân chúng Mỹ có văn hóa và ngôn ngữ khác nhau ủng hộ chính phủ bằng cách mua công khố phiếu và đi lính.
Đạo Luật Dân Quyền 1964 hủy bỏ kỳ thị chủng tộc, màu da, tôn giáo và giới tính, đã hợp pháp hóa việc dùng các ngôn ngữ khác trong các chương trình cứu trợ của liên bang: những người nói thứ tiếng khác Anh Văn vẫn được đối xử giống như người nói tiếng Anh, ví dụ Medicaid.

Trong lịch sử đã có những cuộc bài trừ ngoại ngữ hay thổ ngữ nhưng rồi chính quyển đã thấy nhu cầu dùng thêm các ngôn ngữ để điều hành công vụ.
Mặc dù chống nhập cư và lớn tiếng chống hispanic, Trump đã dùng TBN trong nhiều lần, nhiều cách vận động tranh cử năm 2024, hy vọng chiếm cảm tình của người Latino. Trump đã cho chạy nhiều quảng cáo trong các tiểu bang còn do dự như Arizon và Nevada, đã tổ chức các phiên họp quảng đại chiếu trên truyền hình Univision mà khán giả hỏi bằng TBN. Sự khai thác TBN nầy giúp Trump có 42% số phiếu Latino, đóng góp thành công của ông trong cuộc chạy đua vào WH.
Các cơ quan khác vẫn dùng TBN cho công vụ hiện hành như khai thuế, xin passport. Hủy bỏ ấn bản TBN trên web của WH chỉ có tính cách tượng trưng.
Quyết nghị hành pháp quy định Anh ngữ làm ngôn ngữ chính thức không có dụng ý nào khác ngoài việc đánh bóng chính sách chống nhập cư, sau khi đã dùng TBN vân động tranh cử. Và cũng để tỏ ra cuốc ra rân tộc.

No comments:

Post a Comment