Chợ chuối, tranh xưa Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định |
Tại sao phải chết?
Pourquoi faut-il mourir?
JePense.org Aug 2020
Vì sao phải chết? Vì sao cái sống đi đến cái chết? Có chăng một thế giới vắng bóng cái chết?
Marcel Aym nói: cuộc sống chấm dứt một cách xấu xa.
Khi nói tới cái sống, người ta phải nói ngay đến cái chết. Sống không lìa chết. Đó là hai ý niệm bổ túc cho nhau.
Sống có nghĩa là sẽ chết lúc nầy hay lúc kia. Ý niệm nầy tạo nên buồn nãn, sợ hãi, khổ đau. Là một ý niệm tiêu cực xấu xa, như một sự xé nát, mất biệt bi đát, hủy diệt.
Sống có nghĩa là sẽ chết lúc nầy hay lúc kia. Ý niệm nầy tạo nên buồn nãn, sợ hãi, khổ đau. Là một ý niệm tiêu cực xấu xa, như một sự xé nát, mất biệt bi đát, hủy diệt.
Sống là một hiện tượng trong đó thể nhân chuyển dụng năng lực và vật lực lấy từ môi sinh. Sự sống được duy trì nuôi dưỡng bởi những chất liệu bất hoạt (inerte) nay được làm sinh động và khả dụng.
Thế kỷ 18, Bichat viết rằng sự sống được định nghĩa là tổng hợp các chức năng chống lại cái chết. Nhưng những sự phân tích đầy đủ cho thấy sự sống trên hết đặt trên nền móng là chính cái chết của nó.
Thật vậy, luật tiến hóa - có nghĩa là thích ứng và tự tồn - đòi hỏi các cá nhân biến mất, ngõ hầu nhường chỗ cho các cá nhân có nhiều khả năng hơn trong việc thực thi hai điều vừa nêu. Vã lại, các tế bào cơ thể có khả năng chương hóa (programmer) cái chết tự thân, sự tự tử tế bào, cụ thể hơn là sự lão hóa.
Như vậy, cái sống biết dùng cái chết mà tiến tới. Sự thường tồn của thế giới được duy trì bởi quân bình sống chết, giữa sự tự hủy và sự tự tân tạo.
Henri Atlan cho sự sống một định nghĩa khoa học hơn: ''tổng hợp những chức năng biết sử dụng cái chết".
Trên bình diện siêu hình, khó lòng quan niệm một sự sống không có sự chết kèm theo. Vì sao? vì dựa vào thực trạng vũ trụ thay đổi, vô thường và tương lập. Vật chất biến hóa; đá mòn núi sập, xuất hiện các mối xúc tác mới, những vì sao nầy vỡ tung sẽ được thế chỗ bởi những vì sao mới, những mặt trời mới. Thời gian sẽ sắp xếp, và tra hỏi sự hiện diện của từng chi tiết một.
Thật vậy, luật tiến hóa - có nghĩa là thích ứng và tự tồn - đòi hỏi các cá nhân biến mất, ngõ hầu nhường chỗ cho các cá nhân có nhiều khả năng hơn trong việc thực thi hai điều vừa nêu. Vã lại, các tế bào cơ thể có khả năng chương hóa (programmer) cái chết tự thân, sự tự tử tế bào, cụ thể hơn là sự lão hóa.
Như vậy, cái sống biết dùng cái chết mà tiến tới. Sự thường tồn của thế giới được duy trì bởi quân bình sống chết, giữa sự tự hủy và sự tự tân tạo.
Henri Atlan cho sự sống một định nghĩa khoa học hơn: ''tổng hợp những chức năng biết sử dụng cái chết".
Trên bình diện siêu hình, khó lòng quan niệm một sự sống không có sự chết kèm theo. Vì sao? vì dựa vào thực trạng vũ trụ thay đổi, vô thường và tương lập. Vật chất biến hóa; đá mòn núi sập, xuất hiện các mối xúc tác mới, những vì sao nầy vỡ tung sẽ được thế chỗ bởi những vì sao mới, những mặt trời mới. Thời gian sẽ sắp xếp, và tra hỏi sự hiện diện của từng chi tiết một.
