hột kê ngọc
Tôn Thất Tuệ
Tôi ít khi đọc báo
Âu Châu; tình cờ gặp trên ấn bản tiếng Anh báo “Der Spiegel” một bài về nạn đói
trá hình ở Ấn Độ, ăn cho đầy bụng nhưng chẳng bổ béo gì. Nó kéo theo nhiều di lụy.
Mặt khác, văn hóa xã hội cũng dùa theo. Ví như phụ nữ Ấn, lời một bác sĩ, làm
việc nhiều hơn ai hết mà chỉ ăn phần dư thừa, khi thiếu khi đủ làm sao sinh con
sức khỏe.
Phong trào phát
triển nông nghiệp (Green Revolution) thập niên 1960 đã làm gia tăng gấp ba sản
lượng nhưng với đối phần là đất đai chai cứng và tốn quá nhiều nước. Phân hóa học
và thuốc sát trùng phải đem ra xử dụng tối đa. Nông dân phải bỏ tiền mua hạt giống
và những thứ khác nhưng nông phẩm bán ra không bù đắp quân bình chi thu. Mặt
khác nông dân không còn trồng mễ cốc cổ truyền. Từ ba trăm loại hoa màu nay chỉ
còn bốn thứ là lúa mì, gạo, bắp và đậu nành. Người khai lập Green Revolution phải
công nhận phong trào nầy không thể loại trừ nạn đói hay thiếu dinh dưỡng.
Green Revolution
ngày nay chủ trương canh tác gần với thiên nhiên và nên tránh xa nền canh nông
quá ư kỹ nghệ hóa, quá ư thương mãi hóa; họ thúc dục nông dân trồng những thứ
đã bị lối mới xô vào bóng tối, đồng thời chọn loại hạt giống tốt. Nông phẩm đang
được chú ý là hột kê ngọc, (Dhanshakti, thịnh vượng và sức lực) thứ mễ cốc nầy dân
Ấn trồng tự ngàn xưa, quen thủy thổ nhưng hạt giống đã được tăng cường sinh học
(biofortified) có nhiều khoáng chất cần cho sức khỏe. Tôi thật sự không biết “biofortified
crop” có khác gì “altered gene crop” của Mỹ hiện gây nhiều thảo luận gay go, từ
những khía cạnh dinh dưỡng, kinh tế, môi sinh và tôn giáo.
Tiểu bang Tây Ấn
Maharashta đang nhờ vậy đã bước vào con đường thịnh vượng và khỏe mạnh. Nông
dân Ấn đang bắt đầu trồng lúa mì, và gạo nhiều chất kẻm. Khi nói về Ấn Độ, ký giả Philip
Bethge để cập đến kết quả của giống biofortied ở Brazil với đậu, bí ngô và sắn;
ở Uganda có khoai lang nhiều sinh tố A; ở Rwanda có thứ đậu mới nhiều chất sắt.
Der Spiegel không
quên vẽ bức tranh hiện thực của thế giới. 870 triệu người hiện không có gì ăn;
một phần ba nhân loại nằm trong sự hoành hành của nạn đói trá hình; tình trạng
thiếu sinh tố và khoáng chất như kẻm, sắt và iode. Phụ nữ và trẻ em bị ảnh hưởng
trầm trọng. Phụ nữ dễ chết khi sinh, sinh sớm, hay kinh nguyệt thất thường. Trẻ
con có thể mù, không lớn, suốt cuộc đời dễ bị nhiễm trùng, khó học hành vì não không phát triển đủ.
Khi đọc bài báo này giữa năm 2014, tôi thật ngậm ngùi,
thấy chính mình, gia đình đã lắm lúc không có cơm ăn; nhưng dẫu sao nhìn lên
mình chẳng bằng ai, nhìn xuống chẳng ai bằng mình. Vẫn còn cảnh đói khát rách
rưới, gia tăng chứ không thuyên giảm, bạo động khắp nơi, bạo động được nuôi dưỡng
bởi những thế lực từ mọi phía, đỏ đen xanh vàng. Nạn nhân vẫn là những xứ nghèo.
