(tôn thất tuệ, 1939 bến ngự huế, tiểu học nam giao, biết đọc biết viết, georgia usa 30747)
add this
Thursday, November 30, 2023
Wednesday, November 29, 2023
Bầu cử Đài Loan
Bầu Cử Tổng Thống Đài Loan
The Washington Post Nov 27
Đài Loan sẽ đi bầu tổng thống ngày Jan 13 2024; nếu
không ưa thích kết quả, Bắc Kinh sẽ gây lộn xộn trong bang giao với HK. Bắc
Kinh nói đây là cuộc chọn lựa hòa bình hay chiến tranh, đồng thời gia tăng với
cường độ chưa từng thấy chiến dịch hăm dọa chiếm đảo quốc nầy bằng quân sự.
Tập Cận Bình ở San Francisco lưu ý Joe Biden rằng Đài
Loan là điểm mấu chốt của bang giao Hoa Mỹ. HK tuy công nhận chính sách một nước
Tàu duy nhất, đã ủng hộ dân chủ của Đài Loan và cung cấp vũ khí. Tàu cộng chưa
bao giờ cai trị Đài Loan nhưng nhất quyết đảo nầy thuộc lãnh thổ TC và sẽ chiếm
lại bằng vũ lục nếu Đài Loan không chịu khuất phục.
Các chuyên gia chính trị cho rằng cuộc bầu cử nầy nhằm
tìm ra một nhân vật đủ sức đối kháng sự đe dọa từ lục địa và cộng tác với HK và
đồng minh giảm thiểu nguy cơ chiến tranh. Điểm lạ kỳ nầy có thêm một đảng thứ
ba ra tranh cử làm mất quân bình hệ thống lưỡng đảng hiện nay.
Liên danh quyết liệt nhất chống đối TC hiện đang dẫn đầu.
Đó là liên danh của đảng Dân Chủ Tiến Bộ đang cầm quyền; tuy chính phủ đang bị
phê bình lương bỗng toàn xứ không tăng và giảm sản xuất điện khí bằng nguyên tử
lực. Bắc Kinh ghét đảng nầy và không chịu thương thuyết với bà Thái Anh Văn. Nữ
tổng thống nầy sẽ từ nhiệm tháng sáu 2024 vì quá hai nhiệm kỳ giới hạn.
Đương kim phó tổng thống Lại Thanh Đức được đảng Dân
Chủ Tiến Bộ đề cử tranh chức tổng thống. Ông Đức là một bác sĩ về thận và đã
làm phó từ 2020. Ông đang thuyết phục dân chúng rằng Đài Loan sẽ an toàn dưới sự
lãnh đạo của ông. Vì lẽ tám năm qua, đảng của ông đã xây đắp mối liên hệ vững
chắc với HK, Nhật Bản và các quốc gia dân chủ khác và luôn giữ lập trường chống
lại áp lực của Trung Cộng.
Thành công của ông Đức sẽ làm Bắc Kinh bực bội,
TC đã kết án ông chủ trương ly khai mạnh mẽ hơn bà Thái Anh Văn, luôn chủ
trương Đài Loan độc lập. Sau lần ông Đức viếng thăm thời gian ngắn New York và
San Francisco tháng tám vừa qua, TC đã thao diễn rần rộ quanh Đài Loan để dằn mặt.
Ứng viên phó của ông Đức, bà Tiêu Mỹ Cầm, cựu đại sứ tại Mỹ, đã hai lần bị Bắc
Kinh "cấm vận" (sanctioned). Từ khi làm phó TT, ông Đức trở nên ôn
hòa hơn, ông chủ trương duy trì chủ quyền thực tế (de facto sovereignty) chưa vội
tuyên bố độc lập.
Đảng đối lập chính là Quốc Dân Đảng, chủ trương thân
thiện với Bắc Kinh, tái lập mậu dịch và thương thuyết. Đại diện QDĐ là Hầu Hữu
Nghi, 30 năm trong ngành cảnh sát, thị trưởng Tân Đài Bắc làm việc có hiệu năng
nhưng ít kinh nghiệm ngoại giao và ít hiểu biết về TC. Ông Nghi muốn hợp tác
kinh doanh với Hoa Lục để giảm bớt tương tranh. Ông phản đối Đài Loan độc lập
và xem Đài Loan là một phần của Trung Cộng. Hầu Hữu Nghi chưa phải là ứng cử
viên thuần túy của Quốc Dân Đảng. Ông sinh trên đảo nầy, cha mẹ ông không thuộc
chế độ Tưởng Giới Thach trốn chạy từ Hoa Lục. Cử tri cổ truyển QDĐ không nhiệt
tình ủng hộ nên ông phải chọn ứng viên phó một nhân vật truyền hình luôn chỉ
trích chính phủ, đặc biệt cá nhân bà Thái Anh Văn và ông Đức.
Nhân vật đảng mới là Kha Văn Triết, Dân Chúng
Đảng. Lập trường không rõ ràng. Ông nói hai bên eo bể Đài Loan, chúng ta là một
nhà (one China policy) nhưng Đài Loan cần có sức mạnh quân sự để trừ mối nguy
hiểm của Bắc Kinh. Vị cựu thị trưởng Đài Bắc 64 tuổi nầy chủ trương cải cách hệ
thống công quyền và được một số ít cử tri trẻ ủng hộ. Bác sĩ giải phẩu nầy được
xem là con ''ngựa đen" chia phiếu của đảng Dân Chủ Tiến Bộ của ông Đức.-
Phụ luận, ttt
Vì sao nói Hầu Hữu Nghi không tiêu biểu cho Quốc Dân Đảng?
Năm 1949, Tưởng Giới Thạch thua Mao Trạch Đông và đem bầu đoàn thê tử ra đảo
Đài Loan và hành sử như một xứ đi thuộc địa. Rõ nhất là chế độ "ngoại tỉnh
dân"; chỉ những ai sinh ngoài tỉnh nầy mới được giữ chức vụ lớn nhỏ trong
chính quyền. Hầu như kiểu phải có đảng tịch mới được vô làm. Để chứng tỏ ngoại
tỉnh dân, phải khai quê quán ở Hoa Lục. Theo luật Tàu, quê quán tính theo ông cố
chứ không phải nơi sinh; như vậy ba thế hệ sinh ở Đài Loan vẫn là ngoại tỉnh
nhân. Bố mẹ ông Nghi không thuộc lớp người di tản của Tưởng Giới Thạch. Quân của
Tưởng Giới Thạch đã sát hại dân địa phương, là một sắc dân có ngôn ngữ riêng
như Tiều, Quảng v.v... nhưng ngày nay Đài Loan nói tiếng Quảng Đông nhiều hơn.
Các buổi văn nghệ giúp vui nhân ngày bà Thái Vân Anh nhậm chức có những màn diễn
lại cảnh lính Tưởng Giới Thạch giết dân Đài Loan. Tuy vậy, theo thống kê chỉ 3%
dân số có phả hệ từ lớp người nguyên thủy trên đảo. Hán tộc đã đến lập nghiệp
khi Đài Loan là thuộc địa của Bồ Đào Nha. 1895, nhà Thanh giao Đài Loan cho Nhật
Bản để Nhật trả lại 1945 khi thua trận.
Một phần vì địa dư xa cách lục địa, một phần vì ảnh hưởng
tiến bộ của Nhật, dân chúng Đài Loan cảm thấy là một thực tại chính trị nhân chủng
độc lập. Hơn nữa dù độc tài, Tưởng Giới Thạch vẫn còn để chỗ thở cho tinh thần
dân chủ.
Đáng ngạc nhiên, con cháu của Quốc Dân Đảng bị CS Mao
Trạch Đông đuổi chạy có cờ nay chủ trương đặt mình dưới ách CS Hoa Lục.
Ngành Hoa học (sinology) có cách giải thích chăng?
Nếu đồng ý với bình luận của New York Times (Bắc Kinh chưa sẵn sàng động thủ
lúc nầy), Bắc Kinh đang nhắm về phía Nam biến khu Lưỡi Bò làm cứ địa quân sự và
kinh tế, đâm tuốt đến Úc. Thềm lục địa nầy cạn và nhiều dầu hỏa. Tẩy (stake) ở
Đài Loan của Nhật lớn hơn hay bằng tẩy của Mỹ. Sau lưng Đài Loan là Nhật mà TC
đang nhờ cậy kỹ thuật và tài chánh.
