add this

Sunday, June 2, 2024

Bắc râu ôn nớ đặt cằm mệ ni
Tôn Thất Tuệ
Chúng tôi không ngại trí đoản, can đảm viết mấy dòng vì bài là của cô Đinh Thị Quý Hương, chỗ quen biết sơ giao đã hơn 60 năm qua. Có nghĩa là viết sai thì cô nói giúp, không hạch xách chửi bới như các facebookers. 
Cô nói Boudha thực hành hạnh đầu đà mà giác ngộ. Tức là hạnh đầu đà đã có trước khi Phật Thích Ca ra đời, không phải là sáng kiến riêng của PG mà của chung nền văn hóa Ấn Hà. Nhưng PTC không giác ngộ bằng con đường đầu đà ấy. 
Sau khi bỏ ngai vàng, Ngài theo con đường khổ hạnh. Nhưng cách khổ hạnh của thái tử Tất Đạt Đa còn khổ hạnh hơn cả 13 pháp nói trong bài. Ngài khổ hạnh, thân thể gầy đét không mát da mát thịt như Thích Minh Tuệ. Ngồi ở gốc bồ đề, Ngài gần chết và sống lại nhờ bát sữa của cô bé chăn dê Chan Đa. Chính nhờ cơ duyên nầy Ngài thấy thân và tâm bất nhị và thấy trung đạo là tri kiến của chư Phật. Nói theo kiểu bây giờ, không hoàn toàn vật chất hay hoàn toàn tinh thần. Ngài giác ngộ rằng Phật tính là thường tồn và bẩm sinh, luật nhân quả, lý duyên khởi, quảng diễn thành tứ diệu đế, bát chánh đạo, thập nhị nhân duyên v.v… Khi Ngài không còn theo khổ hạnh tối đa nữa, những người cùng tu học đều bỏ Ngài; nhưng khi thành đạo Ngài đi tìm những bạn cũ chia sẻ kinh nghiệm tâm linh. 
Nhiều học giả đã dùng sự hiểu biết về đầu đà mà đồng hóa Thích Minh Tuệ với Thích Ca là điều sai lầm. Phật theo trung đạo cho nên Ngài vẫn còn giữ một vài điều trong 13 hạnh đầu đà: mặc áo bá vá, khất thực và ngọ thực. Vì theo trung đạo, kinh Niết Bàn đã dành hai chương rất dài nói về cái không thành quả bằng những phương cách lập dị như đi một chân, treo một cánh tay lên mái nhà hay cành cây. 
Chúng tôi xin kể những điều Phật không làm trong 13 hạnh nầy. 
1. Nghĩa địa tọa và độc cư. Phật sống trong những tu viện gọi là Tăng Già, ở những nơi rộng rãi xây cất làm chỗ dạy, ví dụ Cấp Cô Độc Viên. 
2. Ngồi mà không nằm. Tượng Phật nằm có khắp nơi. Thế nằm của Đức Phật rất đặc biệt, ngày nay y khoa khuyến khích làm theo vì chận a xít trong bụng đưa lên cổ. Kinh Niết Bàn tả những năm cuối của Phật; Ngài thường nằm nghỉ và nằm khá lâu trước khi chết giữa hai cây Sa La. Nếu Phật không nằm giường thì ít ra Ngài cũng nằm trên chiếc chiếu cói hay bằng tre như vạc giưởng. Kinh Kim Cương nói sau khi dùng cơm, Ngài tự đi rửa bình bát, tự trải chiếu ngồi thuyết pháp. Trước khi có tượng Phật do ảnh hưởng của Hy Lạp, người dân thờ Phật bằng một trong hai hình ảnh: dấu chân Phật và chiếc chiếu cuốn tròn, viên tịch. 
3. Không giao tiếp. Phật giao tiếp với mọi hạng người như Ngài khổ công đến tận nhà các nhất xiển đề thuyết giảng để gieo căn lành; đã giải hòa các quốc vương. Ngài nói các vị Phật mười phương, hiện tướng lưỡi dài nói đến tam thiên đại thiên thế giới lời thành thật của Phật. Phật thuyết giảng từ những chuyện nhỏ như sống với cha mẹ cho đến hoa tạng, cảnh giới phi phi tưởng. Nếu Shakespeare đã tạo ra vô số chữ mới thì Ngài có lẽ tạo ra một rừng thuật ngữ PG mà văn minh Hy Lạp chưa biết tới. 
4. (không ghi trong bài) Một trong những hạnh đầu đà là không ở một nơi nào quá hai đêm, đến ngày thứ ba là phải đi. Mục đích tránh ở lâu gây cảm tình đối với người khác và làm cho người khác có cảm tình với mình. Trong lúc ấy Phật trong mùa mưa là mùa hè không cho phép ai ra khỏi tăng già, ở luôn ba tháng để tu học. Đó là tập tục kiết hạ. Việc vô hạ rất quan trọng. Khi nói đến một vị sư thì kèm theo 15 hạ, 30 hạ v.v... như 15 tuổi đảng. Vô hạ ở VN xưa từ 15 tháng tư đến 15 tháng bảy.