Nhân loại đã quên những vụ núi rác lở đè chết những người đi moi rác ở Phi Luật
Tân, xứ đã từng có bà tổng thống sắm đến ba.. ngàn đôi giày. Tuy cặp Marcos đã
bị hạ bệ và làm chủ mấy dinh thự quanh bờ hồ Thụy Sĩ, số giày dép nầy vẫn được
cất giữ trong bảo tàng viện, có điều hòa không khí, không quá ẩm đế tránh mốc
meo, không quá nóng để giày không khô thành đá. Già trẻ lớn bé ở nhiều châu lục
đi mót ở những hầm rác độc hại (toxic dumps) do động đất khui bày.
Vì bài báo nói về Ấn Độ, tôi xin ghi vài suy nghĩ về tiểu lục địa nầy và nới rộng qua bối cảnh của Á Châu.
Vì bài báo nói về Ấn Độ, tôi xin ghi vài suy nghĩ về tiểu lục địa nầy và nới rộng qua bối cảnh của Á Châu.
Ưu tư chính yếu của Gandhi sau khi có độc lập là gây lòng tự tín của dân
Ấn bằng cách
khuyến khích
làm việc dù
với những phương tiện thô
sơ nhất. Gandhi vừa tiếp khách
vừa quay sợi dệt để chứng minh dân
Ấn có thể có áo quần che thân mà không cần đến máy móc, chờ cho đến khi có máy dệt thì chờ đến bao giờ. Về tinh thần, làm
việc là
để xác nhận sự hiên diện và hữu ích của con người. Gandhi bị ám sát ngày 30-01-1948, kéo theo phần khá lớn tư tưởng triết học chung và của Ấn. Bối cảnh chính trị của quốc gia mới độc lập nầy chuyển hướng.
Sau đó bước qua thập niên mới, những năm 1950, Ấn chú trọng đến mặt nổi hiều hơn; Ấn nằm trong ảnh hưởng của Nga
trong thời chiến tranh lạnh. Cùng với Ai Cập, quốc gia nầy là nơi phô trương
những viện trợ lớn từ Moscow, những công trình lớn. Nga muốn bơm Ấn để quân bình với Tàu. Nehru đưa ra kế hoạch thành
lập Khối Không
Liên Kết. Khối nầy thành
hình 1961 tại Belgrade,
Yougoslavia.
Thời ấy, ở đâu có ấn phẩm thì có những chữ như: phát triển, quốc gia chậm tiến (quốc gia đang phát
triển) đầy hình
ảnh cạnh tranh kinh tế giữa hai khối Nga Mỹ. Cho nên
phe nào cũng cần có
những kế hoạch hào
nhoáng. Đập Aswam, Ai Cập, đã
được Kroutchev khánh
thành và cho cái tên là Kỳ
Quan Thứ Tám của
Thế Giới. (Đập nầy có rất nhiều di hại, các đập nói
chung hiện nay đang được nghiên
cứu để phá
hủy, trả lại quân
bình cho môi sinh). Công trình nầy đã
đưa Nasser lên đĩnh cao danh vọng.
Anh hùng Nehru cũng cần những cú kinh tế sau lưng để thành lãnh tụ của thế giới thứ ba. Bộ trưởng quốc phòng
Menon cần nhiều súng
đạn đưa lên
biên giới để có
chiến tranh Ấn Hoa. Nói
khác, lãnh tụ Ấn chỉ hướng ngoại
phô
trương thanh thế trên
thế giới. Nhưng may cho tiểu lục địa
nầy là
không có một nền cai trị tập
quyền như Tàu và không có lãnh tụ khùng điên như Mao. Các tiểu bang tự trị, theo truyền thống, gạt bỏ những ý thức hệ ngoại lai.
Tuy không còn cuồng say thời chiến tranh lạnh, Ấn vẫn phải củng cố sức mạnh
quân
sự và đã có bom nguyên
tử 1974, thử ngay ở biên
giới với Pakistan. Ấn Độ nói
chung, trung ương, địa phương, tư nhân,
đã thực tế tìm
cách giải quyết nhu cầu của
hơn một tỷ người, theo những phương hướng nhân bản hơn. Bethge đã dùng quan niệm mới: “fundamental human right" of satiety; nhân
quyền được ăn uống đầy đủ, phẩm và
lượng. Thứ nhân
quyền rất cấp thiết; ngay cả nước giàu
có như USA phải làm
cho TT Roosevelt lên tiếng: tự do đối với
nhu cầu (freedom from wants).
