add this

Tuesday, June 25, 2024

 

Ván cờ quốc cộng
Thế cờ tướng (tượng kỳ) nầy trông giống như chiến tranh nam bắc VN.
Trong suốt mấy chục năm miền Nam hầu như (97%) ở trong thế thủ. Nghe đài Hà Nội 1954 thì thấy. Cho nên xem người cầm đỏ là VC, tấn công trước. Xanh là quốc gia. 
Quốc gia tin tưởng một ngày kia VC sẽ lụn bại, rút ra bắc vĩ tuyến 17. Thôi thì hai đứa mình sống riêng hòa bình, bỏ cái sống chung hòa bình (coexistence pacifique) cọp và cừu của Nga Hoa, món đầu heo thịt chó không ăn khách nữa.
Người cầm xanh thấy con mã chạy quanh chả làm được việc gì cho nên lấy bụng ta suy ra bụng người. Đỏ sẽ phải hòa bằng cách cho pháo ăn xe, nạp mình chịu tội; vì xanh còn sót con chốt để xịch qua xích về, đúng là nhất mã chiếu vô cùng. Nghĩa là đỏ không thua.
VC đi đêm với Mỹ. Mỹ chỉ cho một nước cờ mà quân tử Tàu cho là hèn nhưng chiến tranh thì có chi hèn.
Đó chỉ nhích tới một bước (pháo 6 tấn 1). Đến phiên xanh phải đi. Xe hoặc tướng nhúc nhích thì pháo ăn xe. Vậy chỉ còn con tốt xanh lách qua đường số ba (tốt 4 bình 3) còn cầm cự rút khỏi Cao nguyên vài tháng; để cho một số người có thêm chức vụ ghi vào carte de visite, tổng thống Hương, tổng thống Minh, Thủ Tướng Cẩn và dài dài, bộ trưởng, quân sư quạt mo  .....
 Xem hình đồ, con chốt xanh lọt giữa các lực lượng đỏ. Giống như biệt kích thả ra bắc. BV đoàn ngũ hóa nhân dân từ con nít cho đến lão lão ông, lão lũy thừa. Kêu tô thứ hai, phở chưa đem ra thì công an đã đến còng tay, ai có tiền ăn tô thứ hai, mà có tiền có dám ăn không? Chú quán, thực khách và trẻ con đều là công an.
Pháo thụt lùi xuống đáy (thối 3). Nếu chốt tấn xuống chân tượng thì pháo lên; nếu bình che mặt pháo thì mã chiếu, xe không thể cản, tướng xuống, pháo ăn xe.
Đấy là lúc chen nhau ở tòa đại sứ Mỹ hay bến tàu tìm đường đi.


Saturday, June 22, 2024

đường về Vy Dạ

Huế như dòng sông bao la

Tôn Thất Tuệ

Xin thành thật khai báo với Cách Mạng theo lời dạy đầu tiên ở trại cải tạo. Xin thành thật khai báo là tôi không thích cái Huế tân trang một chút xíu nào, nhà chọc trời, khách sạn ngàn sao, kể cả cung điện với những thứ vô cùng hiện đại, hại điện. Do đó tôi chỉ thích những bức hình như thế nầy của Ngô Lễ. Bức hình nầy chính là Huế của tôi trong tư tưởng, trong thương nhớ. Nó nói lên ý nghĩa hai chữ "sông núi" rõ ràng nhất về vật thể và ẩn dụ 'sơn hà' của thời xưa. Cũng rất may là hình ảnh xa xăm của núi từng lớp, không quá cận cảnh như một số hình chỉ còn là những mô đất không cây. Tốt đẹp phơi ra, xấu xa che vào. 
Có ít hay có nhiều người Huế say đắm nhìn những dãy núi in hình xuống sông? Không ai dám khẳng định nhiều hay ít nhưng trong cái nhiều hay ít ấy có tôi, đứa con lạc loài, trong ý nghĩa đầy đủ nhất của danh từ. Có những giờ dài thăm thẳm, tôi ngồi nhìn mặt nước sóng êm, mà lúc ấy chưa có cuốn 'Câu Chuyện của Dòng Sông' và chưa biết Phùng Thăng để yêu thương suốt đời. Những việc làm thuở nhỏ còn ghi trong tiềm thức, ảnh hưởng văn phong và ngôn ngữ. Tôi nghĩ những giờ ấy gây nhiều ý thơ.
Em yêu thương, bên bờ sông Mận
anh ngồi nghe biến thể của không gian
anh ngồi nghiệm đường đi của cá
viết thời gian qua những bọt tăm.

Bức ảnh của Ngô Lễ chụp từ vùng Đập Đá nhìn lên cầu Trường Tiền, sông nước bao la. Vâng, sông Hương nhỏ lắm sao mà thấy bao ba, vô bờ vô bến, đủ chứa những nỗi niềm vô vọng, những tin yêu, những phôi pha, những nồng nàn.
Bức ảnh không ghi vì góc nhìn của máy ảnh nhưng giòng sông hẹp - một thanh niên sức mạnh trung bình bơi qua về không khó - luôn luôn ôm trong lòng núi kia lớp lớp, khi xanh lá đậm, khi tím theo mây trời, khi vàng của bình minh. Vì thế mà nói dòng sông bao la vô bờ vô bến, nói mấy cho vừa.
Tôi đã thi vị hóa:
và cứ thế nhiều lần ta trốn học
vì ông thầy đích thực của đời ta 
là ngọn núi chiều màu tím thẩm
rơi xuống sông nhuộm tím dòng sông.
Núi rơi vào lòng sông như em yêu rơi vào lòng tay của ta, không một chia ly, không một biền biệt, như hội nhập linh thiêng, ôm giữ một đức tin.
Tôi không để triết lý và thi ca làm mất hình bóng con người duy nhất là ông xích lô  (xe không khách) gần đến bờ mí Vy Dạ, là một style của Ngô Lễ, có hình bóng con người nhưng sít sao chỉ một người như bức ảnh sông Bồ làm tôi muốn khóc vì dáng người quá đẹp. Đơn lẻ mà sống mạnh như trong cổ thi:
Lạc hà dữ cô lộ tề phi (ráng trời cò lẽ chung cánh bay).

