cà kê mụ mệ
tôn thất
tuệ
Cách đây mấy năm, ông Bảo Quốc Kiếm viết Liên Thành
không đủ tư cách xưng mệ và ông dùng
nhận định nầy như một trong những lập luận để đánh đổ cuốn sách của ông cựu cảnh
sát nầy. Chừng tháng sau thì có vụ “Nhà Nguyễn của Nhiếp Chính Vương Bửu Chánh”
khai trừ Liên Thành vì dùng chữ mệ đồng
thời xin lỗi Phật Giáo bị LT tấn công trong cuốn Biến Động Miền Trung.
Khoan cái đã nghe. Tôi không nói trúng sai của cậu
Thành. Nhưng trong trích dẫn nguyên văn bởi Bảo Quốc Kiếm, Liên Thành lập lại lời
của một mệ khác trong ngoặc kép có ba chữ Mệ Liên Thành; vậy theo tôi, cậu
Thành không tự xưng mệ. Thông báo của Nhiếp Chính Vương trông như chứng
minh ông BQK đúng khi không chấp nhận quyền xưng mệ của LT. Nhà Nguyễn nầy xác
định LT không có quyền xưng mệ vì LT là phiên hệ là phên, dậu và đưa ra tất cả
phiên hệ thi xem LT ở phên nào dậu nào.
Mới nghe tôi sợ đến chết vì ngay lúc ấy, nhiều người gởi
email cho tôi với câu mở đầu: Lạy Mệ...
Ông Bửu Chánh nghe thì rồi đời thằng nhỏ; cái mớ tép rong Tôn Thất như tui có
thấm chi, phiên hệ như cậu Thành mà cũng bị đì. Sợ quá tui phải uống trà đinh,
đinh thiệt, đinh năm phân bằng sắt để thêm gân. Tỉnh thức, thiền mà, tui mới thấy
ông nhiếp chính là tào lao. Có sắc lệnh chiếu chỉ nào hay thi phú nào nói về
chuyện mệ. Chữ mệ thời ấy thuộc loại nôm na tức không sang trọng, rứa thì không
lẽ một ông vua văn chương như Minh Mạng dùng một cách công chính đặt tên cho hậu
duệ, cho khối người trong đế hệ thi. Ông Bửu Chánh sẽ đùng đùng nổi dóa khi có
người lên sân khấu trịnh trọng thưa ngài nhiếp chánh bằng Mệ Bửu Chánh.
Nhưng cái nôm na ấy lại đúng chỗ trong chuyện ni.
Theo ông Bửu Kế, quản thủ thư viện đầu tiên của đại học Huế, chữ “mệ” ra đời từ mê tín dị đoan. Mình hay nghe ông bà bắt. Người sống quí con trai nên nghĩ người chết cũng rứa chỉ muốn bắt con trai. Cho nên phải trát ông bà mà nói rằng thằng bé mới sinh là mệ, là phái nữ, lại nữa, không phải là gái sắc mà là con mệ xó chợ, để ông bà chê. Vì trọng nam khinh nữ, nên họ chỉ lo cho con trai đừng để ông bà bắt. Chữ mệ là hạ tiện nên dùng chỗ ni rất tốt. Nhưng dần dà, chữ mệ dù là giẻ rách nhưng giẻ rách nơi áo Miên Tông (Thiệu Trị), Hồng Nhậm (Tự Đức), …nghe cũng thơm nên dân chúng tưởng như một tước hiệu quí tộc, tuy thực chất một thuật ngữ rất Huế. Dân chúng bên ngoài cứ rứa mà kêu mệ những ai có dính líu Tôn Nhơn Phủ. Mệ không phải là một chức tước, không có trên văn thư. Lắm người cưu mang cái khệ nệ ấy trên đầu, tạo một thứ giai cấp, “người các mệ”. Tục lệ nầy cótừ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, tức Võ Vương (1714-1765).
Có người nói hoàng phái dốc phách tự xưng là mệ, mệ nội mệ ngoại người ta. Từ đó có giai thoại một ông Bửu Vĩnh gì đó trèo lên cây mít hái trộm. Chủ nhà chạy ra; ông ra lệnh tụi bây chớ ồn ào, từ từ để mệ xuống, mệ té thì mệ chém đầu; đã đi ăn trộm mà còn tè trên đầu người. Nói khác chữ nầy mang theo người có từ lâu lắm rồi, từ trong cung đình, chứ không phài sáng kiến của mấy ông hứng chí phá trời.