Giữa lúc ồn ào nhất, sử dụng viện trợ bừa bãi,
không kể đến văn hóa
hiện có,
nguy hại cho môi
sinh v.v... giữa lúc
ấy có một tiếng nói nhỏ nhoi: "Small is Beautiful" của triết gia kinh
tế gia Áo
Leopold Kohr chống với châm
ngôn: Bigger is better.
"Small is
beautiful" đã cùng khung cảnh Á
Châu thầm lặng của Miến Điện
giúp
cho EF Schumacher hoàn tất tác
phẩm rất kỳ quái
dưới con mắt nhiều người, Tây
Phương lẫn Đông
Phương: Buddhist Economics. Với Tây
Phương, Buddhist làm người
ta ngờ ngợ, nếu không muốn nói dị ứng; với Đông Phương thì
"buông thả, buông
xả, vô
thường" thì
economics làm quái gì.
Cuốn sách không nhằm thuyết giảng triết lý PG, tuy tác giả nói rõ dựa trên một trong Bát Chánh Đạo, đó là chánh mệnh, một cuộc sống đúng cách, trong mối tương hệ của mọi vật, mọi loài.
Tác phẩm nầy đã
tạo nên
một luồng tư tưởng mới. Từ đó
phát sinh ra ý niệm "tổng gộp an
lạc quốc gia" để bổ túc cho "tổng gộp sản xuất quốc gia (gross national happiness /
gross national product; GNH /GNP), chú trọng tới phẩm chất của cuộc sống, nhu cầu vật chất tối thiểu
được cung cấp, đời sống nội tâm vững chãi, biết nghệ thuật, tôn giáo tâm linh ....
Ngày nay khuynh hướng nầy bành trướng, không dùng chữ Buddhist nữa mà gọi là New Economics (NE), một tổ chức mẹ gồm nhiều nhánh chuyên môn.
Quan trọng nhất, NE cổ súy việc trở về nền doanh nghiệp cộng đồng (một thuật ngữ), công
nhân và xí nghiệp cộng sinh. Bây
giờ tim gan của chủ doanh nghiệp nằm
đâu
đâu trên thế giới; hậu quả rõ
ràng nhất là
hơn 51% người Mỹ dựa vào
trợ giúp
của chính
phủ (thông
thường nhất là
medicare), có nghĩa sống dưới mức nghèo.
NE khuyến khích
các xí nghiệp chuyển nhượng cơ sở
- một cách
chân thành - cho công nhân hay khuyến
khích
thành lập các
tổ hợp mà
mọi người làm
chủ. NE ủng hộ phong trào
"Occupy Wall Street" như một
tiếng chuông cảnh
tĩnh một nền tài chánh băng vữa và
phi nhân. NE lo ngại bức ảnh
"cơm thí" (bread line) không khéo sẽ là sự thật trong tương lai gần.
Tiếng nói của Schumacher lại được nhiều linh mục "dấng thân" chú ý. Đặc biệt ở Phi Luật Tân, "Small is Beautiful" được nhiều cha đem ra thi hành ở những làng quận xa xôi. Vệ sinh công cọng, giáo dục, vv...có tính cách tự túc tự cường. Hiện nay, Care, Oxfam ...vẫn thích những dự án nhỏ, như cho vay không lãi, chỉ hai ... trăm đô la để người vay có thể mua đầu chợ bán cuối chợ, mở một business như xay bột bằng cối đá, quán nước bên vệ đường v.v...
Tiếng nói của Schumacher lại được nhiều linh mục "dấng thân" chú ý. Đặc biệt ở Phi Luật Tân, "Small is Beautiful" được nhiều cha đem ra thi hành ở những làng quận xa xôi. Vệ sinh công cọng, giáo dục, vv...có tính cách tự túc tự cường. Hiện nay, Care, Oxfam ...vẫn thích những dự án nhỏ, như cho vay không lãi, chỉ hai ... trăm đô la để người vay có thể mua đầu chợ bán cuối chợ, mở một business như xay bột bằng cối đá, quán nước bên vệ đường v.v...
