add this

Monday, January 30, 2023

Putin tính sai

 


    Tân binh Nga nhập ngũ

Putin sai nước cờ

Putin’s Miscalculation * Fred Kaplan điểm sách Putin’s war, Mark Galeotti * New York Reviews of Books, Feb 9,2023. Tôn Thất Tuệ dịch

Gần cả năm nay, ngàn vạn lần được nhắc tới là sự ngạc nhiên bất thường về Ukraine. Chiến cuộc không chấm dứt trong vài tuần hay vài ngày với sự đầu hàng vô điều kiện của Ukraine, tuy tình báo số một, CIA, đã tiên liệu như vậy và chuẩn bị phi cơ cho Zelensky “đi công tác quốc ngoại”. Nhưng giới học thuật đặt vấn đề cách khác.

Lý do cù cưa đến nay phải chăng vì sức mạnh của Ukraine hay là tình trạng tồi tệ của Nga về mọi phương diện. Không nhất quyết về phía nào, học thuật nghiêng nhiều về lý do là sự thoái hóa của Nga về chính địa, và riêng về quân sự.

Mark Galeotti, được xem là chuyên gia danh tiếng về quân sự Nga, phân tích sâu xa hơn lời giải thích của Nato về các nhược điểm quân sự Nga.

Học giả Anh quốc nầy “nhìn thấp” hơn các nhà chiến lược Âu Mỹ. Moscou đã trang bị vũ khí quá nhiều cho các binh chủng hành quân, nhưng chú ý rất ít, bỏ tiền rất ít về những thứ cho là tầm thường, rất “thế tục” đó là tiếp vận. Thiếu phụ tùng thay thế, thực phẩm, nước uống và xe vận tải chuyên chở những thứ nầy. Do đó đường tiếp tế bị tê liệt và tiền tuyến tê liệt theo. Sĩ quan trung cấp được huấn luyện theo lối ôn tập, lập lui lập tới bài cũ, không học gì thêm, học tập chính trị là chính, ngõ hầu tránh những phản loạn trong hàng quân. Cũng trong phần thế tục, lính quân dịch ăn uống không đầy đủ, doanh trại hư nát, lương thấp, những kẻ bảo vệ quê hương nầy không đủ sức xâm chiếm thành công các nước khác.

[Đến đây độc giả sẽ nhớ đến công trạng của hàng hải thương thuyền Mỹ trong thế chiến thứ hai. Tàu buôn bị đánh chìm nhiều hơn tàu chiến; tàu buôn chở súng đạn, xe vận tải, thiết giáp, lương thực. Ngày nay HK chỉ làm chủ 6% hàng hải thương thuyền thế giới, Tàu chiếm 43% sở hữu và Tàu có 63% hải vận, dùng tàu của mình và của người khác. Đó là sức mạnh thực sự của Bắc Kinh về quân sự. Các chiến lược gia tự hỏi nếu lâm chiến thì HK lấy gì mà chuyên chở trên biển. Phi cơ vận tải không đủ sức thay thế tàu thủy. Giới quân sự cho rằng xe vận tại như GMC xưa quan trọng ít nhất ngang bằng với thiết vận xa] Người dịch chú giải.

Trở về Ukraine, không kể tin tình báo tối mật, giới bình dân, báo chí, chỉ nghĩ Putin nhắm đến việc chiếm hết Donbas. Những vũ khí sẵn sàng đem dùng, việc tập trung lực lượng ở biên giới, những thành phần ly khai, và thành phần thân Nga tại chỗ…  đủ để cho Putin thành công. Nhưng nào ngờ, Putin muốn chiếm cả nước Ukraine, cộng hòa XHCN nghĩa lớn nhất trong liên bang Liên Xô xưa,  có 40 triệu dân. Những gì Putin hiện có không giúp ông thôn tính Ukraine dễ dàng, huống hồ nhai sống trong một tuần.

Học giả Galeotti mổ xẻ sự lượng định sai lạc của Putin về sức mạnh quân sự Nga. Năm 1991, khi Liên Sô sụp đổ thì Hồng Quân cũng sập đổ theo. Theo đó, nước Nga mới trên thực tế không có một quân đội theo nghĩa thông thường. Năm 2000, khi Putin lên cầm quyền kế nghiệp Yelsin, quốc gia và quân đội vẫn còn mê mệt, uể oải, ê ẩm của thời sau chiến tranh lạnh; có nghĩa thiếu sức hoạt động.  Trong 15 năm tiếp theo, nền kinh tế được bơm nhiều tiền nhờ dầu hỏa và có cải tổ thương nghiệp; các tướng lãnh chỉ huy được thăng cấp không theo thủ tục chính thống đã biến quân đội thành một lực lượng chiến đấu “đủ sức gây chiến và chiến thắng bất luận tranh chấp nào”.

Nhưng tầm mức các cuộc chiến mà Nga đã thắng rất hạn hẹp, không phức tạp về chiến thuật và không gặp sức kháng cự mãnh liệt nào như ở Ukraine. Những chiến thắng xưa không dễ gì có với tối thiểu thiệt hại nhân mạng và vật lực.


Chiến tranh đầu tiên của Putin, và cũng là thử thách đầu tiên, là Chechnya, một cộng hòa ly khai. Thật sự, cuộc chiến đã bắt đầu 1994, thời Yelsin, cuộc chiến mà Yelsin được tướng lãnh bảo đảm rằng bọn phản loạn sẽ phải quỳ gối trong vòng hai giờ khi chỉ một trung đoàn nhảy dù duy nhất ra tay.

Nhưng chiến dịch tấn công trở thành thảm bại, vì sĩ quan thiếu huấn luyện, binh sĩ trả lương ít, không tiếp vận. Yelsin cho tăng cường thả bom và pháo kích cũng không đi đến đâu.

