add this

Wednesday, December 26, 2018

tìm về gốc mẹ

   2018 - 2019
Godspeed, 1931 32.  Rockwell Kent, American, 1882 1971.  Wood engraving, Image: 5 3/8 x 6 15/16 inches (13.7 x 17.6 cm), Sheet: 6 5/16 x 7 7/8 inches (16 x 20 cm).  Philadelphia Museum of Art, Purchased with the Lola Downin Peck Fund from the Carl and Laura Zigrosser Collection, 1971.  © Plattsburgh State Art Museum, State University of New York, USA, Rockwell Kent Collection, Bequest of Sally Kent Gorton,
godspeed, bình an, mộc bản Kent Rockwell (1882-1971) USA

tìm về gốc mẹ
tôn tht tu

Loay hoay trong tối 24 Dec 2018 rất bình thường như mọi ngày không đèn không rượu, không khách khứa, chỉ có hai con khỉ già, tôi lần đọc một tài liệu do một người Mỹ viết năm 1906, hơn thế kỷ rồi. Phương luận theo kiểu tây phương, vận dụng thuyết Darwin, các thi sĩ Mỹ cùng triết Đông, để nói đến sự bất diệt của con người. Tôi không đủ sức hiểu, thua me gỡ bài cào, tôi còn ghi lại trong đầu ý nầy: tình mẫu tử là nguồn gốc mọi đức tính, mọi thứ gì gọi là cao thượng; và đừng hiểu "sự tuyển lựa tự nhiên" của Darwin là một tiến trình máy móc và bạo động; trái lại lòng mẹ là nhân tố chính yếu. Hao hao với tác giả William Bigelow, Phạm Thiên Thư, không sợ hiểu lầm ngôn tự, đã viết: con ơi mẹ là Thượng Đế cho con nguyên lý cuộc đời (tình thương).

Do tình cờ táy máy của "ngón tay chuột", tạp luận nêu trên đã xuất hiện vào một đêm có sự sinh hạ, có tình mẫu tử; sinh hạ nầy thuộc thiên tính hay địa tính tùy người, thương ghét tùy lòng. Bá nhơn bá bọc chứa, thành ngữ ba rọi nầy cho thấy sự phức tạp trong các ý kiến; nhưng không sao, miễn là đừng bóp cổ nhau khi xếp bút, khi tắt micro.

Tuy không thiếu chữ, nhiều người đã chơi xả lán nói rằng bà Maria là gái làng chơi và mang thai với một người lính La Mã. (Họ căn cứ vào sự việc bên ngoài là lúc ấy Do Thái bị ghép vào đế quốc La Mã, Pax Romana). Điểm gần kế là ý kiến nói Jesus sinh vào tháng hạ, rất nóng, không có cảnh tuyết; ngày 25.12 được chỉ là một lễ vui Mardi Gras.  Jehovah in thành sách đi từng nhà phân phát. Ở VN trước 1975 Doãn Quốc Sỹ đã nêu lại trường hợp nầy.
Phía bên kia, Maria được xem không những chỉ là mẹ của Chúa Con Jesus mà là mẹ của Thượng Đế, Chúa Trời, [Mater Dei].
Trung dung có lẻ là Tin Lành, không thờ phụng Maria Hằng Cứu Giúp mà chỉ cảm ơn Bà đã sinh hạ Jesus.

Cuộc mãi võ Sơn Đông không bao giờ chấm dứt, như kiểu Thái Luân: bi hài kịch còn dài, bi hài kịch chưa xong. Có khi hài hay bi tách nhau trong từng cách nhìn. Bi quan thì khóc, lạc quan thì cười, chung một cảnh đời trước mặt. Mà chửi nhau thì đem "Chú Bé" ra làm cục kê: l'Enfant Jesus, Baby Jesus, Nino Jesus, Chúa Hài Đồng. Chú Bé của Joseph và Chú Bé của Tịnh Phạn bị đòn hay được cho bánh; hai sự việc nầy không ra khỏi lũy tre làng VN: thương ai thương cả đường đi, ghét ai ghét cả tông ty họ hàng. Ca dao mình đầy đủ hơn câu nói của La Rochefoucauld: người chỉ yêu khuynh hướng của mình (On n'aime pas ce vers lequel on tend, on n'aime que ses tendences) nào có ai thương chi Phật hay Chúa hè?!!!!

Vậy thì dựa vào ông Tây nầy, không nên trách Phật Chúa, và các vị sáng lập khác đã tạo ra các cục nợ tôn giáo cho nhân loại giết nhau.

Cho em an phận nhé, đừng giết nhau mà đổ máu lên đầu em. Đừng bưng em xuống đường để bộ thông tin và đài phát thanh nói Phật cản đường tiếp viện mà nhiều đơn vị bị tiêu diệt. Trách anh thợ nề lấy xi măng trét đít em vào tản đá không thể đứng dậy phản đối đi biểu tình. Ai đem em xuống đường?  ai đem con sáo sang sông?

Spain thời Franco và Argentine mới đây thời "Dirty War", tụi nớ giết cha mẹ nhưng bắt con về nuôi để cho sáp nhỏ thành con của em trên trời, để không làm con của quỷ mà tụi nớ đã thả từ trên máy bay, hay thả vô hầm cá sấu, khỏi tốn kẹo đồng. Có cô gái đã kể lại, "cha" của cô ở mỗi bữa cơm đều gõ cây súng lục lên bàn và kể trong ngày đã giết ai nhưng không nói đã giết cha nàng, sau nầy nàng mới biết mà khai ra. Em đâu có bảo tụi nớ giết người. Lão Pilate đóng đinh em vào thập tự giá, em không nhúc nhích được mà lên tiếng thanh minh.