Xa hơn nữa, tận Nam Mỹ, Argentine vừa có tổng thống mới sẽ nhậm chức đầu tháng
12: Javier Milei. Kinh tế gia tự do nầy tuyên bố sẽ không chơi với các nước CS
tức là Trung Cộng hiên đang thành lập một phe trục với các nước Nam Mỹ. Bắc
Kinh đã tỏ vẽ lo ngại. Các xứ to nhỏ quanh Argentine đã tìm cách ngăn chận
Milei nhưng không thành công. Tuy ở Argentine cứ bốn người có một người ăn
lương của chính phủ, và một khối lượng rất lớn dân chúng hiện hưởng trợ cấp,
Javier Milei chủ trương tư hữu hóa tối đa quyền làm chủ của chính phủ. Milei sẽ
thay đồng peso bằng đô la Mỹ (dollarization). Bà phó tổng Victoria Villaruel tốt
nghiệp trường quốc phòng HK, là chuyên gia trừ khủng bố và nội loạn.
Tổng thống mới ở Slovakia, Robert Fico chấm dứt quân viện cho Ukraine, sau một
thời gian dài Slovakia là đồng minh số một của Ukraine. Robert Fico nói cuộc cấm
vận của Tây Phương chẳng hữu ích gì, chỉ làm cho tình hình Ukraine bế tắc.
Friday, November 24, 2023
nghe từ phía Arab
Tương Lai Do Thái
Marvan Bishana, Al Jazeera Nov 24
Được xem là cao điểm của những chính sách đầy tội ác, cuộc chiến thô bao hiện nay ở Gaza, trong trường hạn, là cuộc tự sát, tiêu hủy "nhà nước quốc gia Do Thái to lớn". Thật vậy, việc sát hại dân chúng Palestine dưới chiêu bài tự vệ không giúp gì cho nền an ninh cho sự bền vững tương lai DT. Trái lại, sự việc nầy tạo thêm bất an, cô lập hóa DT, đánh mất sự sống còn dài hạn của DT giữa một vùng đất không lấy gì thân thiện.
Tuesday, November 21, 2023
Gia Phả và Sử Ký
Hyppolyte Le Breton . Hà Nội 1937
Gia
phả các đại tộc các vùng quanh biển và các vũng vịnh cho thấy nhiều chi tiết lịch
sử không có trong Đại Nam Nhất Thống Chí.
Vào
thế kỷ 10, dòng họ Hồ lập nghiệp tại vùng đồi núi Tiên Sinh miền trung du giữa
Quốc Lộ và Sông Con.
Thế
kỷ 13, Hồ Kha xuống vùng đồng bằng gần biển, xây dựng cơ đồ trên đĩnh đồi Bào Đột.
Tiếp đến thời Bảo Khánh của Trần Minh Tông (1314-1324) xuống thấp hơn đến các vũng
vịnh, đắp đê tăng diện tích trồng lúa. Từ đó xuất hiện hai nhóm làng với hai tên
khác nhau là Tam Đôi và Tam Công. Cuộc bành trướng lũy tiến của dòng Hồ là dấu
tích các vũng xưa mang tên chung Diễn Châu biến mất để thành ruộng giữa thế kỷ
10 và 15.
Vào
thế kỷ 15, đất phong của họ Nguyễn làng Thượng Xá gồm hải khẩu Cửa Xa và vũng Hồ
Nước Biển. Cửa Xa đã thành Cửa Lấp. Do đó, ngày nay vùng Đồ Cảm chỉ có một lối
ra là cửa sông Cửa Lò. Lối thông thủy giữa biển và Hồ Nước Biển bị lấp cạn thời
Gia Long. Cho nên vũng nầy thành nước ngọt.
Các
thay đổi nầy được tìm thấy trong gia phả họ Nguyễn Thượng Xá và đúng như địa dư
hiện tồn. Tuy nhiên, Đại Nam Nhất Thống Chí không ghi. Đây là một trong những lỗi
của các người kết tập. Họ chỉ sao chép Nguyễn Trải và còn nói thêm trong vũng có
những sinh vật như các loại sò, là những thứ chỉ sống nước mặn. Xem xét tại chỗ,
hiện nay chỉ có những loài nhuyễn thể sống ao hồ như ốc, hến.
Tất các các làng dựa lưng vào các ngọn đồi giữa Cửa Lò và Cửa Hội đều được thành lập bởi Nguyễn Xí từ thế kỷ 15. Ngày nay chỉ cách biển 2 km, 5 thế kỷ từ núi xuống đến nước, rất nhanh.
Gia
phả có thể giúp chúng ta dựng lại quá khứ theo bốn tụ điểm dưới đây.
1.-
An Tịnh là kinh đô cuối cùng của những triều đại VN bị vây khổn. An Tịnh là nơi
thích hợp được chọn để chỉnh đốn quân ngũ, tập trung lực lượng chống ngoại xâm
Mông Cổ thế kỷ 13 và chống đô hộ của nhà Minh thế kỷ 15. Trong những ngày đen tối
nhất, VN phải rút về An Tịnh. Những dòng họ lớn có thế lực đã tổ chức các cuộc
phản công chống người Tàu và đã thành công. An Tịnh đã cống hiến những chiến công
to lớn nhưng sử ký không ghi chép đầy đủ. Các đại tộc nầy tự gánh chịu các chi
phí chiến tranh như nuôi quân và tiếp tế. Giống như các chư hầu của các vua nước
Pháp.
2.-
Thập nhị sứ quân. Gia phả họ Hồ sẽ giúp độc giả biết nhiều hơn về việc nổi đậy
của 12 sứ quân. Biến cố nầy xẩy ra vào thế kỷ thứ 10 trong thời gian Ngũ Đại bên
Tàu. Lúc ấy Đại Nam thuộc quyền thống trị của nhà Hậu Hán. Lợi dụng tình trạng
vô chính phủ của Tàu, 12 sứ quân ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ tuyên bố độc lập. Gia
phả họ Hồ cho biết sứ quân Diễn Châu là Hồ Hưng Dật, và khu vực nầy trở thành một
phiên quốc. Từ đây, đại tộc hùng cường nầy đã sinh ra hai vị vua. Do đó, dòng họ
Hồ xưng là thuộc chủng tộc thuần túy Đại Việt.
Nhà
Ngô nhà Tiền Lê đều có gốc An Tịnh. Tiên sư của gia tộc uy lực là nhà Hậu Lê là
một trong 12 sứ quân và cai trị Cửu Đức, tức là An Tịnh.
Vậy
thì phải chăng những vị sáng lập các triều đại quốc gia đầu tiên không thuộc dòng
giống thuần túy Đại Việt hay sao?
Câu
hỏi tiếp, Trung Hoa đã áp đặt chế độ nào cho các xứ bị Tàu xâm chiếm. Nếu 12 sứ
quân thuộc giống Việt thuần túy thì đó là chế độ bảo hộ như La Mã đã áp dụng và
như Pháp hiện áp dụng ở Maroc, Tunisie và Đông Dương.
3.-
Nguồn gốc dân tộc Việt. Đáng ngạc nhiên, gia phả họ Hồ ghi rõ dòng họ nầy là hậu
duệ của các vua Nghiêu Thuấn, 25 thế kỷ trước cai trị lưu vực sông Dương Tử.
Những
gia tộc danh tiếng, nhất là của 12 sứ quân, đều thuộc giống Bách Việt gốc ở lưu
vực nầy. Nguồn gốc dân tộc Việt chưa được giải quyết rõ ràng. Các gia phả có thể
nêu các đầu mối để các học giả nghiên cứu thêm. Tuy vậy, phải loại bỏ những giả
thuyết hoang đường như vua Louis 14 tin chắc là hậu duệ của Francus trong huyền
thoại Hy Lạp.