Đập Đá trong hình tươm tất hơn xưa, nói về 1950, 1951. Thời ấy nghe nói năm nào cũng có một người chết nơi cái cống giữa đập.  Cúng Hà bá chăng? Đập là hai bức tường dày thấp, độn nhiều thứ ở giữa, mặt đường nhựa. Nước lụt có thể làm hư mặt đường; nhưng hai bức tường nầy phía trên như hai lối đi, nhiều người mom theo lần bước mà đi; có người đi ở giữa, chống gậy xem cạn su.
Hôm ấy Thích Mãn Giác, còn là chú Mãn Giác, sai tôi về Vy Dạ thưa với dì tôi đưa cho ít tiền. Chùa Thiên Minh trên núi nào biết lụt lội chi. Đến Đập Đá thằng nhỏ phải theo người lớn mà qua. Đến mí đất khô thì hai đầu gối đập vào nhau vì sợ quá, té ra lúc lội nước không biết sợ là gì. Lần về, tôi xin tiền đi đò ngang; mỗi khi lụt thì có đò ngang phía Chợ Cống. Một lần thôi, tởn tới già.

Nhưng mà thôi, tâm sự của người đời là "tâm sự năm canh một bóng đèn". Của tôi chỉ là tâm sự cùn. Cùn như cái chủi cùn, bốc muối đốt phong long lốp bốp cho các bà các cô nhảy qua nhảy về đốt hết xui xẻo, chồng con hanh thông, làm ăn phát tài.
Nói thiệt; xin thành thật khai báo với Cách Mạng. Về Huế, tôi như kẻ lén lút bất lương. Từ ga xẹt tới dốc đi tiếp về gần Đàn Nam Giao ở nhà người chị có con gái bán ốc. Tôi ở lại mươi ngày lo mồ mã cha mẹ rồi theo đường cũ mà về Saigon; có một lần đã tối nhờ cháu chở xuống phố như thần giao cách cảm gặp chị Dương "mạ tôi", chủ nhà sách Gia Long và một lần, cũng đã tối, chạy quanh mấy con đường Bến Ngự, nhớ tới Ngọc Thắm đã sửa soạn kiệu đưa về dinh, ngựa ô, lục lạc đồng đen, dây cương hồng thắm, cán roi bịt đồng thòa nhưng không xong việc.
Dạ, lúc xưa có người hỏi Lão Tử đạo là gì thì được ông già đáp: đạo là gì? Nay có ai hỏi tôi: bác về thăm quê hương hả? tôi sẽ trả lời: thăm quê hương hả? Thành thật đến thế là cùng nên được cho về, sau khi lột vài cuốn lịch; nhờ vậy cái miệng còn dóp dép, không kịp đâm da non.






Wednesday, June 19, 2024

Ý thức mới về môi sinh



The Endangered Earth, Times 1988 man of the Year

SINH CẢNH HỌC và Ý THỨC MỚI

Écologie et spiritualité 

Jean Giono JePense.org Nov 2022

Tôn Thất Tuệ giới thiệu


Dẫn nhập: Chừng 1953, nghèo như chúng tôi có cái sơ mi là quý lắm, năm lớp nhất phải đi mượn cái áo trắng làm đồng phục cắm trại ở Vườn Cam. Rứa mà lán chán cây viết nguyên tử trong túi chảy mực thì rồi chùa, nửa khóc nửa cười. Nguyên tử chẳng biết vì sao gọi thế tuy về sau biết là viết có viên bi (stylo à bille); đầu bi hở, mực có thể chảy phía bi hay phía ống chứa. Nguyên gốc của nó là ''ball pen'' được cải thiện ở Hung Gia Lợi đầu thế kỷ 20, nhiều nước làm theo. Người Pháp mua bản quyền và sản xuất hàng loạt viết nguyên tử năm 1949 bởi công ty của ông Marcel Bich; từ đó có viết Bic.