Trong bài diễn văn nhậm chức, Putin thệ nguyện sẽ tái lập Nga thành một quốc gia vĩ đại, đầy quyền năng và uy lực và hứa sẽ thu dụng nhiều nhà cải cách mọi lãnh vực. Những nhà cải cách nầy theo lệnh của ông đã bao vây có phương pháp thủ đô Grozny, dập tắt hỏa lực địch và nhất là không di chuyển xa các đường tiếp vận. Trong nước Putin đã kiểm soát hoàn toàn truyền thông tự do đại chúng và trình bày cuộc chiến theo ý muốn của chính phủ. Thành công như một chiến thắng quân sự nhưng thực tế Chechnya ngưng chiến vì được Putin cho quy chế tự trị rộng rãi nhất chưa từng có trong hai thế kỷ.

Năm 2008, chính quyền thân Tây phương của Georgia chuyển quân đến khu vực South Ossetia trong tay thành phần ly khai do Nga điều khiển. Đó là dịp tốt cho Putin lưu ý rằng mặc dù Liên Xô đã tan rã, Georgia vẫn ở trong vòng ảnh hưởng của Nga. Putin điều động không lực và lục quân đông gấp đôi lực lượng của Georgia, cộng với hậu thuẩn của khối ly khai thân Nga tại chỗ. Nhưng lính Nga vẫn thường xuyên bị phục kích; hơn ¼ thiết giáp của Nga bị bắn hạ trước khi đến South Ossetia; số đến được thì bị tiêu diệt bởi vũ khí thô lậu đơn giản vì xe không được bọc sắt đầy đủ. Ngoài ra lực lượng Nga còn bị trục trặc kỹ thuật, như bom không nổ, liên lạc thông tin bị gián đoạn. Bi hài là có lần một tướng lãnh cao cấp phải mượn điện thoại vệ tinh của một ký giả để ra lệnh thuộc cấp hành quân thế nầy thế kia.

Nga thắng cuộc trong vòng năm ngày; dễ hiểu vì bất quân bình lực lượng. Nhưng bài học cho Putin là đáng lẽ Nga chiến thắng dễ dàng hơn và khỏi thiệt hại không cần thiết.

Sau kinh nghiệm nầy, Putin phải cải tổ quân đội. Khối tướng lãnh cồng kềnh bị cắt giảm, hai trăm sĩ quan đeo sao về vườn; nhiều vũ khí được canh tân, nhiều vũ khí mới được sản xuất, kể cả loại bom “thông minh” bắt chước bom của Mỹ dùng ở Trung Đông. Đời sống binh lính được cải thiện.

Năm 2011, chế độ Basar al-Assad bị tấn công từ hai phía, muslim ISIS và nhóm phản loạn chủ trương dân chủ. Putin đã giúp Assad ngồi yên trị vì Syrie, một liên minh hiếm hoi bên ngoài Liên Xô, bằng ngoại giao và bằng quân sự. Hành động quân sự giới hạn trong việc oanh tạc từ trên không đã ép hai kẻ thù phải khuất phục. Phi công Nga lần đầu tiên từ chiến tranh Afghanistan mới có những phi vụ lâu nhiều giờ.

Nhưng cuộc chiến mở đầu giấc mộng của Putin là sáp nhận bán đảo Crimea và xâm nhập miền Đông Ukraine. Tháng 02, 2014, tổng thống Ukraine là Viktor Yanukovych trốn thoát qua Nga để tránh hình phạt đã phá hủy kế hoạch gia nhập Liên Hiệp Âu Châu. Phe dân chủ thân Âu Châu đã được bầu lên cầm quyền thay thế. Trong lúc ấy Putin đã và đang cố sức giữ Ukraine trong quỹ đạo Nga. Ông lo ngại nếu Ukraine gia nhập Nato, thì hạm đội Hắc Hải của Nga, đóng tại Sevastopol, sẽ nằm trong sự kiểm soát của liên minh quân sự do HK cầm đầu. Do đó ông đã ra lệnh các lực lượng đặc biệt chiếm Crimea.

Chiến dịch chỉ mất dăm bảy… giờ là đạt thành quả, hầu như không tốn một viên đạn. Hai người lính Ukraine và một người Cossack chí nguyện bị thương. Không có người Nga nào trúng đạn.

Năm 1954, thủ tướng Nikita Khrushchev trao cho Ukraine quyền sở hữu Crimea nhân ngày kỷ niệm 300 năm giao hiệp giữa Nga và Ukraine. Đó chỉ là món quà tượng trưng vì chỉ có một thực thể chính trị là đảng CS Nga. Sau khi Liên Xô giải thể, Crimea vẫn là địa điểm du lịch nghỉ mát ưa thích của người Nga; nhiều dân địa phương tự nhận là người Nga.

Vì những lý do trên, việc Moscou tái nhập Crimea đã đem lại “nguồn vui ái quốc” để kết hợp hai phe ủng hộ và chống Putin. Đám nhà binh thì lên chân ca hát.

Putin từ đó dần dần tin tưởng vào huyền thoại “có vị trí trong lịch sử với sứ mệnh làm cho Nga vĩ đại như xưa”. [MAGA? Make America great again?].