Trong một thế giới mà mọi sự móc nối vào nhau và cùng chuyển hóa thì làm sao có một cá nhân nào có thể sống còn vĩnh viễn và duy trì các tính chất riêng biệt của mình? Một cá nhân sống mãi mà không chết sẽ tạo ra một vấn đề khác: người ấy sẽ là toàn năng, bất tử và tuyệt đối như God như Dieu.!!!! Thế giới chỉ có những God, những Dieu, tự lực tự chủ, tranh nhau đánh nhau suốt đời.
Nhận xét trên đưa đến câu hỏi về hiện hữu. Sự kiện hiện diện là một thực trạng hay một ảo giác? Chưa biết trả lời sao nhưng cầm chắc sự thể như thế nầy. Chúng ta không thể hiện hữu một cách tuyệt đối, tự chủ và vĩnh viễn. Thân xác chúng ta chứng kiến sự thay đổi liên hồi: tất cả tế bào cơ thể đều tự đổi mới vài tháng hay vài năm. Trí óc và lương tâm của chúng ta cũng thay đổi theo thời gian. 15 tuổi suy nghĩ khác; 50 tuổi suy nghĩ khác.
Thực tế, con người giờ trước khác với giờ sau. Sự bền vững đứng yên là một ảo giác. Nhưng áo giác ấy, ảo tưởng ấy giúp chúng ta hiện diện, tạo ra một cái ngã để phân biệt với các ngã khác. Như vậy trong thế giới hiện tượng tương đối, ảo tưởng ấy có chỗ dùng, ít nhất vào lúc nầy, for the time being, pour le moment. Sẽ tính sau.
Vũ trụ được đánh dấu bởi sự thay đổi liên hồi, và cá nhân trong vũ trụ cũng không khác chi, mang theo sự chuyển hóa liên miên. Mỗi phút sống là một sự tiễn biệt phút trước. Do đó sự sống, cuộc đời là một sinh thành.
Cái chết có khắp nơi. Tuy nhiên cái chết giúp cho cái sống hiện tồn và tiến tới.
Cái chết là sự ngưng đọng của các chức năng sống. Nhưng sự can thiệp của cái chết không bao hàm hủy diệt. Những thành phần thể xác sẽ chuyển thành những thành tố mới dưới hình thức khác. Những ý nghĩ hành động vẫn còn trong sự liên tục nhân duyên của vũ trụ (continuum causal).
Do đó thay vì một sự hủy diệt (néant), cái chết có nghĩa là sự trở lại của "tất cả" tái phối trí vật chất và tinh thần, báo hiệu sự hồi sinh.
Cái chết không nên được đề cập một cách bi thảm; vì nó không phải là sự hủy diệt chung cuộc, mà trái lại là cơ hội cho cái sống tốt đẹp hơn.
Chấp nhận cái chết là công nhận sự cần thiết phải nhường chỗ, trong ý thức thiết tha sự trở lui toàn diện, như những vùng đất mới, vận hội mới tươi vui hơn.
Chiêm nghiệm tạm ghi của người dịch
Cả gia đình bà ta chỉ có một việc là canh chừng và tìm mọi cách không cho ai mua đám đất có con suối nhỏ mà ai uống nước sẽ thành bất tử, sống mãi. Lúc đang nói câu chuyện nầy, cả nhà đã ba trăm tuổi hơn. Con chó cũng già đến thế ấy, để lại con mèo đã chết 300 năm trước vì mèo không uống nước suối nầy.