Nhiều người nói rằng Thích Minh Tuệ tu theo chánh pháp, là không đúng về nghĩa và sự. Chánh pháp không phải là pháp môn, thứ đến cách tu của thích MT không giống Phật Thích Ca. Nhiều lần Phật nói với An Nan giới luật sẽ thay đổi tùy hoàn cảnh. Hạnh ngọ thực được đề cập trong kinh Thiện Thệ, bên cạnh những giới luật khác như rượu. Phật nói Ngài không yêu cầu mọi người chỉ ăn một bữa, nhất là kẻ làm việc nặng. Ăn một bữa không phải là cứu cánh, tuy vậy người trong tăng già phải theo. Thứ nhất, chúng tăng không làm gì, ăn do kẻ khác nấu. Các thầy trước khi xuất gia đều đã học ở các trường phái khác cách thức nhịn đói dài ngày, nay ăn một bữa có chết ai đâu.
(đoạn dưới viết tiếp comment FB)
Một ông người Nam đệ tử của Đức Huỳnh Giáo Chủ nói rằng Thích Minh Tuệ không tắm như ngày xưa Phật Thích Ca không tắm. TMT là Phật chứ gì. Không tài liệu kinh điển nói Phật Thích Ca có tắm hay không. Nhiều xứ theo PG quanh Ấn Độ có tập tục tắm Phật. Vậy xưa Phật còn sống có tắm chăng. Nếu không tắm là Phật thì Mao Trạch Đông là ông Phật duy nhất trong hai thế kỷ nầy. Mao không bao giờ tắm. Mao bị lậu gian mai không uống thuốc, bác sĩ riêng phải nói dối là thuốc đau đầu như Aspirine Tylenol, tuy là trụ sinh. Nhiều video ghi lại lời TMT rằng ông dùng vải cũ làm y và xuống sông tắm và bài tiết ở các cây xăng.
Ở nơi nước mặn đồng chua, có câu 'tắm lửa ngủ nước'. Chỉ có cái mùng trùm đầu, còn toàn thân phải nằm dưới nước trong ghe để khỏi bị muỗi chích. Tắm lửa là không có nước; bèn đốt rơm nhảy qua nhảy về cho mồ hôi ướt người và lấy khăn lau.
Ông cư sĩ nói trên và một ông sư khác khen TMT có thể đi bộ trong nắng mà đi chân không, chỉ có Phật mới làm được.
Phật giáo cổ truyền chính thống thứ thiệt ở Tây Tạng cấm các thầy làm các phép lạ. Phép lạ thường hiểu là sức mạnh trên mức bình  thường supranatural power mà con người có thể luyện, như hơi gió chưởng lực có thể làm vỡ gạch, bể chai; các thầy có thể luyện nội lực ngồi trong tuyết vài giờ. Nhưng biểu diễn là sai với giới luật nhà Phật vì nó có thể gây mê hoặc cho kẻ khác và biến đổi nội tâm của người làm phép lạ.
Đó là sai lầm của Spalding đã ngụy tạo cuốn sách Hành Trình Về Phương Đông mà một học giả VN đã khai thác và được khen là Phật sống. Fakir có thể làm nhiều điều kinh khủng hơn việc TMT đi dưới nắng. Fakir biểu diễn kiếm tiền, như nằm trên bàn chông ...
Việc vượt qua vài khó khăn của TMT có thể giải thích bằng ý lực khi Phật thuyết về tâm lực. Trong sương mờ, một người thợ săn giương cung bắn con cọp để thoát chết nhưng thực ra là một tản đá. Có điều lạ là mũi tên bằng tre cắm vào đá một độ sâu như bình thường tên tre sâu vào thịt cọp. Ý lực mọi người đều có, chỉ hiển thị trong tình trạng khẩn cấp. 
Sự huyền thoại hóa rất nhịp nhàng từ những nhà học giả cho đến bình dân cùng báo chỉ của nhà nước, làm cho những người biết phân tích tình báo phải chờ xem. Giống như chuyện Phật Ngọc, phối hợp đủ mọi ngành, cái viện Phật học to nhất thế giới ở Úc do tiền Phật ngọc làm ra cũng chưa có trên họa đồ. Một vị tiến sĩ VN đã quả quyết Phật Ngọc là hình thể đức Phật làm xúc địa ấn. Ông nầy coi thường mọi người. Hai tay làm ấn thì làm sao ôm bình bát. Con nít cũng thấy. Xúc địa ấn (ấn tiếp xúc với đất) gồm bàn tay trái ngửa lên trời đặt trên vế trái. Tay phải, ngón cái chụm vòng với ngón nhẫn, thỏng xuống đất từ cườm tay trên vế phải. Ông tiến sĩ nói vậy vì muốn nói Phật ngọc là Phật thiệt, không bị chê là không có tượng ngồi ôm bình bát, chỉ có đứng.

