Vũ Hữu Định ơi, ngựa hí tiếng gì?
Hoàng Lộc * 1997
Cuối năm 1972, trên đường về nguyên quán Quảng Nam, từ Biên Hoà – tôi có đọc ở tạp chí Văn một bài thơ của Vũ Hữu Định. Tôi nhớ nằm lòng câu kết của bài thơ:
nhớ mẹ thương em, ngựa hí tiếng gì?
Đọc câu thơ – thương con ngựa hí. Nhưng hí tiếng gì, chỉ thi sĩ biết?
Năm năm phương Nam - về tới quê, tôi đã ân ái thiệt tình với câu thơ ấy. Thi sĩ Nhâm Ngọ đây rồi - lớn hơn tôi một tuổi– chưa gặp mặt mà vẫn cứ…vi huynh!
Mùa thu năm 1973, trong một đêm đọc thơ do trường trung học Trần Quí Cáp tổ chức tại Hội An, tôi chính thức quen biết Vũ Hữu Định. Anh vừa đọc thơ, vừa hát – cùng một giai nhân – bài Còn Một Chút Gì Để Nhớ. Tiết mục do anh phụ trách rất duyên dáng, sinh động – giúp cho đêm thơ thành công. Bữa ăn khuya sau đó, tôi đã hỏi anh: Vũ Hữu Định ơi, ngựa hí tiếng gì? Anh cười đáp: Đợi đi - sẽ trả lời!
Trước Tết năm ấy, Vũ Hữu Định ghé tìm tôi ở trại Ức Trai, số 2 Thanh Sơn, Đà Nẵng với một mẫu bìa báo xuân. Anh nhờ tôi xin bộ chỉ huy đơn vị tôi in giúp 500 bìa báo, như một đóng góp nuôi trẻ bơ vơ mà anh hiện đang là … phó giám đốc! Cũng may, tôi đã lo xong việc này. Bữa giao bìa cho anh, tôi lại hỏi: Nói đi ! Ngựa hí tiếng gì? Anh vẫn cười: Chưa trả lời được - đợi đó !
Giữa năm 1974, tôi bận học một lớp chuyên môn ở Đà Lạt. Bỗng dưng tôi thấy Đà Lạt rất giống Pleiku của Vũ Hữu Định: cũng em má đỏ môi hồng, cũng buổi chiều nào cũng chiều mùa đông, cũng anh khách lạ đi lên đi xuống. Ấy mà tôi không thể bắt bài thơ Pleiku của anh nói giùm chuyện Đà Lạt của tôi! Tôi chiêm nghiệm ra một điều: em của thi sĩ là Em Pleiku nên mới có cái má màu đỏ, cái môi màu hồng của câu thơ ấy. Có khi đến giờ này, hễ nói đến Em Má Đỏ Môi Hồng– không thể không nghĩ tới Em Pleiku. Còn anh khách lạ phải chỉ là Vũ Hữu Định, mới biết các buổi chiều, mới đi lên đi xuống phố núi kia, đi năm phút trở về chốn cũ – cùng nỗi reo mừng chỉ trong lòng anh reo: may mà có em đời còn dễ thương !
Hèn chi hai lần tôi hỏi anh ngựa hí tiếng gì, anh chỉ bảo: đợi! Anh không trả lời như đã trả lời: Thử giang hồ để thấy chẳng ai phong ấn, rồi từ quan trở lại quê, nghe ngựa hí- sẽ biết ngựa hí tiếng gì!
Những lần gặp sau, tôi không còn hỏi anh câu hỏi cũ.
Ra tù cuối năm 1981, về lại Hội An, tôi mới hay tin Vũ Hữu Định qua đời. Anh với tôi, tình thân đủ để chào nhau, chửi nhau - cả để đọc thơ cho nhau nghe. Tình thân ấy còn cho tôi biết một chuyện tình đẹp của anh và được đọc bản thảo tập thơ Yêu Như Tình Đầu. Vậy mà từ năm 1982 đến 1993, tôi chưa lần nào đến viếng mộ anh! Có lẽ cái mặc cảm “đi chưa đủ đi - sống chưa sống đủ “ của tôi, khiến tôi thẹn ngượng cùng hương hồn người bạn cũ? Tôi đã hoài không biết ngựa hí tiếng gì?
Lúc tôi viết những dòng này, người ta gọi là Đêm Trời Tây – và Vũ Hữu Định đang nằm giữa ban ngày quê nhà. Tôi muốn đổi cùng anh mà không thể được rồi! Anh từng lang thang khốn đốn nơi ấy - để nằm xuống nơi ấy. Tôi từng như anh mà không được như anh. Anh cũng không thể từng như tôi để chạm mặt Đêm Trời Tây, những Đêm Trời Tây, tôi nghe ngựa hí.
Hoàng Lộc * 1997
Cuối năm 1972, trên đường về nguyên quán Quảng Nam, từ Biên Hoà – tôi có đọc ở tạp chí Văn một bài thơ của Vũ Hữu Định. Tôi nhớ nằm lòng câu kết của bài thơ:
nhớ mẹ thương em, ngựa hí tiếng gì?
Đọc câu thơ – thương con ngựa hí. Nhưng hí tiếng gì, chỉ thi sĩ biết?
