thiết giáp Marder, Đức
Ukraine ngưng bắn kiểu Triều Tiên?
How Might the Violence in Ukraine Come to an End? Rene Pfister, Ann Dorit Boy, Matthias Gebauer Der Spiegel Feb 10, 2023 Tôn Thất Tuệ dịch
Nga đánh vào Ukraine cả năm rồi; nay làm sao chấm dứt
chiến tranh đây? Dường như Nga ngày một xa cách mục tiêu chiến thắng vinh quang nhiều hơn; nhưng chiến thắng dành cho Ukraine vẫn xa mờ, xa xôi, quá xa xôi, khó bề
nắm lấy. Tuy vậy, hãy tìm xem cuộc tranh chấp nầy có thể kết thúc theo đường hướng
nào.
Khởi đầu một cuộc chiến rất dễ nhưng chấm dứt cuộc chiến
muôn bề khó khăn. Cuộc chiến càng lớn càng thêm ảo tưởng đè bẹp đối phương như
trở bàn tay.
Tháng 8, 1941 trên đường ra mặt trận Áo, lính Đức đã
quẹt viết trên vách toa tàu: “mình đang đi nghỉ mát ở Paris” nhưng Hitler phải mất năm năm đánh đấm cho đến khi tự sát. Cũng vậy, khi xua quân dập nát cỏ Ukraine,
Putin tin chắc trong vài ngày là chiếm thủ đô Kyiv và đặt một chính phủ bù
nhìn. Nhưng viễn ảnh ấy tiêu ma khi Tây Phương cung cấp hỏa tiển chống thiết
giáp; chiến cuộc cho thấy Nga không đủ sức kiềm chế một dân tộc sẵn sàng bảo vệ
tự do và chủ quyền. Khi bản ghi chiến công dài thêm, Ukraine đã thay đổi mục
tiêu, là chiến thắng toàn vẹn thay vì sống còn qua cơn hoạn nạn.
Chiến tranh là một con quỷ ngồi trên đầu kẻ khởi chiến.
Putin hy vọng nhờ cuộc xâm lăng nầy mà phục hồi Liên Xô nhưng nay ông thấy
không những phải đương đầu với binh lực can trường của U mà còn lo cho sự sống
còn bản thân, sự nghiệp chính trị của mình. Về phía Ukraine, năm 2019, Zelensky
tranh cử với khẩu hiệu giải quyết hòa bình cuộc tranh chấp với lân bang Nga;
nhưng nay ông chủ trương dùng quân sự giải vây cho toàn xứ sở, lấy lại các vùng
bị chiếm, kể cả bán đảo Crimea.
Điều nầy đã làm U trở thành một mấu chốt trong chính
trị thế giới thay vì im lìm trong nhiều năm qua. Kết quả cuộc chiến sẽ gây nhiều
ảnh hưởng khắp nơi. HK cho rằng nếu Putin nuốt trôi Ukraine thì ai cấm ông nuốt
những quốc gia xưa kia trong Liên Xô như Moldova, các xứ quanh biển Baltic. Nếu
Putin thắng, Bắc Kinh sẽ làm theo mà chiếm Đài Loan.
Sau một năm giao tranh, câu hỏi hiện đang được nêu lên
là: cái cuộc chiến ảnh hưởng sâu xa qua khỏi biên giới Nga và Ukraine sẽ chấm dứt
như thế nào? Hỏi thế, nhưng sự kết thúc vẫn còn xa, năm nầy năm nọ, chứ không
nhanh đâu, đồng thời không ai dám đoán chắc chung cuộc sẽ như thế nào. Do đó,
xin nêu vài đường hướng, vài kịch bản (scenario) làm những khả thể tương lai.
kho lúa mì Ukraine |
Kịch bản 1: Ukraine thắng
Chiến thắng của U gồm những gì? Phải chăng là một chiến
thắng bao gồm sự mất đất nhưng sống còn như một quốc gia độc lập được Tây
Phương trang bị vũ khí đến mức Nga không đám đụng tới nữa? Nhưng với TT Zelensky
và đa số dân chúng chỉ có một kết cuộc có thể chấp nhận là Nga rút khỏi U không
còn chiếm một tất đất nào. Thực tế hay không, còn tùy nhưng đó vẫn là một mục
tiêu rõ ràng. Mùa xuân năm rồi, trước cuộc chiến, Zelensky đã chuẩn bị sẵn sàng
để thương lượng với Putin về Donbas và Crimea nhưng nay chuyện nầy không đặt ra
nữa. 85% dân chúng phản đối nhượng đất cho một chế độ đã sát hại thường dân.
