700.000 người Palestine bị đuổi khỏi nhà 1948
tiếp tục trăm năm thù hận
Violence Continues to Breed Intolerence
Bernhard Zand . Der Spiegel Nov 14, 2023 ttt
dịch
Đến nay đã
75 năm từ ngày gần triệu người Palestine bất thần phải bỏ nhà đi, chưa biết
đi đâu. Thảm cảnh nầy gọi là Nakba. Bối
cảnh hiện nay gợi trong tâm tư nhiều người niềm đau ấy. Họ muốn thế giới ghi nhận
và đừng quên.
Hourani ra đời
năm 1964 ở Gaza trong một trại ty nạn, không xa nơi tuần qua quân đội DT băng ngang
để ra biển, khu vực nầy chia cách vùng duyên hải phía bắc với miền Nam của dải Gaza. Hourani còn là đứa con nít vào thời Chiến Tranh Sáu Ngày 1967, nội chiến
Jordan 1970, và cuộc chiến Yom Kippur 1973.
Đến tuổi thiếu
niên, bé chứng kiến cuộc nổi loạn thứ nhất cuối thập niên 1980 (First
Intifada). Suốt đời bé sống trong trại tỵ nạn với cha mẹ, người quen hay thân
thuộc. Cha mẹ bé đưa mấy đứa con sống nhiều nơi để khỏi chết chùm như bây giờ
dân chúng Gaza vẫn làm vậy để may ra còn kẻ sống sót.
Salah Hourani bây giờ 59 tuổi, ăn diện bảnh bao, mập mạp, mặc áo sơ mi chim cò Hạ Uy Di, đội nón màu tươi che nắng. Chàng là nhà đạo diễn, diễn viên, nhà trí thức, người có học, đầu óc nhạy cảm. 60 năm cuộc đời của chàng phản ảnh sáu thế kỷ Palestine: chiến tranh, nội chiến, thất vọng, sợ hãi và căm hận.
Hourani tổng
cộng sống 25 năm trong các trại tỵ nạn, gồm 16 năm trong trại Baqaa ở
Jordan trong một thung lũng cách thủ đô Amman chừng 20 km. Trại thành lập 1968
làm nơi tá túc cho những người vượt sông Jordan khi DT chiếm Gaza, East
Jerusalem và West Bank trong trận chiến Sáu Ngày. Hourani nói lúc đầu chỉ có lều
vải, tiếp đến các lán gỗ, rồi có nhà gạch. Ông còn nhớ lúc chưa có đường nhựa và
nhà bê tông. Mùa mưa thì đâu cũng bùn.
Hourani trở
về thăm chốn cũ, vẫn còn lớp mẫu giáo, trường tiểu học, trung tâm sinh hoạt thiếu
nhi, ông muốn làm nhẹ bớt tinh thần khổ đau của người Palestine lớn nhỏ, khuyến
khích an ủi họ. Ông diễn kịch, tổ chức hội thảo gây lòng tự tin ở những kẻ tận cùng ngoài lề. Ông đến lớp học
xưa và trên bàn thầy hiệu trưởng vẫn còn cái thùng quyên tiền, chữ Gaza
trên nắp gỗ.
Lúc ấy trại
nầy chứa chừng 130.000 người. Tuy rất lớn, trại nầy chỉ là một trong số hơn mười
trại mọc lên theo các đợt tỵ nan từ 1948 đến 1967 ở Gaza, West Bank, Jordan,
Syrie và Liban. Tuyệt đại đa số người
Palestine sống xa quê, vô tổ quốc.
trại tỵ nạn Baqaa |
Những trại nầy
chấp chứa một dân số triệu rưỡi người, đúc kết như một chất hóa thạch mãi mãi làm
chứng một cuộc tương tranh kéo dài đã ¾ thế kỷ, không viễn ảnh chấm dứt.
Cuộc tương tranh nầy cùng một số tương tranh khác trong thế kỷ 20 và
21 bắt nguồn từ Thế Chiến thứ nhất.
Lúc ấy, Ottoman làm chúa trùm Trung Đông. Khi thấy đế quốc nầy không thể tồn tại
sau chiến tranh, các cường quốc thuộc địa Anh Pháp đã nghĩ ra hình dạng tương lai của
các vùng Arab.
