The Endangered Earth, Times 1988 man of the Year
SINH CẢNH HỌC và Ý THỨC MỚI
Écologie et spiritualité
Jean Giono JePense.org Nov 2022
Tôn Thất Tuệ giới thiệu
Dẫn nhập: Chừng 1953, nghèo như chúng tôi có cái sơ mi là quý lắm, năm lớp nhất phải đi mượn cái áo trắng làm đồng phục cắm trại ở Vườn Cam. Rứa mà lán chán cây viết nguyên tử trong túi chảy mực thì rồi chùa, nửa khóc nửa cười. Nguyên tử chẳng biết vì sao gọi thế tuy về sau biết là viết có viên bi (stylo à bille); đầu bi hở, mực có thể chảy phía bi hay phía ống chứa. Nguyên gốc của nó là ''ball pen'' được cải thiện ở Hung Gia Lợi đầu thế kỷ 20, nhiều nước làm theo. Người Pháp mua bản quyền và sản xuất hàng loạt viết nguyên tử năm 1949 bởi công ty của ông Marcel Bich; từ đó có viết Bic.
Bây giờ nghĩ lại ai đó người Việt đã có huệ giác dùng hai chữ nguyên tử. 1949 chưa có bom hạch nhân (nucléaire) tuy Nga đã chế được bombe atomique như Mỹ. Nguyên tử dựa vào ý niệm một khối lượng vật chất như than đá rất nhỏ có thể cung cấp một nguồn năng lượng to lớn. E= MC². Cây viết nguyên tử như cục than nhỏ đã khởi đầu một tiến trình làm điên đảo cả thế giới đến nay ngày một nguy thêm. Bic của Pháp mở đầu lối vất bỏ, không dùng lại, hết mực vất xác viết vào thùng rác.
Nhà tương lai học Alvin Toffler nói cây bút ấy bắt đầu cái gọi là "A Throw Away Society". Các bà nội trợ không phải lè kè cái chai đi mua lít dầu, không cần cái hủ đi mua sữa; khăn giấy chén giấy xài xong không phải rửa. Tình trạng nầy bắt đầu được nhấn ga ở Mỹ giữa thập niên 1950 và chưa đặt vấn đề chỗ đổ rác thành núi và là ổ chuột bọ, những hậu quả xấu xa từ việc sản xuất các thứ sẽ vất bỏ.
Quả đất tức là các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị phí phạm cho cái ''throw away society'' ấy, và mang di lụy thứ hai là ô nhiễm. Việc ô nhiễm trái đất thì không thể nói được. Khăn lau tay không tiêu hủy đã nghẻn sông Thame ở Luân Đôn. Các vịnh ở Porto Ricco đầy chai ly plastic. Rác ở Phi Luật Tân chất thành núi, dưới chân núi dân nghèo làm lều sống nhờ rác. Mưa làm núi rác chài như chài đất California, dân nghèo của bà vợ TT Marcos chết mang theo hình ảnh ba ngàn đôi giày của bà đang được bảo trì trong nhiệt độ điều hòa.
Alvin Toffler là người đầu tiên nói cái lối vất bỏ chai lọ, khăn giấy đã làm cho người Mỹ vất bỏ vợ chồng một cách dễ dàng, tỷ lệ ly dị quá lớn khi ly dị được quan niệm là giải thể hôn nhân như giải thế thương vụ làm ăn (dissolution without fault).
Chúng tôi đi quá xa vì ô nhiễm môi sinh là một điều chính yếu thúc đẩy đi đến môn sinh cảnh học. Điều nầy được lưu ý toàn cầu khi Times dùng quả đất lâm nguy thay chỗ ''man of the year 1988''.
Chúng tôi chú ý và dịch thuật bài khảo luận nầy vì tuy viết trong tinh thần tây phương, phân tích của Jean Giono rất gần với Đông Phương.
Quan niệm "unitaire" về vũ trụ không khác với "vạn vật nhất thể'', mọi thứ tương hệ nhịp nhàng tạo thiên lập địa từ đấy, lý duyên khởi, lý vô ngại. Cách sử dụng thiên nhiên vô tội vạ đưa đến bạo động; nhiên liệu hóa thạch đưa đến bất quân bình kinh tế giữa các nước. Những điều nầy đã được Schumacher trình bày trong luận tập Buddhist Economics dựa trên chính mệnh, một trong bát chánh đạo, giảm thiểu tiêu dùng gây bạo động, dùng năng lượng tái tạo. Tham khảo: Kinh Tế PG
Sự thách thức thiên nhiên và tự kiêu của con người đứng thẳng (homo erectus) vô cùng nguy hại đã được đề cập bởi nhà thiền luận Suzuky khi bàn về chiều đứng suy tư của Tây Phương. Tham khảo: hành hình thập tự giá
Jean Giona đáng khen vì đã nhân bản hóa khoa học nầy. Ý thức tự thân giúp ích cho môn học và môn học giúp cá nhân thấy chân ngã và quên cái ego, ngã chấp.