4.- Các sắc dân ở Đại Nam. Theo gia phả của một số gia đình, cư dân An Tịnh có tổ tiên người Chàm và Trung Hoa. Để khai thác các vùng đất nước mặn các vua Lê cho, Nguyễn Xí dùng sức làm việc của tù nhân Chàm và Trung Hoa và sau đó giúp họ thành lập các làng trong lãnh địa của mình. Bị tiếm quyền, hai vua Chàm Chế Ma Nô và Chế Son Nô đem gia quyến qua Đại Việt xin tỵ nạn, được vua Trần cấp đất ở Thu Lũng và Cẩm Trường làm lãnh địa.
Gia phả và văn học
Nói rằng Đại Nam không có văn chương có nghĩa là chưa bao giờ thấy một gia phả nào cả. Văn chương không được in rộng rãi, các bản gỗ rất tốn kém ít ai có đủ tiền làm, đồng thời chính phủ mới có quyền in.
Vì
vậy các tủ sách gia đình của các gia tộc danh tiếng ở Thanh Nghệ Tịnh, ngoài
gia phả, có thêm rất nhiều bản thảo nhiều thể loại văn chương mà thế giới văn học
chưa biết đến. Nhiều sách báo về tiểu sử của Nguyễn Du. Chúng tôi tin là không đầy
đủ vì người viết chưa đặt chân đến Tiên Điền xin ở lại một thời gian đọc các bản
thảo và gia phả của dòng họ danh tiếng nầy.
Nói
rộng ra, văn chương Đại Nam giàu có không như nhiều người Âu Châu đã hoài nghi.
Riêng chỉ việc khai quật các gia phả và các bản thảo trong các tủ sách gia đình
Thanh Nghệ Tịnh, chúng ta sẽ tìm được vô số bài thơ mới, một khối triết
lý và luân lý làm giềng mối cho xã hội và làm giàu thêm học thuật Đông Dương. Những
phát giác mới sẽ được dùng để sửa hay bổ túc các thực lục của triều đình.
Nhưng
là chuyện không dễ. Làm việc nầy cần có người hiểu biết sâu rộng văn học Đại Việt,
hiểu biết rành mạch Hán Học.
Phụ biên của người dịch
Hyppolyte
Le Breton giữ chức đốc học Thanh Hóa. Ông đã xuất bản nhiều sách về tỉnh nầy. Bài
nầy nằm trong một loạt luận văn cho nên nhiều chỗ khó hiểu đã giải thích nơi khác.
Le Breton dùng tên An Tịnh gọi một địa danh ông nói là nơi các
triều đại bị nạn rút về để củng cố lực lượng. Khi viết về Thanh Hóa, trong cuốn
sách cùng tên, Le Breton nói như vậy và dùng
chung thành ngữ những triều đại bị vây khổn (les dynasties aux abois; như con nai bị vây) nhưng tên là An Trường.
Thiết
nghĩ An Tịnh và An Trường là một. Thành An Trường được Lê Lợi cho xây ở tả ngạn
sông Chu trong lúc Hồ Quý Ly xây Tây Kinh ở tả ngạn sông Mã. Le Breton cho rằng
An Trường (khu vực Yên Trường) mới là kinh đô thực sự, là điểm tựa của đòn bẩy
trong vật lý (fulcrum).
Tác
giả cho là kỳ quái khi con cháu họ Hồ tự xưng thuộc chủng tộc thuần túy VN, đồng
thời nói là hậu duệ của vua Nghiêu, vua Thuấn.
Dòng họ nầy xuất phát bên Tàu. Thủy tổ Hồ Hưng Dật thời Hậu Hán rời Chiết Giang đến châu Diễn (Diễn Châu Nghệ An) lập nghiệp trước khi chuyển đến Quỳnh Lưu, thời 12 Sứ Quân. Cháu 12 đời của Hồ Hưng Dật là Hồ Liêm đem từ đường về huyện Vĩnh Lộc Thanh Hóa và làm con nuôi của tuyên úy Lê Huấn, đổi thành họ Lê; bốn thế hệ sau sinh ra Lê Quý Ly, tức là Hồ Quý Ly.
Le
Breton ngạc nhiên khi dòng họ Hồ nại có tông tích từ Nghiêu Thuấn. Nhưng ông sẽ
phải ngạc nhiên nhiều hơn khi theo sử chính thức của triều đình, các vua
Nguyễn là con cháu vua Thần Nông bên Tàu.
Nhiếp
chánh vương Tôn Thất Hân ghi lại như vậy trong một tác phẩm về lịch sử nhà Nguyễn.
Liam Kelly đã viết Trong khi quan niệm quốc gia, giống nòi,
là những đề tài sôi sục ở Âu Châu, giới ưu việt cai trị ở VN chú trọng đến phả
hệ chính trị, kết nối triều đại đương thời vào chuổi kế nghiệp chính thống từ một
hoàng đế thần thoại là Thần Nông. Thân thế của Thần Nông và các vua kế nghiệp
được đề cập trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, thế kỷ 15. Thời điểm nầy cách xa mấy
ngàn năm, tính từ thời gian giả định Thần Nông có thật.
Đốt sạch, giết sạch Gaza
Autumn night falls over the beach of Gaza
Planes are bombing, destruction, destruction
Look the IDF is crossing the line
to annihilate the swastika-bearers
In another year there will be nothing there
And we will safely return to our homes
Within a year we will annihilate everyone
And then we will return to plow our fields
Đêm thu phủ kín biển Gaza
Phi cơ thả bom, tiêu hủy tiêu hủy.
Hãy nhìn quân IDF anh dũng vượt qua chiến hào
Tận diệt bọn mang chữ vạn phát xít.
Sang năm hay chỉ một năm nữa là cùng,
Gaza sẽ không là cái quái gì, ngoài tro bụi mà thôi.
Chỉ một năm đủ tận diệt bọn chúng hết trọi
chúng ta sẽ an toàn trở lại cày cấy làm
nhà.
Tạp chí Snope chuyên kiểm chứng các tin đúng sai đã xác
nhận tin của Electronic Infatida đưa lên internet một video thiếu niên Do Thái đồng
phục đen hát những lời như trên.
Snope trước lần nầy đã ủng hộ tin hầm dưới bệnh viện Al Shifa do chính phủ DT xây. Tin nầy được một cựu thủ tướng xác nhận và báo chí đã biết tên nhà thầu thực hiện.
רוזנבאום תקשורת - כי נפשנו לא רק הומיה, כי נפשנו היום גם לוחמת - YouTube
Saturday, November 18, 2023
ngõ bí Gaza
Gaza tìm kẻ sống sót oanh tạc DT, Oct 2023
Ngõ Bí Gaza
No
Endgame in Gaza
Fintan
O’Toole; The New York Review Dec 2023 ttt dịch
Nếu
chiến tranh là hình thức tiếp tục của chính trị, thì các cuộc tấn công của Do Thái (DT) ở
Gaza chẳng phải là một sự tiếp tục chính trị, vì chẳng có chính trị gì. Nói khác DT không thể quan niệm dự tưởng một chung cuộc. Vì không
có một ý niệm về chung cuộc, DT không thể trả lời câu hỏi về luân lý và chiến lược:
lúc nào là đã đủ phải ngưng, đi nữa thành thái quá lún sâu vào bùn (enough enough).
Chỉ
làm bài toán cộng trừ dễ nhất thì ai cũng thấy rằng Hamas đã trả dư món nợ máu gây
tai ương Oct 7. Số xác người – nếu dùng làm thước đo ân oán đền bù – đã quá
chênh lệch, đã đi quá xa với mức quân bình thiệt hại đôi bên. Tuy nhiên DT không
biết sẽ ngừng ở chỗ nào.
Đủ
rồi (enough) là chữ thủ tướng lúc ấy Yitzak Rabin nhấn mạnh trong bài diễn
văn đọc vào tháng 9, 1993 tại buổi lễ ký kết thỏa ước Oslo:
Hởi
các người Palestine, chúng tôi đã đánh các bạn, hôm nay chúng tôi xin nói với các
bạn to tiếng rõ ràng: máu và nước mắt đã đủ rồi. Đủ rồi …hôm nay khi cho hòa bình cơ hội thành hình, chúng tôi xin nói với các bạn một lần nữa: Đã đủ
rồi.”
