add this

Saturday, April 22, 2023

kế vị Đạt Lai Lạt Ma

 

 
    Lhamo Dhondup trở thành Đạt Lai hiện nay

kế nhiệm Đạt Lai

Brooke Schedneck . Tôn Thất Tuệ dịch

[The Conversation March 30, 2023] 

Hơn 5.600 người tham dự buổi lễ trong tháng 3, 2023 tại Ấn Độ nhân khi Đạt Lai Lạt Ma (ĐL) giới thiệu một chú bé mà Ngài nói là hậu thân của lãnh tụ Phật Giáo Mông Cổ thứ 9 đã viên tịch năm 2012.

Vì mâu thuẫn giữa Đạt Lai Lạt Ma (ĐL) và chính quyền Trung Cộng, việc thừa nhận thoái thân của bất cứ lãnh tụ PG là một đề tài chính trị trội yếu. Sau khi sáp nhập Tây Tạng 1950, Trung Cộng (TC) lo kiểm soát truyền thừa giáo lãnh PG, đặc biệt là ngôi vị Đạt Lai. Năm 2011, bộ ngoại giao TC tuyên bố chính phủ Bắc Kinh mới có quyền chỉ định vị Đạt Lai kế tiếp; và không bao giờ thừa nhận một ứng viên nào khác.

Vị Đạt Lai hiện thời là thứ 14, đạo hiệu là Tenzin Gyatso, tháng 7 năm 2023 sẽ đúng 88 tuổi và theo truyền thống thì tăng thống tối cao PG Mông Cổ chính thức công nhận người kế vị Đạt Lai của Tây Tạng.

Mọi Đạt Lai đều được tin là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát. PG đại thừa Á Châu lấy giác ngộ làm mục đích tối thượng, đạt cảnh giới Niết Bàn ra khỏi vòng sinh tử luân hồi. Nhiều bồ tát đã đạt mức giác ngộ ấy nhưng muốn tái sinh để chịu khổ đau ở cõi Ta Bà nhằm giúp kẻ khác giác ngộ.

PG Tây Tạng khai triển bồ tát đạo nầy qua lối kế truyền bằng tái sinh gọi là “tulkus”. Người nào được tin là tái sinh để làm thầy (giáo thụ) hay lãnh đạo tinh thần đều là tulkus. PG Tây Tạng có ngàn vạn tulkus. Nhưng được tôn kính nhất là đạt lai.

Đến nay đã có 14 thế hệ Đạt Lai xuyên qua sáu thế kỷ nối truyền nhau để thực hiện từ bi và phúc lợi cho quần sinh.

Vị Đạt Lai đương kim thứ 14 an vị lúc 4 tuổi, mang tên mới là Tenzin Gyatso. Cuộc tìm kiếm bắt đầu ngay sau khi ĐL thứ 13 viên tịch.

Nhục thể của Ngài được đặt nằm nhìn về phía nam nhưng hai hôm sau thì đầu chệch qua hướng đông. Lại có đám rêu xanh bất thường xuất hiện ở hông đông bắc kim tĩnh (tháp chôn) của Ngài. Từ hai dấu hiệu nầy có thể đoán rằng vị thứ 14 sẽ được tìm thấy trong vùng Đông Bắc Tây Tạng.

Theo truyền thống, các môn đệ của Ngài quá vãng đến hồ Lhamoi Latso tìm trong ánh nước phương hướng đến nơi khả dĩ tìm được thoái thân Đạt Lai. Theo sự hiển hiện của hồ, chúng tăng đến quận hạt Dokham, đông bắc Tây Tạng và đã tìm thấy một đứa bé hai tuổi tên Lhamo Dhondup, đúng là hậu thân của vị thứ 13, căn cứ theo giờ chết của Ngài.

Vị thứ 14 tương lai nhận biết một nhà sư trong đoàn tìm kiếm tuy ông ngụy trang là một kẻ theo hầu. Cậu bé đòi lại tràng hạt đang đeo trong cổ một vị khác vì tràng hạt nầy của Ngài thứ 13. Phái bộ trở lui với nhiều đồ vật và yêu cầu cậu bé chọn thứ nào xưa kia của Ngài thứ 13. Cậu bé đều chọn đúng, nhất là cái trống nhỏ dùng trong các nghi lễ và tích trượng (cây gậy).

Ngày nay diễn trình chọn vị kế tục không có gì rõ ràng. Năm 1950, TC chiếm Tây Tạng, nại rằng quốc gia nầy luôn luôn thuộc về Tàu. 1959, ĐL trốn thoát qua Ấn Độ và thành lập chính phủ lưu vong. ĐL vẫn được dân chúng tôn thờ trong suốt 70 năm đô hộ của Bắc Kinh.

