Bát Nhã Tâm Kinh
Phí Minh Tâm
Dưới đây là một email nội bộ của nhóm anh em làm chung sở tại Viện Quốc
Gia Định Chuẩn Saigon trước 75. Nhóm thân hữu nầy gởi cho nhau đủ thứ từ chuyện
tếu, thuốc nam, bếp núc, nước mắm xì dầu... cho đến triết lý không riêng chỉ có Phật Giáo. Tài liệu
khảo cứu nầy do ông/anh Phí Minh Tâm soạn. Sếp cũ của tôi rất khiêm tốn nói là
chép các tài liệu đã có sẵn. Thôi được rồi; ngày xưa thầy Khổng Khâu cũng nói: “ngã
thuật nhi bất tác”, thuật thì thuật nhưng phải tìm tòi so sánh, bỏ cái bậy lấy
cái hay. Anh Tâm tốt nghiệp lâm học ở Mỹ
nhưng hình như không dùng búa thủy lâm mà suốt đời làm định chuẩn, một ngành rất cần
thiết cho việc phát triển kinh tế, còn mới ít người biết ở VN.
Thế rồi vì cọng nghiệp, với vô số kẻ khác, “chàng” cũng phải trả lại em yêu ....chức vụ tổng
giám đốc, sẽ ra đi về trại tập trun. Anh Tâm hiện ở Bắc California, quanh vùng San
Francisco. Ăn chay trường và dịch thơ Đường giải trí để “refresh” thất thập.
Phần tôi, tôi có viết mấy dòng suy nghĩ sẽ phải đăng sau. Riêng bài của
anh Tâm cũng phải chia làm ba vỉ blogger không chịu nỗi. Tôi cũng sẽ đăng một
hồi ký rất ngắn, để gián tiếp cảm ơn anh Tâm về những ngày làm ở đường Hàn
Thuyên me xanh lá, có nước mía, dừa xiêm, có ly chanh đường. ttt
Phần 1
Ma-ha
bát-nhã ba-la-mật đa tâm kinh 摩 訶 般 若 波 羅 密 多 心 經 ; S:
mahāprajñāpāramitā-hṛdaya-sūtra; Kinh ngắn nhất chỉ gồm 260 chữ (bản Hán Việt) và “trái tim” của bộ kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tâm Kinh là một trong những bộ kinh quan trọng nhất của Phật giáo Ðại thừa, được lưu hành rộng khắp tại Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam và được hầu hết các tăng ni tụng niệm nằm lòng. Kinh nầy đóng
vai trò quan trọng trong thiền tông vì nói rõ về tánh không
(s: śūnyatā) và sự trực nhận tánh không đó một cách rõ ràng, cô đọng chưa hề có. Câu kinh căn bản của Tâm Kinh là “sắc chính là không, không
chính là sắc” (tạm hiểu: hiện tượng chính là bản thể, bản thể chính là hiện tượng), một điều mà thiền tông luôn luôn nhắc nhở.
Trích “Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinh Việt Giải” của Chánh Trí Mai Thọ Truyền: “…Kinh Bát nhã
như mộ t b ài triết lý mà đề tài là “Bát nhã ba la mật đa”,
nhưng trái với thông lệ, ở đây không phải một đề tài để
phu diễn (un sujet ou un thème à développer) mà cũng không phải một luận án để
bênh vực (une thèse à soutenir), hay một ức thuyết, một giả thuyết hay một nghi vấn để chứng minh, để
giải quyết. Từ
đầu đến cuối bài, toàn
là những quyết đoán
(des affirmations) mà tự ý người đọc muốn lấy cũng được,
mà muốn bỏ cũng được.”
Tâm Kinh (phiên âm Hán Việt)
Quán-tự-tại Bồ-tát, hành thâm Bát-nhã Ba-la mật-đa thời chiếu kiến ngũ-uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Xá-Lợi-Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.
Xá-Lợi-Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố không trung, vô sắc; vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý-thức-giới, vô vô-minh diệc, vô vô-minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc.
Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề tát-đỏa y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố tâm vô quái-ngại; vô quái-ngại cố vô hữu khủng-bố; viễn ly điên-đảo mộng tưởng; cứu cánh Niết-bàn, Tam-thế chư Phật, y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
Cố
tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại-thần chú, thị đại minh chú, thị vô-thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ
nhứt thiết khổ, chơn thiệ t b ất hư.
