Gaza tìm kẻ sống sót oanh tạc DT, Oct 2023
Ngõ Bí Gaza
No
Endgame in Gaza
Fintan
O’Toole; The New York Review Dec 2023 ttt dịch
Nếu
chiến tranh là hình thức tiếp tục của chính trị, thì các cuộc tấn công của Do Thái (DT) ở
Gaza chẳng phải là một sự tiếp tục chính trị, vì chẳng có chính trị gì. Nói khác DT không thể quan niệm dự tưởng một chung cuộc. Vì không
có một ý niệm về chung cuộc, DT không thể trả lời câu hỏi về luân lý và chiến lược:
lúc nào là đã đủ phải ngưng, đi nữa thành thái quá lún sâu vào bùn (enough enough).
Chỉ
làm bài toán cộng trừ dễ nhất thì ai cũng thấy rằng Hamas đã trả dư món nợ máu gây
tai ương Oct 7. Số xác người – nếu dùng làm thước đo ân oán đền bù – đã quá
chênh lệch, đã đi quá xa với mức quân bình thiệt hại đôi bên. Tuy nhiên DT không
biết sẽ ngừng ở chỗ nào.
Đủ
rồi (enough) là chữ thủ tướng lúc ấy Yitzak Rabin nhấn mạnh trong bài diễn
văn đọc vào tháng 9, 1993 tại buổi lễ ký kết thỏa ước Oslo:
Hởi
các người Palestine, chúng tôi đã đánh các bạn, hôm nay chúng tôi xin nói với các
bạn to tiếng rõ ràng: máu và nước mắt đã đủ rồi. Đủ rồi …hôm nay khi cho hòa bình cơ hội thành hình, chúng tôi xin nói với các bạn một lần nữa: Đã đủ
rồi.”
Đủ
rồi vừa là mục tiêu chính trị vừa là giới hạn luân lý. Không có mục tiêu chính
trị thì không thể ấn định giới hạn luân lý. Để biết sẽ đi bao xa, bạn phải biết
sẽ phải đi đến chỗ nào. Ở đây, chính phủ Netanyahu không biết sẽ đi đến đâu và sẽ
phải đi bao xa.
Tin
tức từ nhiều phía, có đối chiếu kiểm chứng cho thấy tình báo DT bất lực vô dụng
mới để cho vụ Oct7 xẩy ra. Nhưng đáng nói thêm, đó là một sự thất bại về tri thức; thiếu nhạy bén, thiếu ý niệm về an ninh (a false sense of security).
Thủ tướng Rabin trong bài diễn văn nhận giải hòa bình Nobel 1994 đã nói rõ: không thể có an ninh nếu không có hòa bình. Chỉ có một phương tiện tối thượng để vinh danh giá trị đời sống con người. Không phải thiết giáp, xe tăng, phi cơ, pháo đài. Chỉ có một giải pháp duy nhất và triệt để, đó là hòa bình.
Yitzak Rabin (1922-1995) |
Thực
hiện hòa bình là một diễn trình chính trị. Chiến tranh có thể tạo nên xúc tác nhưng không đủ để thực hiện hòa bình. Rabin là một chiến sĩ nhiều chiến công
anh dũng nhưng ông biết sự thật nầy. Ông bị ám sát và Netanyahu lên thay,
và từ đó không ai học, không ai biết khôn ngoan và chân lý mà Rabin đã hiểu thấu.
Chính
trị ấy – thương thuyết để có một sắp xếp đứng đắng với người Palestine – đã bị
hủy bỏ và thay thế bằng ảo tưởng rằng an ninh sẽ được tạo nên và duy trì bởi máy
bay, xe tăng, pháo đài, thành quách và kỹ thuật thám thính canh trông.
Ảo
tưởng ấy đã chết thê thảm nhưng vẫn để lại một bóng ma. Bóng ma vẫn còn vì điều kiện thứ nhất để trở về với chính trị tránh võ biền là công nhận toàn thể cấu trúc
tư tưởng của Netanyahu là một thảm họa không chỉ cho Palestine mà cho DT không
kém.