Mùa hè 1915,
cao ủy Anh ở Ai Cập đã liên lạc với tổng quản Đất Thánh Mecca, mơ hồ hứa hẹn thành
lập một quốc gia Arab từ Núi Taurus đến Hồng Hải và từ Địa Trung Hải đến biên
giới Iran. Lời hứa hẹn nầy đã thúc đẩy giới lãnh đạo Arab tham chiến về phe
Anh quốc, vì xem đó là cơ hội tốt để thoát khỏi Ottoman đã thống trị 400 năm và
đàn áp mọi phong trào quốc gia Arab.
Dẫu vậy, đồng
thời Anh thương thuyết với Pháp vì Pháp đang đòi lại một số tỉnh thành Arab thuộc
Ottoman. Theo mật ước giữa hai nhà ngoại giao Pháp / Anh (François
Georges-Picot / Mark Sykes), sau chiến tranh, các Beirut, Damascus và
Mosul sẽ thuộc Pháp trong lúc ấy Baghdad, Basra và Palestine thuộc quyền cai trị
của Anh.
Không thông báo Pháp và Arab, Anh tự mình đi đến sự thỏa hiệp thứ ba. Cuối thế kỳ 19, Zionism (phong trào lập quốc DT) đã bắt đầu thành hình nhằm thành lập một quốc gia DT; phong trào được đẩy mạnh sau những vụ sát hại tập thể người DT ở Nga và Đông Âu.
Quốc gia nầy,
quan niệm như một góc trời an toàn cho người DT, sẽ phải được thành lập ở
Palestine, nơi đây có một cộng đồng nhỏ người DT từ mấy ngàn năm nay. Anh quốc
chấp nhận quan niệm nầy. Tháng 1 năm 1917, bộ trưởng ngoại giao Balfour đưa ra
lời tuyên bố gọi là Balfour Declaration cho phép liên bang Zionist thành lập ở
Palestine một nước nhà của dân tộc DT”.
Kết ước
Sykes-Picot 1916 và tuyên bố Balfour 1917 là hai văn kiện nền móng của Trung Đông
hiện kim; thành lập năm quốc gia (Syria, Iraq, Lebannon, Jordan, Do Thái) và một
thực thể không bao giờ thành một quốc gia là Palestine.
Đối với đa số
Arab và nhất là người Palestine, các thỏa ước nói trên là những văn tự phản bội,
lườn gạt có tầm mức hoàn vũ thời đại. Anh Quốc sau thế chiến không giữ lời hứa thành lập một quốc gia Arab rộng lớn. Trái lại, vùng đất nầy
chia thành những miếng lớn nhỏ tùy hứng của các thế lực thuộc địa. Năm 1920, Hội
Quốc Liên (tiền thân của LHQ) thành lập khu bảo trị Pháp gồm Syrie và Liban và khu bảo trị của Anh gồm Palestine và Transjordanie. Lúc đầu các lãnh tụ Arab
vì lời hứa thành lập các quốc gia riêng, đã hoang nghênh người nhập cư DT đến đất
thánh Jerusalem nhưng sau 1920, không còn nhiệt tình nầy nữa.
Vùng đất
Arab phía đông sông Jordan không thành một quốc gia như dân chúng mong đợi từ lâu. Ba nền quân chủ thành hình ở Iraq, Syrie và Transjordanie, trong lúc
Liban có quy chế cộng hòa năm 1926. Nhưng đối với Palestine, dân chúng ngày càng
thấy nguy cơ chia nhường đất cho người khác.
Anh quốc
khuyến khích DT di dân đến nhưng không làm gì để phát triển một nhà nước
Palestine. Những năm đầu thập niên 1920 đã có những cuộc va chạm đổ máu. Trước
tiên giữa người Arab và dân quân tự vệ DT; sau đó, xuất hiện hai phe rõ ràng, rồi
Anh quốc nhảy vào. Đến cuối thập niên 1930, hằng ngàn người chết.
Xem vậy, nguồn gốc căn bản xung đột ở Trung Đông đã kết tụ trước khi quốc gia DT được khai
sinh.
