Bầu Cử Tổng Thống Đài Loan
The Washington Post Nov 27
Đài Loan sẽ đi bầu tổng thống ngày Jan 13 2024; nếu
không ưa thích kết quả, Bắc Kinh sẽ gây lộn xộn trong bang giao với HK. Bắc
Kinh nói đây là cuộc chọn lựa hòa bình hay chiến tranh, đồng thời gia tăng với
cường độ chưa từng thấy chiến dịch hăm dọa chiếm đảo quốc nầy bằng quân sự.
Tập Cận Bình ở San Francisco lưu ý Joe Biden rằng Đài
Loan là điểm mấu chốt của bang giao Hoa Mỹ. HK tuy công nhận chính sách một nước
Tàu duy nhất, đã ủng hộ dân chủ của Đài Loan và cung cấp vũ khí. Tàu cộng chưa
bao giờ cai trị Đài Loan nhưng nhất quyết đảo nầy thuộc lãnh thổ TC và sẽ chiếm
lại bằng vũ lục nếu Đài Loan không chịu khuất phục.
Các chuyên gia chính trị cho rằng cuộc bầu cử nầy nhằm
tìm ra một nhân vật đủ sức đối kháng sự đe dọa từ lục địa và cộng tác với HK và
đồng minh giảm thiểu nguy cơ chiến tranh. Điểm lạ kỳ nầy có thêm một đảng thứ
ba ra tranh cử làm mất quân bình hệ thống lưỡng đảng hiện nay.
Liên danh quyết liệt nhất chống đối TC hiện đang dẫn đầu.
Đó là liên danh của đảng Dân Chủ Tiến Bộ đang cầm quyền; tuy chính phủ đang bị
phê bình lương bỗng toàn xứ không tăng và giảm sản xuất điện khí bằng nguyên tử
lực. Bắc Kinh ghét đảng nầy và không chịu thương thuyết với bà Thái Anh Văn. Nữ
tổng thống nầy sẽ từ nhiệm tháng sáu 2024 vì quá hai nhiệm kỳ giới hạn.
Đương kim phó tổng thống Lại Thanh Đức được đảng Dân
Chủ Tiến Bộ đề cử tranh chức tổng thống. Ông Đức là một bác sĩ về thận và đã
làm phó từ 2020. Ông đang thuyết phục dân chúng rằng Đài Loan sẽ an toàn dưới sự
lãnh đạo của ông. Vì lẽ tám năm qua, đảng của ông đã xây đắp mối liên hệ vững
chắc với HK, Nhật Bản và các quốc gia dân chủ khác và luôn giữ lập trường chống
lại áp lực của Trung Cộng.
Thành công của ông Đức sẽ làm Bắc Kinh bực bội,
TC đã kết án ông chủ trương ly khai mạnh mẽ hơn bà Thái Anh Văn, luôn chủ
trương Đài Loan độc lập. Sau lần ông Đức viếng thăm thời gian ngắn New York và
San Francisco tháng tám vừa qua, TC đã thao diễn rần rộ quanh Đài Loan để dằn mặt.
Ứng viên phó của ông Đức, bà Tiêu Mỹ Cầm, cựu đại sứ tại Mỹ, đã hai lần bị Bắc
Kinh "cấm vận" (sanctioned). Từ khi làm phó TT, ông Đức trở nên ôn
hòa hơn, ông chủ trương duy trì chủ quyền thực tế (de facto sovereignty) chưa vội
tuyên bố độc lập.
Đảng đối lập chính là Quốc Dân Đảng, chủ trương thân
thiện với Bắc Kinh, tái lập mậu dịch và thương thuyết. Đại diện QDĐ là Hầu Hữu
Nghi, 30 năm trong ngành cảnh sát, thị trưởng Tân Đài Bắc làm việc có hiệu năng
nhưng ít kinh nghiệm ngoại giao và ít hiểu biết về TC. Ông Nghi muốn hợp tác
kinh doanh với Hoa Lục để giảm bớt tương tranh. Ông phản đối Đài Loan độc lập
và xem Đài Loan là một phần của Trung Cộng. Hầu Hữu Nghi chưa phải là ứng cử
viên thuần túy của Quốc Dân Đảng. Ông sinh trên đảo nầy, cha mẹ ông không thuộc
chế độ Tưởng Giới Thach trốn chạy từ Hoa Lục. Cử tri cổ truyển QDĐ không nhiệt
tình ủng hộ nên ông phải chọn ứng viên phó một nhân vật truyền hình luôn chỉ
trích chính phủ, đặc biệt cá nhân bà Thái Anh Văn và ông Đức.
