đại thừa,tiểu thừa
tôn
thất tuệ
Dẫn
nhập: người bạn của tôi ở Canada hỏi hai chuyện, thứ nhất vì sao Thiên Chúa Giáo
phát sinh ở Do Thái rồi chạy qua La mã; thứ hai là sự khác biệt giữa đại và tiểu
thừa PG. Câu hỏi đầu tôi đả trả lời qua bài: Từ Jerusalem đến Rome ß- link trong trang
nầy. Đây là phần thứ hai.
Thưa
anh,
Trong
con số hạn
chế sách
vở mà
tôi có cơ duyên đọc, cuốn The Tree of Enlightenment
của
Santina rõ ràng mà sâu sắc nhất.
Ông nói cuốn
nầy
không những
để dẫn
lối
(initiate) người mới mà còn để "tune up" (chữ của
tôi) những
Phật
Tử quan
niệm
PG tiêu cực,
trái khoa học
v.v... Tôi có viết
giới
thiệu
một
chương. Những
người thông thạo
Hoa Nghiêm sẽ ngạc
nhiên cuốn
sách không có một
chữ cho
kinh nầy.
Lý
do là Santina đã học Phật
từ tạng
điển
Pali. Ông bắt
đầu với
điều
gọi
không đúng là Tiểu
Thừa
hoặc
Nam Tông. Sacred-texts liệt
kê kinh điển tiểu thừa dưới danh hiệu
Southern Buddhism để đối đãi với bắc
tông là đại thừa.
Hai
chữ bắc
tông và nam tông ít gây xung đột hơn đại và tiểu
thừa.
Sự xung
đột cũng do tham sân si nhưng ngày nay ai cũng nhận
rằng
tiểu
/ đại thừa
chỉ khác
nhau về hình
thức.
Bắc
tông chỉ khai
triển
những
điều
đã có trong Nam tông. Ngày nay danh xưng vi diệu
pháp
dùng nhiều
hơn luận tạng, một
trong ba tạng
gọi
là ba cái thúng, vì vi diệu pháp đã nói đến những
bí yếu,
nhiều
chỗ vượt
qua ngôn ngữ mà
Phật
phải
im lặng
khi bị hỏi
hạch.
Lối
gọi
ấy
cho thấy
sự tôn
kính lẫn
nhau
Những
khác biệt
của
hai ngành nầy
chỉ ở bình diện thứ yếu.
Nam Tông còn giữ truyền
thống
cũ như khất
thực,
đắp y vàng. Tiểu
thừa
còn được gọi
không chính xác là PG nguyên thủy (early /
primitive Buddhism).
Sự tách
đôi hai ngành xuất
hiện
khi xã hội
Ấn
đã có nhiều
thay đổi. Khôi hài, nó xẩy ra vì vài chuyện
rất
nhỏ liên
quan lề lối
sinh hoạt
của
tu viện
(Tăng Già). Vùng dân sinh sống nới
rộng,
các thầy
đi thuyết
giảng
cần
chút tiền
qua đò, hay đến những nơi không quen cúng dường thì phải
mua thức
ăn. Nhưng nhóm bảo
thủ thì
không chịu.
Cần
nhớ,
vào những
ngày cuối
đời, Phật
lưu ý A Nan phải
thích ứng
lối
sống
của
Tăng Già với
những
điều
kiện
sinh sống
mới.
Ngài chỉ nói
đến Pháp là cần
giữ để cầm cân nẩy
mực.
Sư sải
bây giờ khỉnh
mũi cười chuyện
tiền
còm đi đò nầy
vì lắm
ông giữ mấy
trăm triệu
trong nhà băng do các sư bà cầm sổ sách.
Sự tách
đôi nầy
không có một
chi tiết
nhỏ nào
giống
sự tách
đôi Thiên Chúa Giáo thành một bên là Western
Roman Catholic và một bên là Eastern Orthodox, song hành với sự chia
đôi đế quốc
La Mã. Orthodox chỉ khác Roman Catholic ở chỗ không
có giáo hoàng.