Cố
thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết: Yết-đế Yết-đế, Ba-la yết-đế, Ba-la-tăng yết-đế, Bồ-đề. Tát bà ha.
Bản dịch:
Bồ tát Quán tự tại khi hành Bát nhã ba la mật đa sâu xa soi thấy năm uẩn đều không, vượt qua mọi khổ ách.
Xá Lợi Tử! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; sắc tức là không, không tức là sắc; thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy.
Xá Lợi Tử! Tướng không các pháp đây, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt. Cho nên, trong không, không sắc, không thọ, tưởng, hành, thức; không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không nhãn giới cho đến không ý thức giới; không vô minh cũng không vô minh hết; cho đến không già chết, cũng không già chết hết; không khổ, tập, diệt, đạo; không trí cũng không đắc.
Bởi không sở đắc, Bồ tát nương Bát nhã ba la mật đa, nên tâm không mắc ngại; vì không mắc ngại nên không sợ hãi, xa lìa mộng tưởng điên đảo, rốt ráo niế t b àn. Chư Phậ t b a đời nương Bát nhã ba la mật đa nên chứng a nậu đa la tam miệu tam bồ đề.
Nên biết Bát nhã ba la mật đa là chú thần lớn, là chú minh lớn, là chú vô thượng, là chú không gì sánh bằng, trừ hết mọi khổ ách, chắc thật vì không dối.
Nên nói (trì niệm) chú
Bát nhã ba la mật đa, nên nói (trì niệm) chú rằng: Yết đế, Yết đế, Ba la Yết đế, Ba la tăng Yết đế, Bồ đề, Tát bà ha.
Bát-nhã 般 若; S: prajñā; P: pañña;
danh từ dịch âm, dịch nghĩa là trí huệ, huệ, nhận thức; Một khái niệm trung tâm của Phật giáo Ðại thừa, chỉ một thứ trí huệ không phải do suy luận hay kiến thức mà có (trí), mà là thứ trí huệ chớp nhoáng lúc trực nhận tánh không (s:
śūnyatā), là thể tính của vạn sự. Ðạt được trí Bát-nhã được xem là đồng nghĩa với giác ngộ và là một trong những yếu tố quan trọng của Phật quả. Bát-nhã là một trong những hạnh Ba-la-mật-đa mà một Bồ Tát phải đạt đến (Thập địa).
Ba-la-mật-đa 六 波 羅 蜜 多 cũng được gọi là lục mật/lục độ 六 度 ; S: ṣāḍpāramitā; Sáu
hạnh Ba-la-mật-đa (độ) là:
1. Bố thí (s: dānapāramitā),
2. Giới (śīlapāramitā),
3. Nhẫn nhục (kṣāntipāramitā),
4. Tinh tiến (vīryapāramitā),
5. Thiền định (dhyānapāramitā) và
6. Trí huệ (prajñāpāramitā).
Có khi người ta kể thêm bốn hạnh nữa, gọi chung là Thập độ, đó là:
7. Thiện xảo phương tiện (upāya-kauśalya-p.),
8. Nguyện (praṇidhāna-p.),
9. Lực (bala-p.) và
10. Trí (jñāna-p.).
Bố thí (布 施) bao gồm việc chia xẻ của cải vật chất và tinh thần cho người khác. Muốn được như thế, cần có lòng từ bi hỉ xả, sẵn sàng nhường cả phúc đức cho người
khác. Giới (戒) là thái độ sống đúng đắn, từng bước loại trừ mọi tham ái, quyết tái sinh vào một nơi thuận lợi, vì ích lợi của mọi chúng sinh. Nhẫn nhục (忍 辱) xuất phát từ tri kiến rằng, mọi phiền não trên đời đều có
nguyên nhân của chúng, cần kiên nhẫn và thông cảm chúng. Tinh tiến (精 進) là lòng quyết tâm không gì lay chuyển. Thiền định (禪 定) chỉ phương pháp thiền quán, nhờ đó từ bỏ được ngã chấp và cảm thụ được vui buồn của chúng sinh. Trí huệ (智 慧) là đạt được cấp giác ngộ vô thượng.
