Nghĩ về Bát Nhã Tâm Kinh
tôn thất tuệ
Đây
là kinh tôi thích nhất vì nhạc
tính của
nó. Nói vậy
tôi sợ các
anh cho tôi đã phỉ bán
Phật
Pháp. Xích hầm
xích cổn
ngộ cổn.
Biết
thì thưa thốt
không biết
thì dựa
cột
mà nghe. Đó là kinh mà tôi chưa nghe ai tụng kiểu
ê a. Trái lại
thường là nhịp
nhanh như thúc quân, lấy nội
lực
như người Nhật
tụng
kinh Pháp Hoa. Tôi nói đến nhạc tính khi thấy
sự khác
biệt
giữa
hai việc
trông rất
giống
nhau: (cùng một
đoạn
kinh) trì niệm
(ví dụ nhị thời
công phu) và đọc hoặc ngồi
hoặc
nằm
như đọc luận
văn, tìm hiểu
từng
chữ,
gạch
màu xanh đó, ghi chú tham khảo v.v.... Tôi muốn nói hai ảnh
hưởng tâm linh khác nhau. Tạm gọi
học
hành phụ trợ cho
nhau.
Về chuyện
học,
đừng nói chi cho xa, đọc cái bài anh Tâm soạn
thì cũng đã đủ và chợt ruột.
Chừng
nào còn dùng ngôn tự thì Tâm Kinh (TK) xem như không thể rút
ngắn
hơn, như thang thuốc bắc
mười chén nước cô thành vài giọt. Cũng như tam thập
lục
kế,
lục
thao tam lược, quân sư chỉ cho vài chữ bỏ vào
túi gấm.
Lúc lâm nguy mở ra
có khi chỉ một
chữ như
thủy, hỏa, nhật, nguyệt, đoản, trường v.v...
Thật
vậy,
TK nói lên cái yếu
lý "ngũ uẩn
giai không", không phải để mà chơi kiểu
thời thượng mà nhằm
mục
đích "độ nhất
thiết
khổ ách";
nhiều
nhà triết
học
trong vùng tư tưởng đông phương cho rằng bộ ba
chân-thiện-mỹ của
Tây phương lắm
khi vô bổ nếu
không có cái dụng,
họ muốn
nói đến tính cách tích cực của
PG. TK còn nêu hiệu
năng triệt
để của
ánh sáng a nậu
đa la tam miệu
tam bồ để. Một căn phòng tăm tối
lâu năm, bụi
bặm,
chuột
bọ v.v...
nay chủ nhân
mở cửa
thì ánh sáng tràng vào ngay.
Ánh
sáng không dọn
dẹp
thay chủ nhà,
ông hay bà phải
tự lo
nhưng ánh sáng sẽ giúp
thấy
nhiều chỗ không sạch, nhiều thứ quí
giá lãng quên như chiếc nhẫn
kim cương đánh rơi mà lâu nay cứ nghĩ phải
có một
ai lấy,
ngay cả chồng
vợ hay
con cái, những
vọng
tưởng nguy hại
kéo theo vô số hậu
quả biến
thiên cực
đại, trùng trùng duyên khởi.
Mặt
khác TK rất
thực
tiển
khi đưa ra một
phương pháp vừa tầm tay rất
affordable: một
câu chú ngắn
gọn,
vô đẳng đẳng, chân thật bất
hư: Yết đế, Yết đế, Ba la Yết
đế, Ba la tăng Yết đế, Bồ đề,
Tat bà ha
ngắn
gọn
làm cho những
người đoản
trí như tôi không sợ hãi, như đã sợ hãi trước chú Lăng
Nghiêm, các đà la ni trong Pháp Hoa v.v...
Trước
một
chiếc
xe như Mercedes, bạn chỉ cần
mở chìa
khóa rồ máy
và chạy
đến nơi bạn
muốn.
Không cần
phải
học
từ nguyên
tắc
hút ép nổ xả,
lịch
sử biến
chế từ horseless
coach cho đến thứ tân tiến bây giờ.
Không những
không cần
học
mà còn phải
dùng ngay như khi đi nhà thương, mua thức ăn. Nhà sản
xuất
đưa chìa khóa cho bạn là thứ chân
thật
bất
hư. Khi đứng chờ đò qua sông, Phật thấy
một
đạo sĩ dùng chiếc
nón làm thuyền
mà ông phải
cần
đến cả chục
năm thâm luyện.
Ngài nói thật
phí công; trong thời gian đó nếu
phải
qua bên kia sông tìm thuốc thang hay thực
phẩm
v.v...thì ông làm sao.
