add this

Saturday, June 15, 2024

tiếng chuông, thơ Lê Văn Minh

 

còn nhớ camel của tác gia Lê Văn Minh

tiếng chuông

Lê Văn Minh 

 

Gia rng Vincennes *

Nghe mt tiếng chuông Chùa Tây Tng

Ngân dài trong mênh mông,

Trên cánh rng thinh lng...

 

Cht như đâu đây

Tiếng  kinh cu Tibet 

“Om mani padme hum” *

Thong trong gió lùa 

Ơ h 

Qua nhng thân cây.

 

Cht nghĩ đến cõi người mi mt

Cui mt ngày âu lo

Bên kia đi,

Xa tht xa nhng ưu phin thế tc

Có ông Lt Ma ngi tĩnh tọa

Trên Hy Mã Lp Sơn 

Gìn gi thanh bình

Cho x s huyn bí

Và đám dân lành 

Hin như đàn trâu Yak

Yên vui chung cùng phn bc

 

Cõi đa đàng hiếm hoi

Bây gi sóng dy

Chùa chin b san bng

Sư si ngm tăm, 

Đành ci b áo tu

Dưới áp lc ca lưỡi lê súng đn

Và tính ác ca con người.

 

Đn chùa bng mt ngày biến dng

Thành ca hàng mu dch quc doanh

Bày nham nh 

Đ loi hàng Tàu sc s

Đi sng ch, đin t ti tân

Sn xut t nước m Trung hoa

Thi Mao-Đng.

 

*

Cht tiếc nui mt ánh vàng

C mi mùa trăng

Mông lung di Thin hư o

Chn v

Nghiêng xung sân rêu

Mt ngôi tho am

Đã hết thi hưng thnh

Biến thành chn tnh tu

Cho mt ông sư già kh hnh

Lánh xa ô tr

Cõi trn gian.

 

Đã có mt ánh trăng vàng 

Thu trước

Trong trng tinh nguyên

C nhô mình vươn lên

Trên cao mt đnh đi êm

Gia Thiên nhiên tĩnh lng

Vùng núi đi hoang vng.

 

Bng cht nh đôi mt rt hin

(Và có phn kh hnh)

Ca người cha quá vãng

Ch ít lâu sau khi ta v

T ci to tít mù đt B

Xã hi ch nghĩa hoang vu.


Còn nghe như vng li tiếng kinh 

Trì tng hng đêm

Án Ma Ni Bát Mê Hng...

 

Ta c mơ thy hoài 

Ánh mt ca người cha

Trong gic ng vùi

Nhng đêm dài mi mt

Tia nhìn thân yêu 

Sao quá du dàng

Hin như mt ánh trăng

Quá kh

Nh như mt ánh thi

Soi ri tâm tư

Êm ái đưa ta vào gic ng

Yên lành, 

Nh hng chuyn sc không.

02/2024 - Viết lại giữa những cuộc tàn sát thảm khốc ở Ukraine và Gaza.

                                                                                                       

* Om mani padme hum = Hương của trí huệ chỉ tỏa ngát  khi cỏi lòng người rộng mở.

 * Rừng Vincennes nằm ở vùng nội biên đông Paris, có hồ thiên tạo, hoa

   viên, sở thú và lâu đài vua chúa thời trung cổ cho dân thủ đô và vùng phụ                                   

   đến nghỉ ngơi, thưởng ngoạn. Rừng cũng là lá phổi của kinh đô ánh sáng.

***************************************************************************

Lai rai ba sợi

Bất tri tam bách dư niên hậu / Thiên hạ hà nhân khấp lũ bạc loài?

Tác giả Lê Văn Minh không nhớ đốc sự khóa mấy trường QGHC, ở trong ký tức xá cùng chúng tôi, những năm 1963, 1964 ...Chúng tôi lặng lẽ rời trường và không còn một liên hệ nhỏ nào với trường. Có tin mơ hồ Minh giữ nhiệm sở trên cao nguyên và đã kết hôn trên đó, biết đâu "thỉnh" một em Pleiku môi đỏ má hồng.

Mới đây, tự nhiên tôi có tên trong một mailing list gồm 50 đồng môn, tên họ ngược xuôi không biết ai là ai, trừ chị Oanh Tạ. Nhân đó, chúng tôi đã mời đọc một số bài ngắn đã viết, cầu mong các đồng môn vị tình dòm xuống; chớ thời nay trả tiền chưa chắc người ta đã đọc bài mình. Văn chương hạ giới rẻ hơn bèo.

Nhưng may vài người đã hồi báo với rất nhiều cảm tình chân thành. Thì ra đời chưa trọc lóc như những ngọn núi ở VN sau 1975. Lê Văn Minh đã gởi những "compliment" dễ mến.

Thư nầy gởi chung cho anh Phạm Văn Tốt (thi sĩ Hàn Thiên Lương), cho nên chúng tôi mới biết Minh nhà mình chuyên trị Camel của Mỹ, được đảng ưu ái cho hưởng mùi vị sương lam chướng khí thượng du Bắc Việt. Anh đến 1987 mới gặp vợ con bên Pháp sau khi được thả 1982. Bên dưới chúng tôi in lại email bỏ phần cá nhân.

