Pascal . Đạo . huyễn hoặc
(thư gởi các bạn cũ QHĐK Huế)
Dạ thưa, tôi cũng không hơn ai nên đã hiểu sai câu nói
của Pascal: Le Coeur a des raisons que la raison ne connait point. (Có thể lúc
xưa … que la raison ignore), và cho lý trí lên ngôi trong lối hàng hai mang một
phán định giá trị: người và thú vật; vật chất và tinh thần, bản năng và lý trí;
linh hồn và thể xác… Nay mới thấy rằng Pascal không nói vậy. Nhà tư tưởng Pháp
không nhằm phục vụ các nhà luân lý (sic), những nhà moralistes thầy đời.
Xin trích lời giải thích của một web triết học
PASCAL: LE COEUR A SES RAISONS QUE LA RAISON NE CONNAÎT POINT
Cette
sentence de Pascal, philosophe du XVIIème siècle, est la plus connue
des pensées pascaliennes. Elle est aujourd'hui utilisée à tort et à
travers, pour justifier toutes les irrationalités humaines, tous les
comportements injustifiables. Ceci est un contresens total de l'esprit de cette
citation de Pascal.
En
effet, Pascal traite de la croyance religieuse: la croyance, selon
lui, ne peut se justifier par la connaissance de Dieu. L'existence de Dieu ne
peut se justifier rationnellement. Il faut croire, nous dit Pascal, parce
que c'est absurde.
Pour Pascal,
la vérité est accessible par deux moyens: le coeur et l'esprit. Ce
que Pascal appelle le coeur, c'est la faculté qui nous fait connaître
les choses par une intuition immédiate et qui, étroitement reliée au corps,
comporte tout ce que nous entendons par instinct, sensibilité, sentiment. La
raison ne fait que déduire et conclure à partir des premiers principes qui,
eux, nous sont directement communiqués par le coeur. Le coeur est donc premier,
antérieur, supérieur à l'esprit.
C'est
donc par le coeur et non par la raison que nous devons appréhender les vérités
religieuses.
La
phrase “Le coeur a ses raisons que la raison ne connaît point” reflète la
théorie de Pascal sur la croyance religieuse, donc, selon laquelle le coeur est
une meilleure voie d'accès à Dieu que la raison, elle-même limitée.
[Pascal viết: Trái tim có những lý lẽ mà lý trí không
hiểu được.
Đây là câu trích được biết nhiều nhất về tư tưởng của
Pascal. Nhưng từ lâu và mãi cho đến nay, lời nầy đã bị hiểu sai và hiểu ngược ý
để biện minh cho những điều phi lý của người đời, những cách ứng xử không thể
biện minh. Lối nầy hoàn toàn trái ngược với câu văn.
Thật vậy, Pascal nói về đức tin tôn giáo: đức tin nầy
không thể luận giải, biện minh bởi sự hiểu biết về God, Dieu. Sự hiện hữu của
God không thể biện giải, minh chứng bằng con đường duy lý. Chỉ có tin (và không
tin); trông rất absurde đấy.
Theo nhà tư tưởng thế kỷ 17 nầy, chân lý có thể đến được
bằng hai phương tiện: trái tim và bộ óc. Pascal gọi trái tim là khả năng giúp
chúng ta biết những sự việc bằng trực giác trực tiếp không cách lìa thể xác, giúp
chúng ta hành sử theo nhận biết từ bản năng, xúc cảm và tình cảm. Lý trí chỉ có
một việc là suy rộng, suy diễn rồi kết luận từ các nguyên tắc sơ khởi ấy; mà những
nguyên tắc nầy chúng ta được thông tri trực tiếp bởi trái tim. Như vậy, trái
tim là nguyên ủy, tiền thời (antérieur) và cao hơn lý trí.
Do đó, chính bằng đường trái tim chứ không phải bộ óc
lý trí mà chúng ta thấu triệt các chân lý tôn giáo. Trái tim cho chúng ta một
con đường hanh thông rộng rãi đến được với God, trong khi ấy lý trí rất hạn hẹp].