Một tháng sau là chiến dịch xâm nhập miền Đông của Ukraine; kế hoạch nầy nguyên thủy không do Putin đề ra. Một người “quốc gia” Nga tên Igor Girkin châm ngòi lửa khi ông dẫn một toán dân hổn tạp gồm 52 chí nguyện quân và đánh thuê từ Crimea luồng lách vào vùng Donbas qua mặt lính biên phòng. Khi họ chiếm được vài quận hạt thì Putin gởi tiếp liệu và ủng hộ tinh thần. Tuy nhiên Putin không nhắm đến đất đai mà để làm áp lực chính trị, hăm dọa chính khách thân Âu Mỹ “hãy chấp nhận Ukraine nằm trong tinh hệ Nga”. Giới thân cận trong Điện Cẩm Linh đã nói riêng với tác giả Galeotti (khi ông đang làm nghiên cứu ở Nga) rằng trong vòng sáu tháng, quan quân ở Kyiv sẽ thức tĩnh mà bỏ ý nghĩ hướng về Tây Phương. Nhưng, vẫn theo tác giả, Putin coi thường tinh thần quốc gia Ukraine đang lớn mạnh trong dân chúng kể cả những người nói tiếng Nga trong suốt 25 năm từ ngày tuyên bố độc lập. Putin và nhân viên tình báo không thấy được rằng quân lực Ukraine, từ khi Nga quấy phá miền đông năm 2014, có thêm ngân sách tiêu dùng, tuyển mộ thêm và huấn luyện đúng mức; nay đủ sức hành quân ở Donbas.

Trong tình thế nầy, Putin phải lựa chọn rút lui hay leo thang chiến tranh. Ông chọn giải pháp thứ hai, dựa trên khẩu hiệu của ông và quần thần rằng: “dân quân thân Nga không được phép thất bại”. Trong mấy tháng về sau, Putin đã đưa 10 ngàn lính đến chiến trường Donbas. Ukraine phản công. Hai bên lâm vào thế bí vất vả, dùng chiến thuật hầm hố lấy từng tất đất, bắn sẻ và pháo kích. Từ 2014 đến 2021, có 14 ngàn thương vong gồm 500 người Nga.

Từ đó Putin quyết định gỡ thế bí bằng cuộc xâm chiếm trên nhiều gọng kềm, dựa vào ba lý do. Thứ nhất, ông nghĩ rằng chiến thắng chớp nhoáng ở Crimea, không phải là phép lạ mà là kết quả của việc cải cách quân đội, việc bình thường, tất yếu. Thứ hai, chiếm bán đảo nầy là bằng cớ sức mạnh của chủ trương tái lập Nga thành một đế quốc hùng mạnh. Thứ ba, Nga có thể qua mặt Nato; tổ chức nầy trở nên luộm thuộm không dám làm gì khi Nga sáp nhập Crimea năm 2004, loẹt quẹt cấm vận lấy lệ; nay họ cũng sẽ không làm gì hơn nếu Nga đưa quân vào Ukraine.

Putin không thể phân biệt một cuộc tấn công phối hợp thiết giáp, bộ binh và không lực khác với một đòn đơn thuần đánh vào một bán đảo có đa số dân chúng mong chờ sáp nhập vào Nga. Ông không ngờ phản ứng của Nato; Nato đoàn kết hơn và viện trợ nhiều hơn.

Nhưng một trong những giới hạn chính của Putin là ông biết rất ít về quân sự. Ông không bao giờ ở trong quân đội, trốn lính bằng cách gia nhập KGB. Trong cơ quan mật vụ nầy, ông làm trong chi vụ chính trị, không giao tiếp với giới nhà binh. Trong điện Cẩm Linh ông đã dựng lên một cơ cấu quyền lực cai trị của một người như Nga hoàng xưa, hành động theo lời cố vấn của các đồng nghiệp mật vụ say sưa cuồng nhiệt với hào quang của một nước Nga hùng mạnh và căm thù Tây Phương. Putin quyết định theo bản năng hay theo sự thúc dục của các phụ tá thân cận chuyên về ý thức hệ, chứ không phải kinh nghiệm và kiến thức chiến tranh.

Galeotti tin rằng các tướng lãnh có kinh nghiệm đã không đồng ý đánh vào Ukraine trước khi chuẩn bị đầy đủ như huấn luyện tân binh, toàn thiện thiết giáp hiện có, và củng cố đường tiếp vận. Nhưng Putin ở trong tháp ngà từ khi có đại dịch corona Tàu, tin tưởng lý tất thắng của Pierre Đại Đế Thế Kỷ 21, đoan chắc dân chúng Ukraine ùa ra đường mừng giải phóng quân Nga. Trong các xe tăng Ukraine bắt giữ có sẵn những y phục đại lễ diễn hành chiến thắng.

Các sĩ quan cao cấp mà tác giả đã giao tiếp trước khi súng nổ đều có thái độ sùng kính Putin, xem ông như nhà lãnh đạo vĩ đại sẽ cứu Nga ra khỏi sự lãng quên của thế giới.

Đầu năm 2022, Putin đã có một chiến thắng ngoài lãnh vực quân sự. Người ta đã kiên nể Nga và Nga đã tái lập uy tín trong vùng Hắc Hải.

Quân lính tập trung ở biên giới đã xua đuổi các nhà đầu tư kinh tế khỏi Ukraine. Ông cho tiếp tục phong tỏa các hải cảng Mariupol và Berdyansk làm đình trệ ngoại thương của Ukraine, quan trọng như xuất cảng lúa mì. Các nhà ngoại giao trên thế giới đổ dồn về Moscou tìm mọi cách thương thuyết với chính quyền Nga để giảm cường độ xung đột. Tây phương sẵn sàng nhượng bộ để Nga yên lòng về an ninh như minh xác chính sách của Nato. Moscou trở lại vị trí cũ, trung tâm thương thảo ngoại giao thế giới.

Nhưng Putin không biết khai thác và phá vỡ lợi thế ấy, vất bỏ chiến công không đổ máu ấy bằng một hành động quá với là tấn công Ukraine trên một quy mô rộng lớn ngày 24 Feb 2022.

Tác giả hoàn tất tác phẩm đầu tháng sáu 2022, ba tháng sau khi Nga nổ súng. Ông cho rằng Putin không thể giữ Donbas chứ đừng nói việc gì lớn hơn. Nhưng ông khuyến cáo không nên gạt bỏ Nga ra khỏi mọi nhận định, hay thiết lập chính sách. Theo ông, cuộc chiến nầy cho thấy Russia của Putin không phải là một đại cường quốc, tuy tuyên truyền tối đa. Mặt khác đừng quên rằng Putin tiếp tục nắm quyền. Không có một điều khoản nào trong hiến pháp cho phép hất chân Putin.