Lê Văn Minh gởi cho bài thơ Tiếng Chuông cùng bản tiếng Pháp nhân ngày Father Day, nhớ đến ánh mắt của người cha, chợp tắt không lâu khi anh trở về từ "địa ngục trần gian''. Nhưng thương cảm trong phạm vi gia đình đã được nới rộng đến Tây Tạng xứ Phật và rộng đến các đỉnh núi Hy Mã Lạp Sơn. Không gian nội tâm (inner scope) rộng lớn ấy như "scope" của Mozart, Beethoven đã chụp mất cái scope e ấp thân mật của Chopin. Nhưng như vừa nói, nó không thể che mất nét hiền hòa của người cha.

Khi phúc đáp thư của anh Minh, tôi có nhắc đến Trương Thoại Bửu "vân du" trong ý thơ, đã đọc cho tôi câu thơ của Luân Hoán tả bàn tay chị da mịn vì vo gạo nấu cơm mỗi ngày. Tôi đã hỏi vì sao văn chương chỉ nói về mẹ, bà ngoại, chị gái mà không nói tới cha.

Thì nay Lê Văn Minh nói đến cha. Cha như thế nào, "Home Depot" sẽ trả lời. Father Day, hệ thống thương mại vật liệu nhà cửa nầy chưng ra lối đi những thứ nên mua để tặng cha. Cuốc, xẻng, cưa, đục, búa, kềm ...Mother Day, Lowe và Home Depot nhường thị trường cho các cơ sở thương mãi khác để bán hoa, quần cáo, son phấn, nữ trang... Làm cha khổ lắm ai ơi!

Về Tây Tạng, Lê Quân viết: 
Đền chùa bỗng một ngày biến dạng
thành cửa hàng mậu dịch quốc doanh.

Đúng vậy nhưng vẫn còn là đại phước. Trắng đen đã rõ; bàn thờ Phật làm quầy bán thịt. Vô thường là chuyện rất thường. Cái chết ở chỗ nền PG đã trở thành bộ máy tuyên truyền phi nhân, tiếp tay sinizer (tàu hóa) văn minh bản xứ, chùa chiền thành những business, kể cả woman traffic. Cái chết là xác cậu cũ mang hồn cô mới. Không những ở Tây tạng mà ở VN có khác chi.

Kính hai huynh trưởng Phạm văn Tốt và Tôn thất Tuệ,
Được tin hai anh Minh tôi mừng lắm. Mong các anh luôn vui khoẻ cùng quí quyến.
Phần tôi ra trại Tân Lập Vĩnh Phú vào cuối năm 1982, mãi đến 1987 mới sum họp được với vợ con ở Pháp. Đời sống cũng nhàng nhàng, nghề nghiệp công chức bộ Giáo dục, chức tước thì cũng chỉ tương đương với thượng sĩ nhất của mình thôi! Về hưu tuổi đáo hạn năm 2008, nay chỉ còn hai vợ chồng già dìu dắt nhau đi cho hết đoạn đường dương gian; vì cũng như mọi người khác bên này, con cái ra riêng, hoặc lập nghiệp ở xa, hoặc tất bật với công việc chỉ thỉnh thoảng về thăm cha mẹ già. Đời sống bận rộn, ở đâu cũng thế !
Anh Tuệ ơi, tôi thật mừng thấy anh ở tuổi 85 vẫn còn minh mẫn và sung sức viết.
...........
Phần anh Tốt tôi vẫn còn nhớ anh rõ ràng lắm. Từ một mùa đông buốt giá ở đội tăm mành Lào Cai với những anh em Lâm Tấn Mẫn ĐS 6 mà chúng tôi hay ghẹo là “cô Nguyên Hương” bởi chức vụ chánh văn phòng Phủ của anh ấy, đến các anh Hồng Cẩm Phương kh.15 và Phạm văn Hy TS1. Anh còn nhớ chuyến chuyển trại tránh giặc Tàu năm 79? Trên con đường lầy lội, chiếc xe hàng trưng dụng chở mình đã lọt hố. Trong cảnh hai người chung một còng, ngồi chồm hổm trên hành lý cá nhân vì xe rất chật; lại thêm cái nóng hầm hập của cơn giông đã làm con người căng ra. Tôi còn nhớ hai bậc trưởng thượng chung còng (rất khả kính vì địa vị xã hội cũ) đã không kềm chế được những lời thô lỗ mắng vào mặt nhau, cho đến những cú đấm của hai cánh tay còn lại. Chính trong tình trạng tha hoá ấy, anh đã lên tiếng “dẫu cho hoàn cảnh súc vật, hãy cố giữ cho mình làm người! “ Hai bậc trưởng thượng dừng ngay lại và cúi đầu hổ thẹn! Thế cũng là tốt lắm. Tôi còn nhớ tên vệ binh võ trang ở phần đuôi xe im lặng từ đầu đến cuối, mặt vẫn lạnh băng. Sau khi đến Bến Ngọc thì tôi không còn nhớ anh đã được phân bổ đi phân trại nào của Tân Lập.
Vài kỷ niệm xưa của bạn bè cũ vẫn còn nhớ như in, kể cả quảng đời đẹp nhất thời sinh viên đến cảnh tù đày cùng cực. Nhắc lại một chút để biết rằng mình vẫn luôn có bạn bè. Thôi chúc hai anh vui nốt đoạn đường còn lại. Anh Hàn Thiên Lương, về sau này tôi ít đọc thấy thơ anh. Chúc an mạnh.
Thân mến,
Lê Văn Minh



No comments:

Post a Comment