add this

Sunday, November 5, 2023

Do Thái và Palestine

 

         thiếu phụ Palestine nhìn cảnh đổ nát

Gió chướng Do Thái

The Unwinnable War ***

Der Spiegel  Nov 3, 2023 TTT dịch

Nhà văn Atef Abu Seif đến bệnh viện thăm thân nhân bị thương khi phi cơ oanh kích Jabaliya, trại tỵ nạn lớn nhất trong Gaza Strip. Abu Seif ra đời ở đây 50 năm nay. Trước cuộc phong ba lửa khói nầy, Jabaliya là nơi tá túc của 100 ngàn người, chen chúc trong từng khu nhỏ. Sau 75 năm, trại tỵ nạn nầy đã trở thành một thị xã. Các lều tạm trú được thay thế bởi nhà cửa vững chắc hơn, nối đuôi nhau trên các con đường hẹp. Khi nghe tin tấn công, Abu Seif vội trở về Jabaliya.

Đến nơi, ông thấy nhà của mình còn đứng vững nhưng mấy nhà xung quanh thì không thấy nữa, mất tiêu. Khu vực xưa kia có chừng hơn mười nhà ở nay thành vũng sâu, đầy gạch đá đất cát. Abu Seif đếm được sáu hố bom. Mấy chục người đã có mặt đang đào xới tìm xem có ai sống sót hay không; Abu Seif cũng giúp một tay. Đoàn người đã kéo khỏi gạch đá thân xác bầm nát của một cô gái, họ đang tìm thêm thử có giấy tờ gì để nhận dạng hay không hay tìm biết tên họ của các nạn nhân khác.

Ông gởi cho tòa soạn mấy chữ trên cell phone. “Không thể nào nói được. Đây hẳn đã là cuộc tận thế”. Ông đã làm bộ trưởng văn hóa trong chính phủ Palestine và đã là người chỉ trích mạnh mẽ Hamas ai cũng biết. Ông trú ngụ tại Ramallah nhưng về Gaza Strip thăm khi chiến sự bùng nổ, nay ông không thể rời nơi nầy được.

Tòa soạn không thể kiểm chứng các lời mô tả của Abu Seif nhưng không khác với hình ảnh điêu tàn chạy khắp thế giới. Ông viết tiếp: Nhà cửa bị tiêu diệt, đập nát. Mỗi nhà chứa hơn hai ba chục người, là thân nhân từ nơi khác chạy về đây vì họ nghĩ rằng Do Thái không bao giờ thả bom một khu đông dân cư như địa điểm nầy. Họ sai lầm để phải nát thây. Quý vị đến đây thì thấy chỗ nầy một cánh tay, chỗ kia một cái chân hay một cái đầu không xác kèm theo.

Một nhà văn như Abu Seif mà không đủ lời diễn tả. Dân chúng thì điện thoại hay text trước khi các phương tiện nầy ngưng trệ. Abu Seif kể chuyện một thiếu niên 15 tuổi đi ngoài đường Jabaliya khi hỏa tiển rơi như mưa. Mọi thứ cuộn trong các khối lửa tròn. Ngôi nhà hắn muốn đến thăm ra tro, chủ nhà là người chú chết tươi; bom nổ ngay trước mặt cách 10 thước không gây thương tích. Nhưng từ đó hắn thành câm, không nói gì ra tiếng. Nhà văn viết câu cuối: Khi đi ngủ, chúng tôi không biết có còn sống mà thức dậy hay không.

TV chiếu cảnh đoàn người lớn nhỏ dùng cuốc xẻn hay tay không đào xới đống gạch tìm xác chết và kẻ sống sót. Đoàn người ngưng tay khi có một vị trung niên nhìn lên trời la lớn kêu khóc, họ phải kéo ông đi nơi khác cho bớt thảm thương.

Các bác sĩ trong bệnh viện do Nam Dương viện trợ cho biết đã phải tiếp nhân 120 xác chết mang đến cùng 300 người bị thương. TV chiếu những bao vải đựng xác. Số người xin chữa trị là trẻ con bị phỏng, mất chân mất tay. Gia đình 19 người của một ký giả truyền hình Al Jazeera chết chung; thế nào cũng còn nhiều xác người dưới những đống gạch vụn nầy.