Bài nầy cần được bổ túc một cách thực tế là giới hạn sự tàn phá thiên nhiên và những di lụy, là những vấn đề ở trong sinh cảnh học môi trường mà ông chỉ lướt qua. Thực tế như thay đổi lề thói suy tư sai lạc. Một trong vô số ví dụ: như tin tưởng khăn giấy màu vàng còn nguyên màu gỗ là không vệ sinh bằng khăn trắng, mà không biết khăn trắng do khăn vàng tẩy màu bằng hóa chất còn di lụy cho người dùng. Dùng khăn vàng vệ sinh hơn và tránh phí phạm nước tẩy màu, tránh việc thải hóa chất vào thiên nhiên, và giá thành cao hơn.
SCH, theo nghĩa rộng, trước tiên, là đạt ý thức về sự tương tác giữa mỗi cá thể và các thành tố của môi sinh: không có cái gì riêng biệt, tách biệt. Mỗi cá nhân chỉ sống trong một môi trường, trong sự phụ hệ với "tổng thể".
Với danh nghĩa ấy, SCH tạo thành một tác lực tinh thần, xét hỏi về sự hiện hữu, các định luật vũ trụ cũng như định mệnh của con người trên quả đất.
Mặt khác, có thể định nghĩa tinh thần (spiritualité) là một tiến hành, theo đó con người xét hỏi ý nghĩa của đời sống và vị trí của mình trong vũ trụ. Sự tìm kiếm trực giác nầy là tìm kiếm sự sống đúng, hành động đúng, soát xét giá trị và cách hành sử của chúng ta đối với thiên nhiên.
SINH CẢNH HỌC và Ý THỨC MỚI * Jean Giono
Sinh cảnh học (môi sinh học, sinh thái học) SCH là khoa học nghiên cứu mối tương quan giữa các sinh vật với nhau, giữa các sinh vật với môi sinh. Đây là một phong trào chính trị nhắm đến cải thiện quân bình giữ con người và môi trường cũng như bảo vệ môi trường.SCH, theo nghĩa rộng, trước tiên, là đạt ý thức về sự tương tác giữa mỗi cá thể và các thành tố của môi sinh: không có cái gì riêng biệt, tách biệt. Mỗi cá nhân chỉ sống trong một môi trường, trong sự phụ hệ với "tổng thể".
Với danh nghĩa ấy, SCH tạo thành một tác lực tinh thần, xét hỏi về sự hiện hữu, các định luật vũ trụ cũng như định mệnh của con người trên quả đất.
Mặt khác, có thể định nghĩa tinh thần (spiritualité) là một tiến hành, theo đó con người xét hỏi ý nghĩa của đời sống và vị trí của mình trong vũ trụ. Sự tìm kiếm trực giác nầy là tìm kiếm sự sống đúng, hành động đúng, soát xét giá trị và cách hành sử của chúng ta đối với thiên nhiên.
SCH đánh thức thế giới, đánh thức suy tư. Thật vậy, cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay là một cơ hội để xây dựng lại nền móng suy tư của chúng ta.
Văn minh Tây phương - hiện chiếm của quả đất - dựa trên kỹ thuật để điều trị và khai thác thiên nhiên.
Văn minh Tây phương - hiện chiếm của quả đất - dựa trên kỹ thuật để điều trị và khai thác thiên nhiên.
Sự thống trị nầy in sâu vào cốt tủy của văn hóa Tây phương. Thái độ của người Tây phương hoàn toàn duy lợi, dùng khả năng tri thức để thỏa mãn những nhu cầu vật chất. Sự phát triển được thẩm định theo mức độ đáp ứng các bản năng thấp nhất và các nhu cầu vật chất.
Không kể những sai trái qui phạm luân lý, hậu quả của sự thống trị bằng kỹ thuật và tri thức tạo nên một cuộc khủng hoảng môi sinh hết sức trầm trọng, ví dụ thay đổi khí hậu, tiêu hủy sự đa dạng sinh thái, làm cho con người chính là nạn nhân của hành động bởi chính mình.