Cùng với những sự diệt chủng mới nhất như Kosovo, Rwanda, những thanh trừng tôn giáo trong hai ngàn năm và các vụ giết người trong vòng 200 năm qua, nói chung là giết người, thì trực tiếp hay gián tiếp đều do tôn giáo. Trực tiếp thì đã rõ; còn gián tiếp, nếu bạn đồng ý với Henry Geiger, Manas Journal, như sau:
các cuộc cách mạng giận dữ của thế kỷ 20 được đun sôi, bốc cháy, bởi các cảm xúc mang tính chất nội tại (là) tôn giáo. Và từ những chấn động nầy xuất hiện những chính quyền, những chế độ độc đoán đóng vai trò thế vì tôn giáo.

Kính chúc bà con hai họ, xóm làng năm mới còn thấy hoa đào năm xưa; đó là như lai, thường, lạc, ngã, tịnh.-


No more champagne and the fireworks are through ….

Sunday, December 23, 2018

viết từ đất lửa





 
viết từ đất lửa
Nguyn Minh Châu

T đất la ny anh nh v em
Nh
ư gia trùng dương cánh bum nh bến
M
t đất nơi đây không ch nào nguyên vn
Nên tình người dành trn cho nhau
Anh vi
ết cho em pháo vn rít ngang đầu
Không khí ch
t căng trong tm ta độ
Ngôi sao hôm l
loi ht vào ni nh
R
ch Bp - Đồng Dù nhòe nhot ha châu
Ngày đây đi qua rt lâu
Th
i gian tan ra tưởng chng vô tn
M
t đất nóng ran đợi gi xung trn
Phút giây n
y dành cho riêng em
Sông Sài Gòn m
i bui trăng lên
Không có con thuy
n bơi trong tiếng hát
T
m vông bên đường cháy đen xơ xác
Không l
a đôi nào do mát đường thôn
T
t c bn anh ra đi t mt con đường
N
i trường nh ra tn cùng mt trn
N
i tt cùng tình thương
Đến tt cùng căm gin
Khi l
a mùa hè đốt cháy quê hương
B
ước chân qua các no chiến trường
Gi
a sng - chết mi thy phn người nh
đây lng l
Không có âm thanh h
c bài
Không có ti
ếng phin nh nhp hai
Màn
đêm long lanh
Không có ti
ếng cười
yên l
ng
Nh
ng khi em không thuc ging văn
Không có ai thì th
m ... đề thi khó quá !
Vì chi
ến trường ngày đêm đầy him ha
M
i trái pháo rơi mười k ra đi
đây không có tình nhân
Vì trái tim không còn ý ngh
ĩa
đây không có ai đi do
Vì bãi mìn che gi
u dưới chân
Nh
ng ngày ny nếu gn anh
Ch
c em s không gin hn như xưa na
Giây phút bình yên trong
đạn la
điu bn anh vn hng mơ
M
t gic mơ không biết đến bao gi !

An Điền, Bến Cát*  12/1974 

------------------------------------------
* Xã An Điền, quận Bến Cát, tỉnh Bình Dương
nằm trong vùng "tam giác sắt". 1974, miền Nam đã yếu thế vì không còn quân viện, nhưng đã tái chiếm đẩm máu Rạch Bắp và Xã An Điền. Hình: bàn đồ hành quân  Rạch Bắp 

 https://i0.wp.com/www.thietgiapbinhvnch.com/WebDoc/TR-duongvaomatkhutamgiacsat_files/image003.jpg



Friday, December 21, 2018

đại thừa xuất hiện



Image result for Mahayana Sutras
PG từ Nepal đến các nơi , không kể Hy Lạp và Ai Cập
sự hình thành đại thừa
The Formation of Mahayana
John R. O'Neil, Phước Hạnh trích dịch

Phong trào phát triển một đường lối Phật Giáo mới, về sau nầy được gọi là Mahayana (Đại thừa), bắt đầu thành hình trong thời gian 250 năm, từ năm 150 TCN đến 100 CN, là kết quả tích tụ của nhiều phát triển vốn có từ trước. Nguồn gốc của nó không liên hệ với một cá nhân nào, và cũng không đặc biệt liên kết với một tông phái nào của thời kỳ Phật Giáo sơ khai. Có thể phong trào đó khởi dậy từ nhiều nơi trong xứ Ấn Độ, tại miền nam, miền tây bắc và miền đông.
Phong trào nầy có ba đặc tính tổng quát. Thứ nhất là sự đồng tình hết lòng với quan niệm về Bồ Tát Đạo vốn đã được một vài tông phái nguyên thủy khởi xướng từ trước. Thứ hai, họ đưa ra một vũ trụ quan mới, dựa vào các pháp quán kiến về Đức Phật mà dưới cái nhìn mới, đã trở thành một vị siêu nhân, siêu thế. Thứ ba, họ có những quan niệm mới về A-tỳ-đàm (Abhidhamma, Vi Diệu Pháp), phát nguồn từ kết quả thiền quán về "không tính" sâu kín của vạn vật và từ đó có một nhãn quan triết lý mới. Từ ba đặc tính nầy, phát sinh một định hướng mới về giáo pháp của đạo Phật và tạo ra hằng loạt các diễn giải mới lạ, và dần dần tạo nắn thành một phong trào gọi là Đại thừa với tính chất riêng biệt.
Mahayana đi vào lịch sử như một liên hiệp lỏng lẻo của nhiều nhóm, mỗi nhóm liên kết với một hay nhiều kinh điển mới. Các kinh điển nầy được viết ra bằng các phương ngữ miền Trung Ấn chẳng bao lâu sau khi chúng được trước tác. Tiếp theo là các sửa đổi, rồi dần dần trở thành một loại ngữ văn "Sanskrit tạp", rất gần với Sanskrit cỗ, ngữ văn quý trọng của Ấn Độ. Những người nào chấp nhận các văn liệu nầy là kinh điển chính thống -- lời giảng dạy của Đức Phật -- được xem như thành viên của phong trào mới. Điều đó không có nghĩa là các tu sĩ trong phong trào mới nầy bắt buộc phải từ bỏ truyền thống cũ, vì họ vẫn tiếp tục tuân giữ các giới luật trong truyền thống cũ của họ. Các người Đại thừa vẫn là một thiểu số trong giới Phật tử Ấn Độ trong một thời gian dài. Đến thế kỷ thứ bảy, nhà hành hương Huyền Trang ước tính là phân nửa trong số 200.000 vị tu sĩ tại Ấn Độ theo phong trào Đại thừa.