Bên
trên tôi có nói sự xung
đột giữa
tiểu
/ đại thừa
là do tham sân si. Thật vậy,
nhiều
người trong tiểu
thừa
cho rằng
kinh chữ Phạn
không phải
là kinh Phật
mà là kinh của
Long Thụ.
Họ chỉ dựa
vào sự kiện
các kinh nòng cốt
của
đại thừa
xuất
hiện
chừng
hai hay ba trăm năm sau khi Phật nhập
diệt.
Hai hệ phái
tu tập
theo những
kinh khác nhau. Kinh Di Đà ảnh hưởng mạnh
mẽ bên
Bắc
tông qua Tịnh
Độ nhưng không có bên Nam Tông.
Bây
giờ vẫn
còn những
sự bàn
luận
trên cái “nếu”.
Nếu
trưởng lão Xá Lợi
Phất
không chết
sớm
như Nhan Hồi
của
Khổng
Tử để được truyền thừa
thay vì Ca Diếp,
nếu
vậy
thì PGs sẽ không
đóng kín cửa
sau khi Phật
qua đời, thay vì quảng bá như chính Phật
làm. Người ta qui trách Ca Diếp làm cho Phật
Giáo thoái hóa ngay vì Ngài chỉ chú trọng
đời sống
trong tăng già và chỉ qui tập
một
số kinh,
nhất
là giới
luật.
Vắng
bóng nhà lãnh đạo, PG đã bị các chủ thuyết
xâm lấn
và thay đổi bản
chất.
Sự suy
thoái được ghi nhận
bởi
sư Pháp Hiển
viếng
xứ Phật
năm 399, không đợi đến phát súng ân huệ của
Hồi
giáo. Chỉ thấy
những
gì xẩy
ra với
Ca Diếp
nhưng không thể chắc
những
gì về Xá
Lợi
Phất,
con cá sẩy
bao giờ cũng
lớn.
Tuy nhiên vùng Pali thích Xá Lợi Phất,
còn Ca Diếp
có sự ủng
hộ ở Bắc Tông. Thiền
tông luôn nói đến chuyện Ca Diếp
cười khi Phật
đưa cành bông cho đại chúng xem.
Thích
Ca đã dùng một
phương tiện
ai cũng có, đó là học theo truyền
khẩu,
tuy ngài đủ sức
viết,
và nền
văn minh có sẵn
ngôn ngữ.
(Socrate, Khổng
Tử,
Jesus đều làm như vậy). Kinh do Phật
giảng
trực
tiếp
hay các môn đệ kể lại,
rải
rác khắp
tiểu
lục
địa Ấn.
Cũng như Jesus, như Khổng Tử,
Thích Ca không ngồi
một
chỗ mà
thuyết.
Ngôn ngữ học,
nhân chủng
học
cho rằng
truyền
khẩu
có giá trị hơn
chữ viết,
vì nó như mạch
sống
tự nhiên.
Nói như bây giờ cái
gì cũng store trong computer, cái gì cũng dựa
trên các web; một
ngày đẹp trời
nào đó computer chết, internet ngưng, tất
cả đều đi theo như ánh mắt
em tôi đã chợt
tắt.
Sau
khi Phật
nhập
diệt,
vua Asoka đã giúp chấn hưng Phật
Giáo. Em vua là một
nhà tu và đã cầm
đầu một
nhóm sư từ đông bắc Ấn
đi xuống
phía nam. Nơi khởi
hành là Bồ Đề Đạo Tràng. Nơi dừng chân chính là
Tích Lan (Ceylon, Sri Lanka). Từ hòn đảo nầy
sư sải
dùng thuyền
ven bờ như
các thuyền
buôn khác, truyền
đạo đến mãi tận
Nam Dương, Việt
Nam, Kampuchia...
Tích Lan là gốc phát triển PG qua Tây Phương, sau khi nhiều học giả Tây Phương khai quật kho tàng kinh điển tiếng Pali. Đóng góp nhiều nhất là của Henry Steele Olcott, cũng là người vẽ lá cờ PG. Ngày nay Tây Phương biết thêm về đại thừa nhờ Nhật và Đài Loan.
