Viện Trưởng Vũ Quốc Thông
những mảnh đời rách góc đường
Tôn Thất Tuệ
Dạ thưa, chúng tôi sẽ không triết lý quèn với ý niệm góc đường là ngánh sông, bâng quơ với Anatole France, nhớ lại buổi tựu trường, nghẹn ngào, chỉ trích nửa chừng câu nói của Dante: Au milieu du chemin, giữa chặng đường thì sao, tiến vi quan thối vi sư? Dạ thưa, chỉ có mấy dòng từ hai hình góc đường Saigon, hai việc khác nhau như hai mảnh thinh không, chưa ráp lại như chiếc áo cà sa bá vá, (không nói đến Thích Minh Tuệ nhé).
Primo, nhất dương chỉ, góc đường ở Chợ Cũ
Nhìn bức hình tôi rất xúc động khi thấy bản hiệu Radio Nam Thanh, nhà thứ hai từ góc đường. Chủ nhà là chỗ quen biết thân tình với gia đình vợ tôi. Tôi đến đấy cùng cô bạn nhỏ xíu sau thành vợ để xin bác Ngọ, chủ nhân, thâu mấy dĩa 45 vào cái ma nhê tô phôn Grundig. Năm 1964, đó là của quý, chưa có hàng Nhật như Akai, Sony…, mua vội ở Singapor khi chuyển máy bay đi Úc. Bác Ngọ có người con trai trưởng là anh Phúc bây giờ e cũng đã 90. Anh vợ của anh Phúc là anh Thanh, bác sĩ y khoa; anh Thanh có ý làm anh cột chèo của tôi nhưng tình duyên không trọn.
Về khu Chợ Cũ, tôi thường cùng nhà tôi đi ăn cơm tây ở các quán Tàu, nhờ Chợ Cũ tôi mới biết cháo ám là cháo nóng bỏ cá sống vào cho chín tái rồi ăn. Cũng tại đây làm tà lọt cho quan lớn mà biết vài thứ húy tiếu người Tàu điếu đóm quan ta như món ngọc dương nấu thuốc.
Cũng tại Chợ Cũ tôi có chút kỷ niệm không in nét vào cuộc đời. Năm đệ tam 1956-57 tại trường Quốc Học, chúng tôi tiếp một nhóm chừng 20 học sinh Saigon ra thăm Huế, nhưng toàn người Bắc. Nhớ anh Long là trưởng đoàn. Người thân thiện và dễ mến nhất là Dũng, cho tôi cuốn Đôi Bạn của Nhất Linh.
Người thứ ba tôi còn nhớ là cô Kim Chi, tôi nghĩ nhỏ tuổi hơn tôi, ước chừng sinh 1943. 1962 tôi từ Huế vào Saigon học cao đẳng chuyên nghiệp, có lần thấy anh Long trong các dịp sinh hoạt văn nghệ nhưng tôi chỉ chào sơ mà không hỏi gì về anh Dũng. Cô Kim Chi có trả lời thư thăm hỏi của tôi viết từ Huế, một hay hai lần mà thôi. Nhờ vậy tôi còn nhớ địa chỉ đường Tôn Thất Hiệp, trong vùng Chợ Cũ.
Tôi có tìm đến khi vào học ở Saigon. Nhà ở trong một khu gia cư, có cổng lớn đi vào và có sân rộng. Kim Chi có nhà và tiếp tôi lấy lệ theo lịch sự kiểu người Bắc. Địa chỉ nầy từ lâu khi gia đình di cư 1954, cô vẫn sống với bố mẹ, nghĩa là chưa thành gia thất. Tôi không hỏi thêm cô đang học ngành gì. Đó là lần đầu và lần cuối gặp ở đô thành.
65 năm rồi, thỉnh thoảng nhân cơ hội nầy cơ hội kia tôi nhớ đến Kim Chi, tôi vẫn bùi ngùi. Như hôm nay nhìn bức hình nầy, tôi nghĩ đến bác Ngọ anh Phúc, rồi mới đến Kim Chi. Nhưng Kim Chi hôm nay làm tôi bùi ngùi nhiều hơn. Cùng trên chuyến về quê ăn tết, một bạn đồng hành rời tàu ở Nha Trang thì biết bạn ở Khánh Hòa có cầu Xóm Bóng. Nhưng Kim Chi không chung chuyến nên không biết cô nàng sẽ bước xuống ở Nong, Truồi, Lăng Cô … Lúc tôi đến và ra về, cô nàng vẫn còn ở Saigon, ga Chợ Cũ.
Bỗng dưng tôi nhớ đến Kim Chi trong tình người vô lượng vô biên. Kim Chi đã đến Huế mang theo tóc thề của gái Bắc giữa những mái tóc xỏa ngang vai của gái Huế.