Putin chỉ ra đi vì đảo chính quân sự. Vẫn khó tiên liệu.

Tuy nhiên nếu có đảo chánh, nào ai biết kế nhiệm Putin sẽ lành hơn hay dữ hơn. Hiện nay vẫn có chủ trương cho rằng Putin làm chưa đủ “đô” để tái lập vinh quang của đế quốc Nga.

Galeotti chấm dứt tác phẩm với lời bình luận rất mô phạm: Giá như bằng lòng xây dựng một quốc gia hùng mạnh bên trong biên giới, thay vì theo đuổi mộng ảo đế quốc, Putin đã sẽ được nhớ đời như một kẻ dựng nước thành công. Nhưng Putin không làm thế để rồi nhiều năm nữa hay nhiều thập kỷ nữa, Nga sẽ phải tốn sức, tốn công, tốn của chữa trị vết thương chiến tranh do cái vung tay quá mức của Putin mà ra.-

==================================================

Sông Hương Huế

=========================

Thursday, January 26, 2023

Nam ai, Nam bình, Gia Long, Phú Xuân ...

 





Nam ai, Nam bình, Nietzsche, Bain de soleil, Gia Long, Phú Xuân, v.v…

Tôn Thất Tuệ

Còn nhớ chừng 1953, 1954, Huế rộ phong trào đi biển Thuận An mùa hè. Xe đạp từng đoàn qua Đập Đá xuống Chợ Mai, Chợ Nọ v.v… đi đò qua phá rồi mới tới bãi biển, cắm trại dựng lều. Tuy chưa thành thời thượng, các nàng (bây giờ trên dưới 80) bắt đầu khoe cặp giò với áo tắm bain de soleil. Một lần tôi qua đò đã tối, trăng đã lên. Bến khá vắng, mà người đi phần nhiều là dân trong vùng. Một vị trung niên áo bà ba thay cô lái mà đưa người sang bến. Ông hò từ đầu chí cuối. Tôi nhớ được câu ni:

Thiên sanh nhơn hà nhơn vô lộc

Địa sanh thảo hà thảo vô căn

Một mình em đứng giữa lọng thuyền dưới nước trên trăng

Biết ai vô đây mà trao duyên gởi nợ cho bằng thá gian?!

Tôi chưa đọc chưa nghe lần thứ hai. Nhưng tôi thích lắm. Nay tìm gặp trong bài diễn thuyết ở Saigon 1933 của Thái Nam Vân. Trước khi đọc bài nầy, tôi thương yêu câu hò đúng như tinh thần của Pierre Loti: Aime ce que jamais tu ne verras deux fois, hãy yêu thương những gì bạn không thể thấy hai lần.

Thái Vân Nam cho rằng những câu ca dao bắt đầu với những dòng chữ Hán chỉ có ở Huế.

Hai câu chữ Hán không hẵn được mượn chỉ để gieo vần; mà làm nền cho một nhân sinh quan không cao mà siêu. Muốn nói siêu trong tinh thần “thiện thệ” của Phật Giáo, không cao nhưng thấm thấu, như đạn xuyên táo, như mưa nguồn cây lớn cây nhỏ đều hút nước no đủ. Nhân sinh quan nầy là: em đứng giữa trăng và nước giữa trời và đất. Em cùng trời và đất trong thế chân vạc, vững như kiềng.

Âm vọng (écho) và tâm ý vọng (vocation) đều rộng lớn vì em còn nghĩ đến mọi người là thá gian (thế gian). Nhưng trong thá gian ấy, em chỉ sẽ trao duyên gởi nợ cho một người, chưa biết là ai (still available!) mà không mâu thuẩn với ai cả, không đấu tranh giai cấp, không kèn cựa ý thức hệ. Nhưng em ngầm hiểu, người ấy miễn là người, không phải là ác quỷ mặt người, không phải là thiên thần quái dị.

Đồng thời em ở trong lọng thuyền (bọng thuyền?), trong một khung cảnh thực tế như một ngôi nhà, như một xóm làng. Trong triết học Muslim xưa, tượng trưng cho một không gian rộng rãi có biên vực là một thiếu nữ chống nạnh (akimbo) như hai gạch chéo nhỏ là một điểm trên mặt phẳng hình học, xác định môt vị trí.

Phần phụ câu ca dao nầy giúp tôi khá nhiều, làm tôi không bận bịu cần được người khác nhớ ơn. Nào có ơn gì đòi người ta nhớ. Những điều thế gian cho là việc lớn cho là giúp đỡ, như nhớ ơn lãnh tụ anh minh, đều là vô sở trụ. Nếu tôi biếu người khác 10 đồng, ấy là lộc của người ấy, là ân sủng thiên hựu, hay chính là thiện nghiệp quả của người ấy, còn tôi chỉ là người đưa thơ. Hà nhơn vô lộc là nghĩa nó như vậy. Hà thảo vô căn? Gốc rễ của tôi từ vĩnh cửu, như cây bầu nhà tôi có rễ tận Thanh Hóa.

Tôi nói quá nhiều vì mừng tri ngộ lời hay như tha hương ngộ cố nhân, sau 70 năm. Thật ra ý chính khi viết bài nầy là để giới thiệu bài diễn thuyết của Thái Nam Vân, 1933 sáu năm trước khi tôi chào đời.

Tài liệu song ngữ nầy là kết quả thuyết trình Huế & ses Chansons tại trụ sở Hiệp Hội Giáo Chức Nam Kỳ (Société d’Enseignement Mutuel de Cochinchine) và được diễn giả dịch qua Việt Văn (Huế và Ca Dao Huế) để in thành sách mỏng (brochure) với 20 trang.