Mở đầu một truyện trẻ em là thế, làm người đọc nghĩ rằng gia đình nầy ích kỷ nhưng là một ý hướng vị tha. Họ không muốn kẻ khác sống mãi để thấy những đoạn trường của cuộc đời. Đoạn trường chưa hẵn đã là chiến tranh, đói khổ, chỉ thấy những gì quá mới, kỳ dị, trái với những gì đã hấp thụ ở tuổi mười mươi, trong vòng 100 năm. Chừng đó đã đủ chết rồi. Ví như cái váy bây giờ lên thấu háng, trong lúc bà mẹ thì kéo lê cái váy tận đất như các diệu thủ độc tấu âm nhạc. Giọng nói bây giờ khô, lời nói đốp chát nghe mà kinh, thế nhưng không thể chết đi cho xong. Thôi thôi, đừng để ai uống nước suối nầy mà bất tử trường sanh.
Thấy có lý chứ. Như ông già tôi sinh sau khi thế kỷ 20 bắt đầu 1900s mà còn sống cho đến 1980 thì không chịu cảnh "live in lover'' sống chung như vợ chồng một cách công khai. Cô dâu mang cái bụng thề lê từ từ đi vào nhà thờ nhận phép hôn phối.
Tác giả chủ nhà JePense.org nói có khác: trường sinh bất tử tạo ra những con người tuyệt đối và toàn năng; thế giới sẽ gồm những ông thần, những Dieu đánh nhau như các ông thần trong thần thoại Hy Lạp. Tác giả nhìn theo thuyết tiến hóa, lớp trước chết nhường chỗ cho lớp sau tiến bộ hơn.
Độc giả rất dễ đồng tình về sự sống chết trên quan điểm xã hội học hay nhân chủng học. Nhưng độc giả biết rõ không ai có kinh nghiệm chết hai lần; hôn mê dài hạn chưa phải là một lần chết. Vì vậy những gì nói về sau cái chết chỉ là những suy diễn, spéculation, những postulat tôn giáo.
Tác giả rất lạc quan, cái chết chính nó là một cơ hội trở nên tốt đẹp hơn, một sự trở về như áo gấm về làng. Cũng là thái độ của Trang Tử gõ chuông ca hát khi vợ chết. Trong lúc ấy PG thì dè dặt hơn, nhìn cuộc đời nầy sẽ thấy cuộc đời sau, thiện ác đáo đầu chung hữu báo.
Tính theo những gì con người biết được từ tiền sử, PG đầu tiên nói về cái chết trong một hệ thống ăn khớp nhau gồm vô thường, tương duyên nhân quả. Phật Thích Ca nói ngài chỉ làm như tam thế chư Phật đã làm, như vậy chuyện chết và sống đã đặt ra từ lâu.
Kiếp sau đã được đề cập trong mọi tôn giáo hay tín ngưỡng bình dân. Có thể là một trực giác, có thể là một an ủi mong đền bù với thực trạng tranh đấu sống còn.
Sự giải quyết kiếp sau là nguồn khác biệt giữa các tôn giáo. Muslim khuyến khích ôm bom tự sát sẽ được Allah cho bảy người vợ đẹp, nhưng không nói nữ tín đồ có được bảy đức ông chồng hay không. Luật Sharia cho nam tín đồ được phép có đồng thời bốn bà vợ. Đức tin Christian nói rằng sau khi chết, tín hữu sẽ được phán quyết theo ý nguyện của God hoặc sẽ đời đời ở trong địa ngục hoặc đời đời ở thiên đàn. Đó là cao điểm của quan niệm thời gian bình cát, thời gian xuất phát từ God và sẽ chấm dứt ở thiên đàn hay địa ngục.
PG không phủ nhận những cảnh giới khác nhau từ khổ đau cho đến an lạc nhưng dù ở đâu vẫn có luật nhân quả và duyên khởi làm cho các cảnh giới không ở trong tình trạng ngưng nghỉ, vẫn có sự đi lên hay đi xuống.
Nhiều tôn giáo hoặc không đề cập hoặc phủ nhận kiếp trước mà chỉ lấy kiếp sau làm mục tiêu và điều khiển tin đồ trong ước nguyện tương lai. Nhưng Edgar Cayce (1877-1945) nhà tôn giáo HK, cho rằng hoặc phủ nhận cả trước sau; hoặc nếu công nhận kiếp tới thì phải có tiền kiếp.
=================================================
No comments:
Post a Comment