Giáo Hoàng Pio XII, miễn cho được việc
A Calculating Coward * Giuliana Chamedes điểm sách The Pope at War, David I. Kertzer. Tôn Thất Tuệ dịch
Chưa
được hai tháng từ khi Nazi sáp nhập Áo và từ khi hồng y Eugeno Pacelli được bầu
làm Giáo Hoàng Pio XII, đã xẩy ra cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Vatican và Đức Quốc
Xã. Ngày 11 tháng 05, 1939, tân giáo hoàng đã hội kiến với đại diện của Hitler.
Kỳ lạ, người nầy không phải là đại sứ Đức tại Tòa Thánh mà là hoàng tử Philipp
von Hessen, bạn thân của Hitler. Ông đã gia nhập Đức Quốc Xã từ lúc phôi thai
cùa Nazi và hiện là con rể của vua Ý Đại Lợi Victor Emmanuel III; do đó, von
Hessen là người đối thoại hữu quyền đáng kính. Giáo Hoàng nói thẳng trong cuộc
mật đàm nầy rằng: Đức phải tôn trọng thỏa ước 1933 Reichskonkordat *, tái lập
việc dạy đạo trong các trường học và hàn gắn sự chia rẻ giữa chính quyền và
giáo hội. Nếu được vậy thì Ngài sẽ đưa ra một điều vô cùng đặc sắc đề đáp lại.
Giáo Hoàng Pio XII đã nói với von Hessen: “Tôi tin rằng nếu sự hòa hiệp yên
lành giữa chính quyền và giáo hội được tái lập, mọi người sẽ sung sướng đón nhận.
Người Đức đã đoàn kết trong lòng yêu thương quê tổ. Một khi chúng ta có hòa
bình, người TCG sẽ trung thành hơn bất cứ thành phần nào khác trong xã hội”.
Cuộc
thương lượng mật nầy giữa giáo hoàng và hoàng tử Nazi hết sức thân thiện từ đầu
chí cuối. Hoàng tử rất nhũng nhặn và Giáo hoàng, chính Ngài nói, nhiệt tình nhượng
bộ trong mức độ lương tâm cho phép.
Chưa
có gì cụ thể nhưng cuộc diện kiến nầy cho thấy Pio XII hy vọng sẽ mở một trang
sử mới cho mối liên hệ Vatican và Đức.
Hủy
bỏ kế hoạch lên án Nazi của vị tiền nhiệm, Pio XII tìm mọi cách duy trì ở hậu
trường các mối liên hệ thân thiện với Đức bằng cách giữ im lặng trước hành vi Đức
xâm chiếm nước Roman catholic số một là Ba Lan, và xúc tiến tiêu diệt Do Thái.
Khá
ngạc nhiên, trong suốt cuộc chiến, Hitler và thủ hạ ca ngợi giáo hoàng là người
không làm cản trở chương trình hành động của Đức. Tháng 8, 1939, Hitler nói rằng
Giáo Hoàng cho ông hai ân phước, ngó lơ cho ông giải quyết vấn đề chủng tộc và
lập trường chống cộng sản hăng say. Cuối tháng 3 năm 1944, một nhân viên cao cấp
Đức đã chính thức gọi Giáo Hoàng là người cùng phe (partner). Ông nói: Một tuần
bảy ngày thì sáu ngày giáo hoàng làm việc tận tâm cho Đức, còn một ngày Ngài
nghỉ và cầu nguyện cho Liên Minh Tây Phương”.
Mong
ước của Đức và ý định của Giáo Hoàng là hai việc khác nhau. Sự phân biệt nầy
tác giả David Kertzer nhắc lại thường xuyên trong cuốn sách mà ông khổ công
nghiên cứu và tường trình hay ho. Giáo hoàng không yêu thương gì Hitler mà chỉ
có một mối lo là sự đàn áp (trong tiềm thể) giáo dân Roman catholic ở Âu Châu.
The
Pope at War là cuốn sách đầu tiên dùng tài liệu văn khố mới bạch hóa về Thế Chiến
Thứ 2. Nay thế giới (ngoại trừ số ít công sự viên thân tín) mới biết có nhiều
cuộc mật đàm giữa von Hessen với Giáo Hoàng từ khi Ngài còn là Hồng Y Pacelli
và cuộc họp đầu tiên với tư cách đại diện Chúa. Nhưng không thể tìm ra tuyển tập
12 cuốn các văn kiện tài liệu của Giáo Hoàng về Thế Chiến Hai; những thứ nầy đã
cạo khỏi kho sử của Vatican.
Tuy
xóa bỏ nhiều chứng tích, lần bạch hóa nầy có thể “cứu bồ” cho vở kịch Der
Stellvertreter năm 1963 của Roft Huchhuth kết tội giáo hoàng Pio XII đã mặc thị
ủng hộ sát hại người Do Thái. Vở kịch nầy được dịch qua tiếng Anh là The Deputy
hay The Representative tương đương với tiếng Đức là người đại diện (của Chúa);
được trình diễn nhiều nơi ở Âu Mỹ nhưng bị cấm ở Ý. Tác phẩm nầy đã chuyển
thành phim.
Ngày
nay sau 60 năm trình diễn vở kich, The Pope at War vẫn chú mục vào vấn đề
then chốt là sự dính líu của giáo hoàng trong các tội ác chiến tranh của Nazi.
Cuộc mở cửa văn khố nầy còn cho thấy sự can thiệp chính trị quân sự của Vatican
trên những địa bàn khác như Á Châu, Phi Châu.
Cuốn
sách của Kertzer trình bày ba nhân vật trọng yếu: Hitler, Mussolini và Pio XII.
Hitler, một kẻ thèm khát quyền năng và chống Do Thái hung hãn cuồng điên.
Mussolini, đa ngôn, đa dâm và luôn ý thức sự yếu kém của chính mình và của Ý Đại
Lợi. Pio XII, vệ binh nhiệt tình sống chết vì Chúa Ky Tô và đồng thời là một kẻ
tính toán vô điều kiện, miễn là cho được việc mình muốn.
Mặc dù có mục tiêu xét lại “cuộc chiến Pio”, sách của Kertzer đi cùng đường với những tác giả chỉ trích, kết án Pacelli. Độc giả sẽ thấy một Pio XII bảo vệ giáo hội bằng cách hy sinh luân lý đạo đức; khi ôm Phe Trục vào lòng, Pio XII đã mất các điều kiện tư cách cần thiết để làm lãnh tụ tôn giáo.-
Xuất
xứ đây
Ghi
chú của người dịch: * Reichskonkordat ký ngày 20.07.1933 giữa bộ trưởng Đức Von
Papen và ngoại trưởng Vatican, hồng y Pacelli. Không ngăn cấm hoạt động tôn
giáo nhưng các giám mục khi nhậm chức phải tuyên thệ trung thành với chính phủ
Đức, giáo sĩ không được tham gia các đảng chính trị.
============================================================
Huế, 1968 ================================== |
No comments:
Post a Comment