Thảm sát Bucha đã nuôi dưỡng tinh thần chống Nga; cảm tính nầy phải được lưu ý
khi quan niệm chiến thắng của Ukraine.
Nga hiện chiếm 1/5 lãnh thổ. Lấy lại đất nhiều chừng
nào thì hy vọng chiến thắng tăng chừng ấy và ảnh hưởng tốt đẹp kinh tế và chính
trị.
Nhưng Ukraine có thể hạ Nga về quân sự hay không?
Khá nhiều chuyên gia quân sự Tây Phương lạc quan dè dặt về khả thể chiến thắng của Ukraine, đặc biệt vì Nga thường vấp
ngã trên chiến trường. Ngược lại, quân lực Ukraine đã cố sức lấy lại được nửa số
đất mà Nga chiếm chớp nhoáng khi nổ súng ngày Feb 24, 2022. Ukraine đã chận
không để Putin lấy thủ đô Kyiv, tái chiếm Kherson và đuổi quân Nga qua bên kia
bờ sông Dniper chia đôi đông tây Ukraine.
Quân lính hai bên phải cầm cự dậm chân tại chỗ theo một
chiến tuyến như trong thế chiến thứ nhất. 2.000 làng xã và thị trấn hiện dưới
quyền kiểm soát của Nga thì khó mà giải tỏa, không dễ như các phần đất mới tái
chiếm nói trên.
Quân Nga đã bám sát và biết rõ địa thế chiến thuật.
Putin đã chấn chỉnh nền kinh tế chiến tranh trong vùng và đưa vào một nửa trong
số 300 ngàn tân binh quân dịch.
Theo chuyên gia quân sự Mỹ Michael Kofman, Nga thường
phủ đầu Ukraine bằng những đợt biển người thu nhỏ với lính chưa được huấn luyện
đầy đủ và trang bị kém. Đối đầu chiến thuật nầy, Ukraine cần nhiều vũ khí và đạn
dược.
Cuối năm qua, Bộ Chỉ Huy Ukraine cho biết đang cần 300
xe tăng để phản công. Nhưng tiếp viện nầy sẽ không đến chiến trường trong tương
lai gần. Đức hứa cuối tháng March sắp đến sẽ chuyển giao 14 xe tăng Leopard, 2
xe tăng hạng nặng và 40 thiết vận xa Marder. Trong khi chờ đợi Đức hiện huấn luyện
cách xử dụng tại các căn cứ quân sự Đức.
Nhưng dự án không dễ thi hành theo dự định. Xe tăng
Leopard thuộc loại xe cũ thời chiến tranh lạnh, nay đem ra dùng phải tu sửa, dầu
mỡ thì hết năm nay 2023 mới hy vọng chuyển giao xong. 31 xe tăng Abram mà HK hứa
cho sẽ đến nơi vào cuối năm là thời hạn sớm nhất, sau đó Đức sẽ giao số xe tăng
của Đức.
Với yếu tố thời gian như trên, câu hỏi cũ đã sửa
thành: Phải chăng những người ủng hộ Ukraine thật tình muốn Ukraine thắng cuộc?
Biden luôn theo đường lối hai mặt: quản đại rộng
rãi kèm với dè dặt, rụt rè. Ông đã chấp thuận gởi quân dụng trị giá
30 tỷ, nhưng chuyển giao vũ khí cầm chừng. Đi đầu là súng chống chiến xa, rồi
tiếp đến súng cối, rồi đến hỏa tiển vác vai, rồi mới đến xe tăng. Biden hiện
không đồng ý chuyển giao phi cơ chiến đấu.
Bộ ngoại giao HK nói Mỹ muốn thỏa mãn nhu cầu của
Ukraine trên chiến trường nhưng không muốn đánh nhau với Nga. Đức và Pháp đều
theo đường lối ấy và chỉ nhỏ giọt gởi giúp vũ khí làm màu.
Sự kiện lết từng bước nầy đã tạo ra phẩn nộ ở Ukraine,
ở những nước Trung Âu như Ba Lan, Tiệp, các nước quanh biển Baltic. Một số ủng
hộ viên của Biden cũng bất mãn. Cựu đại sứ HK tại Nga Michael McFaul yêu cầu Nato
làm vụ nổ lớn (big bang) ồ ạt cấp cho Ukraine hỏa tiển đường dài, drone có trang
bị vũ khí, xe tăng, phóng pháo cơ; ông đề nghị HK cấm vận mọi nhân viên chính
phủ Nga. McFaul nói nếu HK tiếp tục viện trợ quân sự và kinh tế từng giọt một,
không bao giờ chúng ta có thế giúp Ukraine chấm dứt chiến tranh. Ben Hodges, cựu
chỉ huy các lực lượng HK ở Âu Châu cũng đồng ý như vậy và ông đã chỉ cách lấy lại
Crimea.