Bây giờ nghĩ lại ai đó người Việt đã có huệ giác dùng hai chữ nguyên tử. 1949 chưa có bom hạch nhân (nucléaire) tuy Nga đã chế được bombe atomique như Mỹ. Nguyên tử dựa vào ý niệm một khối lượng vật chất như than đá rất nhỏ có thể cung cấp một nguồn năng lượng to lớn. E= MC² . Cây viết nguyên tử như cục than nhỏ đã khởi đầu một tiến trình làm điên đảo cả thế giới đến nay ngày một nguy thêm. Bic của Pháp mở đầu lối vất bỏ, không dùng lại, hết mực vất xác viết vào thùng rác.
Nhà tương lai học Alvin Toffler nói cây bút ấy bắt đầu cái gọi là "A Throw Away Society". Các bà nội trợ không phải lè kè cái chai đi mua lít dầu, không cần cái hủ đi mua sữa; khăn giấy chén giấy xài xong không phải rửa. Tình trạng nầy bắt đầu được nhấn ga ở Mỹ giữa thập niên 1950 và chưa đặt vấn đề chỗ đổ rác thành núi và là ổ chuột bọ, những hậu quả xấu xa từ việc sản xuất các thứ sẽ vất bỏ.
Quả đất tức là các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị phí phạm cho cái ''throw away society'' ấy, và mang di lụy thứ hai là ô nhiễm. Việc ô nhiễm trái đất thì không thể nói được. Khăn lau tay không tiêu hủy đã nghẻn sông Thame ở Luân Đôn. Các vịnh ở Porto Ricco đầy chai ly plastic. Rác ở Phi Luật Tân chất thành núi, dưới chân núi dân nghèo làm lều sống nhờ rác. Mưa làm núi rác chài như chài đất California, dân nghèo của bà vở TT Marcos chết mang theo hình ảnh ba ngàn đôi giày của bà đang được bảo trì trong nhiệt độ điều hòa.
Alvin Toffle là người đầu tiên nói cái lối vất bỏ chai lọ, khăn giấy đã làm cho người Mỹ vất bỏ vợ chồng một cách dễ dàng, tỷ lệ ly dị quá lớn khi ly dị được quan niệm là giải thể hôn nhân như giải thế thương vụ làm ăn (dissolution without fault).
Chúng tôi đi quá xa vì ô nhiễm môi sinh là một điều chính yếu thúc đẩy đi đến môn sinh cảnh học. Điều nầy được lưu ý toàn cầu khi Times dùng quả đất lâm nguy thay chỗ ''man of the year 1988''.
Chúng tôi chú ý và dịch thuật bài khảo luận nầy vì tuy viết trong tinh thần tây phương, phân tích của Jean Giono rất gần với Đông Phương.
Quan niệm "unitaire" về vũ trụ không khác với "vạn vật nhất thể'', mọi thứ tương hệ nhịp nhàng tạo thiên lập địa từ đấy, lý duyên khởi, lý vô ngại. Cách sử dụng thiên nhiên vô tội vạ đưa đến bạo động; nhiên liệu hóa thạch đưa đến bất quân bình kinh tế giữa các nước. Những điều nầy đã được Schumacher trình bày trong luận tập Buddhist Economics dựa trên chính mệnh, một trong bát chánh đạo, giảm thiểu tiêu dùng gây bạo động, dùng năng lượng tái tạo. Tham khảo: Kinh Tế PG
Sự thách thức thiên nhiên và tự kiêu của con người đứng thẳng (homo erectus) vô cùng nguy hại đã được đề cập bởi nhà thiền luận Suzuky khi bàn về chiều đứng suy tư của Tây Phương. Tham khảo: hành hình thập tự giá
Jean Giona đáng khen vì đã nhân bản hóa khoa học nầy. Ý thức tự thân giúp ích cho môn học và môn học giúp cá nhân thấy chân ngã và quên cái ego, ngã chấp.
Bài nầy cần được bổ túc một cách thực tế là giới hạn sự tàn phá thiên nhiên và những di lụy, là những vấn đề ở trong sinh cảnh học môi trường mà ông chỉ lướt qua. Thực tế như thay đổi lề thói suy tư sai lạc. Một trong vô số ví dụ: như tin tưởng khăn giấy màu vàng còn nguyên màu gỗ là không vệ sinh bằng khăn trắng, mà không biết khăn trắng do khăn vàng tẩy màu bằng hóa chất còn di lụy cho người dùng. Dùng khăn vàng vệ sinh hơn và tránh phí phạm nước tẩy màu, tránh việc thải hóa chất vào thiên nhiên, và giá thành cao hơn.

SINH CẢNH HỌC và Ý THỨC MỚI * Jean Giono

Sinh cảnh học (môi sinh học, sinh thái học) SCH là khoa học nghiên cứu mối tương quan giữa các sinh vật với nhau, giữa các sinh vật với môi sinh. Đây là một phong trào chính trị nhắm đến cải thiện quân bình giữ con người và môi trường cũng như bảo vệ môi trường.

SCH, theo nghĩa rộng, trước tiên, là đạt ý thức về sự tương tác giữa mỗi cá thể và các thành tố của môi sinh: không có cái gì riêng biệt, tách biệt. Mỗi cá nhân chỉ sống trong một môi trường, trong sự phụ hệ với "tổng thể".

Với danh nghĩa ấy, SCH tạo thành một tác lực tinh thần, xét hỏi về sự hiện hữu, các định luật vũ trụ cũng như định mệnh của con người trên quả đất.

Mặt khác, có thể định nghĩa tinh thần (spiritualité) là một tiến hành, theo đó con người xét hỏi ý nghĩa của đời sống và vị trí của mình trong vũ trụ. Sự tìm kiếm trực giác nầy là tìm kiếm sự sống đúng, hành động đúng, soát xét giá trị và cách hành sử của chúng ta đối với thiên nhiên.
SCH đánh thức thế giới, đánh thức suy tư. Thật vậy, cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay là một cơ hội để xây dựng lại nền móng suy tư của chúng ta.
Văn minh Tây phương - hiện chiếm của quả đất - dựa trên kỹ thuật để điều trị và khai thác thiên nhiên.
Sự thống trị nầy in sâu vào cốt tủy của văn hóa Tây phương. Thái độ của người Tây phương hoàn toàn duy lợi, dùng khả năng tri thức để thỏa mãn những nhu cầu vật chất. Sự phát triển được thẩm định theo mức độ đáp ứng các bản năng thấp nhất và các nhu cầu vật chất.
Không kể những sai trái qui phạm luân lý, hậu quả của sự thống trị bằng kỹ thuật và tri thức tạo nên một cuộc khủng hoảng môi sinh hết sức trầm trọng, ví dụ thay đổi khí hậu, tiêu hủy sự đa dạng sinh thái, làm cho con người chính là nạn nhân của hành động bởi chính mình.