Tôi ủng hộ cái nhìn của Mai Thọ Truyền về phần kệ cuối kinh : Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha. Cư sĩ khả kính nầy chủ trương không dịch mà để nguyên như vậy.
Đường
lối
nầy
dĩ nhiên không được chấp nhận
bởi giới
chủ trương
học
thức,
cho rằng
Phật
giáo VN là trùng chủng lụn
bại
chỉ có
cầu
an cầu
siêu, nếu
không muốn
dùng chữ vô
học.
Công
dụng
của
nó là thuốc
tiêu làm cho khỏi
ích bụng
khi ăn quá nhiều.
Mấy
hàng đơn giản
phía trên mang quá nhiều chất
bổ đậm đặc, toàn thứ dữ:
mỗi
chữ là
một
miếng
beef steak dày kịch
quến
mỡ và
gia vị.
Cũng như bác sĩ đã cho uống những
liều
trụ sinh
quá mạnh
cần
chút thuốc
bổ cho
dạ dày
khỏi
cháy. Mỗi chữ đòi hỏi
sự tiêu
hóa thành chất
dinh dưỡng. Bây giờ, phải
tập
cách hủy
bỏ mà
chỉ lấy
tinh túy cho cơ thể. Tập
trung trong âm thanh, âm hưởng để đưa chúng vào mạch
sống.
Bên
trước Mai Thọ Truyền
đã khổ công
giảng
thế nào
là uẩn,
thế nào
là vô minh, sắc
không, cả một
tấn
danh từ.
Nguy cơ bội
thực
rất
hiển
nhiên.
Bản
dịch
dùng để chuyển
qua Hán Việt
sử dụng
tại
VN do Ngài Huyền
Trang soạn,
bên cạnh
những
bản
khác (con số có thể đến 600) từ bản
đầu tiên của
Cưu La Ma Thập
năm 402. Tôi muốn
nói Trung Hoa đã làm một công việc
còn khó hơn xây Kim Tự Tháp là dịch
một
ngôn ngữ hoàn
toàn khác biệt
qua Hán tự,
dịch,
dịch,
rất
nhiều;
họ có
đủ khả năng
dịch
những
câu kệ ngắn,
những
câu chú. Mà sao họ không
làm mà chỉ dịch
âm.
Mới
đây trên một
web nào đó, tôi có đọc bản dịch
các câu chú ngắn
dài từ Vãng
sanh quyết
định chơn ngôn cho đến Kinh Lăng Nghiêm, những
bài chú trong kinh Pháp Hoa. Dịch giả ghi
rõ ông không bảo
đảm hiệu
năng của
bản
dịch
khi dùng để tụng.
Diệu
Pháp Liên Hoa hầu
như không có những
thuật
ngữ khó
vì viết
cho lớp
người hộ trì
của
quả đất (dũng tùng địa xuất)
- votaries from the earth - mà vẫn giữ nguyên
các bài kệ Phạn
ngữ;
nhất
là trong phẩm
Đà La Ni và Phẩm
Phổ Hiền.
Như đã nói, những
dịch
giả như
Cưu La Ma Thập,
Huyền
Trang, Nghĩa Hiệp
đủ sức
mà không làm.
Chú
Đại Bi mang cái tên Hán ngữ tuyệt
vời:
thiên thủ thiên
nhãn, vô ngại
đại bi tâm - đà la ni. Sau đó là âm, rồi chuyển
qua Hán Việt
nhiều
người bông đùa: nam mô xô bà già ra đá con gái vô, nam mô hất
vô đá ra...Không biết hết
nhưng chúng ta cũng thấy ít nhất
hai chữ có
ý nghĩa là nam mô và bồ đề (bổ đề dạ,
bồ đà dạ) để biết
đây không phải
là câu nói xằng.
Nếu
bạn
tin, đó là những
linh ngữ.
Vấn
nạn
ngôn ngữ như
thế nầy.
Người Tàu chuyển
âm theo lối
nói của
họ,
Việt,
Nhật
và Đại Hàn đọc khác. Ví dụ: Suputra: (Tàu,
không biết),
Xá Lợi
Phất,
Sarihotsu. Chữ nào
linh?
Chuyện
nầy
do thầy
Chơn Thành, chùa Liên Hoa Garden Grove nói. Một
cao tăng đi qua một
cái nhà thấy
phát ra những
tia năng lượng, những ánh lành. Ông đến gần
và nghe bên trong có người tụng chú Đại Bi.
Nghe kỹ thì
thấy
người kia tụng
sai nhiều
chỗ.