Phong trào sinh cảnh học được nẩy sinh từ việc đạt ý thức nầy. Phong trào nầy mang nhiều hình thức khác nhau. * quản lý môi trường, kiểm soát tài nguyên để duy trì lâu dài sự quân bình. Hình thức nầy không đặt vần đề xét hỏi sự thống trị thiên nhiên và các hành động của con người, mà chỉ thích ứng. * nhóm chuyên gia SCH khác chủ trương con người rút khỏi sự tàn phá thiên nhiên, gây xáo trộn, hủy hoại quân bình tự nhiên về môi sinh.
Phong trào sinh cảnh học được nẩy sinh từ việc đạt ý thức nầy. Phong trào nầy mang nhiều hình thức khác nhau. * quản lý môi trường, kiểm soát tài nguyên để duy trì lâu dài sự quân bình. Hình thức nầy không đặt vần đề xét hỏi sự thống trị thiên nhiên và các hành động của con người, mà chỉ thích ứng. * nhóm chuyên gia SCH khác chủ trương con người rút khỏi sự tàn phá thiên nhiên, gây xáo trộn, hủy hoại quân bình tự nhiên về môi sinh.
Sinh cảnh học tinh thần vượt qua hai phạm trù nầy, không nằm trong trong sự quản lý, hay rút khỏi sự tàn phá. SCH tinh thần chủ trương một chính sách sắc bén và toàn diện. Mỗi cá nhân phải tự soát xét về bản chất sâu xa và vị trí của từng người trong thiên nhiên và trong vũ trụ.
Đây là mong cầu một nền suy tư sinh cảnh (écospiritualité).
Mọi nhân thể, một bên, cần thường xuyên thỏa mãn những bản năng và nhu cầu vật chất, bên kia, ôm giữ một mong cầu có tính chất nền móng tuy ít khi được nêu lên: một nghĩa lý, một ý nghĩa sống qua sự kết nối mật thiết và hòa đồng với thiên nhiên.
Ước vọng tinh thần ấy càng bị để quên hay dồn nén thì sự khổ đau càng lớn. Đó là sự khổ đau con người muốn che đậy bằng sự tiêu thụ vật chất. Vòng lẩn quẩn sẽ xẩy ra thế nầy. Bất an gia tăng thì các ham muốn thêm nhiều; tranh đấu thỏa mãn trở thành tâm điểm sinh hoạt, đưa đến xung đột, bất hạnh và hủy hoại.
Sự thỏa mãn nhu cầu là động lực chính yếu hàng đầu của nền kinh tế tây phương; do đó, tiếp tục tiêu hủy môi sinh vì sự tàn phá, phung phí tài nguyên thiên nhiên.
Cạnh tranh cá nhân xuất hiện trên tầm mức thế giới về kinh tế, ngoại giao và quân sự. Hậu quả là sự bất bình đẳng giữa các quốc gia về chính trị, xã hội và môi sinh.
Cạnh tranh cá nhân xuất hiện trên tầm mức thế giới về kinh tế, ngoại giao và quân sự. Hậu quả là sự bất bình đẳng giữa các quốc gia về chính trị, xã hội và môi sinh.
Mặt khác, quyết tâm đạt hiệu năng điều trị thiên nhiên đánh mất trực giác, thuyên giảm khả năng suy cảm và sức sáng tạo. Sau khi đã thành công khép thiên nhiên vào kỹ thuật, con người trở nên một bánh xe trong guồng máy thế giới mà chính mình đã tạo nên: từ nay tự trói tay làm nô lệ cho chính những ham muốn của mình, con người bị lãng quên, mai một.
Trái lại, SCH tinh thần cho phép từng cá nhân quý trọng một phần khác của chính mình, đó là khao khát sống hòa hợp với "tổng thể", đi tìm cái ngã chân thật và phổ quát, vượt qua ảo tưởng của một ego, một ngã chấp.
Tiến bộ khoa học và kỹ thuật làm cho con người tin là có quyền năng đầy đủ áp đặt vào thiên nhiên; làm cho con người không thấy chỗ không biết của mình. Con người tự đóng vai trò Dieu, God, quản lý không gian, các nguồn nước, các loài thú, các loài cây cỏ v. v...
Điểm nầy làm nhớ lại hai huyền thoại xưa.
Trái lại, SCH tinh thần cho phép từng cá nhân quý trọng một phần khác của chính mình, đó là khao khát sống hòa hợp với "tổng thể", đi tìm cái ngã chân thật và phổ quát, vượt qua ảo tưởng của một ego, một ngã chấp.