Bát-nhã ba-la-mật-đa 般 若 波 羅 蜜 多; S: prajñāpāramitā; dịch nghĩa là Huệ đáo bỉ ngạn (慧 到 彼 岸), trí độ (智 度), trí huệ độ người sang
bờ bên kia; tên của một thể loại kinh nhấn mạnh về tánh không của các Pháp Hữu vi, (Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh). Cũng được gọi ngắn là Ba-la-mật, dịch nghĩa là “đáo bỉ ngạn” (到 彼 岸) – cái đã sang bờ bên kia, hoặc “độ” (度), cái dìu dắt, đưa người qua bờ bên kia; một thuật ngữ quan trọng của đạo Phật, chỉ “mặt kia, mặt chuyển hóa” của hiện tượng. Cũng có thể dịch là “hoàn tất, hoàn hảo, viên mãn.” Những phép Ba-la-mật-đa là những đức hạnh toàn hảo của một Bồ Tát trên đường tu học (Thập địa, Lục độ).
Tâm 心 ; C: xīn; J: shin; S:
citta, hṛdaya, vijñāna; thuật ngữ quan trọng của đạo Phật, có nhiều nghĩa:
1. Tâm được xem đồng nghĩa với Mạt-na (s: manas, thức suy nghĩ phân biệt) và thức (s: vijñāna). Tâm chỉ toàn bộ sinh hoạt và hiện tượng của tâm trí.
2. Trong luận A-tì-đạt-ma câu-xá,
tâm được xem như một thể riêng biệt, trên thể
đó thế giới hiện tượng xuất hiện.
3. Trong Duy thức tông, tâm được xem là
A-lại-da thức (s: ālayavijñāna; còn được gọi là Tạng thức), gốc của tất cả mọi hiện tượng tâm trí. Theo quan điểm này, thì toàn bộ vũ trụ này chính là “tâm thanh
tịnh”. Nhiều quan điểm cho rằng tâm này chính là “vô thủy vô minh”, vô minh nguyên thủy của Phật tính và là thật tại tối thượng của mọi hiện tượng nhị nguyên. Tổng quát lại, người ta có thể phân biệt sáu loại tâm:
1. Nhục đoàn tâm (肉 團 心), trái tim thịt;
2. Tinh yếu tâm (精 要 心), chỉ cái tinh hoa cốt tủy;
3. Kiên thật tâm (堅 實 心), chỉ cái tuyệt đối, cái chân như của các Pháp – ba loại tâm trên được dịch từ danh từ Hṛdaya của Phạn ngữ (sanskrit);
4. Tập khởi tâm (集 起 心; citta), là thức thứ 8 – A-lại-da thức (ālayavijñāna);
5. Tư lượng tâm (思 量 心), là thức thứ 7, Mạt-na (manas);
6. Duyên lự tâm (緣 慮 心), là thức thứ sáu, Ý thức (s: manovijñāna).
Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh 般 若 波 羅 蜜 多 經; S:
prajñāpāramitā-sūtra; cũng được gọi là Ma-ha bát-nhã ba-la-mật-đa kinh, dịch nghĩa là huệ đáo bỉ ngạn kinh, “kinh với trí huệ đưa người qua
bờ bên kia,” là một bộ kinh bao gồm khoảng 40 bài kinh Ðại thừa được gọi chung dưới tên này với nội dung, mục đích hướng dẫn hành giả đạt được trí
Bát-nhã (s: prajñā). Bộ kinh này là một phần quan trọng của bộ kinh Phương đẳng (s: vaipulya-sūtra), có lẽ được ghi lại khoảng đầu Công nguyên.