DT
đã thí nghiệm ở Gaza hai chiến lược khác biệt nhau triệt để.
Chiến
lược thứ nhất quen thuộc trong sách vở: chiếm cứ và thuộc địa hóa. Gaza xưa kia thuộc đế quốc Ottoman tiếp đến nằm
trong Palestine trong vùng bảo hộ của Anh, và từ 1948 thuộc quyền cai trị của
Ai Cập. Nhưng Ai Cập không cấp quyền công dân cho người sống lâu đời hay tỵ nạn mới
đến. Sau thời gian rất ngắn bị chiếm bởi DT 1956, Gaza trở lại dưới quyền kiểm
soát của Ai Cập. Trong chiến tranh Sáu Ngày, 1967, DT tái chiếm, từ đó Gaza được
cai trị bởi một quân trấn trưởng gần 40 năm.
Cuối
thập niên 1970 chính phủ hữu khuynh Menachem Begin nghĩ rằng việc cai trị nầy
sẽ trở nên vĩnh viễn vững bền nếu có đủ người DT lập cư. Do đó, 8.500 người DT đến lập nghiệp ở Gaza, một con số đủ lớn để răn đe Palestine nhưng không đủ để kiểm soát toàn khu vực. DT cần 3 ngàn lính để bảo vệ
8.500 người DT nầy. Cuộc nổi loạn thứ hai xẩy ra, DT mất 230 lính.
Năm
2005, thủ tướng Ariel Sharon quyết định chấm dứt chiếm đóng quân sự và
ép buộc các khu định cư rút về. Đây không phải là một quyết định tùy hứng mà là nhận chân một thực tế: việc thực dân hóa sau 1967 không thể kéo dài. Chiếm đóng
Gaza, DT không được gì mà mất quân, mất tiền, mất lòng thế giới.
Cần
nhớ rằng lúc đầu Netanyahu ủng hộ vì hợp lý chính trị. Sau đó Netanyahu chống đối,
làm phương tiện vận động chính trị đảng phái.
2014,
Hamas bắn hỏa tiển vào Do Thái chẳng phải không mục đích. Netanyahu không
chấp thuận đề nghị của bộ trưởng quốc phòng Avigdor Liberman lấy lại Gaza bằng
quân sự và chiếm đóng trở lại.
Khi tranh cử Netanyahu rất ồn ào hung hăng chống Hamas, sẽ lật đổ bọn khủng bố nầy. Nhưng không bao giờ Netanyahu muốn hất đám Hamas khỏi Gaza. Ông cần sự đe dọa nầy để có đề tài diễn thuyết mung lung. Nay ông bỏ vào cái chén rỗng đó vài điều gọi là mục đích, ý nghĩa và đầy máu.
DT
cần Hamas để thế việc chiếm đóng quân sự và thuộc địa hóa. Nhóm tôn giáo quá khích nầy với cương lĩnh chống DT và tiêu diệt quốc gia DT được dùng để phá hoại PLO và
sau 2005 chia đôi Palestine thành Gaza và West Bank. Vì nhu cầu ngắn hạn chấp
nhận làm liên minh của DT một phong trào jihad đã là chuyện lạ.
Nhưng
còn lạ hơn nữa là cách thức hành động của DT. Khi nào Hamas tấn công thì DT trả đũa,
dĩ nhiên là vậy. Phản công nầy lắm khi gây nhiều đổ máu cho quân sĩ và thường dân
chết đến số ngàn. Tuy vậy, DT canh chừng tầm mức, thế nào để cho Hamas vẫn nắm
quyền ở Gaza.
Bộ
quốc phòng HK đã thuê Rand Corporation duyệt xét các cuộc chiến tại Gaza từ
2009 đến 2014. Luận trình nghiên cứu được công bố năm 2017 kết luận rằng chiến thuyết
của DT không nhằm thắng địch thủ Hamas.