Từ khi thế
chiến 2 bắt đầu, tình hình Palestine êm dịu hơn. Nhưng khổ đau lâu dài cho
Trung Đông nẩy mầm ở Âu Châu. Vụ Đức thảm sát hằng triệu người DT ở Đức và Đông
Âu đã thúc đẩy thế giới mong muốn có một nước nhà cho người Do Thái.
Ngày
29.11.1947, LHQ thông qua kế hoạch chia đất, chấm dứt quyền bảo trị của Anh, thành
lập hai quốc gia độc lập, một của DT, một người Arab. Phái đoàn DT ưng thuận, nhưng
phái đoàn Arab bác bỏ.
Ngay hôm sau, tranh chấp võ trang xẩy ra giữa người DT và người Arab. Biến cố nầy đưa đến thảm trạng Nabka: 700.000 người Arab phải bỏ làng xã, đô thị Palestine.
Từ khi thế
chiến 2 bắt đầu, tình hình Palestine êm dịu hơn. Nhưng khổ đau lâu dài cho
Trung Đông nẩy mầm ở Âu Châu. Vụ Đức thảm sát hằng triệu người DT ở Đức và Đông
Âu đã thúc đẩy thế giới mong muốn có một nước nhà cho người Do Thái.
Ngày
29.11.1947, LHQ thông qua kế hoạch chia đất, chấm dứt quyền bảo trị của Anh, thành
lập hai quốc gia độc lập, một của DT, một người Arab. Phái đoàn DT ưng thuận, nhưng
phái đoàn Arab bác bỏ.
Ngay hôm
sau, tranh chấp võ trang xẩy ra giữa người DT và người Arab. Biến cố nầy đưa đến
thảm trang Nabka: 700.000 người Arab phải bỏ làng xã đô thị Palestine.
Nhiều người
DT cho rằng những biến cố giữa tháng 11.1947 và tháng 5.1948 tạo ra cuộc di dân, một phần tự nguyện, một phần vì nội chiến. Lập luận nầy nay chính sử gia DT không
chấp nhận.
Với người
Palestine Nabka là niềm đau lớn nhất mà dân tộc Palestine gánh chịu trong suốt
lịch sử. Đã 75 năm rồi, các trại mọc lên thời ấy nay vẫn là các trại tỵ nạn; người
ẩn trú trong đó là người tỵ nạn có đăng bộ, và hiện nay vẫn được LHQ cho hưởng
trợ cấp tỵ nan, mặc dù các trại đã thành những thị trấn bầy hầy không ngăng nắp.
Ngày 14 thg
5, 1948, DT tuyên bố độc lập. Ngay hôm sau các quốc gia hàng xóm đã động binh,
bắt đầu cuộc chiến rộng lớn đầu tiên ở Trung Đông. Cuộc chiến chấm dứt 10 tháng
sau, liên minh Arab thua trận đáng ngạc nhiên. DT đã kiểm soát hoàn toàn lãnh
thổ mà LHQ chia cho và 60% lãnh thổ để thành lập Palestine. Gaza thuộc quyền kiểm
soát của Ai Cập; Jordan giữ West Bank.
Chiến tranh Sáu Ngày 1967 |
Sau nhiều năm
căng thẳng, tổng thống Ai Cập Nasser động binh. DT ra tay trước, oanh tạc các
phi trường và căn cứ quân sự Ai Cập và làm chủ không phận. Trong sáu ngày DT đã
chiếm bán đảo Sinai của Ai Cập, cao nguyên Golan của Syrie, Gaza và West Bank.
DT còn chiếm thêm hai phần đất còn lại mà LHQ đã giành làm quốc gia Palestine.
Tháng 7 cùng
năm, đoàn người lập cư đầu tiên cắm dùi ở cao nguyên Golan, và kế tiếp ở Hebron
thuộc West Bank. Hiện nay ở West Bank có 150 làng lập cư bất hợp pháp theo luật
quốc tế; nhưng là nhà cửa của 500.000 người DT, bằng 5% dân số toàn quốc.