Đa số chư vị - Đông
Phương giả, les orientaux – không quan niệm God mang một hình hài nhân thể, mà
xem đó như một định luật vũ trụ điều dẫn mọi sự việc, một nguyên tắc vận hành,
vượt trên lý trí, đưa chúng ta đến một vùng cảm nhận, nơi được xem là chỗ tụ hội
của khoa học, tôn giáo và nghệ thuật, như Albert Einstein tin tưởng.
Những người thuần túy Phật Giáo thì xem đó là pháp
thân vĩnh cửu, là diệu pháp và thị hiện qua hóa thân hay ứng thân. Nhưng dù gì,
quan niệm được pháp thân nếu bỏ tâm phân biệt của lý trí.
Có thể dùng kinh Phật mà hiểu Christianism và dùng
Christianism (không cực đoan) mà hiểu Đông Phương.
Các phía đều không thấy lý trí là một đường lối mà lấy
trực giác làm hải đăng soi đường.
Hình nhi hạ mà nói, quý vị thử nghĩ xem, làm bản thống kê đời mình thì làm
gì có cái gọi là rationalité, duy lý toàn diện. Mười phần thì hết bảy phần
illogique, phi lý; làm chi có cái logique, hợp lý lý tưởng của Foulqué trong cuốn triết học "Logique’’ mà cả ba ban ABC đều học năm đệ nhất.
Cũng may, ở có đức mược sức mà ăn. Chúng tôi làm đức
(chữ C) cũng nhiều mà đứt (chữ T) cũng nhiều như làm đứt cổ, đứt họng, đứt cọng lòi gân …
Nhưng bù qua sớt lại cũng có ăn. Số là có người đã in bài thơ của tui nhan đề Đạo
có hai câu cuối: sờ lên tim tra hỏi, tim ơi tim tim có biết đạo hay không. Một độc
giả đã không hết lời chỉ trích ”thiếu lý trí” và ông đã dùng câu nói nầy của
Pascal mà vinh danh lý trí, tim không thể giúp mình hiểu đạo, nó phá đạo, đưa người vô đường
ma quỷ.
Chừng tuần sau tôi gặp lời giải thích về Pascal. Nhưng
mục đích hồi đáp không phải bênh vực bài thơ mà cần trả câu nói về vị trí nguyên
ủy của Pascal.
Bài Đạo rất ngắn, chúng tôi đã ghép chung vào tuyển tập huyễn hoặc mà Võ Hương An đã xếp thành bản pdf. Cảm ơn tất cả thân hữu đã khuyến khích thu tập những câu vè. Các bạn còn muốn cho tôi tiền in thành sách giấy. Số tiền các bạn định cho, xin cứ xem như đã cho mà tôi đã quịt, chỉ đưa ra ấn bản tin học; Võ Hương An không được xu teng nào mà còn muốn mù mắt vì sửa lỗi chính tả. Rứa là bọn mình huề hí. We are all square.
đạo
tôn thất tuệ
Bên
tảng đá, người dân quê hiền thiện
tựa
lưng gầy nằm ngủ hồn nhiên
một đứa
bé thả câu ngớ ngẩn
quên
móc mồi vì say gió bờ ao.
Ta
gọi đạo hồn bay trong nắng
tiếng
chim kêu bẻ gảy cây đàn
con
nghé ngọ theo trâu học nói
ngọn
cỏ xanh đính hạt sương vàng.
Ta
gọi đạo nương chiều xế bóng
mẹ đứng
chờ tin chị bên sông
lấy
chồng lính năm năm không gặp
tiếng
súng ngưng chẳng thấy ai về.
Gọi
là đạo cái đạo vô duyên chưa từng có
chút
nước thừa tô canh húp sạch
vì
lắm lần xăn quần vén áo
mò đáy
chảo mong tìm cọng cải
trong
vô vọng xây nền hy vọng
đêm
qua xuôi mai tính ngày mai.
Đạo
vô duyên của những kẻ vô duyên
không
gặp gỡ người hiền chỉ lối
nhưng
cơn đói, những vết thương lở lói
nỗi
nhớ nhà mất biệt tương lai
làm
tạng điển gối đầu ngủ thiếp
khi
chợt thức sờ lên tim tra hỏi
tim ơi
tim, tim có biết đạo hay không?
===================================================
No comments:
Post a Comment