DT
không bao giờ cố sức đi đến một chiến thắng quyết định nào, tuy dư sức làm. DT không
triệt hạ Hamas vì ngại sẽ có một tổ chức quá khích khác cai trị Gaza. Bởi lẽ DT
không muốn cai trị Gaza để điền vào chỗ trống sau khi chiến cuộc ngưng.
DT
không thể thành công ở phút cuối của cuộc thư hùng vì đeo cứng vào chính sách dùng
hỏa lực vượt mức không để có chiến thắng. Trong tình thế nầy, không có hòa bình
và cũng không có chiến tranh thực tâm muốn thắng. Cho dù hằng vạn người
Palestine và hằng trăm lính DT chết trong những biến động liên hồi bạo động quá
mức, DT vẫn giữ bạo hành ở mức “điều khiển được” như Rand đã nhận xét.
Quan
niệm chết chóc có kiểm soát nầy, đã đưa đến việc sát hại không kiểm soát được
ngày Oct7. Netanyahu vội vã qua đêm vất bỏ kế sách nòng cốt trong vấn đề
Palestine: giữ cho Hamas đủ sức tiêu hủy uy quyền của chính phủ Palestine nhưng
vẫn còn yếu, chỉ đủ sức thỉnh thoảng quấy phá DT làm mối đe dọa tượng trưng cần
thiết biện minh cho các chính sách của đảng Likud.
Sự
thất bại của DT trong kế hoạch A, chiếm đóng quân sự, được công nhận rõ ràng
qua cuộc đơn phương triệt thoái khỏi Gaza năm 2005. Thảm bại của kế hoạch B bi
thương không kém, khi cuộc tấn công của Hamas đã xóa mất ảo tưởng kiềm tỏa ráo riết
về mặt chính trị.
Giải pháp Netanyahu có thể thực hiện là hòa lẫn hai kế hoạch A và B. Theo ông, từ
nay vô hạn định, DT sẽ đảm trách an ninh của Gaza nhưng DT không có trách
nhiệm về an sinh của những kẻ sống trên vùng đất nầy.
Đây
chẳng phải là một kế hoạch, mà kết hợp hai sự thất bại.
Chiếm
đóng quân sự vô ích khi chỉ còn một số rất ít người Palestine ở lại, khi nhà cửa
chưa sang bằng tránh du kích thành phố. Có thể thấy trước những hậu quả nguy hại
nếu thực thi chính sách DT đứng bên ngoài để cai trị Gaza và không nghĩ đến số
phận người dân, phủi tay mọi trách nhiệm chính trị và hành chánh. Những mảnh vụn
vỡ rơi từ kế hoạch A và kế hoạch B nay được bộ trưởng quốc phòng Yoav Gallant
ghép lại thành “một chế độ an ninh mới”. (Gallant xem người Palestine là human
animals).
Ai sẽ cai trị Gaza nếu không phải DT hay Hamas? Chả lẽ DT nghĩ rằng sẽ có một tổ chức quốc tế, một chính phủ bù nhìn nhảy vào địa ngục vấy máu nầy, với số ít kẻ sống sót bầm nát vì đau thương, sống trong gạch vụn và bụi cát, lãnh trách nhiệm tái thiết, giữ trật tự và cai trị.
Khi
những câu hỏi chính trị ấy chưa được trả lời thì các câu hỏi luân lý được
đề ra. Bao nhiêu người chết mới gọi là quá nhiều? Định nghĩa thế nào nghĩa vụ, trách nhiệm trong luật quốc tế đối với các đường phố nêm cứng người
bệnh, người già, phụ nữ và trẻ em? Thế nào là cái tự (tự thân) của DT trong hai
chữ ‘’tự vệ” mà DT nại ra trong các lần đổ máu nầy?
No comments:
Post a Comment