Đủ
rồi vừa là mục tiêu chính trị vừa là giới hạn luân lý. Không có mục tiêu chính
trị thì không thể ấn định giới hạn luân lý. Để biết sẽ đi bao xa, bạn phải biết
sẽ phải đi đến chỗ nào. Ở đây, chính phủ Netanyahu không biết sẽ đi đến đâu và sẽ
phải đi bao xa.
Tin
tức từ nhiều phía, có đối chiếu kiểm chứng cho thấy tình báo DT bất lực vô dụng
mới để cho vụ Oct7 xẩy ra. Nhưng đáng nói thêm, đó là một sự thất bại về tri thức; thiếu nhạy bén, thiếu ý niệm về an ninh (a false sense of security).
Thủ tướng Rabin trong bài diễn văn nhận giải hòa bình Nobel 1994 đã nói rõ: không thể có an ninh nếu không có hòa bình. Chỉ có một phương tiện tối thượng để vinh danh giá trị đời sống con người. Không phải thiết giáp, xe tăng, phi cơ, pháo đài. Chỉ có một giải pháp duy nhất và triệt để, đó là hòa bình.
Yitzak Rabin (1922-1995) |
Thực
hiện hòa bình là một diễn trình chính trị. Chiến tranh có thể tạo nên xúc tác nhưng không đủ để thực hiện hòa bình. Rabin là một chiến sĩ nhiều chiến công
anh dũng nhưng ông biết sự thật nầy. Ông bị ám sát và Netanyahu lên thay,
và từ đó không ai học, không ai biết khôn ngoan và chân lý mà Rabin đã hiểu thấu.
Chính
trị ấy – thương thuyết để có một sắp xếp đứng đắng với người Palestine – đã bị
hủy bỏ và thay thế bằng ảo tưởng rằng an ninh sẽ được tạo nên và duy trì bởi máy
bay, xe tăng, pháo đài, thành quách và kỹ thuật thám thính canh trông.
Ảo
tưởng ấy đã chết thê thảm nhưng vẫn để lại một bóng ma. Bóng ma vẫn còn vì điều kiện thứ nhất để trở về với chính trị tránh võ biền là công nhận toàn thể cấu trúc
tư tưởng của Netanyahu là một thảm họa không chỉ cho Palestine mà cho DT không
kém.
DT
đã thí nghiệm ở Gaza hai chiến lược khác biệt nhau triệt để.
Chiến
lược thứ nhất quen thuộc trong sách vở: chiếm cứ và thuộc địa hóa. Gaza xưa kia thuộc đế quốc Ottoman tiếp đến nằm
trong Palestine trong vùng bảo hộ của Anh, và từ 1948 thuộc quyền cai trị của
Ai Cập. Nhưng Ai Cập không cấp quyền công dân cho người sống lâu đời hay tỵ nạn mới
đến. Sau thời gian rất ngắn bị chiếm bởi DT 1956, Gaza trở lại dưới quyền kiểm
soát của Ai Cập. Trong chiến tranh Sáu Ngày, 1967, DT tái chiếm, từ đó Gaza được
cai trị bởi một quân trấn trưởng gần 40 năm.
Cuối
thập niên 1970 chính phủ hữu khuynh Menachem Begin nghĩ rằng việc cai trị nầy
sẽ trở nên vĩnh viễn vững bền nếu có đủ người DT lập cư. Do đó, 8.500 người DT đến lập nghiệp ở Gaza, một con số đủ lớn để răn đe Palestine nhưng không đủ để kiểm soát toàn khu vực. DT cần 3 ngàn lính để bảo vệ
8.500 người DT nầy. Cuộc nổi loạn thứ hai xẩy ra, DT mất 230 lính.
Năm
2005, thủ tướng Ariel Sharon quyết định chấm dứt chiếm đóng quân sự và
ép buộc các khu định cư rút về. Đây không phải là một quyết định tùy hứng mà là nhận chân một thực tế: việc thực dân hóa sau 1967 không thể kéo dài. Chiếm đóng
Gaza, DT không được gì mà mất quân, mất tiền, mất lòng thế giới.
Cần
nhớ rằng lúc đầu Netanyahu ủng hộ vì hợp lý chính trị. Sau đó Netanyahu chống đối,
làm phương tiện vận động chính trị đảng phái.
2014,
Hamas bắn hỏa tiển vào Do Thái chẳng phải không mục đích. Netanyahu không
chấp thuận đề nghị của bộ trưởng quốc phòng Avigdor Liberman lấy lại Gaza bằng
quân sự và chiếm đóng trở lại.
Khi tranh cử Netanyahu rất ồn ào hung hăng chống Hamas, sẽ lật đổ bọn khủng bố nầy. Nhưng không bao giờ Netanyahu muốn hất đám Hamas khỏi Gaza. Ông cần sự đe dọa nầy để có đề tài diễn thuyết mung lung. Nay ông bỏ vào cái chén rỗng đó vài điều gọi là mục đích, ý nghĩa và đầy máu.
DT
cần Hamas để thế việc chiếm đóng quân sự và thuộc địa hóa. Nhóm tôn giáo quá khích nầy với cương lĩnh chống DT và tiêu diệt quốc gia DT được dùng để phá hoại PLO và
sau 2005 chia đôi Palestine thành Gaza và West Bank. Vì nhu cầu ngắn hạn chấp
nhận làm liên minh của DT một phong trào jihad đã là chuyện lạ.
Nhưng
còn lạ hơn nữa là cách thức hành động của DT. Khi nào Hamas tấn công thì DT trả đũa,
dĩ nhiên là vậy. Phản công nầy lắm khi gây nhiều đổ máu cho quân sĩ và thường dân
chết đến số ngàn. Tuy vậy, DT canh chừng tầm mức, thế nào để cho Hamas vẫn nắm
quyền ở Gaza.
Bộ
quốc phòng HK đã thuê Rand Corporation duyệt xét các cuộc chiến tại Gaza từ
2009 đến 2014. Luận trình nghiên cứu được công bố năm 2017 kết luận rằng chiến thuyết
của DT không nhằm thắng địch thủ Hamas.
DT
không bao giờ cố sức đi đến một chiến thắng quyết định nào, tuy dư sức làm. DT không
triệt hạ Hamas vì ngại sẽ có một tổ chức quá khích khác cai trị Gaza. Bởi lẽ DT
không muốn cai trị Gaza để điền vào chỗ trống sau khi chiến cuộc ngưng.
DT
không thể thành công ở phút cuối của cuộc thư hùng vì đeo cứng vào chính sách dùng
hỏa lực vượt mức không để có chiến thắng. Trong tình thế nầy, không có hòa bình
và cũng không có chiến tranh thực tâm muốn thắng. Cho dù hằng vạn người
Palestine và hằng trăm lính DT chết trong những biến động liên hồi bạo động quá
mức, DT vẫn giữ bạo hành ở mức “điều khiển được” như Rand đã nhận xét.
Quan
niệm chết chóc có kiểm soát nầy, đã đưa đến việc sát hại không kiểm soát được
ngày Oct7. Netanyahu vội vã qua đêm vất bỏ kế sách nòng cốt trong vấn đề
Palestine: giữ cho Hamas đủ sức tiêu hủy uy quyền của chính phủ Palestine nhưng
vẫn còn yếu, chỉ đủ sức thỉnh thoảng quấy phá DT làm mối đe dọa tượng trưng cần
thiết biện minh cho các chính sách của đảng Likud.
Sự
thất bại của DT trong kế hoạch A, chiếm đóng quân sự, được công nhận rõ ràng
qua cuộc đơn phương triệt thoái khỏi Gaza năm 2005. Thảm bại của kế hoạch B bi
thương không kém, khi cuộc tấn công của Hamas đã xóa mất ảo tưởng kiềm tỏa ráo riết
về mặt chính trị.
Giải pháp Netanyahu có thể thực hiện là hòa lẫn hai kế hoạch A và B. Theo ông, từ
nay vô hạn định, DT sẽ đảm trách an ninh của Gaza nhưng DT không có trách
nhiệm về an sinh của những kẻ sống trên vùng đất nầy.
Đây
chẳng phải là một kế hoạch, mà kết hợp hai sự thất bại.