Nói về thiếu phụ tên Umm Tamer. Bà hay hỏi người khác: Bạn ở đâu khi những làng lập cư nầy xuất
hiện? Bạn có biết con số nông dân của chúng ta bị bọn lập cư bắn chết năm nay?
Umm Tamer là
mẹ Tamer, 36 tuổi, giáo viên có sáu con, dính líu chính trị với
Hamas. Phân bộ quân sự của Hams, Liên Đoàn Qassam đã thiết lập một chế độ độc đoán ở
Gaza 16 năm nay. Nhưng phân bộ chính trị của Hamas ảnh hưởng qua đến West Bank.
Năm 2011, mạ Tamer muốn tranh cử dân biểu theo liên danh Islamist “Al-Quds
Mawedna” (gặp bạn ở Jerusalem). Nhưng cuộc bầu cử không bao giờ xẩy ra. Tổng thống
Abbas hủy bỏ, tuy ông đã cho bầu cử năm 2006.
Mạ Tamer ở
trong một cao ốc gần trụ sở của PLO. Mặt trận thành lập 1964 do Arafat
lãnh đạo trong mấy chục năm cho đến khi chết 2004. Abbas kế nghiệp, nay đã 87
tuổi.
PLO có tính chất thế tục. Tamer kính phục Arafat khi ông ở giai đoạn kháng chiến. Nhưng khi đã có quyền hành cai trị, theo Tamer, ông không làm gì hữu ích cho Palestine trong suốt nửa thế kỷ. Những khẩu hiệu vẫn chỉ là khẩu hiệu: Hòa bình, chấm dứt DT chiếm đóng, quyền trở lui quê tổ. Ngày một thêm con số làng DT lập cư, con số bị bắt, những vụ cướp đất.
Nói về một
người đàn bà khác, học giả Hanan Ashrawi đã từng làm bộ trưởng văn hóa của chính
phủ Palestine; bà chỉ trích phe nhà chỉ ôm giữ địa vị mà không tổ chức bầu cử để
loại bỏ thành phần quá khích không thực tế. Theo bà DT luôn thi hành chính sách
chiếm đất và phi nhân hóa Palestine. Nabka vẫn xẩy ra tiệm tiến nên không ai thấy;
và hiện nay Nabka ngoi đầu lên sau Oct7.
Nabka nguyên
thủy với 700.000 người mất nhà cửa xóm làng, cả thế giới gồm người Arab không
chịu qui đương trách nhiệm cho Do Thái.
Tây Phương đã
sai lầm đồng hóa mọi người DT là nạn nhân diệt chủng Holocaust. Tây phương bao che
DT vì mặc cảm tội lỗi. Không ai lên tiếng thì DT xem đó là hữu lý, hợp nhân đạo và tiếp tục Nabka, đã có dấu hiệu qua lời nói và hành động. Lần nầy sẽ tinh vi hơn
khoa học hơn.
Nói về một
người đàn ông trẻ theo TCG Ehab Bessaiso thuộc thành phần ưu tú sinh 1978. Ông
thuộc thế hệ tỵ nạn thứ ba, cha mẹ sinh trong trại tỵ nạn không như cha mẹ của
kịch sĩ Hourani nói trên xách gói từ giả quê tổ. Vị cựu phát ngôn viên chính phủ
Palestine nầy nói: Dân số Gaza là 2,3 triệu. Trong số nầy 1,5 triệu hậu duệ của
người phải từ bỏ quê nhà 1948 và đến sống trong các căn lều vải, rồi sinh con nở
cháu. Tây phương không thể hiểu nỗi niềm thất vọng, sợ hãi và uất hận của mấy thế hệ chung sống.
Hamas lên được
nhờ sự bất lực của PLO, không thể thực hiện hòa bình theo thỏa thuận Oslo. PLO
và chính quyền Palestine đều đặt trụ sở tại Ramallad nhưng mấy chục năm nay,
khu vực vẫn là nơi nhiều rác, ngay cả quanh mổ của Arafat và văn phòng chính phủ.
Tổng thống Abbas nói rằng mọi thứ ở Ramallah đều tạm bợ, chờ ngày dọn về
Jerusalem.