Phong trào sinh cảnh học được nẩy sinh từ việc đạt ý thức nầy. Phong trào nầy mang nhiều hình thức khác nhau. * quản lý môi trường, kiểm soát tài nguyên để duy trì lâu dài sự quân bình. Hình thức nầy không đặt vần đề xét hỏi sự thống trị thiên nhiên và các hành động của con người, mà chỉ thích ứng. * nhóm chuyên gia SCH khác chủ trương con người rút  khỏi sự tàn phá thiên nhiên, gây xáo trộn, hủy hoại quân bình tự nhiên về môi sinh.
Sinh cảnh học tinh thần vượt qua hai phạm trù nầy, không nằm trong trong sự quản lý, hay rút khỏi sự tàn phá. SCH tinh thần chủ trương một chính sách sắc bén và toàn diện. Mỗi cá nhân phải tự soát xét về bản chất sâu xa và vị trí của từng người trong thiên nhiên và trong vũ trụ.

Đây là mong cầu một nền suy tư sinh cảnh (écospiitualité).
Mọi nhân thể, một bên, cần thường xuyên thỏa mãn những bản năng và nhu cầu vật chất, bên kia, ôm giữ một mong cầu có tính chất nền móng tuy ít khi được nêu lên: một nghĩa lý, một ý nghĩa sống qua sự kết nối mật thiết và hòa đồng với thiên nhiên.
Ước vọng tinh thần ấy càng bị để quên hay dồn nén thì sự khổ đau càng lớn. Đó là sự khổ đau con người muốn che đậy bằng sự tiêu thụ vật chất. Vòng lẩn quẩn sẽ xẩy ra thế nầy. Bất an gia tăng thì các ham muốn thêm nhiều; tranh đấu thỏa mãn trở thành tâm điểm sinh hoạt, đưa đến xung đột, bất hạnh và hủy hoại.
Sự thỏa mãn nhu cầu là động lực chính yếu hàng đầu của nền kinh tế tây phương; do đó, tiếp tục tiêu hủy môi sinh vì sự tàn phá, phung phí tài nguyên thiên nhiên.
Cạnh tranh cá nhân xuất hiện trên tầm mức thế giới về kinh tế, ngoại giao và quân sự. Hậu quả là sự bất bình đẳng giữa các quốc gia về chính trị, xã hội và môi sinh. 
Mặt khác, quyết tâm đạt hiệu năng điều trị thiên nhiên đánh mất trực giác, thuyên giảm khả năng suy cảm và sức sáng tạo. Sau khi đã thành công khép thiên nhiên vào kỹ thuật, con người trở nên một bánh xe trong guồng máy thế giới mà chính mình đã tạo nên: từ nay tự trói tay làm nô lệ cho chính những ham muốn của mình, con người bị lãng quên, mai một.
Trái lại, SCH tinh thần cho phép từng cá nhân quý trọng một phần khác của chính mình, đó là khao khát sống hòa hợp với "tổng thể", đi tìm cái ngã chân thật và phổ quát, vượt qua ảo tưởng của một ego, một ngã chấp.

Tiến bộ khoa học và kỹ thuật làm cho con người tin là có quyền năng đầy đủ áp đặt vào thiên nhiên; làm cho con người không thấy chỗ không biết của mình. Con người tự đóng vai trò Dieu, God, quản lý không gian, các nguồn nước, các loài thú, các loài cây cỏ v. v...

Điểm nầy làm nhớ lại hai huyền thoại xưa. 
1. Prométhée, thách thức luật cấm, dám lén cắp lửa của Olympia (tượng trưng tri thức) biếu cho loài người để làm uy quyền mà trước đây không có. Huyền thoại nầy giải thích tham vọng của loài người, muốn đứng ngang với thần thánh. 
2. Adam và Eva, mặc dù God đã bảo đừng, vẫn ăn quả của cây tri thức vì muốn trở thành thần linh. Óc kiêu ngạo ấy đã đưa đôi bạn rơi vào thế giới khổ đau. 
Hai thần thoại nầy minh chứng sự ly tâm và mất gốc của những con người xưa nay tự xem là những ông chủ duy nhất, là những kẻ trách nhiệm duy nhất của thiên nhiên. Con người tự xem đứng ngoài môi trường sống.

Những vấn đề môi sinh hiện nay không thể giải quyết bằng tiến bộ kỹ thuật. Chỉ có một cuộc cách mạng tư tưởng mới làm được việc nầy. Cuôc cách mạng nầy đặt trên các căn cứ sau đây:
- sư đạt ý thức tính cách nhất quán của trời đất thiên địa: con người không phải là một hiện hữu tách biệt mà là một phần bộ của "tổng thể".
- tự ý tuân theo các định luật tự nhiên.
- đạt ý thức về các giới hạn hiểu biết và thấy khu vực rộng lớn của u mê chưa biết.
- thừa nhận tính cách hữu hạn của điều gọi là tự do hành động.
- tìm kiếm không ngừng sự hòa hợp xã hội và sinh thái, nhờ nghiên cứu, quan sát, giáo dục, từ tâm, tình hữu nghị, hội nhập, triết lý v.v...
Những nhà cách mạng nầy là những kẻ tĩnh thức biết giữ cái gì, buông thả cái gì để gặp lại bản chất tự nhiên chân thật và trở lại cảnh vườn đã mất.
Trên cả sự trí thức hóa mối liên hệ với sinh cảnh, người tĩnh thức nới rộng viễn quan thi ca về thế giới; khiêm nhường, nêu gương lành bằng lối hành sử đơn giản và mộc mạc.
Sự thành đạt ý thức môi sinh làm cho các thể nhân thoát xác, từ bỏ ý định làm chủ tất cả, bỏ điều tự tôn là biết hết mọi sự việc; thay vào đó là trân quý những yếu tố cấu thành sinh cảnh. Do đó, sự nhất thể với thiên nhiên được tái lập, mà thiên nhiên chính là tổng thể linh diệu.
Trên bình diện cá nhân, đó là sự biết mình chính xác nhất. Đối với ngoại cảnh, đó là từ bi bác ái, chấp nhận sự hiện diện của tha nhân và sự việc một cách chân nguyên, như thị.
Sau cùng sinh cảnh học tinh thần giúp chúng ta gặp lại, cảm thụ trở lại năng lượng vũ trụ, thứ năng lực luôn vận chuyện trong chúng ta mà chúng ta đã quên. Một khi sự thuần khiết ấy được gặp lại, hành động của chúng ta sẽ êm dịu hơn và hợp với các định luật hoàn vũ.
Con người phải chấp nhận thân phận làm người, nếu không muốn diệt vong; phải chấp nhận thân phận khiêm nhường: là một phần bộ của một tổng thể, chứ không tác quái quá mức như từ trước đến nay.