Chiếm
đóng quân sự vô ích khi chỉ còn một số rất ít người Palestine ở lại, khi nhà cửa
chưa sang bằng tránh du kích thành phố. Có thể thấy trước những hậu quả nguy hại
nếu thực thi chính sách DT đứng bên ngoài để cai trị Gaza và không nghĩ đến số
phận người dân, phủi tay mọi trách nhiệm chính trị và hành chánh. Những mảnh vụn
vỡ rơi từ kế hoạch A và kế hoạch B nay được bộ trưởng quốc phòng Yoav Gallant
ghép lại thành “một chế độ an ninh mới”. (Gallant xem người Palestine là human
animals).
Ai sẽ cai trị Gaza nếu không phải DT hay Hamas? Chả lẽ DT nghĩ rằng sẽ có một tổ chức quốc tế, một chính phủ bù nhìn nhảy vào địa ngục vấy máu nầy, với số ít kẻ sống sót bầm nát vì đau thương, sống trong gạch vụn và bụi cát, lãnh trách nhiệm tái thiết, giữ trật tự và cai trị.
Khi
những câu hỏi chính trị ấy chưa được trả lời thì các câu hỏi luân lý được
đề ra. Bao nhiêu người chết mới gọi là quá nhiều? Định nghĩa thế nào nghĩa vụ, trách nhiệm trong luật quốc tế đối với các đường phố nêm cứng người
bệnh, người già, phụ nữ và trẻ em? Thế nào là cái tự (tự thân) của DT trong hai
chữ ‘’tự vệ” mà DT nại ra trong các lần đổ máu nầy?
Friday, November 17, 2023
DT đuổi dân khỏi Gaza
Thursday, November 16, 2023
700.000 người Palestine bị đuổi khỏi nhà 1948
tiếp tục trăm năm thù hận
Violence Continues to Breed Intolerence
Bernhard Zand . Der Spiegel Nov 14, 2023 ttt
dịch
Đến nay đã
75 năm từ ngày gần triệu người Palestine bất thần phải bỏ nhà đi, chưa biết
đi đâu. Thảm cảnh nầy gọi là Nakba. Bối
cảnh hiện nay gợi trong tâm tư nhiều người niềm đau ấy. Họ muốn thế giới ghi nhận
và đừng quên.
Hourani ra đời
năm 1964 ở Gaza trong một trại ty nạn, không xa nơi tuần qua quân đội DT băng ngang
để ra biển, khu vực nầy chia cách vùng duyên hải phía bắc với miền Nam của dải Gaza. Hourani còn là đứa con nít vào thời Chiến Tranh Sáu Ngày 1967, nội chiến
Jordan 1970, và cuộc chiến Yom Kippur 1973.
Đến tuổi thiếu
niên, bé chứng kiến cuộc nổi loạn thứ nhất cuối thập niên 1980 (First
Intifada). Suốt đời bé sống trong trại tỵ nạn với cha mẹ, người quen hay thân
thuộc. Cha mẹ bé đưa mấy đứa con sống nhiều nơi để khỏi chết chùm như bây giờ
dân chúng Gaza vẫn làm vậy để may ra còn kẻ sống sót.
Salah Hourani bây giờ 59 tuổi, ăn diện bảnh bao, mập mạp, mặc áo sơ mi chim cò Hạ Uy Di, đội nón màu tươi che nắng. Chàng là nhà đạo diễn, diễn viên, nhà trí thức, người có học, đầu óc nhạy cảm. 60 năm cuộc đời của chàng phản ảnh sáu thế kỷ Palestine: chiến tranh, nội chiến, thất vọng, sợ hãi và căm hận.
Hourani tổng
cộng sống 25 năm trong các trại tỵ nạn, gồm 16 năm trong trại Baqaa ở
Jordan trong một thung lũng cách thủ đô Amman chừng 20 km. Trại thành lập 1968
làm nơi tá túc cho những người vượt sông Jordan khi DT chiếm Gaza, East
Jerusalem và West Bank trong trận chiến Sáu Ngày. Hourani nói lúc đầu chỉ có lều
vải, tiếp đến các lán gỗ, rồi có nhà gạch. Ông còn nhớ lúc chưa có đường nhựa và
nhà bê tông. Mùa mưa thì đâu cũng bùn.
Hourani trở
về thăm chốn cũ, vẫn còn lớp mẫu giáo, trường tiểu học, trung tâm sinh hoạt thiếu
nhi, ông muốn làm nhẹ bớt tinh thần khổ đau của người Palestine lớn nhỏ, khuyến
khích an ủi họ. Ông diễn kịch, tổ chức hội thảo gây lòng tự tin ở những kẻ tận cùng ngoài lề. Ông đến lớp học
xưa và trên bàn thầy hiệu trưởng vẫn còn cái thùng quyên tiền, chữ Gaza
trên nắp gỗ.
Lúc ấy trại
nầy chứa chừng 130.000 người. Tuy rất lớn, trại nầy chỉ là một trong số hơn mười
trại mọc lên theo các đợt tỵ nan từ 1948 đến 1967 ở Gaza, West Bank, Jordan,
Syrie và Liban. Tuyệt đại đa số người
Palestine sống xa quê, vô tổ quốc.
trại tỵ nạn Baqaa |
Những trại nầy
chấp chứa một dân số triệu rưỡi người, đúc kết như một chất hóa thạch mãi mãi làm
chứng một cuộc tương tranh kéo dài đã ¾ thế kỷ, không viễn ảnh chấm dứt.
Cuộc tương tranh nầy cùng một số tương tranh khác trong thế kỷ 20 và
21 bắt nguồn từ Thế Chiến thứ nhất.
Lúc ấy, Ottoman làm chúa trùm Trung Đông. Khi thấy đế quốc nầy không thể tồn tại
sau chiến tranh, các cường quốc thuộc địa Anh Pháp đã nghĩ ra hình dạng tương lai của
các vùng Arab.
Mùa hè 1915,
cao ủy Anh ở Ai Cập đã liên lạc với tổng quản Đất Thánh Mecca, mơ hồ hứa hẹn thành
lập một quốc gia Arab từ Núi Taurus đến Hồng Hải và từ Địa Trung Hải đến biên
giới Iran. Lời hứa hẹn nầy đã thúc đẩy giới lãnh đạo Arab tham chiến về phe
Anh quốc, vì xem đó là cơ hội tốt để thoát khỏi Ottoman đã thống trị 400 năm và
đàn áp mọi phong trào quốc gia Arab.
Dẫu vậy, đồng
thời Anh thương thuyết với Pháp vì Pháp đang đòi lại một số tỉnh thành Arab thuộc
Ottoman. Theo mật ước giữa hai nhà ngoại giao Pháp / Anh (François
Georges-Picot / Mark Sykes), sau chiến tranh, các Beirut, Damascus và
Mosul sẽ thuộc Pháp trong lúc ấy Baghdad, Basra và Palestine thuộc quyền cai trị
của Anh.
Không thông báo Pháp và Arab, Anh tự mình đi đến sự thỏa hiệp thứ ba. Cuối thế kỳ 19, Zionism (phong trào lập quốc DT) đã bắt đầu thành hình nhằm thành lập một quốc gia DT; phong trào được đẩy mạnh sau những vụ sát hại tập thể người DT ở Nga và Đông Âu.
Quốc gia nầy,
quan niệm như một góc trời an toàn cho người DT, sẽ phải được thành lập ở
Palestine, nơi đây có một cộng đồng nhỏ người DT từ mấy ngàn năm nay. Anh quốc
chấp nhận quan niệm nầy. Tháng 1 năm 1917, bộ trưởng ngoại giao Balfour đưa ra
lời tuyên bố gọi là Balfour Declaration cho phép liên bang Zionist thành lập ở
Palestine một nước nhà của dân tộc DT”.
Kết ước
Sykes-Picot 1916 và tuyên bố Balfour 1917 là hai văn kiện nền móng của Trung Đông
hiện kim; thành lập năm quốc gia (Syria, Iraq, Lebannon, Jordan, Do Thái) và một
thực thể không bao giờ thành một quốc gia là Palestine.