Biết nói gì đây, quá khứ tự nó là một mối sầu, dù Kim Chi có đem theo một niềm vui mới cho Huế, một cái Huế âm thầm lủi thủi với nội tâm. Nói vậy thôi, chứ bâng khuâng bùi ngùi không có tên, chỉ là những nét họa ngoài ý thức thường tình, ở ngoại tầng không gian nếu xem cái đầu là quả đất.
Cũng tại Chợ Cũ tôi có chút kỷ niệm không in nét vào cuộc đời. Năm đệ tam 1956-57 tại trường Quốc Học, chúng tôi tiếp một nhóm chừng 20 học sinh Saigon ra thăm Huế, nhưng toàn người Bắc. Nhớ anh Long là trưởng đoàn. Người thân thiện và dễ mến nhất là Dũng, cho tôi cuốn Đôi Bạn của Nhất Linh.
Người thứ ba tôi còn nhớ là cô Kim Chi, tôi nghĩ nhỏ tuổi hơn tôi, ước chừng sinh 1943. 1962 tôi từ Huế vào Saigon học cao đẳng chuyên nghiệp, có lần thấy anh Long trong các dịp sinh hoạt văn nghệ nhưng tôi chỉ chào sơ mà không hỏi gì về anh Dũng. Cô Kim Chi có trả lời thư thăm hỏi của tôi viết từ Huế, một hay hai lần mà thôi. Nhờ vậy tôi còn nhớ địa chỉ đường Tôn Thất Hiệp, trong vùng Chợ Cũ.
Tôi có tìm đến khi vào học ở Saigon. Nhà ở trong một khu gia cư, có cổng lớn đi vào và có sân rộng. Kim Chi có nhà và tiếp tôi lấy lệ theo lịch sự kiểu người Bắc. Địa chỉ nầy từ lâu khi gia đình di cư 1954, cô vẫn sống với bố mẹ, nghĩa là chưa thành gia thất. Tôi không hỏi thêm cô đang học ngành gì. Đó là lần đầu và lần cuối gặp ở đô thành.
65 năm rồi, thỉnh thoảng nhân cơ hội nầy cơ hội kia tôi nhớ đến Kim Chi, tôi vẫn bùi ngùi. Như hôm nay nhìn bức hình nầy, tôi nghĩ đến bác Ngọ anh Phúc, rồi mới đến Kim Chi. Nhưng Kim Chi hôm nay làm tôi bùi ngùi nhiều hơn. Cùng trên chuyến về quê ăn tết, một bạn đồng hành rời tàu ở Nha Trang thì biết bạn ở Khánh Hòa có cầu Xóm Bóng. Nhưng Kim Chi không chung chuyến nên không biết cô nàng sẽ bước xuống ở Nong, Truồi, Lăng Cô … Lúc tôi đến và ra về, cô nàng vẫn còn ở Saigon, ga Chợ Cũ.
Bỗng dưng tôi nhớ đến Kim Chi trong tình người vô lượng vô biên. Kim Chi đã đến Huế mang theo tóc thề của gái Bắc giữa những mái tóc xỏa ngang vai của gái Huế.
Biết nói gì đây, quá khứ tự nó là một mối sầu, dù Kim Chi có đem theo một niềm vui mới cho Huế, một cái Huế âm thầm lủi thủi với nội tâm. Nói vậy thôi, chứ bâng khuâng bùi ngùi không có tên, chỉ là những nét họa ngoài ý thức thường tình, ở ngoại tầng không gian nếu xem cái đầu là quả đất.
Secundo, nhị thiên đường, góc Pasteur và Alexandre de Rhodes.
Gần một năm từ khi gặp Kim Chi trong thoảng chốc, cuộc đời xã hội và trưởng thành của tôi bắt đầu quanh góc đường nầy. Nếu không có ghi chú thì không biết góc đường nằm đâu và hai cô gái yêu kiều làm gì đây.
Các cô đang đi trên đường Pasteur, gần đến góc đường A de Rhodes. Từ chỗ nầy đến Duy Tân, nói về 1962, A de Rhodes chỉ có Bộ Ngoại Giao và Học Viện Quốc Gia Hành Chánh. Năm ấy, từ Huế tôi vào học QGHC và chưa thấy kiến trúc mới của Bộ Ngoại Giao. Chỉ học ở đây một năm, chúng tôi về trường mới ở Trần Quốc Toản, không biết những đổi thay. Hai cô nầy có thể đến Bộ Ngoại Giao học lớp hướng dẫn trước khi du học. Bên phải của các cô, sau Pasteur là Công Lý và Phủ Tổng Thống. A de Rhodes chỉ có một mặt nhà, phía kia là công viên chia đôi bởi Đại Lộ Thống Nhất, rồi đến đường Hàn Thuyên. Theo hình học, A de Rhodes đối xứng với Hàn Thuyên qua Thống Nhất.