một trong nhiều núi rác Phi Luật Tân


Saturday, June 15, 2024

tiếng chuông, thơ Lê Văn Minh

 

còn nhớ camel của tác gia Lê Văn Minh

tiếng chuông

Lê Văn Minh 

 

Gia rng Vincennes *

Nghe mt tiếng chuông Chùa Tây Tng

Ngân dài trong mênh mông,

Trên cánh rng thinh lng...

 

Cht như đâu đây

Tiếng  kinh cu Tibet 

“Om mani padme hum” *

Thong trong gió lùa 

Ơ h 

Qua nhng thân cây.

 

Cht nghĩ đến cõi người mi mt

Cui mt ngày âu lo

Bên kia đi,

Xa tht xa nhng ưu phin thế tc

Có ông Lt Ma ngi tĩnh tọa

Trên Hy Mã Lp Sơn 

Gìn gi thanh bình

Cho x s huyn bí

Và đám dân lành 

Hin như đàn trâu Yak

Yên vui chung cùng phn bc

 

Cõi đa đàng hiếm hoi

Bây gi sóng dy

Chùa chin b san bng

Sư si ngm tăm, 

Đành ci b áo tu

Dưới áp lc ca lưỡi lê súng đn

Và tính ác ca con người.

 

Đn chùa bng mt ngày biến dng

Thành ca hàng mu dch quc doanh

Bày nham nh 

Đ loi hàng Tàu sc s

Đi sng ch, đin t ti tân

Sn xut t nước m Trung hoa

Thi Mao-Đng.

 

*

Cht tiếc nui mt ánh vàng

C mi mùa trăng

Mông lung di Thin hư o

Chn v

Nghiêng xung sân rêu

Mt ngôi tho am

Đã hết thi hưng thnh

Biến thành chn tnh tu

Cho mt ông sư già kh hnh

Lánh xa ô tr

Cõi trn gian.

 

Đã có mt ánh trăng vàng 

Thu trước

Trong trng tinh nguyên

C nhô mình vươn lên

Trên cao mt đnh đi êm

Gia Thiên nhiên tĩnh lng

Vùng núi đi hoang vng.

 

Bng cht nh đôi mt rt hin

(Và có phn kh hnh)

Ca người cha quá vãng

Ch ít lâu sau khi ta v

T ci to tít mù đt B

Xã hi ch nghĩa hoang vu.


Còn nghe như vng li tiếng kinh 

Trì tng hng đêm

Án Ma Ni Bát Mê Hng...

 

Ta c mơ thy hoài 

Ánh mt ca người cha

Trong gic ng vùi

Nhng đêm dài mi mt

Tia nhìn thân yêu 

Sao quá du dàng

Hin như mt ánh trăng

Quá kh

Nh như mt ánh thi

Soi ri tâm tư

Êm ái đưa ta vào gic ng

Yên lành, 

Nh hng chuyn sc không.

02/2024 - Viết lại giữa những cuộc tàn sát thảm khốc ở Ukraine và Gaza.

                                                                                                       

* Om mani padme hum = Hương của trí huệ chỉ tỏa ngát  khi cỏi lòng người rộng mở.

 * Rừng Vincennes nằm ở vùng nội biên đông Paris, có hồ thiên tạo, hoa

   viên, sở thú và lâu đài vua chúa thời trung cổ cho dân thủ đô và vùng phụ                                   

   đến nghỉ ngơi, thưởng ngoạn. Rừng cũng là lá phổi của kinh đô ánh sáng.

***************************************************************************

Lai rai ba sợi

Bất tri tam bách dư niên hậu / Thiên hạ hà nhân khấp lũ bạc loài?

Tác giả Lê Văn Minh không nhớ đốc sự khóa mấy trường QGHC, ở trong ký tức xá cùng chúng tôi, những năm 1963, 1964 ...Chúng tôi lặng lẽ rời trường và không còn một liên hệ nhỏ nào với trường. Có tin mơ hồ Minh giữ nhiệm sở trên cao nguyên và đã kết hôn trên đó, biết đâu "thỉnh" một em Pleiku môi đỏ má hồng.

Mới đây, tự nhiên tôi có tên trong một mailing list gồm 50 đồng môn, tên họ ngược xuôi không biết ai là ai, trừ chị Oanh Tạ. Nhân đó, chúng tôi đã mời đọc một số bài ngắn đã viết, cầu mong các đồng môn vị tình dòm xuống; chớ thời nay trả tiền chưa chắc người ta đã đọc bài mình. Văn chương hạ giới rẻ hơn bèo.

Nhưng may vài người đã hồi báo với rất nhiều cảm tình chân thành. Thì ra đời chưa trọc lóc như những ngọn núi ở VN sau 1975. Lê Văn Minh đã gởi những "compliment" dễ mến.