Nhân vật đảng mới là Kha Văn Triết, Dân Chúng
Đảng. Lập trường không rõ ràng. Ông nói hai bên eo bể Đài Loan, chúng ta là một
nhà (one China policy) nhưng Đài Loan cần có sức mạnh quân sự để trừ mối nguy
hiểm của Bắc Kinh. Vị cựu thị trưởng Đài Bắc 64 tuổi nầy chủ trương cải cách hệ
thống công quyền và được một số ít cử tri trẻ ủng hộ. Bác sĩ giải phẩu nầy được
xem là con ''ngựa đen" chia phiếu của đảng Dân Chủ Tiến Bộ của ông Đức.-
Phụ luận, ttt
Vì sao nói Hầu Hữu Nghi không tiêu biểu cho Quốc Dân Đảng?
Năm 1949, Tưởng Giới Thạch thua Mao Trạch Đông và đem bầu đoàn thê tử ra đảo
Đài Loan và hành sử như một xứ đi thuộc địa. Rõ nhất là chế độ "ngoại tỉnh
dân"; chỉ những ai sinh ngoài tỉnh nầy mới được giữ chức vụ lớn nhỏ trong
chính quyền. Hầu như kiểu phải có đảng tịch mới được vô làm. Để chứng tỏ ngoại
tỉnh dân, phải khai quê quán ở Hoa Lục. Theo luật Tàu, quê quán tính theo ông cố
chứ không phải nơi sinh; như vậy ba thế hệ sinh ở Đài Loan vẫn là ngoại tỉnh
nhân. Bố mẹ ông Nghi không thuộc lớp người di tản của Tưởng Giới Thạch. Quân của
Tưởng Giới Thạch đã sát hại dân địa phương, là một sắc dân có ngôn ngữ riêng
như Tiều, Quảng v.v... nhưng ngày nay Đài Loan nói tiếng Quảng Đông nhiều hơn.
Các buổi văn nghệ giúp vui nhân ngày bà Thái Vân Anh nhậm chức có những màn diễn
lại cảnh lính Tưởng Giới Thạch giết dân Đài Loan. Tuy vậy, theo thống kê chỉ 3%
dân số có phả hệ từ lớp người nguyên thủy trên đảo. Hán tộc đã đến lập nghiệp
khi Đài Loan là thuộc địa của Bồ Đào Nha. 1895, nhà Thanh giao Đài Loan cho Nhật
Bản để Nhật trả lại 1945 khi thua trận.
Một phần vì địa dư xa cách lục địa, một phần vì ảnh hưởng
tiến bộ của Nhật, dân chúng Đài Loan cảm thấy là một thực tại chính trị nhân chủng
độc lập. Hơn nữa dù độc tài, Tưởng Giới Thạch vẫn còn để chỗ thở cho tinh thần
dân chủ.
Đáng ngạc nhiên, con cháu của Quốc Dân Đảng bị CS Mao
Trạch Đông đuổi chạy có cờ nay chủ trương đặt mình dưới ách CS Hoa Lục.
Ngành Hoa học (sinology) có cách giải thích chăng?
Nếu đồng ý với bình luận của New York Times (Bắc Kinh chưa sẵn sàng động thủ
lúc nầy), Bắc Kinh đang nhắm về phía Nam biến khu Lưỡi Bò làm cứ địa quân sự và
kinh tế, đâm tuốt đến Úc. Thềm lục địa nầy cạn và nhiều dầu hỏa. Tẩy (stake) ở
Đài Loan của Nhật lớn hơn hay bằng tẩy của Mỹ. Sau lưng Đài Loan là Nhật mà TC
đang nhờ cậy kỹ thuật và tài chánh.
Xa hơn nữa, tận Nam Mỹ, Argentine vừa có tổng thống mới sẽ nhậm chức đầu tháng
12: Javier Milei. Kinh tế gia tự do nầy tuyên bố sẽ không chơi với các nước CS
tức là Trung Cộng hiên đang thành lập một phe trục với các nước Nam Mỹ. Bắc
Kinh đã tỏ vẽ lo ngại. Các xứ to nhỏ quanh Argentine đã tìm cách ngăn chận
Milei nhưng không thành công. Tuy ở Argentine cứ bốn người có một người ăn
lương của chính phủ, và một khối lượng rất lớn dân chúng hiện hưởng trợ cấp,
Javier Milei chủ trương tư hữu hóa tối đa quyền làm chủ của chính phủ. Milei sẽ
thay đồng peso bằng đô la Mỹ (dollarization). Bà phó tổng Victoria Villaruel tốt
nghiệp trường quốc phòng HK, là chuyên gia trừ khủng bố và nội loạn.
Tổng thống mới ở Slovakia, Robert Fico chấm dứt quân viện cho Ukraine, sau một
thời gian dài Slovakia là đồng minh số một của Ukraine. Robert Fico nói cuộc cấm
vận của Tây Phương chẳng hữu ích gì, chỉ làm cho tình hình Ukraine bế tắc.
No comments:
Post a Comment