Tóm lại, vẫn có khả thể Ukraine chiến thắng bằng quân
sự. Dĩ nhiên với điều kiện HK và các đồng minh Âu Châu xem đó là mục tiêu chính
yếu của mình. Để chiến thắng, Ukraine cần nhiều trợ giúp, gấp bội phần, so với
những gì đã tiếp nhận.
thủ đô Kyiv |
Kịch bản 2: Nga thắng
Không ai có thể biết rõ quan niệm của Putin về chiến
thắng ở Ukraine. Putin không bao giờ công khai xác nhận mục tiêu chiếm toàn xứ
Ukraine hay chiếm thủ đô Kyiv, mặc dù lính của ông đã uy hiếp muốn chiếm Kyiv
trong những ngày đầu chiến cuộc. Lời biện minh tiên khởi là bảo vệ dân chúng
Donbas khỏi tay sát hại của bọn Nazi tân thời. Nhưng Putin luôn đặt vấn đề (để phủ
nhận) sự hiện diện của Ukraine như một quốc gia độc lập. Mục tiêu chiến tranh của
ông không phải là chiếm một vài vùng lãnh thổ của Ukraine mà áp đặt sự kiểm
soát toàn diện về chính trị trên toàn cõi Ukraine và biến Ukraine thành một chư
hầu như Belarus.
Chiến thắng của Putin rất mong manh. Cho dù Kyiv được
đặt dưới một nền hòa bình ép buộc, dân quân và kẻ chuyên phá hoại sẽ không để
cho kẻ chiếm cứ Nga sống yên ổn. Khó lòng mà nói đa số dân Ukraine đã biến
thành những công dân ngoan ngoãn của Putin.
Nhà độc tài Nga sẽ thu nhỏ quan niệm về chiến thắng. Nếu
Putin và thuộc cấp tái lập kiểm soát toàn diện bốn vùng Luhansk, Donetsk,
Kherson và Zaporizhzhia, đồng thời được quốc tế công nhận, nếu được vậy thì
Putin còn giữ được mặt, không mất mặt với làng. Nhưng tới đó thật vô cùng khó khăn.
12 tháng can qua đã tạo ra những nhóm nhỏ hiếu chiến và to tiếng. Những nhóm quốc gia cực đoan nầy không thể nào chấp nhận
thứ chiến thắng cỏn con và trở thành những mối nguy hiểm nội địa cho Putin. TT
Nga sẽ còn rất ít option để biến chiến tranh thành chiến công cá nhân. Tây
phương quả thực lo ngại việc Putin dùng vũ khí hạch nhân. Nhưng sử dụng thực sự
thì ông lâm vào các mối nguy không lường trước và cũng không giúp gì ông trên
chiến trường.
Quân đội Ukraine hiện phân tán mỏng để không bị thiệt
hại vì từng cú bom một. Vũ khí hạch nhân chiến thuật có thể đưa đến leo thang hạch
nhân, do đó Putin dọa để tây phương ngưng gởi quân viện.
Nếu đúng như vậy, ngưng quân viện thì chỉ trong một tuần,
Kyiv sẽ thất thủ và Zelensky sẽ phải nhượng bộ tối đa, nếu không muốn nói đầu hàng.
Hiện nay không có dấu hiệu Âu Mỹ muốn rút lui theo ý của
Putin.
Nhưng Putin sẽ dùng kế sách mua thời gian. Dần dà, Tây
Phương sẽ mỏi mệt, mất sức. Đó là cách Nga đã đánh bại Napoléon và Hitler.
Quân lính của Putin không được trang bị một lý tưởng nào
nhưng ông cai trị một dân tộc gồm 143 triệu người, gồm 25 triệu dưới cờ. Cuộc
thăm dò dư luận của tổ chức nghiên cứu độc lập Levada cho biết ¾ dân chúng ủng
hộ ”cuộc hành quân đặc biệt”. Trong lúc ấy, thành phần chống đối đã chết, đã
lưu vong hay bị câu lưu.