Thư nầy gởi chung cho anh Phạm Văn Tốt (thi sĩ Hàn Thiên Lương), cho nên chúng tôi mới biết Minh nhà mình chuyên trị Camel của Mỹ, được đảng ưu ái cho hưởng mùi vị sương lam chướng khí thượng du Bắc Việt. Anh đến 1987 mới gặp vợ con bên Pháp sau khi được thả 1982. Bên dưới chúng tôi in lại email bỏ phần cá nhân.

Lê Văn Minh gởi cho bài thơ Tiếng Chuông cùng bản tiếng Pháp nhân ngày Father Day, nhớ đến ánh mắt của người cha, chợp tắt không lâu khi anh trở về từ "địa ngục trần gian''. Nhưng thương cảm trong phạm vi gia đình đã được nới rộng đến Tây Tạng xứ Phật và rộng đến các đỉnh núi Hy Mã Lạp Sơn. Không gian nội tâm (inner scope) rộng lớn ấy như "scope" của Mozart, Beethoven đã chụp mất cái scope e ấp thân mật của Chopin. Nhưng như vừa nói, nó không thể che mất nét hiền hòa của người cha.

Khi phúc đáp thư của anh Minh, tôi có nhắc đến Trương Thoại Bửu "vân du" trong ý thơ, đã đọc cho tôi câu thơ của Luân Hoán tả bàn tay chị da mịn vì vo gạo nấu cơm mỗi ngày. Tôi đã hỏi vì sao văn chương chỉ nói về mẹ, bà ngoại, chị gái mà không nói tới cha.

Thì nay Lê Văn Minh nói đến cha. Cha như thế nào, "Home Depot" sẽ trả lời. Father Day, hệ thống thương mại vật liệu nhà cửa nầy chưng ra lối đi những thứ nên mua để tặng cha. Cuốc, xẻng, cưa, đục, búa, kềm ...Mother Day, Lowe và Home Depot nhường thị trường cho các cơ sở thương mãi khác để bán hoa, quần cáo, son phấn, nữ trang... Làm cha khổ lắm ai ơi!

Về Tây Tạng, Lê Quân viết: 
Đền chùa bỗng một ngày biến dạng
thành cửa hàng mậu dịch quốc doanh.

Đúng vậy nhưng vẫn còn là đại phước. Trắng đen đã rõ; bàn thờ Phật làm quầy bán thịt. Vô thường là chuyện rất thường. Cái chết ở chỗ nền PG đã trở thành bộ máy tuyên truyền phi nhân, tiếp tay sinizer (tàu hóa) văn minh bản xứ, chùa chiền thành những business, kể cả woman traffic. Cái chết là xác cậu cũ mang hồn cô mới. Không những ở Tây tạng mà ở VN có khác chi.

Kính hai huynh trưởng Phạm văn Tốt và Tôn thất Tuệ,
Được tin hai anh Minh tôi mừng lắm. Mong các anh luôn vui khoẻ cùng quí quyến.
Phần tôi ra trại Tân Lập Vĩnh Phú vào cuối năm 1982, mãi đến 1987 mới sum họp được với vợ con ở Pháp. Đời sống cũng nhàng nhàng, nghề nghiệp công chức bộ Giáo dục, chức tước thì cũng chỉ tương đương với thượng sĩ nhất của mình thôi! Về hưu tuổi đáo hạn năm 2008, nay chỉ còn hai vợ chồng già dìu dắt nhau đi cho hết đoạn đường dương gian; vì cũng như mọi người khác bên này, con cái ra riêng, hoặc lập nghiệp ở xa, hoặc tất bật với công việc chỉ thỉnh thoảng về thăm cha mẹ già. Đời sống bận rộn, ở đâu cũng thế !
Anh Tuệ ơi, tôi thật mừng thấy anh ở tuổi 85 vẫn còn minh mẫn và sung sức viết.
...........
Phần anh Tốt tôi vẫn còn nhớ anh rõ ràng lắm. Từ một mùa đông buốt giá ở đội tăm mành Lào Cai với những anh em Lâm Tấn Mẫn ĐS 6 mà chúng tôi hay ghẹo là “cô Nguyên Hương” bởi chức vụ chánh văn phòng Phủ của anh ấy, đến các anh Hồng Cẩm Phương kh.15 và Phạm văn Hy TS1. Anh còn nhớ chuyến chuyển trại tránh giặc Tàu năm 79? Trên con đường lầy lội, chiếc xe hàng trưng dụng chở mình đã lọt hố. Trong cảnh hai người chung một còng, ngồi chồm hổm trên hành lý cá nhân vì xe rất chật; lại thêm cái nóng hầm hập của cơn giông đã làm con người căng ra. Tôi còn nhớ hai bậc trưởng thượng chung còng (rất khả kính vì địa vị xã hội cũ) đã không kềm chế được những lời thô lỗ mắng vào mặt nhau, cho đến những cú đấm của hai cánh tay còn lại. Chính trong tình trạng tha hoá ấy, anh đã lên tiếng “dẫu cho hoàn cảnh súc vật, hãy cố giữ cho mình làm người! “ Hai bậc trưởng thượng dừng ngay lại và cúi đầu hổ thẹn! Thế cũng là tốt lắm. Tôi còn nhớ tên vệ binh võ trang ở phần đuôi xe im lặng từ đầu đến cuối, mặt vẫn lạnh băng. Sau khi đến Bến Ngọc thì tôi không còn nhớ anh đã được phân bổ đi phân trại nào của Tân Lập.
Vài kỷ niệm xưa của bạn bè cũ vẫn còn nhớ như in, kể cả quảng đời đẹp nhất thời sinh viên đến cảnh tù đày cùng cực. Nhắc lại một chút để biết rằng mình vẫn luôn có bạn bè. Thôi chúc hai anh vui nốt đoạn đường còn lại. Anh Hàn Thiên Lương, về sau này tôi ít đọc thấy thơ anh. Chúc an mạnh.
Thân mến,
Lê Văn Minh