Nói về một
người đàn bà khác, học giả Hanan Ashrawi đã từng làm bộ trưởng văn hóa của chính
phủ Palestine; bà chỉ trích phe nhà chỉ ôm giữ địa vị mà không tổ chức bầu cử để
loại bỏ thành phần quá khích không thực tế. Theo bà, DT luôn thi hành chính sách
chiếm đất và phi nhân hóa Palestine. Nabka vẫn xẩy ra tiệm tiến nên không ai thấy;
và hiện nay Nabka ngoi đầu lên sau Oct7.
Nabka nguyên
thủy với 700.000 người mất nhà cửa xóm làng, cả thế giới gồm người Arab không
chịu qui đương trách nhiệm cho Do Thái.
Tây Phương đã
sai lầm đồng hóa mọi người DT là nạn nhân diệt chủng Holocaust. Tây phương bao che
DT vì mặc cảm tội lỗi. Không ai lên tiếng thì DT xem đó là hữu lý, hợp nhân đạo, tiếp tục Nabka, đã có dấu hiệu qua lời nói và hành động. Lần nầy sẽ tinh vi hơn
khoa học hơn.
Nói về một
người đàn ông trẻ theo TCG Ehab Bessaiso thuộc thành phần ưu tú sinh 1978. Ông
thuộc thế hệ tỵ nạn thứ ba, cha mẹ sinh trong trại tỵ nạn không như cha mẹ của
kịch sĩ Hourani nói trên xách gói từ giả quê tổ. Vị cựu phát ngôn viên chính phủ
Palestine nầy nói: Dân số Gaza là 2,3 triệu. Trong số nầy 1,5 triệu hậu duệ của
người phải từ bỏ quê nhà 1948 và đến sống trong các căn lều vải, rồi sinh con nở
cháu. Tây phương không thể hiểu nỗi niềm thất vọng, sợ hãi và uất hận. Đã chen
chúc hơn nửa thế kỷ nay rồi; bây giờ đất Gaza chỉ còn một nửa. Hằng trăm ngàn
người để lánh nạn hay bị đuổi phải dồn về phía nam chật hẹp, thiếu thực phẩm, điện
nước.
Kỹ thuật ngày
nay đã đưa những hình ảnh vừa thực vừa giả, kêu gọi dòng máu anh hùng của người
Palestine. Không có thông tin; chỉ có tuyên truyền làm say mê thiếu niên và
thanh niên.
Cuộc chiến
hiện nay chóng hay chầy sẽ chấm dứt sau khi đã cho hận thù chạy tiếp sức mà điểm
đến có thể hình dung là mức một trăm năm lịch sử Abka, thảm trạng lưu đày từ ngày
DT lập quốc trong lòng Palestine. Thuộc thế hệ một, Hourani, thuộc thế hệ ba,
Bessaiso, cả hai đều tin rằng hận thù, sợ hãi, thất vọng sẽ truyền qua thế hệ
thứ tư...
Từ trong ra
ngoài, từ trên xuống dưới, các luận sĩ đủ mọi thành phần chỉ nhai lại những điều
đã nói 70 năm nay nhưng không một ai thực tâm muốn chấm dứt tương tranh, ít nhất
ở vào mức chấp nhận được.
Hourani kể
chuyện riêng để chứng minh hận thù, căm hờn rất dễ lây truyền. Trong trại
Baqaa, Hourani có ông thầy dạy học, ông nầy thường đánh vợ và có lần đánh Hourani
nên ông bỏ học. Thầy giáo, tên Abdullah Azzam, từ một làng nhỏ thuộc West Bank đến
tỵ nạn. Sau vài năm sống ở Jordan, thầy trở thành vị giáo thọ tôn giáo của Osama
bin Laden, sáng lập viên al-Qaida. Tình báo cho rằng Azzam là cha đẻ của thánh
chiến Jihad toàn cầu, đã bị sát hại tại Pakistan. Hourani thích thú kết luận: nếu
Azzam không đánh tôi, tôi đã sẽ không bỏ học và đi theo đến Afghanistan mang một
bầu hận thù, căm phẩn, dễ dàng không cần phải học”.
===============================================================
Phố xá VN ở Boston, USA ======================================== |
No comments:
Post a Comment