Tôi làm việc ở Viện Định Chuẩn đường Hàn Thuyên hơn một năm thì hạ màn 30.4. 1962 tôi bắt đầu sống ở Saigon và 1975 rời Saigon, đến và đi từ khu vực cây xanh êm ả nầy. Từ A de Rhodes đến Hàn Thuyên tôi phải mất 13 năm để đi nốt, dù cách nhau một công viên nhỏ, một đại lộ, bên nầy nhìn qua bên kia thấy được.
Tuy vì nhiều lý do tôi không nồng nàn với trường, lớp học trên lầu đã làm cho tôi yêu mến Saigon lần đầu tiên khi nhìn thấy nét êm ả tiết gió mùa qua công viên. Bầu không khí quanh đại lộ Thống Nhất đã đưa mạnh vào tai tôi mỗi chiều tiếng quân hành của đại đội danh dự từ Thành Cộng Hòa đi vào Dinh Độc Lập làm lễ hạ cờ. Tôi cũng còn nghe rõ tiếng giày nhịp đều trên mặt đường theo tiếng kèn đồng và trống. Hòa tấu khúc của âm thanh và màu sắc cùng thời tiết ấy đã được thay thế bằng tiếng xích lô máy và khói xe nơi trường mới dọn về Trần Quốc Toản sáu bảy tháng sau.
Từ trường cũ, tôi đã bắt đầu yêu mến Saigon và tôi đã để lại di chúc rằng nếu vì lý do gì khi tôi chết miệng không nói được thì xin nói thay tôi: Saigon và tên vợ tôi. Như nói trên, mất 13 năm mới đi qua công viên từ một con đường có tên trong văn học Alexandre de Rhodes, đến một con đường cũng có tên trong văn học Hàn Thuyên. Nói lại, từ lớp học trên lầu, tôi có thể nhìn thấy kiosque bánh mì Nguyễn Văn Ngãi trên vĩa hè của Bưu Điện, nhìn dinh Norodom chưa bị thả bom v.v…một thứ Saigon bình yên tuy chiến tranh khắp nước. Từ trên lầu cao của Viện Định Chuẩn, nơi đánh dấu cuối đường Saigon của tôi, tôi nhìn xuống công viên trong bóng mát của những cây sao, thấy cháu tôi cầm chiếc đồng hồ Seiko không người lái và hai cửa sổ chờ người mua. Hôm qua cháu vừa học mẹo mới, dùng kem đánh răng chà hết những đường vẹt trên mặt plastic, mới nguyên như xưa.---
Tôi làm việc ở Viện Định Chuẩn đường Hàn Thuyên hơn một năm thì hạ màn 30.4. 1962 tôi bắt đầu sống ở Saigon và 1975 rời Saigon, đến và đi từ khu vực cây xanh êm ả nầy. Từ A de Rhodes đến Hàn Thuyên tôi phải mất 13 năm để đi nốt, dù cách nhau một công viên nhỏ, một đại lộ, bên nầy nhìn qua bên kia thấy được.
Tuy vì nhiều lý do tôi không nồng nàn với trường, lớp học trên lầu đã làm cho tôi yêu mến Saigon lần đầu tiên khi nhìn thấy nét êm ả tiết gió mùa qua công viên. Bầu không khí quanh đại lộ Thống Nhất đã đưa mạnh vào tai tôi mỗi chiều tiếng quân hành của đại đội danh dự từ Thành Cộng Hòa đi vào Dinh Độc Lập làm lễ hạ cờ. Tôi cũng còn nghe rõ tiếng giày nhịp đều trên mặt đường theo tiếng kèn đồng và trống. Hòa tấu khúc của âm thanh và màu sắc cùng thời tiết ấy đã được thay thế bằng tiếng xích lô máy và khói xe nơi trường mới dọn về Trần Quốc Toản sáu bảy tháng sau.
Từ trường cũ, tôi đã bắt đầu yêu mến Saigon và tôi đã để lại di chúc rằng nếu vì lý do gì khi tôi chết miệng không nói được thì xin nói thay tôi: Saigon và tên vợ tôi. Như nói trên, mất 13 năm mới đi qua công viên từ một con đường có tên trong văn học Alexandre de Rhodes, đến một con đường cũng có tên trong văn học Hàn Thuyên. Nói lại, từ lớp học trên lầu, tôi có thể nhìn thấy kiosque bánh mì Nguyễn Văn Ngãi trên vĩa hè của Bưu Điện, nhìn dinh Norodom chưa bị thả bom v.v…một thứ Saigon bình yên tuy chiến tranh khắp nước. Từ trên lầu cao của Viện Định Chuẩn, nơi đánh dấu cuối đường Saigon của tôi, tôi nhìn xuống công viên trong bóng mát của những cây sao, thấy cháu tôi cầm chiếc đồng hồ Seiko không người lái và hai cửa sổ chờ người mua. Hôm qua cháu vừa học mẹo mới, dùng kem đánh răng chà hết những đường vẹt trên mặt plastic, mới nguyên như xưa.---
No comments:
Post a Comment