Phật thuyết Vi Diệu Pháp ở cung trời Đao Lợi

Những người truyền thống lúc đó không chấp nhận các văn liệu mới nầy là "lời dạy của Đức Phật" (Phật ngôn - Buddhavaccana) như các kinh nguyên thủy. Thật ra, kinh điển nguyên thủy cũng bao gồm bài giảng của các vị đại đệ tử nhưng được họ chấp nhận là vì Đức Phật đã từng khen ngợi các vị đại đệ tử đó và Ngài đồng ý với các bài giảng đó. Ngay cả sau khi những vị đó đã qua đời, một vài bài kinh khác đã được thêm vào nếu chúng có cùng văn phong và nội dung với tạng kinh luật.
Kinh điển mới của Mahayana hoàn toàn khác hẳn về văn phong và âm điệu. Nhưng chúng được nhiều người theo phong trào mới chấp nhận là "Phật ngôn" vì nhiều lý do. Thứ nhất, họ tin rằng Đức Phật vẫn hiện hữu, cảm nhận được qua các trạng thái nhập thiền và mộng tưởng, và đã giảng các bộ kinh đó. Thứ hai, chúng được xem như sản phẩm từ các tuệ giác bát nhã có cùng một căn bản như các bài pháp của Đức Phật. Thứ ba, về sau nầy, nhiều người Đại thừa lại tin rằng các kinh điển đó là lời giảng của Đức Phật nhưng đã được dấu đi tại quốc độ của các loài thần rắn (Naga, Long vương), cho đến khi nào loài người có thể nhận thức được tầm mức quan trọng của kinh thì mới thỉnh được chúng qua năng lực trong lúc tham thiền. Mỗi một giải thích đều cho rằng các kinh điển nầy được phát khởi từ kinh nghiệm tham thiền. Tuy nhiên, chúng thường có dạng các lời đối thoại giữa Đức Phật lịch sử và các đệ tử cùng với sự hiện diện của chư thiên.
Các loại kinh điển mới nầy được các người Đại thừa xem như "thời kỳ Chuyển Pháp Luân lần thứ hai", một cấp độ giảng dạy cao sâu hơn các kinh nguyên thủy. Giờ đây, các đệ tử Bồ Tát được hình dung ra như có trí tuệ cao hơn các vị A-la-hán. Vì các kinh điển mới được xem như có giá trị giải thoát, các người Đại thừa cho rằng sẽ có nhiều phước đức nếu chúng được sao chép lại, quảng bá, tụng đọc, tham cứu, thực hành, và ngay cả việc tôn thờ lễ lạc chúng. Điều nầy cho thấy có một thái độ tự vệ của phong trào mới, vẫn còn là thiểu số, đang cố gắng củng cố, xây dựng một thế đứng, phản ứng chống lại các chỉ trích của giới tăng sĩ truyền thống. Có lẽ các kinh điển Mahayana được trước tác bởi một số các vị pháp sư có uy tín và muốn khởi xướng phong trào mới. Các vị nầy, tu sĩ lẫn cư sĩ, truyền bá tư tưởng mới trong và ngoài cộng đồng Phật giáo đương thời để lôi cuốn thêm tín đồ mới. Họ ca ngợi các tính chất cao quí của quả vị Phật Chánh Đẳng Giác, một sự hoán chuyển tâm thức sâu xa, thực hiện qua việc khai phát tâm thức giác ngộ -- giác tâm (bodhi-citta), một lòng hứng khởi để đạt quả vị Phật, qua các phương tiện của Bồ Tát Đạo.