Thật khó lòng mà đoán mục đích tối hậu của bài diễn thuyết. Với những vị nhạy bén chính trị (au sens politique), Thái Nam Vân đưa ra một lời kêu gọi cho chủ trương quốc gia (nationaliste), khéo léo và bất ngờ tiếp theo sự mô tả lịch sử xứ Huế theo dòng lịch sử chung của Đàng Trong, tiếp theo sự trình bày chuyên nghiệp về âm nhạc xứ Huế. Nam ai là gì? Nam bình là gì? Đâu là mái đẩy, tứ đại cảnh, lưu thủy, hành vân….

Thái Nam Vân chú ý đặc biệt nam ai, như tiếng kêu bi ai, sầu thảm, phẩn nộ của một giống nòi đã chết (đừng hiểu là dân tộc Chàm) nhưng giống nòi nầy không muốn chết nữa. Vế thứ hai “không chết nữa” nằm trong nam bình (nam bẳng). Thái Nam Vân không cho nam bình tính chất hùng tráng như âm nhạc tây phương, ông cho nam bình là thái độ quân tử (chữ của tôi), hùng tráng ở nội lực hơn là diễn võ dương oai. Nam bình là một nhận chân sự thể đau buồn để rồi không buồn nữa mà hành động để không chết nữa. Thái Nam Vân cho rằng thái độ tích cực ấy tương ứng với “tinh thần Nietzsche”; tinh thần nầy rất quan trọng mà thanh niên sẽ chấp nhận để xây dụng một nước Việt mới.

Bài diễn thuyết chấm dứt với đoạn nầy:  Ce peuple se meurt, c’est un fait, et vous l’avez constaté dans le caractère de sa musique et de ses chansons. Ce peuple ne veut pas mourir, c’est un autre et vous pouvez l’observer autour de vous. Mais pour revivre d'une vie nouvellle, il a besoin de faire sien cet esprit nietzschéen … Cet esprit, j’espère bien que la jeunesse annamite présente l’aura, pas trop, mais suffisamment, pour bâtir l’Annam Nouveau.

[Dân tộc nầy đang chết đây, sự đó quý vị đã thấy trong điệu nhạc, tiếng ca dao. Dân tộc nầy chưa muốn tiêu diệt, sự đó quý vị cứ trông ngay vào chung quanh mình thì biết. Nhưng mà muốn sống lại cái đời mới, thì tôi tưởng phải có cái tư cách nietzschéen. Cái tư cách nầy, tôi rất mong là thanh niên ngày nay đều có, không nhiều lắm mà vừa vừa thôi, để đào tạo lên cái Tân Việt Nam vậy.]

Đoạn nầy cho phép nói Thái Nam Vân nêu lên một lời kêu gọi thuộc chủ nghĩa quốc gia. Thật vậy, buổi diễn thuyết xấy ra trong thời gian không riêng VN mà cả ĐNÁ đang đặt vấn đề quốc gia, dân tộc và chủ quyền.

Người Huế mang tên Thái Nam Vân nói chuyện ở Nam Kỳ, ông không bị chia lìa theo tổ chức hành chánh thuộc địa trung nam bắc, vì đặt vấn đề dân tộc. Tuy đề tài là âm nhạc Huế, diễn giả nói rằng những thâm thúy tinh anh, những ước nguyện có chút khác biệt rất nhỏ về hình thức, là những đặc tính chung của dân tộc, của Trung Nam Bắc.

*** Hai mươi trang sách không nhiều lắm. Thái Nam Vân nhấn mạnh tính chất hữu tình êm dịu mà thiên nhiên đã cho đất Phú Xuân mà ông dịch là “Riche Printemps”. Ông đã trích dẫn rất nhiều sách sử, cho biết Huế xưa đã có một lịch sử đặc biệt, là một đế đô như chúa Nguyễn Phúc Khoát đã định danh cho nơi Đàng Trong làm thủ đô. Quân đội hùng mạnh, có thủy quân, bộ binh, tượng binh, có cung phi mỹ nữ, có văn quan, có võ quan.

Lịch sử xứ này đánh dấu bởi việc Nguyễn Hoàng cho lập tháp Linh Mụ, và kinh đô hình tượng từ khi Sãi Vương thiên đô từ Ái Tử Quảng Trị vào đây. Nhưng những kiến trúc đền đài ấy đều bị phá hủy khi Tây Sơn chiếm.

Đọc đến đấy, chúng ta có thể suy nghĩ thêm. Những cung điện đền đài ấy tốn kém công quỹ và tiền bạc của dân chúng. Trong Nam dẫu nhiều tài nguyên hơn vẫn chưa phát triển. Chúa Nguyễn Phúc Khoát xuất thân là một người khiêm nhường đã không chịu theo đề nghị xưng hoàng đế mà chỉ giữ tước vương như một chư hầu của nhà Lê.

Nhưng chúa đã để cho người bà con là Trương Phúc Loan lộng hành, đưa chúa vào đường ăn chơi bỏ bê chính sự. Trương Phúc Loan không cho con chúa là Nguyễn Phúc Luân, nối ngôi; Nguyễn Phúc Luân chính cha của Nguyễn Ánh. Nhờ thế yếu ấy mà anh em Tây Sơn đã chiếm toàn cõi. Chúa Nguyễn không những mất kinh đô Phú Xuân mà còn mất cả Gia Định Thành, hậu cứ kinh tế xã hội quan trọng nhất.

Ở một điểm khác, Thái Nam Vân giúp chúng ta thấy nhiều sự kiện giải thích vì sao Gia Long có thêm lý do chọn Phú Xuân làm kinh đô. Tổng quát,  Phú Xuân là nơi Nguyễn Hoàng đã muốn làm đất cắm dùi để “vạn đại dung thân” phía nam Đèo Ngang (Hoành Sơn). Nhiều lần di đô, xa như từ Ái Tử, gần như Khuông Phò (Sịa) hay cả Kim Long.

