Sông Biển
Tôn Thất Tuệ
Dòng sông ấy từ quê em buông xuống
xuống đồng bằng sông Cửu chốn nhà anh.
Chiều Vàm Cống qua đò về Rạch Giá
gặp cánh bèo trôi dạt từ trời cao
anh cúi xuống hỏi có gặp em đâu tá
ở một phương nào nơi đồi núi Séno.
Bèo nói có, em đang chờ đò Kháo Lúy.
Ôi dòng nước giúp ta dòng thông thảo
hẹn cùng em ở một chốn rất xa.
Biển rộng lớn với lũ người độc ác
sóng hổn man và gió tát nát thuyền anh
nhưng sông nhỏ đâu đã gọi yên lành
không cá sấu mà mắt người như sấu
cố bắt em dưới họng súng bạo tàn.
Về Tây phương xứ người hay xứ Phật
có tinh yêu ma quỷ đón đường.
Cảm ơn em, ma quỷ không nắm được đầu em
nên em thoát biên cương Lào Thái
chiếc xà rông cô gái Mường Khai
tâm hồn Việt, em cười rất Quảng Trị.
Cảm ơn sông chiều kia không thác lũ
cho em rời những ngày xưa Vạn Tượng
những mái chùa nơi ngự trị tình thương.
Cảm ơn nước đưa thuyền anh rách nát
đến bờ kia nhìn lại đau thương.
Cảm ơn em nắm cơm nếp tẻ
em nấu khê nên anh thèm trách cá khét.
Giữ cho em mây rừng bát ngát
gió trên sông và biển lặng tình em.----
ghi chú: một số lớn người Việt bên Lào lâu năm vượt sông Mekong vào các trại tỵ nạn như Nông Khai và được Thái Lan cho nhiều ưu đãi như đi lại dễ dàng ngoài trại, có thể đi làm công kiếm tiền. Thái xem Lào như anh em vì hai ngôn ngữ có thể hiểu nhau dễ dàng, thực phẩm, phong tục cũng gần giống nhau. Thái Lan đối xử tệ người Khmer và VN.
Nói về 1982, Thái biết sự trà trộn nầy nên tách số người Lào Việt đưa qua trại Sikiw. Còn nhớ cô Nga, gốc thị trấn Séno làm cho nhiều chàng trai ngớ ngẩn, xinh tươi trong chiếc xà rông dệt nhiều màu, rất sính tiếng Pháp, không nhai trầu như bố mẹ. Nhóm nầy đã đi định cư sớm ở Pháp, theo qui chế tỵ nạn trong lúc Thái gọi thuyền nhân VN là nhập cư bất hợp pháp và cầm tù. Bộ tam sên Ánh Vinh Huân là những người ngưỡng mộ chính. Huân và Vinh ở Úc, Ánh ở Mỹ.-
No comments:
Post a Comment