Không tập của Do Thái đem lại giây phút hãi hùng nhất trong lịch sử Gaza, tiếp theo cuộc đột kích của Hamas Oct 7 gây thương vong cho 1.400 người, gọi là thảm sát Hamas.

Nhưng hình ảnh dội bom ở Jabaliya sống động, tươi mới hơn hành quân của Hamas; người ta đã quên “thảm sát Hamas” để giữ ở đầu môi ''cuộc thảm sát Jabaliya” thay vào.

Quân đội Do Thái hãnh diện từ ''thứ bảy đen'' đã thực hiên 11.000 cuộc không tập. Cuối tháng 10 nầy có thêm những cuộc đột kích trên bộ. Do Thái đã đưa vào Gaza 20 ngàn quân và cho biết đối phương Palestine bị thiệt hại nặng về nhân lực nhưng Do Thái không có tử vong (?)

Theo bộ y tế Palestine, 9.000 người chết kể cả 3.700 trẻ em. Các con số nầy không được kiểm chứng bởi những nguồn tin độc lập. Tuy nhiên trong quá khứ, cơ quan nầy đưa ra các con số thương vong không khác biệt với thống kê đã kiểm chứng và công bố bởi Liên Hiệp Quốc. Tuần báo Der Spiegel theo các nguồn tin riêng cho biết tử vong kỳ nầy vô cùng cao so với các biến cố khác trong khu vực.

Vì số thương vong cao bất thường nầy, những câu hỏi về luật quốc tế trở nên khẩn thiết: cách thức hành quân trong những thị tứ đông dân mà quân khủng bố trà trộn? Số nạn nhân phụ nữ và trẻ con đến mức nào thì chấp nhận được?, làm cách nào để tính thiệt hại đôi bên quân bình hay bất quân bình. Đã tiên liệu lúc nào chấm dứt và thấy trước các hậu quả hay chưa?

Luật quốc tế không phải là tuyên ngôn vì hòa bình cũng như không kêu gọi đòi hòi hòa bình. Trái lại luật nầy cho phép các quốc gia quyền điều động chiến tranh trong một số hoàn cảnh nào đó; ví dụ tự vệ trước sự tấn công đối phương. Thảm sát hung bạo của Hamas là một sự tấn công nhưng vẫn có những giới hạn thiết lập cho việc trả đũa. Thường dân phải được bảo vệ.

Đó là một đòi hỏi tuyệt đối.

Trên đài CNN, phát ngôn viên quân lực Do Thái Richard Hecht bênh vực việc thả bom vào trại tỵ nạn. Được hỏi ông nghĩ gì về con số nạn nhân rất cao, Hecht đáp: Đây là một bi kịch của chiến tranh. Ông nhấn mạnh rằng Do Thái nhiều lần khuyến cáo dân chúng di chuyển về phía Nam của Gaza Strip. Hecht đồng thời cáo buộc Hamas lẫn trong dân chúng.

Hecht cáo buộc Hamas đúng, chính xác. Hamas dùng dân chúng làm bia đỡ đạn và đặt cơ sở trong khu gia cư và từ đó bắn hỏa tiển vào Do Thái. Cũng là trường hợp Jabaliya. Lẫn trong dân chúng, Islamist đã vi phạm công nhiên luật quốc tế về nhân đạo mà Hamas và Do Thái đều phải tôn trọng.

Ở điểm nầy, luật quốc tế rất đơn giản, rõ ràng ai cũng hiểu: đơn thuần công bố một lời cảnh báo ra lệnh dân chúng di tản không đủ để biện minh cho việc trút trăm tấn nầy qua trăm tấn nọ chất nổ lên các khu dân cư; nhất là Gaza Strip không có chỗ an toàn để ẩn núp.

Nguyên tắc quân bình theo tỷ lệ trong luật quốc tế nhân đạo quy định rằng khi tiên liệu mối lợi về quân sự phải đem cân đo với với những hậu quả dân sự (lời của Birgit Haslinger, đại học Johannes Kepler, Austria). Bà nói: Sự vi phạm luật quốc tế của Hamas không biện minh sự vi phạm luật quốc tế của Do Thái. "The violation of international humanitarian law perpetrated by Hamas does not justify the violation of that law by the Israelis."

