hình không ghi chú của Ancient History Encyclopedia
14 câu hỏi Phật không trả lời
Peter Della Santina, ttt dịch
Thế giới thường hay vô thường (thời gian), hữu biên hay vô biên (không gian) ; thân và mạng (tự ngã) là một hay khác; Như Lai có tồn tại hay không tồn tại sau khi chết (Như Lai). Mỗi lập trường đều bao hàm bốn câu: một chính đề, một phản đề, một phối hợp cả hai và một phủ nhận cả hai.
Ðức Phật im lặng khi được hỏi mười
bốn câu hỏi này. Ngài mô tả những câu hỏi này như một cái lưới và không muốn bị
kéo vào cái bẫy lý thuyết, ức đoán và giáo điều như thế. Ngài nói đó là vì Ngài
không bị ràng buộc vào tất cả những lý thuyết và giáo điều nên Ngài đã được
giải thoát. Ngài nói những ức đoán như thế đem đến bồn chồn, lo lắng, hoang mang,
và đau khổ, và chính nhờ cách tự giải thoát ra khỏi những thứ nầy mà ta có thể
đạt giải thoát (toàn diện).
Nhìn chung, mười bốn câu hỏi này ngụ
ý hai thái độ căn bản đối với thế giới này.
Ðức Phật nói có hai quan điểm căn
bản, quan điểm sự tồn tại và quan điểm về sự không tồn tại; người ta thường
quen nghĩ về những điều này và chừng nào người ta còn vướng mắc vào hai quan
điểm này chừng đó không đạt được giải thoát. Cho rằng thế giới bất diệt, thế
giới vô tận, Như Lai tồn tại sau khi chết, và cái ngã độc lập khỏi xác thân,
phản ảnh quan điểm tồn tại. Cho rằng thế giới không bất diệt, thế giới hữu hạn,
Như Lai không tồn tại sau khi chết và cái ngã đồng nhất với xác thân, phản ảnh
quan điểm không tồn tại.
Hai quan điểm này được giảng dạy bởi
các đạo sư của các trường phái khác trong thời Ðức Phật. Quan điểm tồn tại
thường là quan điểm của những người Bà La Môn, quan điểm không tồn tại thường
là quan điểm của những nhà duy vật và những người theo chủ nghĩa khoái lạc. Khi
Ðức Phật không muốn bị kéo vào cái bẫy của quan điểm giáo điều về tồn tại và
không tồn tại, thiết nghĩ rằng Ngài có hai điều ở trong tâm: (1) hậu quả đạo
đức và (2) thực tế là những quan điểm về tuyệt đối tồn tại hay không tồn
tại không đúng với cung cách, chiều hướng thực sự của các sự vật.
Thí dụ, những người theo chủ nghĩa
bất diệt thấy cái ngã thường còn và không thay đổi. Khi xác thân chết, cái ngã
không chết vì cái ngã có bản chất không thay đổi. Nếu trường hợp này là đúng,
dù xác thân làm gì, hành động của xác thân không ảnh hưởng đến số phận cái ngã.
Quan điểm này không tương hợp với trách nhiệm tinh thần vì nếu cái ngã bất diệt
và không thay đổi, nó sẽ không bị ảnh hưởng bởi hành động thiện hay bất thiện.
Tương tự như vậy, nếu cái ngã đồng nhất với xác thân, và cái ngã chết khi xác
thân chết, thì cần gì phải nói về hành động của cái thân xác, chết là hết, không
có sự hạn chế nào về hành động. Tuyệt đối tồn tại và không tồn tại đều không
thể xảy ra, bởi lẽ sự vật tồn tại do các căn nguyên phụ thuộc lẫn nhau.
Thế giới tồn tại tùy thuộc vào
nguyên nhân và điều kiện - vô minh, tham và luyến chấp. Khi vô minh, tham và
luyến chấp hiện diện, thế giới tồn tại; khi chúng không hiện diện, thế giới
ngừng tồn tại. Bởi vậy câu hỏi về tuyệt đối tồn tại và không tồn tại về thế
giới không thể trả lời được.
Tồn tại hay không tồn tại được xem
như khái niệm tuyệt đối, không áp dụng cho những sự vật thực sự. Ngài nhìn thấy
những loại siêu hình tuyệt đối không thể áp dụng đối với những sự vật như thế. Ðó là lý do tại sao Ðức Phật không có ý kiến với
những lời tuyên bố tuyệt đối về bản chất của sự vật.
not answered by the Buddha
TraditionTally, there are fourteen unanswerable questions. We find them, for instance, in the Chulamalunkya Sutta. These fourteen questions are grouped into three categories: The first category contains eight questions that concern the absolute or final nature of the world: Is the world eternal or not eternal, or both or neither; finite or not finite, or both or neither? You can see that this category includes two sets of questions, and that both sets refer to the world. The first set refers to the existence of the world in time, and the second to the existence of the world in space. The second category contains four questions: Does the Tathagata exist after death or not, or both or neither? These questions refer to the nature of nirvana, or ultimate reality. The third category contains two questions: Is the self identical with or different from the body? While the first category of questions refers to the world and the second to what is beyond the world, this last refers to personal experience. Do we die with our bodies, or are our personalities altogether different from and independent of our bodies? The Buddha remained silent when asked these fourteen questions. He described them as a net and refused to be drawn into such a net of theories, speculations, and dogmas. He said that it was because he was free of the bondage of all theories and dogmas that he had attained liberation. Such speculations, he said, are attended by fever, unease, bewilderment, and suffering, and it is by freeing oneself of them that one achieves liberation.
source: The Tree of Enlightenment
No comments:
Post a Comment