Các quan niệm mới về giá trị của kinh điển đã khuyến khích phong trào Đại thừa có thêm nhiều tự do phóng khoáng, nhiều sự "mặc khải", để tạo ra hằng loạt các kinh điển mới ở Ấn Độ cho đến khoảng năm 650 CN. Các bộ kinh nầy thường được trước tác bởi các vị tu sĩ ẩn danh, thông thường có một nhóm tác giả viết ra một văn bản mới với nhiều chi tiết, càng ngày càng phát triển rộng thành các tác phẩm lớn, có khi lên đến vài trăm trang giấy. Trong khi đó, các kinh điển nguyên thủy thường ngắn gọn hơn, mỗi bài kinh chỉ có vài ba trang. Thật ra, trong một vài bài kinh nguyên thủy, Đức Phật được nhắc đến như là một đại nhân cao quý, xuất chúng, chung quanh là hàng trăm vị chư thiên và đại đệ tử. Các kinh điển Mahayana đã mô phỏng theo lối diễn tả nầy. Trong các kinh đại thừa, Đức Phật thường dùng các ẩn dụ, lời nói bóng bẩy, đa nghĩa, và giảng cho nhiều vị Phật khác, nhiều vị Bồ Tát trong nhiều tầng trời của vũ trụ. Những vị cứu rỗi nầy, chư Phật và chư Bồ Tát với nhiều danh hiệu và nguồn gốc mới lạ, trở thành đối tượng cho việc tôn thờ, sùng bái và cầu nguyện, và từ đó hấp dẫn, thu hút quần chúng, giúp thành công cho việc truyền bá phong trào Đại thừa.
Đầu tiên, phong trào mới nầy được gọi là Bồ Tát Thừa (Bodhisatva-yana). Tên gọi đó để phân biệt với Thanh Văn Thừa (Sravaka-yana) của những người hành trì các lời dạy nguyên thủy của Đức Phật và nhắm đến quả vị A-la-hán (Arahat), không phải quả vị Chánh Đẳng Giác (Samma-sambuddho). Tên gọi đó cũng để phân biệt với Độc Giác Thừa (Pratyeka-Buddha-yana), dùng để chỉ các vị tu sĩ sống đơn độc, trong các thời xa xưa, tự giác ngộ nhưng không truyền dạy cho người khác. Dần dần, khi bị nhiều chỉ trích và phê bình của những người không tán đồng các tư tưởng mới, phong trào nầy phản ứng lại bằng cách gia tăng ca ngợi tầm mức quan trọng của hạnh Bồ Tát và đưa ra một danh xưng mới: Mahayana (Đại thừa). Các "thừa" khác giờ đây bị khinh chê là thấp kém, và bị gán cho một tên gọi khác là Hinayana (Tiểu thừa). Lý do biện minh cho cái "lớn" của Đại thừa ở trong 3 lãnh vực: ý nguyện từ bi muốn cứu vớt muôn loài, tuệ giác thâm sâu mà họ cổ võ, và mục tiêu nhắm đến quả vị tối thượng của Phật.
Vào khoảng năm 200 CN, một bộ kinh mới có tên Diệu Pháp Liên Hoa, Saddharmapundarika được viết ra với một cái nhìn mới: mặc dù vẫn còn chống báng "Tiểu thừa", bộ kinh cho rằng Tiểu thừa được bao gồm trong và hoàn mãn bởi Đại thừa. Phẩm 2 của bộ kinh nầy, trong việc dung nạp Tiểu thừa, đưa ra một quan niệm về sau trở nên rất phổ thông trong Đại thừa: quan niệm về cách dùng "phương tiện thiện xảo". Họ dựa vào một quan niệm vốn đã có sẵn từ trước cho rằng Đức Phật đã khéo léo giảng dạy tùy theo trình độ và căn duyên của người nghe -- việc nầy được thực hiện bằng cách chọn lựa các bài giảng của Ngài trong tạng kinh luật đã có sẵn. Tuy nhiên giờ đây, Ngài được xem như đã giảng dạy với nhiều cấp độ khác nhau và có vẻ như mâu thuẩn. Những người có trình độ cao cần phải tháo bỏ các lời giảng giản dị dành cho những người căn cơ thấp. Mặc dù mọi người đều có khả năng thành Phật, không thể nào giảng các bài pháp cao siêu cho những hạng căn cơ thấp vì họ sẽ bị rối loạn. Vì vậy, cho những người "vô minh, căn cơ thấp", Đức Phật dạy về Tứ Diệu Đế, tạo mục đích đạt Niết Bàn qua quả vị A-la-hán. Vị A-la-hán giờ đây được xem như vẫn còn ngã mạn và không đủ lòng từ bi vì chỉ muốn thoát khổ một mình, không chịu giúp các chúng sinh khác. Cho những ai muốn nghe thêm nữa, Đức Phật giảng về Niết Bàn thật sự của quả vị Phật, và tất cả chúng sinh đều có thể đạt được quả vị nầy, kể cả hàng A-la-hán, dù rằng những vị A-la-hán vẫn tưởng rằng họ đã đạt được mục đích tối hậu. Đức Phật chỉ có một cỗ xe, Nhất Thừa (eka-yana), cỗ xe của Phật, nhưng Ngài dùng "phương tiện thiện xảo" để tạo ra 3 cỗ xe khác: Thanh văn thừa, Độc giác thừa, và Bồ tát thừa. Ngài truyền cỗ xe nào thích hợp với căn cơ của từng người, nhưng khi họ đã phát triển tới một cấp độ nào đó thì Ngài sẽ truyền cho cỗ xe Phật tối thượng. Dù vậy, vì kinh đề cao Bồ tát đạo là con đường đưa đến Phật quả, thật khó mà phân biệt được giữa Bồ tát thừa và Phật thừa. Cuối cùng, kinh nầy vẫn hàm chứa ý nghĩa đề cao các hàng Bồ Tát theo định nghĩa của phong trào mới. Thật ra, không phải các kinh điển Mahayana đều theo quan niệm Nhất Thừa nầy. Có vài bộ kinh cho rằng trong ba thừa đó, quả vị A-la-hán không thể tiến xa hơn nữa, và Niết Bàn của A-la-hán có tầm mức thấp kém hơn Phật quả.
Tuy nhiên, theo các tiêu chuẩn của quả vị A-la-hán qua kinh điển nguyên thủy của nhiều tông phái, chẳng hạn như tông phái Theravada ngày nay, thì quan niệm trên -- về sự thấp kém của A-la-hán -- là một điều khó hiểu và vô lý. Không thể nào cho rằng A-la-hán là một người còn chấp ngã và ích kỷ. Theo định nghĩa trong kinh điển nguyên thủy, vị A-la-hán là người đã hoàn toàn tận diệt các tư tưởng về "tự ngã, cái tôi", vốn là nguồn gốc của chấp ngã và ích kỷ. Vị ấy cũng thường được kinh điển nguyên thủy mô tả như một người có lòng từ bi vô lượng, và hết lòng giảng dạy truyền bá đạo pháp, đem lại nhiều lợi lạc, hạnh phúc cho người khác. Niết Bàn và Giác ngộ chỉ có một, không có phân chia cấp độ. A-la-hán là những người đã đi theo con đường Phật dạy, phát triển tuệ giác, hoàn toàn tận diệt mọi lậu hoặc, và không còn tạo nghiệp để vướng mắc trong luân hồi sinh tử. Sự khác biệt giữa Phật và A-la-hán chỉ là khác biệt giữa vị Thầy khai sáng Chánh Pháp và các vị đệ tử hành trì thành công Chánh Pháp đó.