Friday, June 14, 2024

Vài chữ về Fulro

Front Unifié de Lutte des Races Opprimées

Tôn Thất Tuệ * 2023

Giữa năm 2023 internet chạy một tin nhỏ Fulro đòi tự trị và quấy phá ở Cao Nguyên. Tuy không có gì ồn ào và thực hay hư đều không có giá trị về chính trị, tin nầy nhắc chúng tôi một bài báo cũ.
2014, tình cờ chúng tôi gặp vài số báo Việt ngữ của nhóm người Chàm lưu vong ở Pháp, trình bày sinh hoạt thiểu số và một số bài khảo cứu của tiến sĩ Po Darma (không dùng tên cũ lối VN). Có một bài rất dài về nguyên nhân suy tàn của đế quốc Chàm mà mọi thứ xoay quanh một lý do duy nhất là quê tổ của Po Darma nằm ngay bên cạnh VN, một nước hiếu chiến và khao khát đất đai (cũng giống như Miền Nam nằm bên cạnh Bắc Việt hiếu chiến, HCM hứa cho mỗi cán bộ một ngôi nhà miền nam).
Nói đến Chàm thì ai cũng nghĩ đến Phan Rang Ninh Thuận và Tháp Chàm Nha Trang. Nhưng Po Drama nói rằng toàn thể Cao Nguyên là đất của người Chàm cũng như Chế Linh tự cho mình là lãnh tụ mọi người thiểu số sống trên cao nguyên. Po Darma kể lại những lần lãnh thổ Chàm bị co rút đều xẩy ra ở vùng thấp (bình nguyên). Giai đoạn cuối, lãnh thổ Chàm làm chiến trường cho hai phe Tây Sơn và Chúa Nguyễn, được mất thua thắng trồi trụt, kéo theo người Chàm giết nhau, cộng với sự điêu tàn tự nhiên của chiến tranh. Hai phe người Việt không đánh nhau ở Cao Nguyên.
Po Darma, qua tạp chí Harak Champa ngày 06.06.2006, ta thán văn hóa Chàm bị hủy diệt sau 1975. Một vũ điệu thần thánh đã thành một vũ điệu khiêu dâm về y phục và động tác. Po Darma chỉ trích Chế Linh đã từ chỗ quyết tử (sic) chống khai thác bauxite cao nguyên đến chỗ ủng hộ những sai lầm nguy hại đến văn hóa, biến ngôn ngữ Chàm thành một quái thai, nhiều cuốn sử được cho tiền xuất bản mang đầy sai lạc cố ý xuyên tạc, cụ thể là một cuốn sách của Hồ Chung Tú.
Po Darma nêu rõ thâm ý của Chế Linh là để được chính quyền VC cho về hát. Điều mới của Po Darma là tiết lộ rằng Chế Linh không biết một chữ Chàm, không nói tiếng Chàm, tự xưng là lãnh tụ Chàm mà không một giờ tranh đấu cho lý tưởng Chàm, nay phách tấu nói ai muốn khai thác bauxite phải qua xác của ông.
Tiến sĩ Chàm nầy đã hạ đo ván Chế Linh để so sánh với chính mình đã hoạt động tích cực, vào sinh ra tử, bên cạnh những đơn vị quân sự của Fulro như một chính ủy (chữ của chúng tôi). Ông đã mô tả các chiến công và dùng những danh tự đê tiện để chỉ quân VNCH tái lập trật tự ở Cao Nguyên.
Ông nói rõ mục đích của Fulro là thành lập một quốc gia độc lập riêng rẻ. Nhưng Fulro tuyên bố ngưng hoạt động ngay từ ngày 30.4.1975.
Hơn hai tháng trước khi miền Nam hoàn toàn thất thủ, cao nguyên đã bỏ trống, một cơ hội rất tốt nhưng quân của Po Darma đã không làm gì mà ngồi chờ ngày hạ súng. Hoặc chẳng có gì cả. Po Darma nói từ nay chỉ tranh đấu cho một “nước Chăm văn hóa”.
Diễn dịch lối Po Darma, nhiệm vụ phù trợ Bắc Việt đã hoàn tất. Thiết nghĩ, Po Darma đã thỏa hiệp rằng sau chiến tranh, BV sẽ cho thiểu số Chàm nhiều đặc ân như quy chế tự trị mà Minh Mạng đã xóa. Dính máu ăn phần.
Tuy vậy, Po Darma đã không hết lời chỉ trích VC vi phạm tính cách thần thánh của dân Chàm bằng cách di dời mồ mã tổ tiên Chàm, lấy đất xây nhà máy điện nguyên tử. Đã cho một bọn không biết tiếng Chàm làm tự điển. Vậy thì dính máu mà chả ăn phần chứ gì?!