Nhà sư chỉ điểm
và hành giả học
theo nhưng không phát ra những tia sáng lành nữa.
Ông tụng
gập
ngừng,
phải
chú ý đến lời
văn cho đến khi nhuần nhuyễn.
Mẹ của
họa
sĩ Nguyên Khai thích tụng kinh Pháp Hoa bằng
chữ Hán
Việt
vì bà không biết
chữ Hán.
Vô lý? bà không bị nghĩa
của
chữ làm
bà bận
tâm khi trì tụng.
Đa số những
người Mỹ thuộc
Nhật
Liên Tông chỉ biết
ý nghĩa tổng
quát của
kinh Pháp Hoa, không biết từng
dòng nhưng họ tụng
rất
nhịp
nhàng say sưa. "Niji setson" là cái gì? mình còn biết
Nhĩ thời
Thế Tôn,
còn họ chỉ muốn
đồng hóa với
tâm thể Phật,
the highest life condition (cao nhất trong thập
loại).
Nghe tôi kể chuyện
nầy,
vài người trong khuynh hướng trí thức nói trên đã dè bỉu:
ồ cái
thứ đếm bạc cho ngân hàng.
Trong
thực
tế mấy
ai làm chủ ngân hàng. Chỉ xin cho con người
một
chỗ làm
khiêm tốn
là đếm bạc
cho chủ nhân.
Bòn mót phước đức nơi câu kệ. Cứ "Như
thị ngã
văn, nhất
thời
Phật
tại..."
mà đi tới,
tới
mô rồi
tới.
Có
câu chuyện
bôi bác nhưng tôi nhìn cách khác. Xin đừng hiểu
lầm.
Bà bếp
quên hỏi
con gà nấu
ra làm sao, mà cha đã lên làm lễ, sau lễ là
khách quí đến, phải nổi lửa ngay. Bà cầm
con gà đã nhổ lông
đứng sau những
cánh gà hai bên lễ đàn, đưa lên đưa xuống
ý hỏi
cha. Cha nháy mắt,
chậm
rãi làm dấu
chấm
tráng chấm
ngực,
lên giọng
đọc tiếng
La tinh, chấm
tay bên vai trái: nửa nấu
cà ri; chấm
bên vai phải
nói nửa
rô ti, A men. Bên dưới giáo dân cúi đầu a men theo. Chúa phạt
thì phạt
ông cha, nhưng con chiên cúi đầu a men, Chúa sẽ đưa
tay ra đón.
Những
nghịch
lý trong tôn giáo lắm khi không đáng chê cười. Có người
trách tôi lấy
quả cam
lượm ngoài đường cúng Phật và ông bà. Tôi cải
lại,
tôi ăn được thì Phật, ông bà ăn được; tôi không cúng
quả cam
thối.
Các
thầy
sẽ mất
job khi mọi
người theo thằng
khùng nầy
ngày nào cũng nói:
ta sẽ hát một lời kinh vô nghĩa
kinh tầm thường như tiếng lá rơi.
Hay
có thể điên
hơn nữa
tụng
nhịp
nhàng như cá rong xuôi nước, nhịp nhàng như sao
hôm trở lại,
tụng
nhịp
nhàng sáu chữ:
Nam mô Linda Trang Đài, điểm vài tiếng
chuông ngân, để thấy Phật
về nơi
trà đình tửu
điếm,
nơi lầu
xanh.
Nghịch
lý của
chữ nghĩa
khúc triết
"sắc
không" với
những
tiếng
không có nghĩa (trên mặt) yết
đế ba la vẫn
nằm
trong ý hướng tối
thượng, nói rõ, nói ngay, không hư vọng ngay từ đầu:
"độ nhất
thiết
khổ ách".
Dù các hành âm là allegro, là adagio, andante, …, tấu khúc vẫn
mang chủ đề chính là độ nhất thiết
khổ ách.
Người
chủ trí
thức
thì nói: - kiến
ngũ uẩn
giai không, rồi
luận
rồi
bàn
Người
sống
đạo thì đi cho hết
câu: - kiến
ngũ uẩn
giai không, độ nhất
thiết
khổ ách.
Hy
vọng
cuốn
sách của
Chánh Trí Mai Thọ Truyền
mà anh Tâm nêu cũng là cuốn sách tôi đã đọc
mà chỉ nhớ một
điểm
không dịch
câu kệ như
đã nói trên. Anh Tâm trích:
“…Kinh Bát
nhã như một bài triết lý mà đề tài là “Bát nhã ba la mật đa”, nhưng trái với thông lệ, ở đây không phải một đề tài để phu diễn (un sujet ou un thème à développer) mà
cũng không phải một luận án để bênh vực (une thèse à soutenir), hay một ức thuyết, một giả thuyết hay một nghi vấn để chứng minh, để giải quyết. Từ đầu đến cuối bài, toàn là những quyết đoán (des affirmations) mà tự ý người đọc muốn lấy cũng được, mà muốn bỏ cũng được.”
