đường hầm
tôn thất tuệ
Những ngày mới tới thật vô duyên, tôi cảm thấy như thừa thải giữa
những trạm xe buýt khá nhiều hổn độn. Những cụ già lụm cụm bên những đứa trẻ
với nét mặt bơ vơ, những chàng thanh niên như đang chứng tỏ sức mạnh trước cái
lạnh giả tạo vì chút nắng chiều rất kỳ quái trên thành phố San Jose. Tôi cảm
thấy lạnh vì tâm cảm tôi dành cho những vùng đất xa xôi mà tôi biết rất lạnh,
nơi mấy người quen thân trong trại tạm dung đến định cư, sau khi chia tay ở phi
trường Seattle, người xuống phía nam, kẻ qua hướng đông.
Tôi còn bị ám ảnh bởi màn hình TV hôm trước chiếu những con thú miền bắc nước Mỹ như đông cứng, không thể đi kiếm mồi mà chịu hao mòn số dinh dưỡng tích lũy mấy tháng trước. Óc tôi lại nhảy qua những hình nộm mặc những chiếc áo kiểu trong tủ kính rồi đem so sánh với những con thú nầy xem ai hơn ai, rồi tôi đem so với chính tôi, ai hơn ai, tôi là tĩnh vật hay các nàng là tĩnh vật.
San Jose không có những building chọc trời như ở Los Angeles thế mà tôi vẫn thấy mình đang đi vào một đường hầm rất chật, rất đen tối. Cuối đường hầm thường có chút ánh sáng. Có thể đúng cho trường hợp cụ thể nầy khi tôi nhìn chút nắng quái chiều hôm như một ngọn đèn le lói cuối đường kia. Giữa sa mạc hoang vu có đường hầm không? chắc là có, và có chút ánh sáng le lói nơi cuối mút, tuy chẳng thiếu gì ánh sáng trên sa mạc với mặt trời ngang nách. Ánh sáng ấy là ý nghĩ về một vũng nước đâu đó nơi một ốc đảo xa xăm mà ta thường lầm với ảo giác qua khúc xạ ánh sáng.
Không lẽ tôi đi ngược theo chiều đứng để đi về nơi có chút ánh nắng quái nầy như đi về ngọn đèn le lói cuối đường hầm? Một câu hỏi cho buổi chiều ngày mới tới.
Nắng đổ trên mái nhà, nắng đổ trên đường đi, nắng đổ như dòng sông vàng nghệ uể oải khi con nước đang dâng. Ôi cái đường hầm rộng quá. Cái ánh sáng mà tôi cho là ngọn đèn le lói cuối mút trở thành một đường hầm ghê sợ. Có chút ánh sáng nào cuối đường hầm ánh sáng nầy không?
Xe buýt đến; những chiếc xe buýt hình hộp bao quanh bởi những ô đen bóng, những ô kính dày nhuộm đen, đen hơn chiếc thùng sơn đen; chúng trông khó chịu, mất thiện cảm hơn các xe chở tù bịt bùng. Nhưng dẫu sao cũng phải vào.
Hình thể vuông vức của chiếc xe gợi lên hình ảnh những hầm xuyên qua núi từ Huế đi Đà Nẵng hay chạy tuốt xuống quá Tháp Chàm cho tàu hỏa vào Bình Thuận. Tôi cảm thấy bớt sợ hãi vì chiếc xe - đường hầm nầy nhỏ nhoi, cho tôi thấy cái bề, cái cở của nó, mà nó lại di chuyển cùng tôi, khoảng cách giữa tôi và các nơi khác trên đường hầm nầy không thay đổi.
Lạ nhỉ, đường hầm mà đi! Mà đi đâu, có lẽ đi trong đường hầm ánh sáng của nắng đổ trên mái nhà, nắng đổ như dòng sông vàng nghệ lừ đừ như con nước đang lên. Tôi bỏ ý nghĩ chiếc xe nầy là đường hầm. Tôi bước ra khỏi xe, vói nhìn kẻ đồng hành bằng kim loại và kính đen đi khuất vào lối phải.