Đối với đa số
Arab và nhất là người Palestine, các thỏa ước nói trên là những văn tự phản bội,
lườn gạt có tầm mức hoàn vũ thời đại. Anh Quốc sau thế chiến không giữ lời hứa thành lập một quốc gia Arab rộng lớn. Trái lại, vùng đất nầy
chia thành những miếng lớn nhỏ tùy hứng của các thế lực thuộc địa. Năm 1920, Hội
Quốc Liên (tiền thân của LHQ) thành lập khu bảo trị Pháp gồm Syrie và Liban và khu bảo trị của Anh gồm Palestine và Transjordanie. Lúc đầu các lãnh tụ Arab
vì lời hứa thành lập các quốc gia riêng, đã hoang nghênh người nhập cư DT đến đất
thánh Jerusalem nhưng sau 1920, không còn nhiệt tình nầy nữa.
Vùng đất
Arab phía đông sông Jordan không thành một quốc gia như dân chúng mong đợi từ lâu. Ba nền quân chủ thành hình ở Iraq, Syrie và Transjordanie, trong lúc
Liban có quy chế cộng hòa năm 1926. Nhưng đối với Palestine, dân chúng ngày càng
thấy nguy cơ chia nhường đất cho người khác.
Anh quốc
khuyến khích DT di dân đến nhưng không làm gì để phát triển một nhà nước
Palestine. Những năm đầu thập niên 1920 đã có những cuộc va chạm đổ máu. Trước
tiên giữa người Arab và dân quân tự vệ DT; sau đó, xuất hiện hai phe rõ ràng, rồi
Anh quốc nhảy vào. Đến cuối thập niên 1930, hằng ngàn người chết.
Xem vậy, nguồn gốc căn bản xung đột ở Trung Đông đã kết tụ trước khi quốc gia DT được khai
sinh.
Từ khi thế
chiến 2 bắt đầu, tình hình Palestine êm dịu hơn. Nhưng khổ đau lâu dài cho
Trung Đông nẩy mầm ở Âu Châu. Vụ Đức thảm sát hằng triệu người DT ở Đức và Đông
Âu đã thúc đẩy thế giới mong muốn có một nước nhà cho người Do Thái.
Ngày
29.11.1947, LHQ thông qua kế hoạch chia đất, chấm dứt quyền bảo trị của Anh, thành
lập hai quốc gia độc lập, một của DT, một người Arab. Phái đoàn DT ưng thuận, nhưng
phái đoàn Arab bác bỏ.
Ngay hôm sau, tranh chấp võ trang xẩy ra giữa người DT và người Arab. Biến cố nầy đưa đến thảm trạng Nabka: 700.000 người Arab phải bỏ làng xã, đô thị Palestine.
Từ khi thế
chiến 2 bắt đầu, tình hình Palestine êm dịu hơn. Nhưng khổ đau lâu dài cho
Trung Đông nẩy mầm ở Âu Châu. Vụ Đức thảm sát hằng triệu người DT ở Đức và Đông
Âu đã thúc đẩy thế giới mong muốn có một nước nhà cho người Do Thái.
Ngày
29.11.1947, LHQ thông qua kế hoạch chia đất, chấm dứt quyền bảo trị của Anh, thành
lập hai quốc gia độc lập, một của DT, một người Arab. Phái đoàn DT ưng thuận, nhưng
phái đoàn Arab bác bỏ.
Ngay hôm
sau, tranh chấp võ trang xẩy ra giữa người DT và người Arab. Biến cố nầy đưa đến
thảm trang Nabka: 700.000 người Arab phải bỏ làng xã đô thị Palestine.
Nhiều người
DT cho rằng những biến cố giữa tháng 11.1947 và tháng 5.1948 tạo ra cuộc di dân, một phần tự nguyện, một phần vì nội chiến. Lập luận nầy nay chính sử gia DT không
chấp nhận.
Với người
Palestine Nabka là niềm đau lớn nhất mà dân tộc Palestine gánh chịu trong suốt
lịch sử. Đã 75 năm rồi, các trại mọc lên thời ấy nay vẫn là các trại tỵ nạn; người
ẩn trú trong đó là người tỵ nạn có đăng bộ, và hiện nay vẫn được LHQ cho hưởng
trợ cấp tỵ nan, mặc dù các trại đã thành những thị trấn bầy hầy không ngăng nắp.
Ngày 14 thg
5, 1948, DT tuyên bố độc lập. Ngay hôm sau các quốc gia hàng xóm đã động binh,
bắt đầu cuộc chiến rộng lớn đầu tiên ở Trung Đông. Cuộc chiến chấm dứt 10 tháng
sau, liên minh Arab thua trận đáng ngạc nhiên. DT đã kiểm soát hoàn toàn lãnh
thổ mà LHQ chia cho và 60% lãnh thổ để thành lập Palestine. Gaza thuộc quyền kiểm
soát của Ai Cập; Jordan giữ West Bank.
Chiến tranh Sáu Ngày 1967 |
Sau nhiều năm
căng thẳng, tổng thống Ai Cập Nasser động binh. DT ra tay trước, oanh tạc các
phi trường và căn cứ quân sự Ai Cập và làm chủ không phận. Trong sáu ngày DT đã
chiếm bán đảo Sinai của Ai Cập, cao nguyên Golan của Syrie, Gaza và West Bank.
DT còn chiếm thêm hai phần đất còn lại mà LHQ đã giành làm quốc gia Palestine.
Tháng 7 cùng
năm, đoàn người lập cư đầu tiên cắm dùi ở cao nguyên Golan, và kế tiếp ở Hebron
thuộc West Bank. Hiện nay ở West Bank có 150 làng lập cư bất hợp pháp theo luật
quốc tế; nhưng là nhà cửa của 500.000 người DT, bằng 5% dân số toàn quốc.
Nói về thiếu phụ tên Umm Tamer. Bà hay hỏi người khác: Bạn ở đâu khi những làng lập cư nầy xuất
hiện? Bạn có biết con số nông dân của chúng ta bị bọn lập cư bắn chết năm nay?
Umm Tamer là
mẹ Tamer, 36 tuổi, giáo viên có sáu con, dính líu chính trị với
Hamas. Phân bộ quân sự của Hams, Liên Đoàn Qassam đã thiết lập một chế độ độc đoán ở
Gaza 16 năm nay. Nhưng phân bộ chính trị của Hamas ảnh hưởng qua đến West Bank.
Năm 2011, mạ Tamer muốn tranh cử dân biểu theo liên danh Islamist “Al-Quds
Mawedna” (gặp bạn ở Jerusalem). Nhưng cuộc bầu cử không bao giờ xẩy ra. Tổng thống
Abbas hủy bỏ, tuy ông đã cho bầu cử năm 2006.
Mạ Tamer ở
trong một cao ốc gần trụ sở của PLO. Mặt trận thành lập 1964 do Arafat
lãnh đạo trong mấy chục năm cho đến khi chết 2004. Abbas kế nghiệp, nay đã 87
tuổi.
PLO có tính chất thế tục. Tamer kính phục Arafat khi ông ở giai đoạn kháng chiến. Nhưng khi đã có quyền hành cai trị, theo Tamer, ông không làm gì hữu ích cho Palestine trong suốt nửa thế kỷ. Những khẩu hiệu vẫn chỉ là khẩu hiệu: Hòa bình, chấm dứt DT chiếm đóng, quyền trở lui quê tổ. Ngày một thêm con số làng DT lập cư, con số bị bắt, những vụ cướp đất.
Nói về một
người đàn bà khác, học giả Hanan Ashrawi đã từng làm bộ trưởng văn hóa của chính
phủ Palestine; bà chỉ trích phe nhà chỉ ôm giữ địa vị mà không tổ chức bầu cử để
loại bỏ thành phần quá khích không thực tế. Theo bà DT luôn thi hành chính sách
chiếm đất và phi nhân hóa Palestine. Nabka vẫn xẩy ra tiệm tiến nên không ai thấy;
và hiện nay Nabka ngoi đầu lên sau Oct7.
Nabka nguyên
thủy với 700.000 người mất nhà cửa xóm làng, cả thế giới gồm người Arab không
chịu qui đương trách nhiệm cho Do Thái.