Theo ông Bửu Kế, quản thủ thư viện đầu tiên của đại học Huế, chữ “mệ” ra đời từ mê tín dị đoan. Mình hay nghe ông bà bắt. Người sống quí con trai nên nghĩ người chết cũng rứa chỉ muốn bắt con trai. Cho nên phải trát ông bà mà nói rằng thằng bé mới sinh là mệ, là phái nữ, lại nữa, không phải là gái sắc mà là con mệ xó chợ, để ông bà chê. Vì trọng nam khinh nữ, nên họ chỉ lo cho con trai đừng để ông bà bắt. Chữ mệ là hạ tiện nên dùng chỗ ni rất tốt. Nhưng dần dà, chữ mệ dù là giẻ rách nhưng giẻ rách nơi áo Miên Tông (Thiệu Trị), Hồng Nhậm (Tự Đức), …nghe cũng thơm nên dân chúng tưởng như một tước hiệu quí tộc, tuy thực chất một thuật ngữ rất Huế. Dân chúng bên ngoài cứ rứa mà kêu mệ những ai có dính líu Tôn Nhơn Phủ. Mệ không phải là một chức tước, không có trên văn thư. Lắm người cưu mang cái khệ nệ ấy trên đầu, tạo một thứ giai cấp, “người các mệ”. Tục lệ nầy cótừ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, tức Võ Vương (1714-1765).
Có người nói hoàng phái dốc phách tự xưng là mệ, mệ nội mệ ngoại người ta. Từ đó có giai thoại một ông Bửu Vĩnh gì đó trèo lên cây mít hái trộm. Chủ nhà chạy ra; ông ra lệnh tụi bây chớ ồn ào, từ từ để mệ xuống, mệ té thì mệ chém đầu; đã đi ăn trộm mà còn tè trên đầu người. Nói khác chữ nầy mang theo người có từ lâu lắm rồi, từ trong cung đình, chứ không phài sáng kiến của mấy ông hứng chí phá trời.
Chẳng phải là một tước hiệu cho nên mụ mệ dùng chung.
Trong gia đình, mụ ngang hàng với mệ nhưng là dì, cô, thím bác gái của mẹ hay
cha chứ không phải là mẹ của cha hay của mẹ. Có thể chữ mụ gần lối đọc của tàu
(mẫu) được dùng để chỉ sự tế phân giữa mẹ của mẹ và dì của mẹ. Nhưng ngoài xã hội,
giới hạn trong xứ Huế, mụ có tính cách phân biệt giai cấp. Nhà văn xứ Huế Tràm
Cà Mau ghi một kỷ niệm với lời hát theo tiếng kèn trong trại lính: tọ ti tè, một
ngàn ba mươi vạn thằng tây, mụ ăn mày xách cái bị lòn ton, mụ đi mô tui bắt mụ
lại không cho mụ về, tọ ti tè ….Chừng 1944, 45, một người làng Chuồn lên Bến Ngự
thuê căn phố của ông Tùng (Tôn Thất, cha của Bạch Liên) làm vũ nữ mô đó dưới
Morin, ai cũng kêu là mụ Đăng ngầm kèm theo sự chê bai; con nít gồm các anh chị
tôi hay ném đất có khi đồ dơ vào cửa nhà vì Mụ về khuya.
Cao hơn một chút, ta có mụ bánh nậm, mụ bán cá, chữ nầy
dùng kèm vào tên của những người trong nhóm ấy. Mụ Tấn bán cá, mụ Thiện bún bò.
(Bên phía đàn ông thì có cụ cai, cụ Thậm cai trường Khải Định đại diện anh em
gà trống chưa thiến qua tiếng chuông hỏi Muốn
chi? Muốn chi? Mấy o Đồng Khánh qua tiếng trống trả lời muốn
chồng muốn chồng… giàu có học cao hơn tụi bây).
Tình cờ trên một tờ báo cũ gói trà, tui thấy có ông
thi sĩ nói về cháo gạo đỏ ở chợ Bến Ngự của Mệ Thức. E ông nầy hoặc không biết
hoặc làm ra vẻ nâng cao giai cấp nên dùng chữ Mệ. Tui điện thoại hỏi thằng cháu; hắn trả lời thưa cậu mụ Thiện
(bún bò) và mụ Thức là chị em bạn dâu, mụ Thức bị đuổi chợ dọn đi mô không biết.