Ngày nay, phần lớn kinh này chỉ còn trong dạng chữ Hán hoặc chữ Tây Tạng, không mấy còn trong dạng Phạn ngữ (sanskrit). Trong bộ kinh này thì hai tập Kim cương bát-nhã
ba-la-mật-đa kinh (s: vajracchedikā-prajñāpāramitā-sūtra) và Ma-ha bát-nhã
ba-la-mật-đa tâm kinh (s: mahāprajñāpāramitā-hrdaya-sūtra) là nổi tiếng nhất, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, kể cả Anh, Pháp và Ðức ngữ. Luận sư quan trọng nhất của kinh Bát-nhã là Long
Thụ. Bộ kinh này có tính giáo khoa rất cao, tương tự như các bộ kinh văn hệ Pā-li. Phần lớn các bài kinh là những lời khai thị cho Tu-bồ-đề (s, p: subhūti), được
Phật thuyết giảng trên đỉnh Linh Thứu (s: grdhrakūta). Phần cổ nhất của kinh này là Bát-nhã
bát thiên tụng (s: aṣṭasāhasrikā) – cũng được gọi là Tiểu phẩm bát-nhã – một bộ kinh gồm 8000 câu kệ Phật giảng cho nhiều đệ tử cùng nghe. Ðây cũng là
cơ sở cho tất cả bộ kinh Bát-nhã khác, mỗi bộ gồm từ 300-100 000 câu kệ với vô số bài luận và phiên dịch. Bản dịch chữ Hán đầu tiên ra đời khoảng năm 179. Những kinh điển trong Bát-nhã bộ còn nguyên văn Phạn ngữ:
1. Adyardhaśatikā-prajāpāramitā: Bát-nhã lý thú
phần;
2. Aṣṭasāhasrikā-p. : Bát thiên tụng bát-nhã hay Tiểu phẩm bát-nhã;
3. Mahāprajñāpāramitā-hrdaya: Ma-ha bát-nhã
ba-la-mật-đa tâm kinh;
4. Mañjuśrīparivarta-p. = Saptaśatikā-p.:
Văn-thù Sư-lợi sở thuyết bát-nhã ba-la-mật kinh, gọi ngắn là Văn-thù bát-nhã kinh;
5. Pañcaviṃśatisāhasrikā-p.: Nhị vạn ngũ thiên bát-nhã tụng hoặc Ðại phẩm bát-nhã kinh hoặc Phóng quang bát-nhã;
6. Śatasāhasrikā-p.: Ðại bát-nhã sơ phần;
7. Suvikrāntavikrāmīparipṛcchā-p. =
Sārdhadvisāhasrikā-p.: Thắng Thiên vương bát-nhã ba-la-mật kinh;
8. Vajracchedikā-p. = Triśatikā-p.: Kim cương bát-nhã ba-la-mật-đa kinh.
Bồ Tát 菩 薩; viết tắt của danh từ dịch âm Bồ-đề Tát-đóa (菩 薩 薩 埵; s: bodhisattva; p:
bodhisatta); nguyên nghĩa là “giác hữu tình” (覺 有 情), cũng được dịch nghĩa là Ðại sĩ (大 士); Trong Ðại thừa, Bồ Tát là hành giả sau khi hành trì
Ba-la-mật-đa (s: pāramitā; Lục độ) đã đạt Phật quả, nhưng nguyện không nhập Niết-bàn, khi chúng sinh
chưa giác ngộ. Yếu tố căn bản của Bồ Tát là lòng bi (s, p: karuṇā), đi song song với trí huệ (s: prajñā). Chư Bồ Tát thường cứu độ chúng sinh và sẵn sàng thụ lãnh tất cả mọi đau khổ của chúng sinh cũng như hồi hướng phúc đức mình
cho kẻ khác. Con đường tu học của Bồ Tát bắt đầu bằng luyện tâm Bồ-đề (s: bodhicitta) và giữ Bồ Tát hạnh nguyện (s: praṇidhāna). Hành
trình tu học của Bồ Tát được chia làm mười giai đoạn, Thập địa (s: daśabhūmi). Hình ảnh Bồ tát của Ðại thừa tương tự như A-la-hán (s: arhat)
của Phật giáo Nguyên Thủy, trong đó A-la-hán tập trung vào sự giải thoát cho chính mình.
Thật sự thì khái niệm Bồ Tát đã được tìm thấy trong các kinh Phật giáo Nguyên Thủy, nhất là khi nói về các tiền thân đức Phật Thích-ca (Bản sinh kinh). Trong Ðại
thừa, khi nói đến Bồ Tát, người ta xem đó là tiền thân của các vị Phật tương lai. Ðại thừa chia làm hai hạng Bồ Tát: Bồ Tát đang sống trên trái đất và Bồ Tát siêu việt (e: transcendent).