Tây Phương đã
sai lầm đồng hóa mọi người DT là nạn nhân diệt chủng Holocaust. Tây phương bao che
DT vì mặc cảm tội lỗi. Không ai lên tiếng thì DT xem đó là hữu lý, hợp nhân đạo và tiếp tục Nabka, đã có dấu hiệu qua lời nói và hành động. Lần nầy sẽ tinh vi hơn
khoa học hơn.
Nói về một
người đàn ông trẻ theo TCG Ehab Bessaiso thuộc thành phần ưu tú sinh 1978. Ông
thuộc thế hệ tỵ nạn thứ ba, cha mẹ sinh trong trại tỵ nạn không như cha mẹ của
kịch sĩ Hourani nói trên xách gói từ giả quê tổ. Vị cựu phát ngôn viên chính phủ
Palestine nầy nói: Dân số Gaza là 2,3 triệu. Trong số nầy 1,5 triệu hậu duệ của
người phải từ bỏ quê nhà 1948 và đến sống trong các căn lều vải, rồi sinh con nở
cháu. Tây phương không thể hiểu nỗi niềm thất vọng, sợ hãi và uất hận của mấy thế hệ chung sống.
Hamas lên được
nhờ sự bất lực của PLO, không thể thực hiện hòa bình theo thỏa thuận Oslo. PLO
và chính quyền Palestine đều đặt trụ sở tại Ramallad nhưng mấy chục năm nay,
khu vực vẫn là nơi nhiều rác, ngay cả quanh mổ của Arafat và văn phòng chính phủ.
Tổng thống Abbas nói rằng mọi thứ ở Ramallah đều tạm bợ, chờ ngày dọn về
Jerusalem.
Nói về một
người đàn bà khác, học giả Hanan Ashrawi đã từng làm bộ trưởng văn hóa của chính
phủ Palestine; bà chỉ trích phe nhà chỉ ôm giữ địa vị mà không tổ chức bầu cử để
loại bỏ thành phần quá khích không thực tế. Theo bà, DT luôn thi hành chính sách
chiếm đất và phi nhân hóa Palestine. Nabka vẫn xẩy ra tiệm tiến nên không ai thấy;
và hiện nay Nabka ngoi đầu lên sau Oct7.
Nabka nguyên
thủy với 700.000 người mất nhà cửa xóm làng, cả thế giới gồm người Arab không
chịu qui đương trách nhiệm cho Do Thái.
Tây Phương đã
sai lầm đồng hóa mọi người DT là nạn nhân diệt chủng Holocaust. Tây phương bao che
DT vì mặc cảm tội lỗi. Không ai lên tiếng thì DT xem đó là hữu lý, hợp nhân đạo, tiếp tục Nabka, đã có dấu hiệu qua lời nói và hành động. Lần nầy sẽ tinh vi hơn
khoa học hơn.
Nói về một
người đàn ông trẻ theo TCG Ehab Bessaiso thuộc thành phần ưu tú sinh 1978. Ông
thuộc thế hệ tỵ nạn thứ ba, cha mẹ sinh trong trại tỵ nạn không như cha mẹ của
kịch sĩ Hourani nói trên xách gói từ giả quê tổ. Vị cựu phát ngôn viên chính phủ
Palestine nầy nói: Dân số Gaza là 2,3 triệu. Trong số nầy 1,5 triệu hậu duệ của
người phải từ bỏ quê nhà 1948 và đến sống trong các căn lều vải, rồi sinh con nở
cháu. Tây phương không thể hiểu nỗi niềm thất vọng, sợ hãi và uất hận. Đã chen
chúc hơn nửa thế kỷ nay rồi; bây giờ đất Gaza chỉ còn một nửa. Hằng trăm ngàn
người để lánh nạn hay bị đuổi phải dồn về phía nam chật hẹp, thiếu thực phẩm, điện
nước.
Kỹ thuật ngày
nay đã đưa những hình ảnh vừa thực vừa giả, kêu gọi dòng máu anh hùng của người
Palestine. Không có thông tin; chỉ có tuyên truyền làm say mê thiếu niên và
thanh niên.
Cuộc chiến
hiện nay chóng hay chầy sẽ chấm dứt sau khi đã cho hận thù chạy tiếp sức mà điểm
đến có thể hình dung là mức một trăm năm lịch sử Abka, thảm trạng lưu đày từ ngày
DT lập quốc trong lòng Palestine. Thuộc thế hệ một, Hourani, thuộc thế hệ ba,
Bessaiso, cả hai đều tin rằng hận thù, sợ hãi, thất vọng sẽ truyền qua thế hệ
thứ tư...
Từ trong ra
ngoài, từ trên xuống dưới, các luận sĩ đủ mọi thành phần chỉ nhai lại những điều
đã nói 70 năm nay nhưng không một ai thực tâm muốn chấm dứt tương tranh, ít nhất
ở vào mức chấp nhận được.
Hourani kể
chuyện riêng để chứng minh hận thù, căm hờn rất dễ lây truyền. Trong trại
Baqaa, Hourani có ông thầy dạy học, ông nầy thường đánh vợ và có lần đánh Hourani
nên ông bỏ học. Thầy giáo, tên Abdullah Azzam, từ một làng nhỏ thuộc West Bank đến
tỵ nạn. Sau vài năm sống ở Jordan, thầy trở thành vị giáo thọ tôn giáo của Osama
bin Laden, sáng lập viên al-Qaida. Tình báo cho rằng Azzam là cha đẻ của thánh
chiến Jihad toàn cầu, đã bị sát hại tại Pakistan. Hourani thích thú kết luận: nếu
Azzam không đánh tôi, tôi đã sẽ không bỏ học và đi theo đến Afghanistan mang một
bầu hận thù, căm phẩn, dễ dàng không cần phải học”.
===============================================================
Phố xá VN ở Boston, USA ======================================== |
Wednesday, November 15, 2023
Qatar nuôi dưỡng Hamas
Qatar nuôi Hamas
Susanne Koelbl . Der Spiegel Nov 2, 2023 ttt dịch
Qatar đột nhiên trở nên trung tâm địa chấn Trung Đông; đầy rẩy nhân viên tình báo ngoại giao tụ tập tìm cách liên lạc với Hamas để giải quyết con tin. Thủ lãnh Hamas, Ismail Haniyeh, từ lâu vẫn trú ngụ tại Qatar, nói rằng vụ tấn công Oct7 không do ông tác động mà hoàn toàn do chỉ huy trưởng liên đoàn Thánh Chiến Qassam đóng tại Gaza tự ý hành động. Mọi trách nhiệm đều thuộc Mohammed Seif. Nhưng ông vẫn liên lạc với Seif; chính vì vậy, ngoại giao thế giới đã đến Qatar nhờ Haniyeh dẫn đường thương thuyết.
Vì sao thủ lãnh tổ chức mang danh khủng bố lại cư ngụ tại Qatar, đồng minh quan trọng nhất của Nato ở Trung Đông? Năm 2011, tổng thống tại chức Obama đã đích thân yêu cầu Emir của Qatar cho bộ chỉ huy Hamas đồn trú tại Qatar. HK cho rằng Hamas đóng tại Qatar thì dễ dàng liên lạc hơn đóng ở Iran. Vì vậy Haniyet và một số cận thần lưu trú ở tiểu quốc giàu có nầy.
TT Obama, trai, và quốc vương Quatar |
Mỗi tháng Qatar - với sự đồng ý của HK và Do Thái - chuyển cho Hamas 30 triệu đô. Hằng tháng vật liệu xây cất trị giá 10 triệu đô được chở từ Ai Cập đến Gaza qua cổng biên giới Rafah; Hamas đem bán lấy tiền nuôi quân. Hằng tháng DT chuyển vào Gaza số lượng dầu Diesel trị giá 10 triệu. Hàng tháng Qatar giúp 10 triệu phân phát cho dân nghèo.
Trở về vụ Oct7, Haniyeh, cũng như CIA, tình báo DT và chính phủ Qatar, không biết gì hết. Nửa trưa, người ta điện thoại hỏi ông đang nghỉ mát tại Istanbul. Điều nầy cho thấy hai phân bộ chính trị và quân sự của Hamas hoàn toàn tách biệt nhau về hành động và địa điểm. Haniyeh ở Qatar, Mahommed Seif ở Gaza.