Dư luận quần chúng Tây Phương thay đổi tùy lúc. Khởi đầu
chiến tranh, đa số dân Đức ủng hộ gởi quân dụng cho Ukraine, nay chỉ còn chưa được
một nửa. Nếu đảng Cộng Hòa thắng cử tổng thống 2024, chính sách HK sẽ
thay đổi toàn diện; các đồng minh Âu châu sẽ thiếu phương tiện giúp Ukraine. Dư
luận quần chúng Mỹ đã bắt dầu nghiêng về chủ trương ngưng viện trợ.
hoa hướng dương, Ukraine |
Kịch bản 3: Bế tắc đẩm máu.
Đó là tình trạng không bên nào thắng. Âu châu phải luôn
mang theo bên người một vết thương ngày một rộng hơn tức là người bạn Ukraine ngày ngày
dấng thêm sâu vào bế tắc. Nga vẫn hy vọng sẽ kiểm soát toàn cõi Ukraine mà
Ukraine không muốn mất một tất đất. Nhưng mỗi bên đều có sở trường sở đoản, khó
bề so sánh. Nga và Ukraine trưởng thành khác nhau xuyên lịch sử, hai nước không
ngang bằng về hầu hết các phương diện.
Đồng minh Đức ngày một thêm áp lực của dân chúng đòi hỏi
một giải pháp ngoại giao cho Ukraine. Các đồng minh khác đang đi theo hướng nầy.
Thiên hạ rủ nhau đọc lại lịch sử chiến tranh Triều Tiên như một phóng phát để
dựng một giải pháp cho cuộc tranh chấp gọi là đóng băng cứng nầy. Thỏa ước ngưng
bắn 1953 đã tạo ra một vùng phi quân sự rộng 4 km cắt ngang bán đảo Liêu Đông
giữa Bắc và Nam Hàn. Hai bên quân sĩ cứ việc nhắm súng chỉa vào nhau nhưng không
được bước vào; dung đất nầy có hằng triệu địa lôi, mìn chống người (landmine), bước vô mà chết à?
Nhiều nhân vật trong chính quyền HK hiện nay xem đó là
giải pháp khả thi; sau đó Ukraine sẽ được trang bị như con nhím, Nga xông vào sẽ
ăn lông nhím lũng bụng. Những người nầy cho biết đang giúp Ukraine có được một
thời điểm thuận lợi để vào bàn hội nghị.
Những người nầy nói rằng họ chưa biết Ukraine và Âu Mỹ
sẽ phải làm gì nếu Nga đưa ra quyết định sẽ tự ý ngưng bắn, đổi lấy việc quốc tế
công nhận hai “cộng hòa nhân dân” Luhansk và Donetsk.
Dĩ nhiên không bao giờ Kyiv chấp nhận ngưng bắn kiểu
Nga và tiếp tục chiến đấu. Nhưng Ukraine phải toàn thắng (không để dây dưa) trước
Nov 2024, mùa bầu cử HK vào lúc Biden phải dùng xe “ngưng chiến” để vào White
House lần thứ hai. Nếu được vậy Ukraine mới không mắc vào lưới ngưng chiến của Nga
và ngay cả của Âu Mỹ.
Ngưng chiến theo kiểu Triều Tiên không thể tạo nên một
nền hòa bình lâu dài vững chắc. Âu Mỹ sẽ hứa hão những vùng đất Nga chiếm vẫn là
đất Ukraine, sẽ tính sau. !!!!!!!!!!!.
Giải pháp nầy là miếng mồi ngon của Putin.
Nhưng chẳng may, bất hạnh thay, kịch bản nầy ngày một
hấp dẫn. Chủ rạp và đạo diễn bắt đầu tìm diễn viên để đưa lên sân khấu. Zelensky
không thể thuyết phục dân chúng đây là một chiến thắng, và Ukraine không còn đủ
điều kiện gia nhập Nato và Liên Âu.
Những di lụy lịch sử từ khi có độc lập đến ngày súng nổ
Feb 24, 2022, vẫn tồn tại, không mất đi vì chiến tranh hay ngưng bắn. Vẫn còn ảnh
hưởng của giáo khu Orthodox Moscou đối với 80% giáo dân, bọn cướp hoành hành
(kleptocracy) và những lề thói chính trị ăn sâu từ thời Liên Xô, nay lại thêm cái "chiến thắng" (?) nửa vời, lòng người phân hóa thì Ukraine đáng làm cho các quan sát viên lo ngại.--- Xuất xứ đây
=======================================================
No comments:
Post a Comment