add this

Tuesday, February 28, 2023

Phan Bội Châu (tiếp theo)

 

 Phan Bội Châu (1867-1940)

Pháp Việt Đề Huề Chính Kiến Thư

Dù là một tài liệu bất thường và ít ỏi so với thiên thư trường hải của Cụ Phan, luận văn nầy gây cho người đọc một ê ẩm (malaise) chẳng phải tự thân của nó mà vì những cảm tình của người đọc đã đầu tư vào nhân vật danh tiếng nầy. Tiếng Anh có thành ngữ spur of the moment, bị thúc bách vô cớ, có thể áp dụng vào đây chăng.

Phan Bội Châu (PBC) đã xất bất xang bang trong mấy năm trước khi đi Thái Lan; nghe nói có lúc ông như ăn mày không có tiền ăn, sau đó nhờ một mệnh phụ giàu có giúp cho cả bầu đoàn gượng sức mà đi Thái Lan, lập một căn cứ. Rồi nghe tin cách mạng Vũ Xương mà trở lui Hoa Lục và đi tù vô lối.

Những nhà viễn tượng (visionnnaire) sống với viễn tượng (vision) của mình rất mãnh liệt, có khi vision thành illusion (ảo tường) là chuyện khác. Những sự kiện dồn dập và tình hình ĐNA đã làm PBC tin chắc Nhật, dù hiện giờ thân thiện với Pháp, vẫn muốn hất chân Pháp. Ở Nhật hay Tàu, PBC đã thấy tham vọng đế quốc của Nhật và Nhật có đủ phương tiện thực hiện; ông thấy Pháp đã yếu thế, mà chiến tranh đã bùng nổ, không biết phe của Pháp sẽ thắng hay thua.

Lúc Nhật xuất quân, VN chỉ sẽ tôm tép trên địa bàn chính trị ĐNA và sẽ bị dập nát. Đó là mối lo của ông và ông nghĩ người Pháp, nếu có chuẩn bị ngay, sẽ không bị bão kéo sập và nương vào đó VN có thể hưởng nhờ lá chắn; nhưng VN không thể ngồi yên chờ sung rụng mà phải cộng tác với Pháp giúp nhau giữ nhà.

Tinh thần thực tiển (pragmatisme) ấy có thể giúp chúng ta bớt đi rất nhiều phản ứng bất lợi cho PBC. Với ông, nước Pháp là le meilleur des pires, cái khá nhất trong những cái xấu nhất. Cứu cánh biện minh phương tiện.

Tuy vậy, từ khi ra tù, PBC hầu như không có một định hướng nào. Nếu muốn theo Pháp ông đã có những đường dây, là những người xưa kia trong nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục đã hợp tác với Pháp thành ông nầy ông nọ. Tối rượu sâm banh sáng sữa bò. Nhưng ông đã không làm.

Thật ra trước đó ông đã chơ vơ. Không nhờ được Nhật mà còn bị trục xuất. Hoạt động chính trị của ông trên thực tế chỉ ở trên lãnh thổ Tàu. Ông đã tham dự vào kế hoạch hôn nhân Việt Hoa hầu có một số hậu duệ biết hai thứ tiếng có nguồn gốc đôi để được Tàu giúp. Ông đã xem định mệnh của VN dính vào định mệnh của Tàu. Ông đã thành lập Tân Hoa Hưng Á Hội (cải thiện Tàu làm mạnh các quốc gia Á Châu). Ông đã biếu chính quyền Tôn Dật Tiên 500 khẩu súng trường mua cho Đề Thám nhưng không chuyển được. Rồi cũng tay người Tàu đưa ông vô tù mà còn muốn giao Pháp trừng trị.

Lương Khải Siêu khuyên ông nên vận động tâm lý người Việt quốc nội nhưng cố gắng truyền bá tư tưởng của ông không thành công.

Chính vì không chủ định, ông đã hướng về Moscou và đã chứng tỏ nhiệt tình bằng việc dịch ra Hán Văn một cuốn sách về cách mạng Nga. Ông đang muốn đi thêm vào con đường nầy bằng cách chấp nhận thảo luận việc chung với Lý Thụy tại tòa đại sứ Nga, sau khi đã thăm dò đường đi nước bước.

Đai diện chính phủ Đức ở Thái Lan hứa sẽ giúp thêm tiền bạc và quân dụng nếu tổ chức của PBC làm được vài việc gì cụ thể; những cụ thể ấy không thực hiên được và chuyện ngưng ở đấy. Có lẽ Pháp biết sự bất cố định tâm của PBC đã không mời ông hợp tác trong lúc nhiều người xưa kia theo Đông Kinh Nghĩa Thục nay có quyền hành và giàu sang như Nguyễn Bá Trác, chễm chệ ở Huế nơi PBC bị câu lưu.