Tích Lan là gốc phát triển PG qua Tây Phương, sau khi nhiều học giả Tây Phương khai quật kho tàng kinh điển tiếng Pali. Đóng góp nhiều nhất là của Henry Steele Olcott, cũng là người vẽ lá cờ PG. Ngày nay Tây Phương biết thêm về đại thừa nhờ Nhật và Đài Loan.
Pali
là tiếng
sống
langue vivante sinh ngữ; Sancrit là cổ ngữ như
chữ quốc
ngữ và
Hán Tự.
Khi em vua Asoka và tùy tùng “nam phương trực
chỉ hành”,
PG chưa có kinh điển bằng
Sancrit. Gần
mấy
trăm năm sau, trong hai thế kỷ trước
và sau Thiên Chúa, đại thừa hình thành. Thêm
nhiều
kinh điển
được sưu tập
và viết
theo Sankrit, quan trọng nhất
là Diệu
Pháp Liên Hoa (chúng sinh có thể thành Phật).
Đại
thừa
theo con đường tơ lụa (Silk Road) về hướng
Đông Bắc
tức
là Tây Tạng
và Trung Hoa; đấy cũng là hướng thoát khi Hồi
Giáo đuổi
PG khỏi
nơi sinh. Từ đó có danh từ Bắc
Tông đồng nghĩa với
đại thừa
và kinh điển
Sankrit.
Theo
tôi dùng Bắc và Nam Tông thuận
tiện
hơn vì nó mang tính chất địa lý.
Vì
tính chất
ào ạt
và chính trị,
việc
truyền
bá Thiên Chúa Giáo được xem là xuất hiện
đầu tiên trên mức
độ rộng
lớn,
với
các cuộc
cải
đạo hằng
loạt
ở Nam
Mỹ bằng
những
phương tiện
riêng. Thứ đến là Hồi giáo. Nhưng các
sử gia
cho rằng
PG là tôn giáo đầu tiên truyền bá có hệ thống
như thuyền
bè qua ĐNA, đi bộ qua
Tàu và đến tận
Ai Cập,
Hy Lạp,
với
những
phương cách khác.
Trước
đây ở VN,
sư áo vàng không được coi trọng và quan niệm
tiểu
thừa
là nhỏ bé
chỉ lo
độ mình còn đại thừa độ hết
chúng sinh. Mấy
thầy
áo đà chắc
gì đã độ được mình mà nói chúng sinh. Bắc tông ở VN
100% giống
Tàu. Hãy xem cách đọc sớ. Ông sư quỳ trước
bàn Phật
mở rộng
tờ sớ to
như tờ nhật
trình, gia chủ đội cái khay có cái bao sớ.
Ông sư giống
như thầy
ký biết
chữ làm
đơn trình quan huyện, quan phủ,
quỳ đọc thỉnh nguyện
thư. Người dân dốt
chữ nhưng
đội cái bì sớ chứng
minh mình là đương sự. Áo quần,
mũ mão, chuông trống,
kinh kệ v.v...chỉ khác
chỗ đọc Hán Tự theo lối
Việt.
Đại
thừa
phóng khoáng hơn, ít “society bound” nên dễ hòa
hợp
với
địa phương. Khi đến Trung Hoa thì môn phái nầy
tiếp
tục
phát triển
để có thêm nhiều
nét khác hơn. Ngạn
ngữ có
câu: cái gì qua Tàu cũng bị Tàu hóa (toute
chose qui passe en Chine sera chinisée). Đầu tiên những
dịch
giả,
nhờ có
tu chứng
đạt tinh lý của
kinh, đã chuyển
một
ngôn ngữ đầy hình ảnh, đầy tưởng tượng
với
một
tầm
nhìn quá rộng
rãi qua một
ngôn ngữ cô
đọng và ngắn
gọn.