Nguyễn Ánh lên ngôi 1802. Đến năm 1818, một thuyền trưởng người Anh tên Rey được yết kiến. Trong hồi ký, Rey kể lại lúc ấy Huế vẫn còn là một vùng điêu tàn. (La ville capitale n’est qu’un amas de ruines). Thật vậy, chiến tranh, hận thù đã phá hết; Nguyễn Huệ không cần phải tái thiết vì Nguyễn Huệ đã có ý định lập kinh đô ở Nghệ An.

Gia Long đã vận dụng óc sáng tạo để xây kinh thành ăn nhịp với nét hài hòa của thiên nhiên; phát triển các vùng phụ cận. Khuôn mặt kinh đô do Gia Long tạo ra. Trong cuốn Souvernir de Huế, Michel Đức Chaigneau tả đủ kinh thành và sinh hoạt của triều đình cho phép nói rằng Huế đô vẫn như xưa. Huế mà de Courcy thấy khi đến năm 1885 không khác Huế Gia Long để lại.

Nhưng tên Gia Long đã xóa khỏi tên đường Huế, Ngả Giữa Gia Long đã thành Phan Bội Châu năm 1954 khi bắt đầu chế độ Ngô Đình Diệm.

Sau khi nhắc đến sầu cố quốc, quyền cai trị vào tay người Âu, Thái Nam Vân không ngần ngại khen óc thẩm Mỹ của người Pháp. Chính quyền mới tôn trọng những kiến trúc cũ, và sự đô thị hóa Hữu Ngạn cũng hòa đồng với thiên nhiên. Nhờ đó Huế không mất nét hữu tình, như lâng lâng sống trong hoài niệm, thở những hơi thở của nền văn minh xưa, vang bóng đế quốc Đại Nam.

Người Huế đã hình tượng những nét Huế qua hòn non bộ, có sông có núi, có cây, có thú rừng, có những tịch cốc ở sườn đồi, có tiều phu, có ngư ông.

Những thứ ấy, những tiếng nhạc, những tâm tình …các thân hữu sẽ rõ hơn khi đọc đấy đủ brochure ngắn nầy. Nhưng xin lưu ý Thái Nam Vân nói về những ngày xa xưa chưa có những đổi thay văn hóa xã hội đầy xáo trộn.

Nếu, e không phải nếu mà có thật, những nhẹ êm, hữu tình, thi vị nơi ngòi bút của Thái Nam Vân không còn nữa, thì Huế xưa là một niềm thương yêu thâm sâu, câm nín tưởng như lãng quên, trong công thức của Pierre Loti: Huế yêu thương những gì không thể thấy hai lần (Aime ce que jamais tu ne verras deux fois). Làm chi có lần thứ hai mà chộ.

Huế & ses chansons - Huế và ca dao Huế

======================================================================================





Tuesday, January 24, 2023

yêu thương những gì không thấy hai lần

 




 Quý Mão * 2023  

Yêu thương những gì không thấy hai lần

Aime ce que jamais tu ne verras deux fois

Tôn Thất Tuệ


Pierre Loti: Hãy yêu những gì bạn không thể thấy hai lần.

Lời khuyên nầy khác với ý của Hiraclite, không ai tắm hai lần trên một dòng sông. Rồi lại đúng vì nói về dòng sông thời gian. Hóa ra mình phải yêu quá nhiều. Làm sao có lần thứ hai buổi từ giả ở sân trường hay sân ga? Không bao giờ thấy lại những lần ngu ngơ ngú ngớ hỏi nhau cấy ni cấy tê.

Rộng hơn nữa sẽ không thể thấy lại lần thứ hai cảnh sống tương đối thanh bình sung mãn đã sống, không bị quấy rầy đến nội tâm, làm sao có lần thứ hai một đường nếp nhân bản hài hòa mà chờ mong nghiệt ngã e có ngày thành đá như thiếu phụ chờ chồng.

Mẹ trông con lên non ngồi cầu Ái Tử / Gái trông chồng lên núi ôm tượng đá Vọng Phu.

Tất cả, tất cả quá khứ đã thành một mối tình xa xưa chỉ còn thương nhớ không nguôi, từ chính trị, văn hóa, xã hội đến muối ớt, mắm nêm và cho đến tình đời ngọt ngào, chua xót. Không thể thấy lần thứ hai. No way! Bất đạt! Ba mỏi nháng (Pas de moyen).

*** Hôm qua, mồng một Tết, tiếp tục đọc cho xong cuốn sách ngắn của Phạm Quỳnh, chúng tôi gặp câu trích ở chương Pierre Loti. Mà Tết ai cũng biết là thời gian của nhớ thương, của xoa dịu và của ước mong. Đó là nói về giai đoạn Tết chưa bị thương mãi hóa cực độ như ngày nay.

Rứa thì câu văn kia là tiếng nói của những khối lòng không chụp được tà áo để nàng qua sông, hay mất hút trong rừng thông, trong rừng đào; khối lòng không thực hiện tối thiểu lý tưởng mà bị khựng lại sau cánh cửa hẹp của nhà tù, chưa chết là may.

Và, đó cũng là cái Tết của tôi với những thứ không thể thấy lần thứ hai. Nay chỉ có hai con khỉ già chia nhau lát cá thu phích cà chua, có đám tàn nhang màu xám điểm mặt, tàn nhang cây hương thắp cúng trước khi ăn phần cơm ôn mệ đã chứng. Tàn nhang xám như áo tràng xám mệ ngoại khoác vào, thắp hương khấn vái giữa trời tám hướng mười phương.