Cách đây khá lâu chừng 15 năm, báo chí viết nhiều về một cuộc thí nghiệm thành công của Tàu. Trồng xen kẻ những loại lúa khác nhau thì
chúng giúp nhau diệt trừ sâu
bọ và nấm, bệnh; dựa theo nguyên tắc cây rừng sống xen kẻ giúp nhau mà sống dai. Nhưng xen kẻ không nghĩa là trồng cách nhau vài mét mà cuộc thí nghiệm làm trên những cánh đồng rộng lớn như loại tập thể hóa;
bề ngang một lát
chả cả vài
trăm mét; loại cày
dĩa 30 feet dễ bề lui tới. Kết quả
nầy không
thực tế, khó
áp dụng ở những mức độ
nhỏ "small but
beautiful".
Chuyện làm ra thực phẩm dĩ nhiên nhiêu khê, vì nó nằm trong chính cuộc đời; mà cuộc đời thì phức tạp vô vàn. Nhưng trên hết vẫn là một vấn đề chính trị.
Ngân Hàng Thế Giới quả quyết nạn đói, thiếu ăn đều do chính sách của nhà cầm quyền. Nói qua là người VN biết ngay; nào là tem phiếu mua năm gram bột ngọt; rồi mấy chục năm sau ở Saigon
mang từ Biên Hòa quá 10 ky khoai mì thì bị tịch thu và mang tội buôn lậu. Nói ít biết nhiều.
Á Châu mang hai bầu dân số cấp tỷ: Tàu và Ấn, lại là một châu nghèo, hãnh diện về các nền văn minh cổ. William Gordon East mô
tả hai sắc thái
của lục địa nầy trong tám
câu thơ cô đọng như một bài
Đường Thi:
Love, if you will, your roses and your nightingales
Those mountains neighbour to the sky
Those microcosms meshed in silk and stone
Those intricate fossil thoughts too old to die.
But remember the river bones dry and their shingles spread like ash
The cattle gasping in fragmented fields
The vultures wheeling down from brazen sky
and the usurer's pious text as he counts his yield
(nếu thích, xin bạn
hãy yêu thương khóm hoa hồng và lũ sơn ca,
Những ngọn núi cao
ngất cao bằng trời
Những tiểu vũ trụ
trong tơ tằm trong đất cát
Những nguồn tư tưởng
dày đặc đã hóa thạch, không phai mờ vì đã quá xưa.
Nhưng xin nhớ những
dòng sông cạn như bộ xương khô, lòng sông như suối tro than;
Những con bò gặm cỏ
trong những cánh đồng chia nát xẻ nhỏ li ti.
Những con kên kên
bay lượn từ bầu trời trân tráo rồi đâm xuống tìm mồi
Và xấp giấy dày, linh
thiêng thần thánh, trong tay người cho vay cắt cổ ghi số tiền lời đã thu được).
Nhà địa dư Hồng Mao nói rõ nội dung qua đầu đề: The One and The Other Asia. Những dòng
nầy mang nhiều hình
ảnh của Ấn nhưng nói chung làm nổi bật sự tách lìa của hai khía cạnh đáng lẽ phải chung nhau mà sống mà tồn tại. Bên Ấn, ông thánh thì cứ tọa tĩnh, kẻ cho vay tiếp tục cắt cổ. Bên
Tàu hơi khác một chút;
Khổng Lão
Nghiêu Thuấn còn
rơi rớt trong lòng
người, kẻ cho vay được thay thế bằng
Vệ Binh Đỏ, gồm cả tiền thân và hậu thân của chúng.
Nhưng hột kê ngọc, biểu tượng cho một cố gắng chung của nhiều khối óc
đã suy nghĩ đầy đủ, lấy con người
làm
cứu cánh,
sẽ tô thắm cái phần "hình nhi hạ" làm chân trụ của "hình nhi thượng" (thiếu chữ) trong đồ
hình của W G East. Trên
một tiểu lục địa còn rõ nét văn minh Thung Lũng Indus ngàn
xưa, hột kê
ngọc nếu được tiếp tục nuôi
dưỡng trong tinh thần nhân
bản lấy con người làm
gốc, hột kê
ấy sẽ nâng cao cùng lúc chỉ số tổng gộp an lạc GNH và chỉ số tổng gộp sản xuất GNP.
Vết dầu sẽ lan rộng; vết dầu sẽ lan xa.---
**************************************************************
Bản tiếng Anh Miracle Crop, Der Spiegel, Bethge
Bản tiếng Anh Miracle Crop, Der Spiegel, Bethge
No comments:
Post a Comment