Theo
tôi, nếu
vội
vã lụp
chụp
người đọc sẽ hiểu
chỉ TK
mới
có những
affirmations. Nên hiểu những
affirmations trong TK rất cô đọng ví chính kinh chỉ có
260 chữ Hán;
là những
kết
luận
mà các phần
như tiền
luận,
chứng
minh giải
quyết
v.v… đã có ở những
nơi khác hay ít nhất trong Bộ Đại
Bát Nhã.
Tôi
muốn
nói những
điều
Phật
dạy
đều không hư vọng
đều là những
affirmations. Như trong phẩm 16 Pháp Hoa,
Ngài nói: các thiện
nam tử phải
tin lời
chắc
thực
của
Như Lai. Cũng kinh nầy phẩm
2, Ngài nói chúng sinh có khả năng thành Phật.
Quyết
đoán nầy
người nghe muốn lấy
cũng được, mà muốn bỏ cũng
được.
Thật
vậy
có người đã bỏ ra
về vì
không dám tin mình có thể thành Phật.
Ở một
nơi khác là kinh Di Đà, chư Phật mười phương (chỉ dịch
6 phương) đều “thuyết thành thiệt
ngôn…”. Ngay như khi Ngài trả lời
bằng
sự im
lặng
16 câu hỏi,
đó cũng là những
affirmations. Khi có người nghi Ngài “dấu nghề”,
Ngài nói ta đâu phải là ông thầy
dạy
võ cần
giữ một
miếng
phòng thân khi học
trò trở chứng,
ta muốn
chúng sinh được như ta.
Ngoài
ra tôi cũng có cơ duyên đọc một cuốn
sách của
ông Mai Thọ Truyền
chú giải
kinh Pháp Hoa, tôi chẳng nhớ gì
ngoại
trừ một
ý về Quán
Thế Âm
(QTA): từ bi
của
mình là cách tự vệ hay
nhất
chứ không
phải
súng đạn.
Với
TK, QTA là nhân vật
chính, là chứng
nhân của
sự được độ nhất thiết
khổ ách
vì thấy
rõ ngũ uẩn
giai không. Có thể xem
là một
testament. Nhưng QTA trong kinh PH có khả năng hành động. Quán
âm sức trí diệu, có đủ sức
thần thông, rộng
tu trí phương tiện, không cõi nào
chẳng hiện, các loài trong
ác đạo đều bị tiêu diệt
hết vì Ngài rộng
tu trí phương tiện gần
vô lượng chư Phật.
Ngành
Pháp Hoa Nhật
Bản
cho rằng
(những
hiệu
ứng
của)
QTA là kết
quả tự nhiên
của
việc
thành đạt Phật
thân cho nên họ chú
ý đến Phổ Hiền.
Thật
ra sự chú
tâm nầy
chỉ vì
tính cách năng động của học
phái nầy
là chuyển
kinh PH đến mọi
nơi.
Trong
lúc QTA diệt
trừ các tiêu cực, cứu
khổ cứu
nạn
thì Phổ Hiền
xây đắp những tích cực.,làm cho thân tâm an lac ... Sự phân chia nầy
hết
sức
tương đối. Vì vậy
trong tài liệu
anh Tâm quy tập,
QTA – vì sức
từ bi
– tượng trưng cho phước bên cạnh Văn Thù Sư Lợi
là trí.
Ý
kiến
nầy
có phần
hơi khác về biểu
tượng phước và trí. Các chùa hai bên tượng Phật
là Phổ Hiền
cỡi
voi trắng
và Văn Thù Sư Lợi
cỡi
sư tử trắng.
Ngự bản
tôn của
Nichiren ghi Phổ Hiền
Bồ Tát
đối xứng
với
Văn Thù cũng như bên trên Thích Ca Phật đối xứng
với
Đa Bảo
Như Lai. Vị trí nầy muốn nói Phật là đấng Lưỡng Túc Tôn: có phước và trí đầy đủ
(chứ không
phải
đấng có hai chân như Ngài Tuyên Hóa nói
có kẻ dịch
như vậy).
Hân
hạnh
tri ân tất
cả,
về ý
đạo và ý đời, và nhất là cơ hội
viết
những
dòng nầy.--------
No comments:
Post a Comment