Ảnh hiện trường tấn công Jabaliya cho thấy ít nhất sáu hố bom đúng như ảnh hồ sơ thí nghiệm Direct Attack Munition. Hỏa tiển nầy được hướng dẫn bằng GPS hay tia sáng laser nên có độ chính xác không sai chạy. Có nghĩa nó được “log” vào một nơi đến biết trước, không thể đi lầm. Chuyên gia vũ khí Chris Cobb-Smith thuộc viện nghiên cứu an ninh ở Anh cho rằng các vết tích trên địa bàn hoạt động cho thấy rằng Do Thái đã dùng bom MK-84 hay loại BLU-109 phá hầm trú ẩn. Hai loại bom nầy mỗi trái nặng chừng 900 kg, không được thả trong vùng dân cư vì sức công phá có bán kính 360 mét (đường kính 720 mét).

Phát ngôn viên quân sự Do Thái nói bom ném ở khoảng giữa các building, nhưng các building nầy sập theo vì Hamas đã đào hầm bên dưới hư rỗng móng nhà. Các chuyên gia trả lời rằng các building cách nhau bằng những khoảng trống rất nhỏ làm sao có thể tính toán cho những quả bom to lớn ấy lọt vào. Chris Cobb-Smith xem các hình ảnh từ nhiều nguồn khác nhau đã bác bỏ sự hiện diện hầm trú dưới các building vì không thấy các bức tường địa đạo, và các trần xi măng vòm cung, tuy bom đã cày sâu.

Luật quốc tế nhân đạo không ghi rõ con số thường dân tử nạn được xem là đúng tỷ lệ. Chiến tranh Iraq, Georges Bush cho phép để giết một lính địch, quân lực USA được quyền giết thêm 10 thường dân. Nhưng tỷ số 1/10 được thay bẳng tỷ số 1/1 áp dụng ở Afghanistan.

Từ xưa đến nay, Do Thái không đặt vấn đề tỷ số; đa đa thiểu thiểu đều êm xuôi. Do Thái đã quen bị lên án. Năm 2014, 2.100 người Palestine chết trong vòng bảy tuần. LHQ kết án cả hai phe vi phạm luật nhân đạo quốc tế. Nhưng riêng Do Thái, phe duy nhất có không lực, Cao Ủy Nhân Quyền LHQ đã gởi “tweet” như sau: Căn cứ vào con số rất lớn tử vong dân sự và mức độ tàn phá sau các cuộc không tập của Do Thái vào trại tỵ nạn Jabaliya, chúng tôi quan ngại rằng các cuộc tấn công bất tương xứng tỷ lệ nầy tạo nên các tội phạm chiến tranh”.

Quân đội và chính phủ Do Thái, cho tới nay, không lo ngại dân chúng đòi giải tán, cải tổ, chỉnh lý ...vì hành động quá tay ở Gaza Strip. Chấn thương của vụ đột kích còn sâu đậm lắm, lấy chỗ mô trong lòng mà nghĩ tới Palestine. Có chứ nhưng không đáng kể. Giữa tháng 10, Viện Dân Chủ Do Thái mở cuộc thăm dò dư luận. Một nửa người trả lời không cần nghĩ tới những khổ đau của người Palestine trong kế hoạch bình định sắp tới. Một phần ba cho rằng có, nhưng là việc thứ yếu, chẳng quan trọng, có cũng được, không cũng chả sao.

Nhà bình luận của báo tả khuynh Haaretz xưa nay lên án Do Thái bạo hành ở West Bank và kỳ thị công dân gốc Arab, Gideon Levy, nói tình trạng hiện giờ sẽ tồi tệ hơn. Do Thái cảm thấy có quyền làm bất cứ gì. Họ sẽ xem người Palestine không phải là người, không phải là những nhân thể. Một khi đối phương không phải là các nhân thể thì chuyện chi cũng dễ, sát hại tự nhiên, không có luật nào ràng buộc, không luân lý nào phải lo âu. Đó là bước đầu tiên mất lương tâm. Theo Gideon Levy, cứ tới West Bank sẽ thấy. Bạn xách súng bắn chết một người chăn cừu, không ai thèm điều tra. Sau vụ Oct 7, các lần tấn công người Palestine bởi người Do Thái lập cư, theo thống kê của LHQ, gấp đôi so với tháng nầy năm trước, bảy vụ hà hiếp xẩy ra mỗi ngày.