Cảm ơn nhà tôi, hơn nửa thế kỷ giúp tôi vượt khỏi các trừu tượng của ý thức hệ nọ kia để sống thực cùng núi rừng, thú hoang và cây cỏ, vẫn nhớ đến những thứ mơ thấy lần thứ hai.-





Trừu Tượng

Tôn Thất Tuệ

(của Bửu Châu)

Bỗng nhiên tôi muốn viết, vẽ một chút gì trừu tượng;

một luồng tư tưởng xanh lục chạy qua một buổi chiều xanh lục,

một nguồn ý lực vàng rực tụ thành một hào quang

quanh đầu con dê rừng vừa bị bắn chết, diệt nguồn lương thực

của dân du mục bám sát sa mạc như cây xương rồng trên cát.

Chưa đủ trừu tượng gạt đời bằng một vệt đen rất lớn

với “xú tít” rõ ràng minh bạch “hai võ sĩ da đen đấu sức trong đêm ba mươi”

hay “hai cột nhà cháy đang chui qua đường hầm xe lửa dưới đèo Hải Vân".

Đặt hai bàn tay trên hai vai nàng như đặt trên hai trang sách mở ra,

chiếc áo nhung mướt, trơn tru không có chỗ lồi lõm như những trang sách Braille (để đọc mù bằng những ngón tay).

Trừu tượng là ở chỗ đó nhưng phải đọc, biết làm sao bây giờ.

Đôi ba chương đầu có một luồng tư tưởng màu xanh biển trên một biển lớn màu xanh biển,

có những thủy thủ đưa tay vờn những con hải âu lõi đời;

có những đống vỏ chai thật dày, sẵn sàng làm bì thư cho hy vọng, tuyệt vọng, hên xui may rủi.

Màu xanh biển mang tính chất vô định của những phong thư tròn quay như đòn chả.

Nàng mượn của tôi màu xanh lục chạy qua những buổi chiều xanh lục,

chạy qua những cánh rừng màu xanh lục.

Nàng mượn là cố gieo một chút nợ tình,

chứ màu xanh lục của nàng còn thắm hơn màu xanh lục của tôi.

Ấy là lúc nàng yêu tôi; màu xanh lục đậm thêm, đậm thêm.

Cuốn sách dày, coi bộ nằm trong không gian nhiều chiều; không biết có ai làm thầy dạy cho thế nào là không gian và thời gian xà nẹo, xà nẹo như cái bánh thèo lèo cúng đưa ông Táo về trời. Nếu không, tôi sẽ tự làm thầy mà nói cuốn sách rất trừu tượng.

Tôi ham hố nhảy qua chỗ khác. Đúng rồi, tâm chúng sinh nhảy như khỉ như vượn; cứ tưởng chỗ mới nhiều trừu tượng. Đúng vậy, chỗ đó là một bức tranh. Trúng tủ! Cướp của, giết người, phách tấu.

Ben (Walter Benjamin)* quen thích nhiều thứ sử quan; đầu tiên là sử quan Do Thái với Adams, Eva, Abraham. Rồi đến sử quan duy vật; Ben cũng như một sinh viên sĩ quan Thủ Đức; nắng nóng và cây Garand nặng nên “đường trường xa, con chó hóa ra con mèo”, lao động đã đẻ ra tư tưởng, duy cái nầy duy cái kia.

Hình như Ben không muốn dùng hai chữ “sử quan” thần thánh cho chủ trương Aryan siêu việt. Thứ sử quan thực tế nầy với việc giết kẻ tàn tật, yếu đuối và cả giống Do Thái làm Ben lạnh cóng; muốn trở về vương quốc của vua David; không như tổ tiên xưa bị La Mã cấm, Ben được phép về cố quận nhưng Đức đã chiếm Pháp, đóng cửa biên giới. Tự tử. 

Lè kè cái vốn lịch sử, Ben cho kẻ khác cũng thuộc về lịch sử. Ben gọi nhân vật thiên thần trong tranh Paul Klee là thiên thần của lịch sử; đôi cánh bị bão trời đánh dang ra, không khép trở lại được; thiên thần không làm gì được tuy muốn đánh thức kẻ đã chết, chắp vá những rách nát. Cơn bão đẩy thiên thần về tương lai. Đó là cơn bão của sự tiến bộ.

Nhưng chính cơn bão đánh tôi đi lạc, ra xa cái vùng màu xanh lục trong một buổi chiều xanh lục. Tôi đã chôn xác Ben trong một buổi chiều đậm đặc như acide sulfurique đậm đặc.

Tôi thấy con dê sống lại nhưng không có hào quang vàng rực. E chừng không phải là con dê cũ mà là một hậu thân; những cây xương rồng ít tươi thắm, biết đâu vì cơn bão tiến bộ của Klee, của Ben?!

Tôi trở về hai trang sách “vai” trên đôi vai, đọc tiếp thiên thư trường hải, chữ của trời trên biển dài có màu xanh lục trong những chiều xanh lục. Tôi nhớ thương Ben trong buổi chiều đậm đặc, Ben cố mang theo một cánh gãy của thiên thần mà Klee đã chia cho. Tất cả đều hiện thực, không có gì trừu tượng.

Tôi trở về hai trang sách “vai” trên đôi vai với chiếc áo nhung mịn của nàng. May quá, không ai dạy cho cái bài xà nẹo không gian và thời gian, cái continuum temps-espace. Nhờ không biết cái đó mà biết rằng thiên thư trường hải trên vai nàng là chân nguyên, là cái uyên nguyên huyền diệu.