Quán Thế Âm bình dị như mọi ngươi

Cũng cần ghi nhận ở đây là các vị tu sĩ Thanh Văn Thừa đã đóng góp tích cực cho công trình quảng bá đạo Phật trong toàn xứ Ấn Độ và các nước lân bang trong một thời gian dài hơn 500 năm, từ khi Đức Phật hoằng khai Chánh Pháp cho đến khi có mặt phong trào Đại thừa. Thêm vào đó, truyền thống Theravada vẫn công nhận rằng con đường lâu dài đưa đến quả vị Phật, trải qua rất nhiều kiếp sống, là con đường cao thượng nhất, bởi vì sẽ cứu giúp được vô lượng chúng sinh. Con đường Bồ Tát nầy vẫn được một số các Phật tử Theravada trì hành, và xem như là một con đường đáng ngưỡng phục. Tuy nhiên, không phải người nào cũng đạt đến quả vị Phật vì chỉ có một vị Phật trong mỗi thời kỳ, và vị Phật trong thời kỳ tới là Bồ Tát Di Lặc. Vì vậy, đa số Phật tử Theravada đi theo con đường A-la-hán, họ trì hành theo các lời giảng dạy đã có sẵn của Đức Phật Cồ Đàm, ngày nay vẫn còn được lưu truyền rộng rãi, với mục đích có thể chứng đắcmột trong bốn quả thánh (Dự Lưu, Nhất Lai, Bất Lai, và A-la-hán) đưa đến giác ngộ, giải thoát ngay trong đời nầy hoặc đời sau.
Trong giai đoạn đầu khi mới thành hình, phong trào Đại thừa khuyến khích các cư sĩ đi theo Bồ Tát Đạo, thoát khỏi ràng buộc gia đình và lập ý nguyện xuất gia, trở thành tu sĩ, trì hành để đạt đến một trình độ tâm linh cao thượng. Về sau, vai trò của cư sĩ tại gia lại được đề cao hơn, chẳng hạn như trong kinh Duy Ma Cật (Vimalakirti-nirdesa). Từ quan niệm nguyên thủy Bồ Tát là người sắp thành Phật và thường dùng để chỉ các tiền thân của Phật Cồ Đàm, quan niệm về Bồ Tát trong Đại thừa được khai triển với ý nghĩa mới, trở thành một người cao thượng, giàu lòng hy sinh và từ bi để cứu nhân độ thế, làm việc từ thiện, chia xẻ công đức, đáp ứng các lời cầu nguyện, khuyến khích lễ lạc, phúng tụng, xây tháp v.v. Quan niệm nầy càng ngày càng trở nên phổ thông, nhất là khi Đại thừa được truyền sang Trung Hoa và một số kinh điển đã được trước tác thêm tại đó.
Qua nhiều thế kỷ, các tu sĩ Phật Giáo tại Ấn Độ học tập và trì hành theo cả hai truyền thống Thanh Văn Thừa và Đại Thừa, có khi họ cùng ở chung một tự viện. Ngay cả các nhà hành hương Trung Hoa cũng không phân biệt được Đại thừa như là một phong trào riêng rẻ trước thế kỷ 4 Công Nguyên. Về sau nầy, danh từ Tiểu thừa (Hinayana) đã bị nhiều người đồng hóa với ý nghĩa hạ tiện, thấp kém, và do đó cần phải tiến lên một mức độ cao hơn của Đại thừa (Mahayana).Trong ý nghĩa lịch sử, danh từ Hinayana khởi nguyên do các kinh điển Mahayana đặt ra để chỉ những truyền thống và bộ phái nguyên thủy vốn không công nhận các kinh điển mới của phong trào Đại thừa.
Các nhà Phật học ngày nay thường dùng danh từ "Phật Giáo Kinh Bộ" (Nikaya Buddhism) hoặc "Phật Giáo Nguyên Khởi" (Original Buddhism) để chỉ các tông phái sử dụng kinh điển nguyên thủy trước thời kỳ phát triển kinh điển đại thừa. Để chỉ các truyền thống Phật Giáo hiện tại, họ dùng danh từ "Phật Giáo Bắc Phương" (Northern Buddhism) để chỉ Phật Giáo Tây Tạng (Mật tông), "Phật Giáo Đông Phương" (Eastern Buddhism) để chỉ Phật Giáo tại Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn và Việt Nam, và "Phật Giáo Nam Phương" (Southern Buddhism) để chỉ Phật Giáo tại Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào và Cam Bốt.
->xuất xứ <-
xin xem thêm trên blog nầy: Đại Thừa Tiểu Thừa

Lotus Flower Meaning  Flower Meaning

Monday, December 17, 2018

rau muống mắm nêm


Pronoms compléments grammaire française
--------------------------------------------------------------------------------
rau muống mắm nêm
tôn tht tu
Đã dốc rồi mà nhà hai thầy liên ranh còn ở trên cao, khỏi dấu đá cắt hạ xuống làm đường. Quên thưa đó là dốc Bến Ngự. Thầy Tường dạy tôi lớp ba, mới nghe biết con gái thầy kết nghĩa với người bà con ở đối diện; hỏi lai thì biết không đúng, chỉ lả cô Khuê Lệ cạnh nhà.  Thầy Cầm, mặc áo dài đen như cha của Lựu và chú em tên Nho; thầy Cầm dạy Pháp văn đệ thất chỉ mấy tháng cuối niên khóa, thay thầy chính nghỉ bệnh. Thằng bạn ngồi bên thì nhớ thầy ít mà nhớ con gái thầy nhiều hơn; chiều chiều Nga đứng trên cao cho gió lộng ướp hương tóc.

Hôm nọ thầy Cầm vô lớp như thường lệ, mở đầu thầy nói: Bữa ni thầy cho cả lớp ăn rau muống mắm nêm. Nghe rứa thì nhớ ngay trái ớt bẻ cái tróc.
Bài học của thầy đại khái thế nầy. Các con đừng ham câu dài. Cứ theo thầy chấm như mình chấm mắm nêm. Chấm chấm; ít bữa nữa mới quẹt, phết, virgule. Thầy nói cứ làm các câu ngắn gồm chủ từ động từ, túc từ hoặc thuộc từ  (sujet, verbe, complement ou attribute). Viết đủ thì chấm; chấm mắm nêm. Je vais à l’école. Il pleut. Les arbres frissonnent. Les feuilles tombent partout. Còn hơn viết các câu dài mà đâu chẳng ra đâu, không phân bổ rõ rệt cấy chi làm cấy chi. Mấy ông trạng bên tây không thể đá đít thầy khi thầy nói “ce est ce” (what is what) là một câu đầy đủ có thể đứng một mình. Thầy viết một dạng toán, là một phân số nhà lầu, trên dưới đầy căn số, lũy thừa trên chia dưới chia.