Tên khai sinh của Seif là Mohammed Diab Ibrahim al-Masri. Seif hai lần bị thương và hư một mắt, đi đứng khó khăn. Hiện giờ 58 tuổi, Seif sinh tại trại tỵ nạn Khan Youni, Nam Gaza, theo học lý hóa.
Seif là tên hành động, có nghĩa là khách trọ, không có chỗ ở nhất định, không bao giờ ngủ hai đêm cùng một giường. Thập niên 1980, Seif bị tù 18 tháng không có án. Ra tù, ông thành lập Liên Đoàn Qassams. Seif tổ chức điều động vụ Oct7. Nhiều người cho rằng Seif đã có ý nghĩ hành động hai năm rồi khi thấy cảnh người Palestine bị hạ nhục. Cảnh sát DT đã đàn áp tàn bạo cuộc biểu tình tại Al-Aqsa Mosque năm 2021 phản đối người DT lập nghiệp đuổi người Palestine để lấy đất; lý do suy luận là vụ Oct7 được gọi là “Hồng Thủy Al-Aqsa”.
Mahommed Seif |
Qatar vẫn ngụy biện rằng dung chứa Hamas để có đường dây thương thuyết; Qatar ủng hộ độc lập Palestine nhưng không thích Hams, tuy thực tế Qatar đã chuyển đến Hams hơn 30 tỷ và những trợ giúp khác với sự đồng ý của HK và DT.
Qatar từ 2014 đã che chở Taliban để đủ sức cầm cự và sau cùng đã cai trị Afghanistan khi HK rút lui. Iran cần Qatar như điểm hẹn với HK; Saudi Arabi đồng thời xem Qatar là nơi giao tiếp kín đáo với Iran. Vị trí thuận lợi nầy đã che mắt thế giới bàn tay Qatar vú em thay HK và DT nuôi dưỡng Hamas. Tuy vậy, hiện nay chỉ một mình Haniyeh có thể điện thoại trực tiếp với Seif. Qatar đã giúp Ukraine thương thuyết thành công thả trẻ em bị Nga bắt cóc.
Qua thương thuyết tại Qatar, đã có 90 người trong 239 bị bắt được Hamas thả về.
Từ kết quả lạc quan nầy, các quốc gia Arab đã khuyến cáo HK không nên hổ trợ mở rộng hành quân trên bộ để không gây nguy hiểm cho con tin. Jordan, Saudi Arabia và Qatar cho rằng hành quân trên bộ là sai lầm về luân lý, quân sự và chính trị. Ba quốc gia nầy chỉ lập lại ý kiến các chuyên gia HK tại thủ đô Qatar.
Chính phủ HK không đồng ý, chẳng phải vì lý do chính trị quân sự nào ngoài sự tính toán bầu cử 2024. Biden cần phiếu của hằng triệu người Christian HK cho rằng bảo vệ DT là bảo vệ đức tin TCG; Đấng Cứu Thế chỉ sẽ trở lui một khi DT được bảo vệ, một khi người không TCG được kiềm chế đúng mức.
Vấn đề bây giờ không phải là hòa bình, hay con tin mà là chuyện bầu cử Mỹ của Joe Biden.-
Tuesday, November 14, 2023
Trump được dự tuyển vô WH không?
Bruce Ackerman. Slate Nov 13, 2023 . TTT dịch
Một số tòa án tiểu bang đang và sẽ xét tu chính án 14 có truất quyền ứng cử nhiệm kỳ hai của Donald Trump hay không. Tiếc mục 3 của tu chính án nầy cấm đảm trách các chức vụ bất cứ ai đã tuyên thệ khi nhậm chức mà sau đó phản loạn chống lại chức vụ nầy, trực tiếp hành động hay giúp kẻ khác làm việc nầy. Colorado tuần tới sẽ có cuộc điều trần cuối cùng về kháng cáo yêu cầu loại bỏ Donald Trump hỏi danh sách ứng viên kỳ sơ khởi (primary).
Tòa Tối Cao tiểu bang Minnesota tuần qua đã phán quyết một vụ án tương tự rằng luật tiểu bang không ngăn cấm các đảng phái chính trị cho phép các ứng viên bất toại (unqualified) tham dự bầu cử sơ khởi (primary) như vậy tổng quản trị (secretary of State) hãy xúc tiến in phiếu có tên DT. Nhưng Tòa không quyết định DT có bất toại hay không, vì chờ ít lâu nữa mới nói được.
Kết quả vụ nầy và vụ Colorado đang thành hình sẽ được chuyển lên Tối Cao Pháp Viện để đi đến quyết định cuối cùng về việc ấn định sự bất toại đề cập trong tiếc mục 3 nêu trên.
Thông thường, những vụ kiện quan trọng tầm mức nầy phải cần nhiều tháng mới xong. Trong trường hợp nầy, TCPV sẽ quyết định chung thẩm vào tháng June 2024, cuối chu kỳ công vụ. Tuy nhiên, sẽ có một lỗi lầm bi đát, nếu các quan tòa không chịu xét xử một khi các vụ đã được trình lên. Primary của CH sẽ nhằm vào ngày Feb 24. Colorado và Minnestota nằm trong số 15 tiểu bang bầu cử vào March 7 là Super Tuesday. Cuối tháng March, cử tri đã chọn hơn nửa số đại biểu dự đại hội đảng CH. Nếu không hành động đến hạn cuối giữa tháng Feb, TCPV sẽ tạo ra một cuộc khủng hoãng làm rách bấn thủ tục bầu cử tổng thống.
NếuTCPV không phản ứng nhanh, các quan tòa địa phương không thể có một quyết định đồng thanh về tư cách ứng viên của DT nhiệm kỳ hai. Tuy vậy, dù kết quả thế nào, đa số tại TCPV sẽ cứu HK khỏi một định mệnh xấu xa đen tối.
Không có một phán quyết rõ ràng của TCPV, các tiểu bang sẽ riêng rẻ quyết định DT có đủ tư cách làm tổng thống nhiệm kỳ nữa hay không. Tình trạng nầy sẽ chia đôi nước Mỹ trong cuộc chạy đua vào White House sắp đến. Tại một số tiểu bang, Trump sẽ tranh cử với tư cách đại diện CH; tại một số tiểu bang, đảng CH sẽ chỉ định một ứng cử viên dự khuyết, ngõ hầu không để Joe Biden có đa số Elector ngày "tuyển cử". Cuộc thi tài tay ba sẽ đưa đến một bi kịch vào ngày Jan 20, 2025 khi tổng thống sắp đến tuyên thệ bảo tồn, bảo vệ Hiến Pháp USA.
Khi hai vụ án Colorado và Minnesota đến thủ đô, TCPV phải chạy đua với thời gian. Nếu không xét nhanh thì không thể tránh một cuộc khủng hoãng hiến pháp, khi các phòng phiếu đóng cửa và các tiểu bang cho biết kết quả ai thắng tại địa phương. Theo luật hiện hành, lập pháp tiểu bang phải kịp thời trình phó tổng thống các electors trúng cử, để phó tổng thống trình kết quả tại lưỡng viện họp ngày Jan 6, 2025. Khi xem các kết quả, bà Harris sẽ thấy rằng không có ứng cử viên nào - Biden, Trump hay người thế Trump - có đủ đa số phiếu electors. Lúc ấy bà Harris sẽ khó xử nhiều lần gấp bội Mike Pence năm 2021.
Lúc ấy, Hạ Viện chọn tổng thống nhưng mỗi tiểu bang đều có một phiếu là phiếu của đảng có đa số dân biểu trong tiểu bang ấy. Lần bầu cử 1800, Thomas Jefferson có 10 phiếu của 16 phiếu tương đương 16 tiểu bang. Ở vào 2025, Hạ viện do CH thắng thế sẽ bầu cho Trump dù Biden có đa số dân phiếu (popular vote).
DC sẽ không hợp tác, nại rằng Trump không đủ tư cách ứng cử, chiếu theo tu chính án 14. Bất ổn xã hội sẽ xẩy ra và việc chuyển tiếp quyền hành không thể thực hiện được.
Do đó, phán quyết của TCPV, nếu không quá trễ, sẽ ngăn chận mọi điều không mong muốn trong kỳ bầu cử sắp đến.-