Năm 1995, TC bắt giữ người mà ĐL chọn là kế vị của Ngài Panchem Lama thứ 10, là cậu bé sáu tuổi tên Gendun Choeki Nyima. Từ đó đến nay, TC không cho biết bé nầy hiện ở đâu, sống chết thế nào. Panchen Lama là chức chưởng quan trọng chỉ đứng sau Đạt Lai Lạt Ma trong hệ thống truyền thừa PG Tây Tạng.

Dân chúng nổi loạn khi TC bắt giữ vị thứ 11 mới được chọn. Để bù vào, TC đưa ra một Panchen Lama của mình, là con của một sĩ quan an ninh. Panchen Lama và Dalai Lama trong lịch sử tác động qua lại, nhìn nhận nhau là tái sinh của các vị tiền nhiệm. TC muốn chỉ định một Đạt Lai Lạt Ma của riêng mình mà người Tây Tạng không tham dự trong diễn trình chọn lựa.

Trước đe dọa của TC, đương kim ĐL thứ 14 đưa ra nhiều lời tuyên bố làm cho vị đạt lai do TC chọn khó trở thành hợp thức chính thống.

ĐL nói rằng định chế đạt lai có thể không cần thiết nữa; tuy nhiên tùy dân chúng Tây Tạng quyết định có nên giữ hình thái nầy trong PG Tây Tạng hay không và có nên tiếp tục hệ thống kế vị xưa nay hay không.

ĐL nói thêm rằng trong vòng bốn năm kể từ khi đến 90 tuổi Ngài sẽ quyết định tái sinh hay không. Trước khi chết, Ngài sẽ truyền hết các chứng quả tinh thần cho người kế nhiệm.

ĐL Tenzin Gyatso minh thị nói rằng: nếu Ngài chết ngoài Tây Tạng và nếu vị Panchen Lama vẫn còn mất tích, thì việc tái sinh của Ngài sẽ xẩy ra ở quốc ngoại, rất có thể là Ấn Độ.

Các chuyên gia tin rằng TC sẽ tìm người trong xứ, việc tìm kiếm nầy sẽ được thực hiện bởi vị Panchen Lama hiện do Bắc Kinh chỉ định.

1959, DL đến Ấn sau khi trốn thoát Tây Tạng

Sau cùng, ĐL còn nêu khả thể Ngài sẽ tái sinh thành một phụ nữ. Ít năm sau Ngài nói thêm là một phụ nữ đẹp lộng lẫy. Trước sự phản đối của nhiều người, web chính thức của Ngài đưa ra lời xin lỗi.

ĐL đoan quyết rằng không ai tin tưởng vào sự lựa chọn của TC; dân chúng Tây Tạng không bao giờ chấp nhận đạt lai của Tàu.

Chính phủ HK bày tỏ sự hậu thuẩn ĐL.  Dec 2020, thượng viện HK thông qua đạo luật ủng hộ và công nhận quyền tự trị của Tây Tạng. Chính phủ Biden năm 2021 khuyến cáo TC sẽ không được làm gì trong việc kế vị ĐL.

Nhiều người tin tưởng sự tìm kiếm sẽ khác lối xưa, và xẩy ra ngoài Tây Tạng với sự quan sát của truyền thông quốc tế và cộng đồng Tây Tạng lưu vong.-

Ghi thêm của người dịch:

Theo tập san The New York Review of Books, Obama đã tiếp Đạt Lai Lạt Ma ở White House và cho Ngài tự ra về bằng cửa bếp, ngang qua các thùng rác. Buổi hội kiến chỉ có một tách trà cho khách, nghĩa là "mời Ngài uống cho khỏi khát, còn tôi không uống chung với Ngài". Obama khi nói chuyện thì vung tay, đưa lên cao ngang mặt; trong giáo huấn Tây Tạng, chỉ có thầy mới có cử chỉ nầy khi dạy môn đệ.

Obama không có noblesse oblige vì dẫu sao ĐL đã là một quốc trưởng. Theo nghi lễ ngoại giao quốc tế, vua một nước nhỏ vẫn ngồi trên tổng thống đại cường quốc. ĐL không bị sỉ nhục, Ngài mất nước và làm bất cứ việc gì để phục quốc như Việt Câu Tiển.

Chỉ có Obama không thấy sỉ nhục khi Tàu không cho ông xuống máy bay cửa chính và thảm đỏ, mà đi của hậu, chen lấn với hành khách. Obama không phải là du khách mà đến Bắc Kinh kết ước nhiều việc.

Để làm vừa lòng Trung Cộng, Obama đã tìm mọi cách ngăng ĐL dự đám tang của Nelson Mandela. Obama không đem theo vợ mà đem theo Hillary Clinton để giới thiệu như tổng thống tương lai.

Năm 1972, để chuẩn bị chuyến đi Bắc Kinh của Nixon, HK hủy bỏ chương trình viện trợ phục quốc Tây Tạng. Xin tham khảo ở đây: Bỏ rơi Tây Tạng

=========================================================

An Cựu, Huế 1965
======================================



No comments:

Post a Comment