Tiến bộ khoa học và kỹ thuật làm cho con người tin là có quyền năng đầy đủ áp đặt vào thiên nhiên; làm cho con người không thấy chỗ không biết của mình. Con người tự đóng vai trò Dieu, God, quản lý không gian, các nguồn nước, các loài thú, các loài cây cỏ v. v...
Điểm nầy làm nhớ lại hai huyền thoại xưa.
1. Prométhée, thách thức luật cấm, dám lén cắp lửa của Olympia (tượng trưng tri thức) biếu cho loài người để làm uy quyền mà trước đây không có. Huyền thoại nầy giải thích tham vọng của loài người, muốn đứng ngang với thần thánh.
2. Adam và Eva, mặc dù God đã bảo đừng, vẫn ăn quả của cây tri thức vì muốn trở thành thần linh. Óc kiêu ngạo ấy đã đưa đôi bạn rơi vào thế giới khổ đau.
Hai thần thoại nầy minh chứng sự ly tâm và mất gốc của những con người xưa nay tự xem là những ông chủ duy nhất, là những kẻ trách nhiệm duy nhất của thiên nhiên. Con người tự xem đứng ngoài môi trường sống.
Những vấn đề môi sinh hiện nay không thể giải quyết bằng tiến bộ kỹ thuật. Chỉ có một cuộc cách mạng tư tưởng mới làm được việc nầy. Cuôc cách mạng nầy đặt trên các căn cứ sau đây:
- sư đạt ý thức tính cách nhất quán của trời đất thiên địa: con người không phải là một hiện hữu tách biệt mà là một phần bộ của "tổng thể".
- tự ý tuân theo các định luật tự nhiên.
- đạt ý thức về các giới hạn hiểu biết và thấy khu vực rộng lớn của u mê chưa biết.
- thừa nhận tính cách hữu hạn của điều gọi là tự do hành động.
- tìm kiếm không ngừng sự hòa hợp xã hội và sinh thái, nhờ nghiên cứu, quan sát, giáo dục, từ tâm, tình hữu nghị, hội nhập, triết lý v.v...
Những nhà cách mạng nầy là những kẻ tĩnh thức biết giữ cái gì, buông thả cái gì để gặp lại bản chất tự nhiên chân thật và trở lại cảnh vườn đã mất.
Trên cả sự trí thức hóa mối liên hệ với sinh cảnh, người tĩnh thức nới rộng viễn quan thi ca về thế giới; khiêm nhường, nêu gương lành bằng lối hành sử đơn giản và mộc mạc.
Những nhà cách mạng nầy là những kẻ tĩnh thức biết giữ cái gì, buông thả cái gì để gặp lại bản chất tự nhiên chân thật và trở lại cảnh vườn đã mất.
Trên cả sự trí thức hóa mối liên hệ với sinh cảnh, người tĩnh thức nới rộng viễn quan thi ca về thế giới; khiêm nhường, nêu gương lành bằng lối hành sử đơn giản và mộc mạc.
Sự thành đạt ý thức môi sinh làm cho các thể nhân thoát xác, từ bỏ ý định làm chủ tất cả, bỏ điều tự tôn là biết hết mọi sự việc; thay vào đó là trân quý những yếu tố cấu thành sinh cảnh. Do đó, sự nhất thể với thiên nhiên được tái lập, mà thiên nhiên chính là tổng thể linh diệu.
Trên bình diện cá nhân, đó là sự biết mình chính xác nhất. Đối với ngoại cảnh, đó là từ bi bác ái, chấp nhận sự hiện diện của tha nhân và sự việc một cách chân nguyên, như thị.
Sau cùng sinh cảnh học tinh thần giúp chúng ta gặp lại, cảm thụ trở lại năng lượng vũ trụ, thứ năng lực luôn vận chuyện trong chúng ta mà chúng ta đã quên. Một khi sự thuần khiết ấy được gặp lại, hành động của chúng ta sẽ êm dịu hơn và hợp với các định luật hoàn vũ.
Con người phải chấp nhận thân phận làm người, nếu không muốn diệt vong; phải chấp nhận thân phận khiêm nhường: là một phần bộ của một tổng thể, chứ không tác quái quá mức như từ trước đến nay.
Con người phải chấp nhận thân phận làm người, nếu không muốn diệt vong; phải chấp nhận thân phận khiêm nhường: là một phần bộ của một tổng thể, chứ không tác quái quá mức như từ trước đến nay.
một trong nhiều núi rác Phi Luật Tân |
No comments:
Post a Comment