Và thực tế hơn gần gũi hơn, những gì nàng dành cho tôi – những hình thái biểu lộ uyên nguyên ấy – đều không có gì trừu tượng. Tôi đã sai lầm khi dành buổi chiều quý giá để tìm những cái trừu tượng.-

 Một chiều đầu thu 2014, chưa có màu sắc                                                    

Walter Benjamin là một nhà văn học Đức gốc Do Thái. Ngoài văn chương gốc nơi sinh, ông viết rất nhiều về văn học Pháp. Sau khi bị Đức thâu quyền công dân, WB chạy qua Pháp và cũng bị bắt lui bắt tới. Một ngày trước khi Đức vào Paris (13.6.1940) WB cùng em gái chạy trốn thoát qua ngả Tây Ban Nha nhưng biên giới đã đóng cửa. Tin chắc sẽ bị giải giao cho Đức để chết, WB tự tử bằng thuốc ngủ. Bi đát, ngay hôm sau đoàn người được phép qua biên giới đến Mỹ. Ông đã làm chủ một thời gian bức tranh Angelus Novus của Paul Klee. Về tác phẩm nầy ông viết chung trong một tuyển tập triết học vào những ngày cuối của cuộc đời.

 


Thursday, January 19, 2023

tình đẹp ngày xuân

Tahiti, tranh Gauguin

Tình Đẹp Ngày Xuân

Tôn Tht Tu

Ngày xuân về trên cánh đồng xanh rờn, tiếng đàn chim non đón chào mừng xuân reo ca vang khi xuân vừa sang, ngày xuân đem thắm tươi và đem tình đời an vui ....đây tình đẹp ngày xuân không hề mờ phai.

Có người nói anh Tiết (thầy Tôn Thất Tiết) điều khiển ban hợp ca Quốc Học trình bày những lời ca trên. Theo tôi, anh Tiết là tác giả, người điều khiển là Hồng Dũ Trân, người giới thiệu từ micro hậu trường là thầy Lê Hữu Mục, thầy nói đây là nhạc cổ điển tây phương, hát nhiều bè như soprano, tenor v.v...

Tôi không nhớ thầy Mục đã nói gì thêm mà có nói gì thêm thì tai trâu của tui cũng không nhúc nhích. Nhưng âm vọng của giai điệu còn mãi trong tôi với những lời trên, chỉ nhớ chừng ấy làm vốn nạp vào thuyền thơ thêm nặng không bỏ được mà qua bờ giác ngộ bát nhã ba la mật đa.

Buổi trình diễn trên cuối năm 1957? tôi nhớ trước đó một hay hai năm cũng dịp cuối năm, anh Tiết độc tấu vĩ cầm, không có dương cầm hay ghi ta phụ họa.

Nhưng khúc nhạc trên, tôi không đủ sức mà nói anh Tiết đặt lời cho nhạc Beethoven, hay một biến khúc từ Symphonie số 9 hay một sáng tác tự khởi. Les grands esprits se rencontrent. Tư tưởng cao siêu thường găp nhau. Hơi nhạc đã vào người làm hơi thở như Cao Bá Quát là hiện thân của Lý Bạch mà ca 'quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai bôn lưu đáo hải bất phục hồi' (bạn nào biết nước sông Hoàng Hà từ lưng trời tuông xuống biển không vời trở lại).


Tôi vẫn giữ mãi hình ảnh của thầy Tiết vào một mùa rất lạnh gặp thầy trong nhà rường gỗ mít vàng ở Vy Dạ. Tôi còn nhớ Anglais Vivant, sixième blue thầy bảo qua Tinh Hoa mà mua.

Tôi vẫn theo chân của thầy Tôn Thất Tiết, giữ mãi tình đẹp ngày xuân, không cho nó mờ phai, chia chung người người trên cái bong bóng dễ vỡ, mong manh là quả đất.

Cảm ơn thân hữu khắp nơi gởi cho những lời cầu chúc tốt đẹp nhất.

Xin chúc chư tôn, không thừa không thiếu thắm tươi ngày xuân, không thừa không thiếu tình đẹp ngày xuân trong vũ khúc ngàn sao, trong thái luân trường cửu.-

=====================================================

Beethoven 9th Symphony - Ode to Joy

=================================

Tuesday, January 17, 2023

triệu mùa xuân

 

                   
                        tranh Henry Matisse

triệu mùa xuân 

Tôn Thất Tuệ

Xuân  b lau xuân tháng sáu

xuân  b lau mưa không ướt nhánh

đâm cành mng dù mưa không ướt đt

ý xuân nng tháng h khô khan

cho thu mượn tình xuân

thu ca vnh sut ngày đông

gi cành khô không cho gió mang đi.

Ôi trong sáng, bình minh ướm nhy

khi mt người t b ra đi

xin giao li ngai vàng đin ngc

gc b đ khi tho thơ xuân

chiếu ánh sáng vùng thâm sâu duyên nghip

nhn chân mình qua khi m chiêm bao

lên tiếng gi tình yêu vũ tr

có con người, trùng dế, cp béo. 

Kìa git máu rơi t thp t

du đinh sâu gieo ging tình thương

dy con người đem thân bón xi

đóa hoa xuân trên si đá bc hơi

và gánh chu hàm oan thế k.

Trong trm lng nhiu mùa xuân thm đng

như m tôi khâu áo mi chiu

mt trông ngóng đàn con đi hc

trên đường làng có nhng bi c thơm thơm.

Và người v lưng gy quy nng

sn khoai khô qua khu rng khc lit

bón thân tôi trong tù đày ác nghit

cho tôi thy mt mùa xuân tr li

đ còn cười và gi ly tin yêu.

Xuân cũng n xuân hin cùng Matisse

nhng mnh tri rc r ý thơ bay

nhng màu tươi mang máu hn nhiên

được m cho lúc bước vào đi.

Ri xuân n khi lòng ta thương mến

viên đá hin đánh du qung đường xa

và thương mến người kia có ming

cũng biết cười như người đp ta yêu.

Ta yêu em gió xuân ta đang th

bến sao thưa chuyn lòng khung tri hp

Triu mùa xuân ngp hn ta đang sng

mch máu đy ta có c triu mùa xuân.-

* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *

Mộng đêm xuân . Tuấn Khanh . Sĩ Phú