Hồi ký của Nguyễn Thiệu Lâu không giúp gì thêm. Sử gia nầy đã gặp PBC đôi lần ở dốc Bến Ngự ít lâu trước khi ông chết 1940. PBC luận về thành bại một cách bình thường: "Thất bại là lỗi tại mình. Nhưng cũng tại thời cơ chưa tới. Vã lại người ta quá khôn mà dân mình thì quá dại". Khách nói đã hiểu chủ muốn nói người ta là ai. Nhưng độc giả của khách thì mù mờ, đoán là người Pháp. PBC chỉ vào năm sáu đứa học trò con nít mà nói: "tôi dạy chúng vài chữ Nho để biết khấn vái ông bà, chứ Hán Học thì tàn từ lâu nay rồi". Trước đó dăm ba phút PBC nói giới tân học không thể hiểu chữ Nho thứ ngôn ngữ duy nhất mà ông dùng để viết, không thể hiểu những tác phẩm của ông.

Nói về việc PBC bị bắt ở Quảng Châu, từ 1861 đến 1943 là nhượng địa của Pháp nên cảnh sát ập vào tòa đại sứ Nga bắc PBC. Nói lại, HCM lúc ấy mang tên Lý Thụy làm việc trụ sở ngoại giao nầy như một công dân Nga với chức vụ thư ký, thông ngôn và phiên dịch. Lý Thụy gặp PBC tại Thượng Hải và mời gặp nhau bàn việc chung tại Quảng Đông, nhiều sách cho rằng Lý Thụy bán tin nầy cho Pháp để lấy tiền và PBC xộ khám đem về Hà Nội.

Không rõ các sách nầy có dùng tài liệu của sở mật thám Tây hay không. PBC thế nào cũng biết các tô giới của Pháp ở Hoa Lục như ở Thượng Hải, Hán Khẩu và Quảng Đông, trong lúc ông vẫn mang án tử hình khuyết danh. Điều nầy đáng ngạc nhiên, có thể ông tin đặc miễn ngoại giáo của trụ sở nầy chăng?

Có hai tác giả không đồng ý về việc bán tin cho Pháp và xem đó là tuyên truyền chống cộng. Họ lý luận rằng Lý Thụy tự xem là kẻ kế nhiệm PBC lãnh đạo phong trào chống Pháp và sẽ tôn PBC làm biểu tượng. Thiết nghĩ lý luận nầy rất viễn vông. Khi đến tòa đại sứ nầy PBC xem như đã không còn ảnh hưởng và đã tìm cách đi vào quỹ đạo Liên Xô.

PBC đã gặp những nhân vật cao cấp đại diện Nga ở Bắc Kinh, ở Thượng Hải và Quảng Đông. Tuy không đến đấy để gặp trưởng phái bộ Nga, PBC đến với một uy thế ngầm nói chuyện với thư ký Lý Thụy.

Trong cuốn băng nhựa ghi ký, Kroutchev cho biết HCM muốn được Staline xem ngang với các trưởng phái đoàn đảng từ Âu Châu dự đại hội quốc tế sắp đến. Staline trả lời: có ai biết ông đâu, ông âm thầm đến Moscou. HCM đáp: muốn vậy thì ông hãy đưa tôi lên một chiếc máy bay rồi ông ra phi trường tiếp đón tôi. Rất có thể HCM biết Nga đầu tư vào PBC khá nhiều vì tin rằng PBC sẽ đưa nhiều thanh niên huấn luyện vô sản, họ đã thấy PBC nhiều tác phẩm đã yêu cầu ông viết sách quản bá giúp Nga, như ông đã dịch cuốn sách về cách mạng 1917.

Chuyện chỗ khác, theo sử gia Trần Gia Phụng, Canada, HCM ganh tài với Phạm Quỳnh, HCM gặp PQ trong nhà Nguyễn Thế Truyền và biết Phạm Quỳnh đi diễn thuyết và có nhiều bài trên báo trong lúc HCM phải thuê người viết đơn xin vô học trường bảo hộ, mà đơn có vài chỗ sai văn phạm. Ông Phụng cho rằng vì vậy HCM đã ra lệnh giết PQ.

Chính kiến thư không giúp gì cho tác giả, không một chút đặc ân nào của người Pháp. Toàn quyền Varenne cho ông an trí ở Huế vì áp lực quần chúng. Dân chúng xôn xao, Pháp mới cho biết tên người mới ở Quảng Đông đưa về là PBC. Chính sách Pháp Việt Đề Huề không thể bóp mũi những nhân vật như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, không làm dịu được lòng người. Pháp ân huệ "probation" cho PBC không vì luận văn bất thường nầy, luận văn "spur of the moment", mà sợ chuyện không hay xẩy ra. Varenne xả cái xú bắp nơi PBC.

Xin xem bài trước: Phan Bội Châu chống Pháp?

===========================================================

Vũ Đình Trường,  Trường Bô Binh Thủ Đức

===================================


No comments:

Post a Comment