Chữ mệ làm
cho người Huế lộn trí huống chi người trong Nam. Có ông nhà văn viết về chuyện
ra khỏi trại tù ngoài bắc vô Nam theo đường xe lửa, ông móc lên con đường cái
quan kim loại nhiều điều hơi lộn xộn. Ví dụ Đèo Cả giữa Khánh Hòa và Phú Yên
ông đổi thành Đèo Ngang, đúng rồi, đèo mô không nằm ngang qua núi. Trước khi đến đến Đại Lãnh, ông đã qua Đầm Thị
Nại (Bình Định) với cái tên khác tui quên vì ông đem địa danh nầy ra Huế đặt ở
khúc phá mình phải qua đò ra bãi biển (bây giờ có cầu). Nhà văn ấy phán rằng
vua Gia Long đã sai khi chọn Huế làm kinh đô. Quá gần Đầm Thị Nại trong tầm đại
bác hải quân Pháp. Quanh Huế chỉ có Phá Tam Giang, phá đã cạn. Ví thử có Đầm Thị
Nại thì cà nông lúc ấy làm sao có tầm xa như vậy (chừng 12 km).
Tui đã lạc đề nếu không nói tiếp. Tác giả thấy những bà
mệ tóc bạc phong lưu nhai trầu. Ông đã không hiểu cùng người Huế về cái chữ
quái đản nầy. Mấy cậu mệ nầy không chịu học
hành chỉ đi theo gái. Ngạc nhiên tàu ngừng chỉ vài phút mà nhà văn tả lắm
chi tiết như nhai trầu phong lưu. Khi ông được thả ra thì Huế đã xơ xác như xơ
mướp, có ai mà phong lưu, chỉ phong lưu rách một ống quần.
Nhân tiện tui xin có mấy dòng về người đã cho chữ mệ một chút tạm gọi là pháp lý: (chỉ
dùng cho đế hệ thi). Liên Thành chưa bao giờ nhân danh hoàng tộc khi viết sách.
Vậy mà hoàng thân Bửu Chánh đi xin lỗi chư tôn hòa thượng Phật Giáo về hành vi
của LT như cha đi xin lỗi hàng xóm khi đứa con qua hái trái ổi. Nếu ông nói tuy
LT nhân danh cá nhân, nhưng ông xin lỗi chỉ vì hành động của một người trong
hoàng tộc. Web của Nguyen Dynasty vàng rực
cờ VNCH, với những lời tuyên bố chống cọng to lớn, những lời hứa vĩ đại; vậy cho
hợp lý, ông chú nhà vua phải công khai hạch tội bs Tôn Thất Tùng và bà Tôn Nữ
Thị Ninh về những lời nói và hành động chống người quốc gia. Hãy làm đi.
Bản tuyên cáo được ký bởi rất nhiều chức sắc sau nhiếp
chính vương và công nương vợ. Rất nhiều quận công, hầu tước, bá tước tiếng tây
và tiếng Việt. Tôi đoan chắc có một nhân vật có tên đề sau chữ doctorate.
Doctor? Docteur? Tôi đã đưa câu hỏi lên Word Reference Forum. Nhiều người gốc
Anh và Pháp đồng ý chữ nầy không chỉ người mà là một cấp bằng, một học vị. Đối
đế phải dùng chữ ấy thì để sau tên. Vi dụ John Dow, doctorate in business. Đối
đế, như học ngữ vựng, chứ không thường dùng.
Tiếp theo, ông Bửu Chánh không có cái gì mà nhiếp. Cựu
hoàng có gặp ông ta. Theo web trên, BĐ tiếp ông cùng vài người khác, nhà vua
khuyên họ nên chăm lo cho dòng họ Nguyễn. Có thể là câu nói tâm tình. Còn nói
là ủy thác thì cũng được nhưng không ủy thác về chính quyền. BĐ đã nhiều lần
xác quyết mình không tham vọng chính trị, ông đã ra lệnh cấm các con nhận bất cứ
tước phong nào của bất cứ vương triều nào trên thế giới, và không được hành sử
như một ông chúa chính trị. Tui hồi tưởng
tướng Đôn và Đính vào một quán ăn bên Pháp. Tình cờ cựu hoàng đã đến trước; ông
biết ông Đôn nên lịch sự chào hỏi; sau đó Andre Đôn giới thiệu người cùng đi.