Họ đã tìm mọi cách để dịch
những
thuật
ngữ PG,
hoặc
phiên âm (ba la mật)
hoặc
theo nghĩa (giác ngộ, ngã…) có khi cả hai
(đà la ni, chú, chân ngôn; có khi “a nậu đa la tam miệu
tam bồ đề” có khi ‘vô thượng chánh giác”). PG tại
TH là một
ví dụ của
trăm hoa đua nở.
Khi
tiếp
nhận
đại thừa
từ Tàu,
giới
áo nâu áo lam, với
bản
chất
tự tôn
sẵn
có, đã tự cho
mình cao hơn giới
nguyên thủy;
rõ nhất
là giới
áo vàng trong Nam bị xem như “mọi
Mên”. Nhưng sự kỳ thị có
thể mang
một
lý do sách vở:
giải
thích ngũ thời của
phái Thiên Thai một
cách sai lạc.
Tông phái nầy
chia sự giáo
huấn
của
Phật
thành 5 thời
liên tiếp:
Hoa Nghiêm, A Hàm, Phương Đẵng, Bát Nhã và Pháp Hoa. Mỗi
giai đoạn
có nội
dung riêng nhưng nằm chung một
hệ thống
dẫn
đến giải
thoát và giác ngộ.
Nếu
lịch
trình giảng
huấn
của
Phật
được mô tả như
hành trình của
mặt
trời
trong một
ngày, thì thời
A Hàm nằm
vào lúc Thái Dương đã lên khá cao để có thể chiếu
xuống
vực
sâu tối
thẩm,
sau khi chiếu
trên đĩnh núi (Hoa Nghiêm) lúc rạng đông.(Nhật
xuất
tiên chiếu
cao sơn, thứ chiếu
u cốc).
Đại ý, dù có ngu ngốc đến mức
nào, chúng sinh cũng được chánh pháp soi rọi
chỉ lối.
Thế nhưng
có người giải
thích giai đoạn
nầy
dành cho kẻ ngu.
Sự lệch
lạc
nầy
đáng ngạc
nhiên. Đường Tam Tạng thỉnh
kinh từ Tây
Vực
về cố quốc
dịch
đến 600 cuốn
gồm
rất
nhiều
kinh Pali.
Bộ Vi
Diệu
Pháp xuất
hiện
với
tên A Tì Đạt Ma, phiên âm Abhidarma. Kỳ lạ nữa
là kinh nầy
có nêu lý thuyết
duyên khởi,
một
lý thuyết
duy nhất
trong lịch
sử tư
tưởng xưa nay. Duyên khởi là tài liệu
quý giá cho Long Thụ, sáng lập
ngành đại thừa.
Vị Đệ Nhị Phật
nầy
đã đưa ra các bộ luận
về tánh
không, trung đạo từ giáo lý ấy.
Cách
nhận
định nầy
đã làm cho nhiều
người xầm
xì về Thích
Minh Châu “đi học
cho tốn
công tốn
của
mà chỉ biết
thêm về A
Hàm, không dám rớ tới
Hoa Nghiêm Bát Nhã”. Thích Minh Châu (xin bỏ qua
những
hệ lụy
chính trị nếu
có) đỗ tiến
sĩ tại
đại học
Nalanda với
luận
án: so sánh hai bản
Pali và Hán Văn của
kinh A Hàm, một
luận
án khó khăn nhất
trong lịch
sử cận
đại của
viện.
Những
công trình dịch
thuật
từ Pali
qua Việt
Ngữ và
những
khảo
luận
khác tạo
nên cơ hội
nới
rộng
tầm
nhìn xa hơn khung trời đại thừa,
bù đắp những
thiếu
sót vì tham sân si, nhất là tránh thiên kiến
về tiểu
thừa
nguyên thủy.
Các sư Theravada cũng cố gắng
làm công việc
trên nhưng, theo nhận xét riêng, hiệu
quả không
bằng
công sức
của
thầy
đại thừa
Minh Châu. Thích Giới Nghiêm đã dịch
và chú giải
một
kinh quan trọng
trong ngành tiểu
thừa
ở Tích
Lan, Miến,
Mên và Lào: Na Tiên là ghi ký cuộc thảo
luận
giữa
vua Hy Lạp
Milinda và tỳ kheo
Nagasena.