Thầy lấy ba chữ ấy làm gạch ngang lớn phân biệt trên dưới. Thêm phía trên “ce que mon père m’a dit” (what my father told me). Thêm phía dưới ce que je dois mémoriser (what I must memorize). Thêm nữa bằng những mệnh đề phụ đủ thứ như tả người người cha thế nào, mon père, un savant qui…. (my father a learned man who.. nhớ để làm gì mémoriser pour que (memorize in order that), thêm tĩnh từ, tán thán từ… Thêm mãi đầy trang cũng không sao miễn là như những mạch điện theo một sơ đồ thiết lập đúng cách. Ce est ce, và cả trang giấy đều là một câu, une phrase, a sentence.

Gần bảy năm sau tình cờ tôi gặp thầy. Tôi nhắc lại chuyện xưa, thầy nói thêm như sau: nếu không biết mạch điện phải chạy thế nào thì đừng nghĩ tới chuyện viết tiếng Pháp và những ngôn ngữ có cấu trúc gần giống. Chưa nói đến những hương vị đặc sắc, những uyển ngữ từng thứ tiếng, những tế phân hàm súc, chưa nói tới tham vọng như Phạm Duy Khiêm viết Légendes des Terres Sereines người Phú Lăng Xa phải điên đầu khoái cảm.
Légendes des terres sereines: Pham Duy Khiem
Giờ nầy, không biết tôi nhớ thầy hay nhớ con gái thầy, cô Nga hong tóc hương gió từ sông Bến Ngự đưa lên. Thằng bạn tôi nếu còn sống e nhớ tới Nga, biết đâu nó đã cỗm nàng đưa nàng về dinh.

Nhưng tôi nghĩ tới thầy từ ngày bị dính chân vào Facebook với vô số bài tiếng Anh như chửi vào mặt mình, tuy tôi vẫn còn ở mức độ chấm mắm nêm chưa biết phết quẹt ruốt hay chao.

Hôm trước tôi có viết nưa ngứa miệng không bằng FB, đồng thời ca tụng người đặt ra tên nầy: FB cho thấy cái “face” của mình, khoe giàu, khoe bằng cấp, khoe sắc….

Tôi đã thô lỗ nói với mình: quái nhỉ, những bậc thầy đầy tôn kính tôi quen trên internet như thầy Phương, thầy Bá, thầy Huân (Australia) …đã làm gì, sao mà để cho tình trạng Anh ngữ sa đọa đến thế nầy. Tôi xin lỗi và tự giải thích các thầy chỉ được dùng làm hương làm hoa cho có mà thôi. Xin lỗi các thầy. Có mấy trường hợp học trò của các thầy giỏi hết sức.

Người bạn tôi học Đà Lạt nay ở bên Tây kể chuyện người nhà mở lớp tiếng Anh tư để học viên vào ngành quản trị. Lớp chỉ được phép dạy những danh từ trong ngành nầy như input, production mà không có human right, freedom, democracy, emancipation… Người tổ chức thấy trong lớp có khuôn mặt quen quen; tìm hiểu thì biết vị nầy đã là một giáo sư anh văn dư biết chữ nào trong hay ngoài khoa quản trị kinh doanh, còn “sư” hơn người dạy. Ai cũng thừa biết vì sao người nầy ngồi trong đó.

Chuyện kể một quy tộc Anh được mời đến xem một phiên thảo luận tại quốc hội lập hiến Ấn sau khi Anh Quốc trả độc lập cho xứ sở của Gandhi. Ra về ông hỏi tùy viên người ta nói tiếng gì? Tiếng Anh mà. Nhưng đó là chuyện phát âm, phonetic, ngay như Henry Kissinger vẫn rất chi là Đức khi đọc diễn văn. Những người Ấn nầy học tiếng Anh đến nơi. Những bản chuyển ngữ (transcription) lưu trữ cho thấy những lời minh bạch cần thiết để xây dựng một nền dân chủ trên bán lục địa, sẵn sàng đưa nền văn hóa lâu năm ra ngoài biên giới. Họ chỉ có cái tội là ăn cà ri lịu miệng, nếu tin theo lời khôi hài của thầy Hương, Quốc Học 1957.

Tôi đã ăn ké chút danh của người thầu làm vườn, trước kia là một công chức. Chủ vườn là một bác sĩ Mỹ đã la rầy vợ to tiếng như để chúng tôi nghe luôn. Bà nói: Do you speak some English? Ông chồng sửa sai: từ nay bà hãy nói: Do you speak English? , nhiều, nhiều người Việt biết tiếng Anh còn hơn cả bà và tôi. (bỏ chữ some: bạn có biết vài chữ tiếng Anh lỏm bỏm không?)

Ngày nay người Việt đến các nước nói tiếng Anh, như Úc, Canada, Mỹ…bằng tiền bạc, bằng sắp xếp chính trị. Họ mang theo nền văn hóa riêng, văn hóa: ta nói, ta viết cấp dưới phải nghe; tỉnh nói huyện phải nghe, huyện nói xã phải nghe, nên không cần để ý đến hình thức và nội dung; (ngay như Dương Thu Hương trích dẫn không đúng tiếng Tây).
Nếu có ai đưa các bài tiếng Anh trên FB cho ông bác sĩ nêu trên xem, ông sẽ kêu vợ hỏi đấy là thứ tiếng gì. Nhưng lần nầy khác với câu hỏi của quý nhân Anh ở Ấn Độ; một bên, nay, là hỏi chữ nghĩa, danh từ, văn phạm, hành văn … là cái quái gì;  một bên, xưa, là hỏi cách phát âm.