Sau mấy phút ngắn ngủi nầy là chia tay. Rứa mà về Saigon Đính tuyên bố đã gặp
BĐ bàn về chính trị tương lai. Giải pháp BĐ ra đời.
Bác sĩ Nguyễn Đức An, Orlando, Florida, tố cáo một người
thân cận của Bửu Chánh đã đòi ông đưa 10 ngàn đô để giữ chức vụ bộ trưởng y tế
trong chính phủ của Nhiếp Chính Vương, mà phải đưa gấp cho kịp thành lập chính
phủ để đi nói chuyện với chính phủ lưu vong Tây Tạng. Con mụ (lại mụ nữa) me mỹ
(chữ của bác sĩ nầy), con mụ me Mỹ Đồng Thanh Ingall (chức vụ thủ tướng
Chancelor) trở lui nói chức vụ ấy đã trao cho người khác, bs An chỉ là thứ trưởng,
đưa thêm và đưa nhanh. Bs nầy rất bất mãn; thái độ và lối nói nầy làm người đọc
nghi rằng ông tiền mất tật mang. Ông An đã biết con mụ nầy me Mỹ mà còn để bị gạt.
Nhưng đáng khen con mụ me Mỹ lại có thể gạt một nhà trí thức, tiến sĩ y khoa,
và cũng là người đặt ra cái tên nầy.
Không bao lâu sau tuyên cáo nầy, có vụ thằng khùng
xưng là người chính thống được nối ngôi của nhà Nguyễn, mặc áo đỏ xanh duyệt
quân ở Bolsa, trong khi đó cũng cùng quận Cam, nhiếp chính vương và công nương
ngự trị trong thành phố Irvine. Còn có ông Bảo Tố xưng là chính hệ, sẽ về làm
vua VN. Bush con sẽ thắng cử kỳ hai, nhằm vào sấm ký bạch tượng hú, sẽ đưa ông
về và đánh đổ chính quyền CS. Mau mau bỏ phiếu cho cọng hòa, đá đít dân chủ.
Nam Cali nói chung và Orange County là đất phát vương.
Không biết bao nhiêu chính phủ, không biết bao nhiêu nhà vua. Mấy trăm năm trước
đây một bộ lạc thuộc giống Inca không chịu cải đạo dưới áp lực của conquistadors
Tây Ban nha, đã đi từ Hạ Ca (Baja California) lên vùng Orange bây giờ. Các bô
lão nhờ một pháp sư chôn một bửu bối để con cháu không bị người Âu châu đè đầu
mà ngược lại đè đầu bọn chúng cho bỏ ghét. Pháp sư, xêm xêm thầy địa, không vui
khi thấy vật chôn là một cái hủ đậy kín như hủ mắm nêm bên mình. Nhưng ông được trả rất ít tiền công, nên xem địa theo ý mình, một thứ chơi khăm của giới bùa ngãi.
Pháp sư nầy đã theo học bài phong thủy sau đây. Một
ông thầy địa được thuê cải táng mồ ông cố tổ làm sao cho con cháu ngồi trên đầu
trên cổ nhưng gia chủ keo kiệt trả không xứng, ông âm thầm chôn một nơi mà sau
nầy con cháu đều theo nghề hớt tóc. Khi bị hạch hỏi, ông nói con cháu quí vị ngày nào cũng nắm đầu kẻ
khác, còn đòi chi nữa.
Đến hậu bán thế kỷ 20, bửu bối ấy mới công hiệu thì
người Inca đã diệt chủng. Người Việt mình đến. Cho nên mấy ông nhiếp chánh như Bửu Chánh, thủ tướng lưu vong, mấy hoàng
đế, mấy ông Nguyễn đi Nguyễn lại về còn thua anh chàng thợ cạo, váy lỗ tai mà cử
nghĩ mình đang ngồi cùng chiếu với Gia Long Minh Mạng, hay ít nữa là Khải Định.
Tuy chúng kiếm tiền từ mấy kẻ đến xin lạy lục hầu mong về VN ngồi trên đầu người,
chúng còn tệ hơn cái mệ trèo trên cây mít, còn thị uy bách tánh đừng làm mệ sợ
mệ chém đầu.-
♫♪ ♫♪Franz Schubert
Ave Maria♫♪ ♫♪
Helene Fischer
No comments:
Post a Comment