Năm năm phương Nam - về tới quê, tôi đã ân ái thiệt tình với câu thơ ấy. Thi sĩ Nhâm Ngọ đây rồi - lớn hơn tôi một tuổi– chưa gặp mặt mà vẫn cứ…vi huynh!
Mùa thu năm 1973, trong một đêm đọc thơ do trường trung học Trần Quí Cáp tổ chức tại Hội An, tôi chính thức quen biết Vũ Hữu Định. Anh vừa đọc thơ, vừa hát – cùng một giai nhân – bài Còn Một Chút Gì Để Nhớ. Tiết mục do anh phụ trách rất duyên dáng, sinh động – giúp cho đêm thơ thành công. Bữa ăn khuya sau đó, tôi đã hỏi anh: Vũ Hữu Định ơi, ngựa hí tiếng gì? Anh cười đáp: Đợi đi - sẽ trả lời!
Trước Tết năm ấy, Vũ Hữu Định ghé tìm tôi ở trại Ức Trai, số 2 Thanh Sơn, Đà Nẵng với một mẫu bìa báo xuân. Anh nhờ tôi xin bộ chỉ huy đơn vị tôi in giúp 500 bìa báo, như một đóng góp nuôi trẻ bơ vơ mà anh hiện đang là … phó giám đốc! Cũng may, tôi đã lo xong việc này. Bữa giao bìa cho anh, tôi lại hỏi: Nói đi ! Ngựa hí tiếng gì? Anh vẫn cười: Chưa trả lời được - đợi đó !
Giữa năm 1974, tôi bận học một lớp chuyên môn ở Đà Lạt. Bỗng dưng tôi thấy Đà Lạt rất giống Pleiku của Vũ Hữu Định: cũng em má đỏ môi hồng, cũng buổi chiều nào cũng chiều mùa đông, cũng anh khách lạ đi lên đi xuống. Ấy mà tôi không thể bắt bài thơ Pleiku của anh nói giùm chuyện Đà Lạt của tôi! Tôi chiêm nghiệm ra một điều: em của thi sĩ là Em Pleiku nên mới có cái má màu đỏ, cái môi màu hồng của câu thơ ấy. Có khi đến giờ này, hễ nói đến Em Má Đỏ Môi Hồng– không thể không nghĩ tới Em Pleiku. Còn anh khách lạ phải chỉ là Vũ Hữu Định, mới biết các buổi chiều, mới đi lên đi xuống phố núi kia, đi năm phút trở về chốn cũ – cùng nỗi reo mừng chỉ trong lòng anh reo: may mà có em đời còn dễ thương !
Hèn chi hai lần tôi hỏi anh ngựa hí tiếng gì, anh chỉ bảo: đợi! Anh không trả lời như đã trả lời: Thử giang hồ để thấy chẳng ai phong ấn, rồi từ quan trở lại quê, nghe ngựa hí- sẽ biết ngựa hí tiếng gì!
Những lần gặp sau, tôi không còn hỏi anh câu hỏi cũ.
Ra tù cuối năm 1981, về lại Hội An, tôi mới hay tin Vũ Hữu Định qua đời. Anh với tôi, tình thân đủ để chào nhau, chửi nhau - cả để đọc thơ cho nhau nghe. Tình thân ấy còn cho tôi biết một chuyện tình đẹp của anh và được đọc bản thảo tập thơ Yêu Như Tình Đầu. Vậy mà từ năm 1982 đến 1993, tôi chưa lần nào đến viếng mộ anh! Có lẽ cái mặc cảm “đi chưa đủ đi - sống chưa sống đủ “ của tôi, khiến tôi thẹn ngượng cùng hương hồn người bạn cũ? Tôi đã hoài không biết ngựa hí tiếng gì?
Lúc tôi viết những dòng này, người ta gọi là Đêm Trời Tây – và Vũ Hữu Định đang nằm giữa ban ngày quê nhà. Tôi muốn đổi cùng anh mà không thể được rồi! Anh từng lang thang khốn đốn nơi ấy - để nằm xuống nơi ấy. Tôi từng như anh mà không được như anh. Anh cũng không thể từng như tôi để chạm mặt Đêm Trời Tây, những Đêm Trời Tây, tôi nghe ngựa hí.
Tiếng ngựa Hồ
trong truyền thuyết, hí vì gió bắc. Ngựa gì ở Đêm Trời Tây hí vì gió đông. Tôi
nghe tiếng ngựa như anh đã từng nghe. Tôi biết ngựa hí tiếng gì như anh đã biết.
Lẽ nào vì anh có tuổi Nhâm Ngọ mà nghe tiếng ngựa giỏi hơn tôi???
Đọc tập thơ, bè bạn in vì anh, khi tôi rõ ra ngựa đã hí tiếng gì! Thơ anh dung dị đến vậy, vẫn có câu phải đọc hơn hai mươi năm mới thấm. Anh đã là thi sĩ từ những câu thơ ấy.
Đọc tập thơ, bè bạn in vì anh, khi tôi rõ ra ngựa đã hí tiếng gì! Thơ anh dung dị đến vậy, vẫn có câu phải đọc hơn hai mươi năm mới thấm. Anh đã là thi sĩ từ những câu thơ ấy.
==========================
=================
No comments:
Post a Comment