Để khỏi gây lạc hướng, xin nói mục đích của những dòng nầy là đừng quên rằng Fulro ngay từ đầu là một công cụ của CS; khai sinh bởi Sihanouk, đứa con có hai dòng máu tinh thần là Tàu và Pháp.
Quan thầy của Sihanouk đã học thuộc bài rằng cao nguyên là nóc nhà, là mái nhà của Đông Dương. Bình dân lẫn trí thức có liên hệ với Đông Nam Á đều thuộc lòng “thánh thi”: Ai chiếm Boloven sẽ chiếm Đông Dương. Qui tient Boloven tiendra l’Indochine.
Để bớt nét trân tráo chính địa, Sihanouk đã đem vô mặt trận nầy nhóm Krom, người Miên Phật Giáo ở đồng bằng Cửu Long.
Chúng tôi rất hoài nghi vai trò chính ủy của Po Darma vì người Chàm ăn mặc không như người Thượng và có nếp sống định cư như người kinh. Yếu tố Chàm cũng do Sihanouk tạo nên bằng cách cử một sĩ quan cấp tá gốc Chàm trong quân đội hoàng gia Miên làm đại biểu phái đoàn Chàm trong hội nghị thành lập Fulro. Chúng tôi không thông suốt ngọn ngành của Fulro nhưng thiết nghĩ lực lượng dân quân của Fulro là nhóm CIDG do Biệt Kích Green Beret Mỹ tuyển dụng và huấn luyện. [CIDG = Civilian irregular defense group]. CIDG đã có lần quấy phá tỉnh Ban Mê Thuột bị chính quyền VNCH đẩy lui nhưng được sĩ quan Mỹ ra bao che đem về trại.
Sept 1964, CIDG trong năm trại đồng thời nổi loạn giết 80 quân nhân VN, bắt làm con tin 20 lính Mỹ. Nhưng may, Green Beret còn ảnh hưởng và thương lượng để quân phiến loạn hạ vũ khí. Chính phủ VNCH tương nhượng chấp nhận vài đề nghị của người Thượng nhưng không chấp nhận quyền tự trị. Chính phủ VNCH phản đối HK vũ trang người Thượng không được chấp thuận trước của Saigon. HK đã chính thức công nhận ủng hộ tiền thân của Fulro.
05.1958, một nhóm trí thức Thượng thành lập Bajaraka (Banar, Jarai, Radé, Koko) đòi tự trị các dân tộc thiểu số Cao Nguyên qua một bức thư gởi hai tòa đại sứ Pháp Mỹ. 1964, với sự hậu thuẩn của HK, tổ chức nầy ghép thêm nhiều sắc dân thiểu số khác và trở thành FLHP (Front de Libération des Hauts Plateaux, Mặt trận giải phóng Cao Nguyên).
[Tình cờ??? Trong thời gian biến động nầy, Nghiêm Thẩm, tự nhận là nhà xã hội học, xuất bản luận văn chứng minh khu vực cao nguyên có đủ những yếu tố cần thiết như lịch sử, văn hóa…. để thành lập một quốc gia.]
Sách báo ủng hộ Fulro đều nói Fulro chống VNCH và VC lại bằng quân sự và chính trị. Những tài liệu nầy nại sự việc một số Fulro trốn trong tòa đại sứ Mỹ ở Pnom Penh lúc Khmer Rouge chiếm Cambodia 1975, được / bị giao cho Khmer Rouge giết sạch. Thực tế Fulro luôn là con cờ của khối CS tuy thay hình đổi dạng liền liền. Fulro đã hạ súng giao cho Liên Hiệp Quốc rồi nhận vũ khí của Tàu.

Nay có tin Fulro gây rối ở Cao Nguyên làm khó chính quyền CSVN đòi tự trị. Người không thích CS lấy làm thú vị: kẻ thù của kẻ thù là bạn của ta. Tâm lý ấy quá tầm thường và nguy hại.
Cao nguyên hiện nay là vùng khai thác Bauxite. Vụ Bauxite được dựng lên, la lên cho qua lườn. Trung Cộng đã thành lập những khu tự trị và có bản hiệu hoàn toàn chữ Tàu, không như thời ông Diệm phải song ngữ Hoa Việt. Trong cuộc bàn tán xôn xao ấy, Võ Nguyên Giáp ăn có một cách chuyên nghiệp nhà binh, ông nói không thể để cho Tàu chiếm vùng Boloven, là cao địa là đòn dông nóc nhà của Đông Dương. Như chúng tôi đã thưa phía trên: ai chiếm cao nguyên sẽ chiếm Đông Dương. Bắc Kinh sẽ không nhã miếng mồi ngôn nầy cho Y Bun, Y Thiện, Y Kha, Y Thih ….
Trung Cộng vũ trang người Thượng để làm gì nếu không để làm lính cho các khu kinh tế nầy. Còn nhớ Nga thuê đảo Crimea của Ukraine rồi tổ chức trưng cầu dân ý đồng lòng gia nhập Nga. Trung Cộng sẽ làm vậy sau khi thuê những Y nầy để cùng những chú xìn thím xẩm mới đưa qua sẽ bỏ phiếu thuận làm con cháu của bác Mao, biến Cao Nguyên thành lãnh thổ hải ngoại như France d’Outre Mer.
Đưa tin, viết tin là nghề của ký giả. Đọc tin và thẩm lượng tin tùy từng độc giả. Nói thì nghe to tác vô lý, nhưng chuyện Fulro phải được đặt trong bối cảnh toàn diện về lịch sử và địa dư Đông Nam Á. Bajarara ra đời cùng thời với Trận Bà Bèo, Định Tường mở đầu chiến tranh du kích. Có vậy mới thấy Fulro là đứa con chung của đám bạch tuộc quốc tế; trong hậu trường, chúng “đồng nhi bất hòa”. Fulro đã phục vụ Lon Nol trong đợt cáp duồng người Việt thập niên 1960, dù Lon Nol có đứng về phía Tự Do. Người đọc vẫn còn thì giờ tìm hiểu câu nói của Georges Kalin: Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ và Sihanouk ủng hộ chiến binh miền núi đánh lại Miền Nam.
(The US Special Forces and Sihanouk backed the Fulro Montagnard fighters who were fighting against the South of VN (South East Asia, a Testament).

 Xin tham khảo thêm Đồ Bàn và Saigon

từ Huế vào Saigon