Bài trên FB của Đinh Thị Quý Hương (May 29

CÓ THỂ NHIỀU NGƯỜI CHƯA BIẾT.
________________________________
"13 pháp tu khổ hạnh đầu đà" là những pháp tu khắc khổ mà ngài Buhhda đã thực hành đến độ giác ngộ:
1. Mặc y phấn tảo (Pamsukulikanga): Chỉ mặc y phục làm từ vải vụn nhặt được, không nhận y phục mới.
2. Chỉ ba y (Tecivarikanga): Chỉ sử dụng ba bộ y phục, không dùng thêm bất kỳ bộ y nào khác.
3. Khất thực (Pindapatikanga): Chỉ ăn những gì nhận được qua việc khất thực, không tự nấu ăn.
4. Nhất tọa thực (Sappadanikanga): Chỉ ăn một lần trong ngày, không ăn thêm vào các bữa khác.
5. Ngọa cụ (Aranyakanga): Chỉ ngủ trong rừng, không ngủ trong nhà hay nơi có mái che.
6. Thường tọa (Rukkhamulikanga): Chỉ ngủ dưới gốc cây, không ngủ trên giường hay nơi nào khác.
7. Nghĩa địa tọa (Abbhokasikanga): Chỉ ngủ ở nghĩa địa hoặc những nơi không người ở, không ngủ nơi đông người.
8. Chúng tụng tọa (Ajasarikanga): Chỉ ngủ ở nơi chúng tăng tụng kinh, không ngủ riêng lẻ.
9. Thường ngồi (Nesajjikanga): Chỉ ngồi, không nằm để ngủ hay nghỉ ngơi.
10. Nhàn cư (Yathasanthatikanga): Chỉ ở nơi yên tĩnh, xa lánh đám đông và ồn ào.
11. Độc cư (Pavivekkanga): Sống một mình, không giao tiếp với nhiều người, tập trung vào tu hành.
12. Không giao tiếp (Uttarakangal): Hạn chế nói chuyện, chỉ giao tiếp khi cần thiết, tránh nói chuyện không có ích.
13. Ngồi im lặng (Sussusikkanga): Ngồi yên lặng, không cử động nhiều, tập trung vào thiền định và suy ngẫm.
Những pháp này giúp người tu tập rèn luyện tinh thần kiên định, từ bỏ cám dỗ, các tiện nghi vật chất, đạt đến sự thanh tịnh tâm hồn và tinh khiết.
Nhìn vào 13 pháp tu này thì thấy đám đông đang quanh quẩn bên thầy Thích Minh Tuệ là đang làm phiền Thầy một cách quá đáng; Thầy đã đi cả 6 năm nay rồi chứ có phải mới đi đâu! Thật buồn!
Theo Đinh Thị Quý Hương

No comments:

Post a Comment