Sự khác
biệt
Nam Bắc
Tông đại khái như thế để anh nghiên cứu
thêm. Nhưng chính yếu xin anh ghi nhận
ý kiến
của
Ikeda Daihatsu, chủ tịch
hội
cư sĩ Nhật
SGI: kinh điển
PG có tính chất
nhất
thống
(consistency) nhiều
nhất
so với
các tôn giáo khác. Như vừa nói, những
dòng nầy chỉ có tính cách đặt vần đề, gợi ý để anh tự tìm thêm; chứ sức tôi tới
đó là cùng rổi.
Tiện
thể tôi
xin nêu vài điểm
quan trọng,
theo tôi dĩ nhiên, cho viêc học hỏi
của
tôi:
Thứ nhất,
mất
cả một
đời người chưa học
hết
kinh điển
nhưng chỉ cần
năm phút để tóm lược tinh túy của PG: cứu
độ và giải
thoát, Phật
tính bẩm
sinh, luật
nhân quả chi
phối
vạn
pháp (nội
tâm và ngoại
cảnh);
tâm là đầu mối
thiện
ác.
Thứ hai,
đừng so sánh PG với
khoa học,
đừng gọi
Phật
là nhà khoa học
vĩ đại hay bé tí. “Như Lai quảng diễn
kinh điển
độ thoát chúng sinh, khi chỉ sự mình
khi chỉ sự người,
khi chỉ thân
mình, khi chỉ thân
ngươi”. Những
sự ấy
dùng trong mục
đích giáo huấn.
Khoa học
gia tìm ra tính chất khoa học
là chuyện
của
họ.
Cuốn
The Tao of Physic của Capra cho thấy
trực
giác huyền
nhiệm
của
Đông Phương đã ảnh
hưởng sâu đậm các vật lý gia hiện
đại như Niel Bohr, Albert Einstein … nhưng đừng vì vậy
mà quên mục
đích chính là rút ba mũi tên độc tham sân si, cũng không nên dùng khoa học
để tô son điểm
phấn
cho PG, để tranh hơn thua. Hãy để tự nhiên cho khoa
học, tôn giáo, triết lý nghệ thuật
gặp
nhau ở nơi
chúng xuất
phát, cái uyên nguyên của vũ trụ càn
khôn, cũng là cái tâm diệu vợi
nơi vạn
hữu;
cho nên không cần
can thiệp
vội
vã.
Thứ ba,
khi mang một
điều
gì, một
chữ,
một
trang, một
cuốn
kinh cho người khác, mình phải hiểu
người nhận
sẽ là
thầy
của
mình, sẽ độ mình. Thà không biết
còn hơn biết
để ngông nghênh muốn hơn đời. Người nhận
chưa có cơ duyên để biết tài sản
tiền
bạc
tiềm
ẩn
của
mình. Vật
đưa chỉ là
chìa khóa nhỏ mà
người đưa tạm
giữ.
Giống
hệt
như bưu điện
không phải
là kẻ làm
ra những
gì chứa
bên gói hàng. Biết
và hành sự khiêm
tốn
ấy
tức
là mình bỏ bớt
tính cách Phật
giáo, cắt
bớt
những
góc cạnh
nhọn,
như oan oan buông xả, diệt
dục,
ngồi
bán già kiết
già trước một
đám đông chưa biết
ngồi
xếp
bằng
thông thường. Trước khi học (trước khi giác
ngộ),
gánh nước; sau khi giác ngộ gánh nước. Tôi chỉ điểm
cho vài người về một
đôi điều;
sau đó họ đam
mê học
hỏi
tôi phải
đến nhờ cậy,
đưa cho đọc những
cuốn
sách mình nuốt
không được để thỉnh
ý về sau.
Điểm
nầy
dựa
vào lời
khuyên “mặc
áo Như Lai, là khiêm tốn”. ttt
No comments:
Post a Comment