Khi bắt đầu chiến tranh, bộ trưởng quốc phòng Yoav Gallant nói: “chúng tôi đánh đuổi các con thú mang hình người (we are fighting human animals). Việc phi nhân hóa kẻ khác nầy của Do Thái nằm trong một chủ định, một thánh kinh hành động.

Cuối tháng 10, 50 rabbins (giáo sĩ Do Thái giáo) làm phép lành cho thủ tướng Netanyahu và ban thánh lệnh cho ông thả bom bệnh viện Shifa trong Gaza City. Quân đội Do Thái tin rằng Hamas đặt bộ chỉ huy dưới nhà thương. Bệnh viện nầy lớn nhất ở Gaza Strip mỗi ngày trị vết thương chiến tranh mấy trăm người. Mười ngàn người đến tá túc vì tin Do Thái không thả bom các bệnh viện.

Đại sứ Do Thái tại LHQ, Gilad Erdan đeo ngôi sao vàng trên ngực áo với khẩu hiệu: Không bao giờ xẩy ra lần nữa, tuyên bố: chúng tôi sẽ loại trừ tận diệt phát xít Hamas đến tên cuối cùng. Cựu dân biểu Moshe Feiglin thuộc đảng Likud của Netanyahu tuyên bố: không để một hòn đá nào trên hòn đá Gaza, nghĩa là phải đập thành cát nhuyễn, đốt hết thành tro. Feiglin đã bị cho ra rìa vì tuyên bố hung hăng nhưng nay những gì quá khích trở nên thời thượng ăn khách cho truyền thông khai thác.

Người Do Thái nay không bàn luận vì mở miệng sợ bị sa thải, phạt kỷ luật nếu nghi là có cảm tình với Palestine.

Chỉ vài giờ sau khi Hamas tấn công ngày Oct 7, quân đội Do Thái đã phản công bằng phi cơ oanh tạc Gaza Strip và trọng pháo theo sau ngay. Đúng ba tuần sau, lực lượng đặc biệt trên bộ mới tiến vào, theo sau bởi thiết giáp, pháo đội và bộ binh. Và cũng từ đó trên không hầu như không bao giờ thiếu bóng phi cơ chiến đấu. Súng nổ rung chuyển cả xứ Do Thái.

Tuy vậy cuộc xâm chiếm vĩ đại như các quan sát viên tiên liệu và chính giới Do Thái yêu cầu thực hiện đã không xẩy ra, dù đã động viên 300 ngàn lính trừ bị. Chỉ một mình bộ binh gia tăng hoạt động. Sự thúc thủ bất thường nầy có thể vì sợ quân Hezbollah tham chiến; đồng thời HK đã yêu cầu Do Thái không đưa quân xâm chiếm.

Chuyên gia quân sự độc lập Franz-Stefan Gady tin rằng trong tương lai gần sẽ không có cuộc phản công bôn tập và rộng lớn. Theo ông, cuộc tương tranh sẽ đi vào lối chiến tranh bao vây của thế kỷ 21. Bộ binh sẽ tiến chậm, nhưng cô lập và tiêu diệt mật khu Hamas một cách có hệ thống.

Hầu hết các trọng điểm đều ở dưới đất, nối nhau bằng năm bảy trăm cây số đường hầm, có nơi sâu 60 mét (200 feet). Ước chừng 40.000 quân khủng bố ẩn trong những đường hầm ấy, có súng đạn, nhiên liệu, thực phẩm và y dược đủ sống cả nửa năm.

Gady cho rằng sẽ có rất nhiều vụ bao vây ”nhỏ” các vị trí địch riêng rẻ, phối hợp với các đơn vị đặc nhiệm để giải cứu con tin hay hạ sát cấp lãnh đạo Hamas. Diễn tiến hiện nay có thể đi đúng phân tích của Gady.

Hành quân trên bộ đầu tiên của lục quân xẩy ra ở phía bắc và miền Trung Gaza Strip. Nguồn tin chính phủ cho biết lục quân đã bao vây Gaza City mà họ tin hạ tầng cơ sở cốt cán của Hamas đóng ở đấy. Theo một phát ngôn viên quân sự, lính Do Thái sẽ tấn công các trọng điểm của Hamas và loại đám khủng bố bằng các cuộc chạm súng trực tiếp.