Monday, December 10, 2018

nhẩm lẫn, mistaking




See the source image
đôi bạn, tranh artneedlepoint.com
nhầm lẫn
Nguyn Văn Thin

Tôi vẫn tin rằng có ai đó đang đợi tôi ở cuối chân trời góc bể. Tôi đã đi rất nhiều nơi với mong ước âm thầm biết đâu rồi sẽ gặp. Nhưng rồi cuối cùng, tôi trở về đây, về với chỗ ngồi quen thuộc của mình. Từ ngày bạn bỏ ra đi, tôi đã rất buồn. Tôi tự thú nhận với mình nhiều lần như thế, cả trong mơ. Chỗ ngồi của bạn, ở bên cạnh tôi, có một người khác đến ngồi. Một gương mặt khác, một nụ cười khác, một giọng nói khác, một bàn tay khác, một tình yêu khác, nhưng sao tôi cứ nhầm lẫn hoài, đó vẫn chỉ là một người, vẫn là bạn mà thôi?

Tôi đã nhầm lẫn trong một thời gian dài tuổi trẻ. Nhầm lẫn cái nọ màu đỏ cái kia màu vàng, thứ nọ muôn năm thứ kia mãi mãi. Cuối cùng, tôi đã nhất quyết nhận ra, đau đớn nhận ra và mỉm cười ngạo nghễ bỏ đi.

Vậy sao bây giờ tôi lại tiếp tục nhầm lần được. Này nhé, chỗ bên cạnh tôi là chỗ ngồi của bạn, bạn vẫn thường ngồi...
Bạn đã xuất hiện bên cạnh tôi, như một cô bé học trò xinh xắn, rụt rè ngồi xuống, mở to mắt ngước nhìn xa xăm tìm câu hát mùa thu. Tôi tự tin không thèm để ý. Chỗ này tôi ngồi trước, ai cũng xác nhận thế rồi. Vậy nên tôi mải mê với câu chuyện của mình. Tôi cũng biết rằng, từ khi bạn đến, chỗ ngồi của chúng ta ấm lên, bàn tay ấm lên, câu chuyện cũng ấm dần lên...

Thế nhưng, cũng bất ngờ như khi đến, bạn ra đi vào ngày nào đó tôi không còn nhớ. Người thay thế bạn có một nụ cười khác, một màu tóc khác, nhưng tôi không nhận ra. Tôi cứ mãi huyên thuyên câu chuyện của chính mình, về những trò nghịch dại trên núi Chư Mang xa xăm hoang vắng!

Bạn đọc hẳn đã quá nhàm chán với những tình cảnh nhầm lẫn quen thuộc đến phát ớn trong các vở kịch, trong các tác phẩm văn chương. Tôi cũng thế. Chỉ có những tay viết bất tài mới lập lại tình cảnh cũ rích này. Nhưng, đôi khi, đất trời cũng nổi hứng đặt bày oái oăm nhầm lẫn, cho vui...

Đến khi tôi bàng hoàng phát hiện ra người mới đến không phải là bạn thì mọi sự đã rồi. Tôi đứng trước lựa chọn đau đớn: Hoặc đứng dậy bước đi trước một người xa lạ, hoặc tiếp tục coi đây, người này, là bạn của tôi, là bạn của tôi!

Nếu đứng dậy ra về thì nắng đã xế chiều, thì lau lách đã đìu hiu, thì núi sông đã nhuốm màu quan tái. Nếu coi người vừa ngồi cạnh mình đây vẫn là bạn thì, khó khăn lắm! Mắt ấy, môi ấy, tiếng hát ấy, không phải, không đúng, không quen...
Màu mắt mới đến vừa có một đám mây giăng ngang mọng nước, tiếng cười lảnh lót như nàng tiên cá dưới sông Năng!

Biết làm sao được?

Người mới đến vẽ một trái tim lên bảng đen rồi nói, đó, trái tim đó! Tôi nói, không phải đâu!
Người mới đến vẽ một nụ cười lăn trên cỏ rồi nói, đó, nụ cười đó! Tôi lắc đầu quầy quậy.
Người mới đến quẹt một giọt nước mắt vừa lăn, nức nở nói, đó, nước mắt đó!
Tôi đứng dậy định bước đi. Người mới đến khóc òa lên. Tôi ngoảnh lại, cả quyết nói, thôi được rồi, đừng khóc nữa, chiều rồi!
Như một tình yêu tuổi học trò, bạn nghĩ thế, phải không? Tôi không dám chắc đâu.

Sự nhầm lẫn đôi khi dẫn đến tình trạng ông nói gà bà nói vịt xảy ra thường xuyên. Cái mà tôi tưởng chừng vẫn thường xuyên hiện hữu thì hóa ra lại vắng mặt lâu rồi, hình ảnh tôi đang thấy bên cạnh mình thì lại không phải là điều tôi vẫn yêu thương và tưởng nhớ!

Có những ngày dài, tôi mang cảm giác rằng cả nhân loại đang dõi mắt nhìn tôi, thật đấy! Những người thân trong gia đình, bạn bè, cấp dưới cấp trên, các tầng bậc quản lý trùng trùng lớp lớp đều mở to mắt nhìn theo. Tôi thì vẫn ngồi đây, khom lưng như một cành cây đếm từng chiếc lá, đếm từng ký tự để vẽ ra câu chuyện muôn trùng. Nhưng tất cả đều không biết rằng, từ lâu tôi đã ra đi. Người ngồi đó không còn là tôi nữa! Có ai như tôi không, tha nhân ngay chính chỗ mình ngồi, vong thân ngay trong câu chuyện mình đang kể?