Tôi lại thấy mình đang đi vào con đường hầm khác mà thành hầm chính là những con người vừa đứng chung trên xe buýt với những khuôn mặt ưu lo, giờ đây còn đứng quanh tôi mắt nhìn đèn đỏ chờ đèn xanh băng vội qua đường.
Tôi còn bị ám ảnh bởi màn hình TV hôm trước chiếu những con thú miền bắc nước Mỹ như đông cứng, không thể đi kiếm mồi mà chịu hao mòn số dinh dưỡng tích lũy mấy tháng trước. Óc tôi lại nhảy qua những hình nộm mặc những chiếc áo kiểu trong tủ kính rồi đem so sánh với những con thú nầy xem ai hơn ai, rồi tôi đem so với chính tôi, ai hơn ai, tôi là tĩnh vật hay các nàng là tĩnh vật.
San Jose không có những building chọc trời như ở Los Angeles thế mà tôi vẫn thấy mình đang đi vào một đường hầm rất chật, rất đen tối. Cuối đường hầm thường có chút ánh sáng. Có thể đúng cho trường hợp cụ thể nầy khi tôi nhìn chút nắng quái chiều hôm như một ngọn đèn le lói cuối đường kia. Giữa sa mạc hoang vu có đường hầm không? chắc là có, và có chút ánh sáng le lói nơi cuối mút, tuy chẳng thiếu gì ánh sáng trên sa mạc với mặt trời ngang nách. Ánh sáng ấy là ý nghĩ về một vũng nước đâu đó nơi một ốc đảo xa xăm mà ta thường lầm với ảo giác qua khúc xạ ánh sáng.
Không lẽ tôi đi ngược theo chiều đứng để đi về nơi có chút ánh nắng quái nầy như đi về ngọn đèn le lói cuối đường hầm? Một câu hỏi cho buổi chiều ngày mới tới.
Nắng đổ trên mái nhà, nắng đổ trên đường đi, nắng đổ như dòng sông vàng nghệ uể oải khi con nước đang dâng. Ôi cái đường hầm rộng quá. Cái ánh sáng mà tôi cho là ngọn đèn le lói cuối mút trở thành một đường hầm ghê sợ. Có chút ánh sáng nào cuối đường hầm ánh sáng nầy không?
Xe buýt đến; những chiếc xe buýt hình hộp bao quanh bởi những ô đen bóng, những ô kính dày nhuộm đen, đen hơn chiếc thùng sơn đen; chúng trông khó chịu, mất thiện cảm hơn các xe chở tù bịt bùng. Nhưng dẫu sao cũng phải vào.
Hình thể vuông vức của chiếc xe gợi lên hình ảnh những hầm xuyên qua núi từ Huế đi Đà Nẵng hay chạy tuốt xuống quá Tháp Chàm cho tàu hỏa vào Bình Thuận. Tôi cảm thấy bớt sợ hãi vì chiếc xe - đường hầm nầy nhỏ nhoi, cho tôi thấy cái bề, cái cở của nó, mà nó lại di chuyển cùng tôi, khoảng cách giữa tôi và các nơi khác trên đường hầm nầy không thay đổi.
Lạ nhỉ, đường hầm mà đi! Mà đi đâu, có lẽ đi trong đường hầm ánh sáng của nắng đổ trên mái nhà, nắng đổ như dòng sông vàng nghệ lừ đừ như con nước đang lên. Tôi bỏ ý nghĩ chiếc xe nầy là đường hầm. Tôi bước ra khỏi xe, vói nhìn kẻ đồng hành bằng kim loại và kính đen đi khuất vào lối phải.
Tôi lại thấy mình đang đi vào con đường hầm khác mà thành hầm chính là những con người vừa đứng chung trên xe buýt với những khuôn mặt ưu lo, giờ đây còn đứng quanh tôi mắt nhìn đèn đỏ chờ đèn xanh băng vội qua đường.
San Jose 1984
đường hầm La Mã thời xưa
gió lạnh thinh không
Khi cỏ cây lắng nghe lời cây cỏ
gió lạnh thinh không tràn ngập cõi
để
nghe tâm tình độ nhật
đưa
con thuyền qua khỏi mộ chiêm bao
và sống
thật với
nỗi sầu
muôn kiếp
gió lạnh thinh không đến với
người.
san
jose 1984
|
No comments:
Post a Comment