Đa số lính của Do Thái là quân dịch và trừ bị, không có kinh nghiệm chiến tranh thành phố, nhà nầy qua nhà nọ. Họ cần được huấn luyện mà huấn luyện mất thời gian. Những cuộc phản công trên bộ có giới hạn nầy giúp Do Thái khỏi phải đem quân ồ ạt đến Gaza Strip rồi để trống bắc phần lãnh thổ cho Herbollah ùa vào.

Do Thái đã quá lệ thuộc không lực và vũ khí. Cần xét lại.Trung tâm Gaza City đã nát bấy, phố xá, hàng quán, cao ốc đều bị ném bom. Thành phố phía bắc Beit Hanun bằng địa. Không lực không những làm khổ người Palestine mà con tin Do Thái cũng sẽ chết theo.

Hơn nữa, chiến tranh kéo dài với số thương vong lớn quá mức sẽ làm dư luận thế giới chia đôi, trầm trọng hơn vụ Ukraine bị Nga tấn công bất lơi cho Do Thái.

Jordan và Bahrain đã triệu hồi đại sứ. Đến nay một mình Bolivia cắt đứt liên lạc ngoại giao. Bốn nước khác triệu hồi đại sứ là Thổ Nhĩ Kỳ, Columbia, Chile, Honduras. Ngày một thêm các nhân vật có ảnh hưởng chỉ trích việc sát hại dân chúng vô tội. Khuynh hướng nầy ngày một gia tăng.

Trên hết mọi câu hỏi là câu hỏi về tương lai của Gaza Strip. Gaza Strip sẽ như thế nào dù Do Thái đã tiêu diệt thành công Hamas? Do Thái chưa đưa ra một ý kiến nào.

Người Palestine lo ngại một lần nữa bị đuổi ra khỏi nhà. Lo ngại nầy đã thành một ám ảnh nặng nề, xuất phát từ một bài trên tờ nội san của bộ tình báo ra ngày Oct 13. Bài báo đề nghị đưa mọi người Palestine ở Gaza Strip định cư trên bán đảo Sinai ở Ai Cập. Thủ tướng Netanyahu vội cải chính nhưng ai còn tin lời ông nữa. Người trong đảng Likud của ông, tức là nhóm quốc gia cực hữu đã công khai đồng thuận. Nghị viên Ariel Kallner ngày Oct 7 đã tweet: Bây giờ chỉ có một mục tiêu là Nakka. Nakka nghĩa đen là tai họa nhưng là một chữ xưa nay còn sống động để chỉ tai họa bứng gốc người Palestine ra khỏi quê nhà trong chiến tranh 1948 giữa Do Thái và Arab.

Nhưng chuyện Nakka con lâu. Bây giờ là lo sống từng giờ từng ngày. Ngay sau cuộc tấn công, Do Thái ngưng cung cấp điện nước nhiên liệu cho Gaza Strip; thực phẩm cấm chuyển vận từ Do Thái vào. Đến nay chỉ vài nơi có nước trở lại. Nhiều xe cứu trợ tiếp tế từ Ai Cập chạy qua nhưng tình hình tiếp liệu rất tồi tệ.

Dân Palestine phải sắp hàng hằng giờ chờ mua bánh mì nước uống; hằng trăm ngàn người sống trong các lều tạm trú. 35 cơ sở y tế đóng cửa. Giải phẩu không có thuốc mê; đàn bà có thai không có chỗ sinh.

Hôm sau lần bị tấn công ngày thứ ba, Jabaliya bị ném bom lần nữa cách chỗ cũ chưa đầy một cây số. Bom tiếp tục rơi xuống khu đông dân cư. 195 người chết, 777 bị thương.

Hôm sau ngày thứ năm, nhà văn Abu Seif gởi tòa soạn tin nhắn ngắn. Quý vị còn nhớ thiếu niên 15 tuổi thoát chết lần oanh tạc Jabaliya thứ nhất trở thành câm. Em đã chết lần oanh tạc thứ hai.-


No comments:

Post a Comment