Không chỉ riêng mình tôi đâu, cả một thế hệ đông đúc chen lấn ngoài kia, biết đâu, từ lâu cũng đã vong thân, mất gốc, bỏ xứ ra đi biền biệt. Thậm chí, cả một dân tộc đã vong thân, điều đó có gì lạ không? Tôi không dám chắc đâu. Hàng ngày, tôi vẫn ngồi đây, yên tâm với vị trí cũ, và vẽ, và viết. Bạn đã bỏ đi biền biệt lâu rồi, đến cả tiếng cười cũng bỏ xứ ra đi. Người mới đến không phải là bạn, còn tôi thì đích thực không phải là tôi, nhưng có sao đâu, mọi thứ rồi sẽ cứ ra đi, trùng trùng lớp lớp.


Cuối cùng, chỉ còn lại những bóng dáng nhạt nhòa của hình nhân ở lại. Chỗ tôi ngồi đây, là chỗ của tôi, chỗ bên cạnh là của bạn, không phải, của người mới đến. Bạn đã bỏ đi rồi, tôi cũng đã ra đi, rồi người mới đến, người mới đến cũng đã…
Nào, tiếp tục lên đường…


Imbroglio
Imbroglio, Sylvie Adams
mistaking
short story by Nguyễn Văn Thiện
translation by Tôn Thất Tuệ

I still believe that at the end of the world, beyond the oceans, up to the horizon, someone is waiting me.
I’ve been in many places, wishing secretly and adamantly, though with nothing for sure, that one day we could join each other. But at the end, I came back; I came back to the familiar seat of mine. Since the day of your rupture, I’ve been sad. I confessed this to myself umpteen times; I did it in dreams too. Your seat next to mine was occupied by another person. A different physiognomy, a different smile, a different voice, a different hand, a different love. But constantly, out of my consciousness, I was confused whether this human shape was another being or a representation of you, or even you, my friend of a time.

I’ve been confused for a significant length of time during my juvenile span. I wrongfully took this for granted to be red; that for granted to be yellow. I’m confused enough to rule this to be everlasting; that to be forever nonperishable. Finally, I detected painfully this aberration. I dropped it drastically and shied away with a bittersweet smile.

Ironically, I resumed the old practice, that of being confused. Hey, the place next to mine was yours where you kept being seated. You showed up by my side as a neat pupil, taking the spot timidly; your widened eyes reached the farthest distance in search of an autumnal melody. I was too self-centered to notice you. This place, I sit on this place long prior to your advent; people were able to testify. Therefore, I consumed eagerly my own story. On the other hand, me too, I realized that since the day you came, our places became tepid; our hands were warmed up; our saga got more and more heat.

Hélas, as unexpected as your touchdown, your departure happened abruptly on the day I could not recall. Your substitute was endowed with a different smile, a different hair color; yet I couldn’t be aware. I kept going on, going on with my own stories pertaining childish plays on the far off and forlorn mount of Chư Mang.

The bookish repulsion being more than ample, readers should be fed up, if not horrified by, with familiar confusion related knots in dramaturgy and literature. Me too. Only authors void of talent did they resort to these obsolete clichés. But at times, the Heaven creates cruel confusion games, just for fun. At the terrifying moment when I discovered that the new arrival was not you, all has been set, all has been foreordinated. I was facing a torturing decision making: either vacating to be cut off from the stranger or continuing to consider that human entity a friend, to be accurate, a friend of mine.

In the first option - standing up to leave -, the action occurred when the afternoon has inclined rather deep; when the reeds down the vale looked sorrowful, when the mountains as well as the rivers were engulfed in a somber tint. In the second pick - considering the person sitting side by side a friend -, the hardship was prevailing. Those eyes, those lips, that singing voice … were not the right ones, not the very ones, not the known ones.

A thread of water saturated cloud was parading in the spectrum of the eyes belonged to the new replacement who possessed a crystal-clear laughter, the like of the mermaids in the Năng River.

How to tacle?

The new arrival chalked a heart on the blackboard and said: here, here is a heart. I replied: No, no, it’s not the case.
The new arrival sketched a smile by rolling herself on the grass, and said: here, it’s a smile. I shook the head consistently.
The new arrival, by a finger, picked up a drop of new bred tear; then, sobbing, she said: that’s tear, the tear.
I raised up, intending to walk out. The new arrival wept torrentially. I turned around and said vehemently: don’t cry anymore; the afternoon has been so advanced; don't cry or (you are) too late.
This seemed to be a school fleeting romance; doesn't it? How do you think? I’m not sure.

Confusion used to result in odd conversations. What was deemed to exist permanently turned absent; the image I caught next to me was not what I loved and thought about. In many day long instances, I fostered the feeling that the entire humankind cast her eyes onto me. Beloved family members, friends, superiors, subordinates, all layers of the social management system watched me with keen attentions. As for me, I sit here, bent over the desk – like a branch counting its own leaves – to count each syllable, each word, each script pattern, in order to give birth to the never-ending saga of the human adventure. But all of them, they didn’t perceive that I left long ago. The guy who sit there was not me anymore. It’s hard to get a case like mine: dehumanized right in the sitting spot; alienated right in the currently unfolded story.

I’m not the only fellow, at bay, tangled in the imbroglio. A whole generation, in compact crowds – it may be said – since a long lapse ago, has been alienated, uprooted, self-exiled for good. And worse, the whole nation, the whole people stay devitalized under the spell of the alienation; is it a strange thing? I cannot be sure.

Day by day, I’m sitting here, calmed with the old location, and painting, and writing. As for you, you have run away definitely; even the laughter’s fled the land along with you. The new arrival is not friend; while me, certainly I’m no more me. But no problem, don’t worry. What? All will walk out, will leave; wave after wave. What rests, what remains, is a vague profile of the clay figurines, say, of men. The place I sit on is my seat; next in the row is yours; no, I’m wrong, it belongs to the new arrival. You have escaped, I have decamped, then the new arrival has….
Well, let’s set forth on the expedition.-

A-Celebration-of-Women-Feature-Banner-e1352628808407 (1) 512

Image result for dalida