Các vị đang sống trên trái đất là những người đầy lòng từ bi, giúp đỡ chúng sinh,
hướng về Phật quả. Các vị Bồ Tát siêu việt là người đã đạt các hạnh Ba-la-mật và Phật quả – nhưng chưa
nhập Niết-bàn. Ðó là các vị đã đạt Nhất thiết trí, không còn ở trong luân hồi, xuất hiện trong thế gian dưới nhiều dạng khác nhau để cứu độ chúng sinh. Ðó là
các vị được Phật tử tôn thờ và đảnh lễ, quan trọng nhất là các vị Quán Thế Âm (觀 世 音; s: avalokiteśvara),
Văn-thù (文 殊; s: mañjuśrī), Ðịa Tạng (地 藏; s: kṣitigarbha), Ðại
Thế Chí (大 勢 至; s: mahāsthāmaprāpta)
và Phổ Hiền (普 賢; s: samantabhadra).
Quán Tự Tại 觀 自 在 Quán Thế Âm 觀 世 音 ; S: avalokiteśvara;
J: kanzeon; T: chenresi [sPzan-ras-gzigs]; cũng gọi là Quán Tự Tại, Quan Âm; Một trong những vị Bồ Tát (s: bodhisattva)
quan trọng nhất trong Ðại thừa (s: mahāyāna). Có nhiều luận giải khác nhau về nguyên nghĩa tên Ngài.
Có người hiểu “īśvara” là một “người nam” quán chiếu thế giới, có người hiểu “svara” là “Âm”, tức là vị Bồ Tát lắng nghe mọi tiếng thế gian. Nhìn chung, Quán
Thế Âm là thể hiện lòng bi (s, p: karuṇā), một trong hai dạng của Phật tính. Vì vậy, có khi người ta đặt
tên cho Ngài là bậc Ðại Bi (s: mahākaruṇika). Dạng kia của Phật tính là Trí huệ (Bát-nhã; s: prajñā),
là đặc tính được Bồ Tát Văn-thù (s: mañjuśrī) thể hiện. Quán Thế Âm là vị Bồ Tát thể hiện nguyện lực của Phật A-di-đà (s: amitābha)
và được xem như quyến thuộc của Ngài (Tịnh độ tông). Với lòng từ bi vô lượng, Quán Thế Âm thể hiện sức mạnh huyền diệu cứu giúp mọi chúng sinh quán tưởng đến Ngài lúc gặp hiểm nguy. Trong nhân
gian, Ngài là vị bảo hộ tránh khỏi tai họa và hay được phụ nữ không con cầu tự. Trong các loại tranh tượng về Ngài, người ta thấy có 33 dạng, khác nhau về số đầu, tay và
các đặc tính. Thông thường ta thấy tượng Ngài có ngàn tay ngàn mắt, có khi 11 đầu. Trên
đầu có khi có tượng của A-di-đà, xem như đặc điểm chính. Trên tay có khi thấy Ngài cầm hoa sen hồng, vì vậy Ngài cũng có tên là
Liên Hoa Thủ (người cầm hoa sen; s: padmapāṇi) hay nhành dương liễu và một bình nước Cam-lộ (s: amṛta). Số tay của Ngài biểu hiện khả năng cứu độ chúng sinh trong mọi tình huống. Trong tranh tượng với 11 đầu, thì Quán Thế Âm mang 9 đầu của chín vị Bồ Tát, một đầu của một vị Phật và cuối cùng là đầu của Phật A-di-đà. Cứ mỗi ba đầu tượng trưng là
ba đặc tính: từ bi với chúng sinh khổ nạn, quyết tâm đối trị cái xấu, hoan hỉ với cái tốt. Theo một cách nhìn khác thì 11 đầu biểu tượng cho mười cấp của Thập địa và Phật quả. Một thuyết khác giải thích tích của 11 đầu và nghìn tay:
lúc Quán Thế Âm quán chiếu cảnh khổ của chúng sinh thì đầu Ngài đau xót vỡ ra từng mảnh. Phật A-di-đà xếp các mảnh đó lại thành 11 đầu. Xuất phát từ nguyện lực cứu độ mọi chúng sinh, thân Ngài
mọc ra nghìn tay, trong mỗi tay có một mắt. Quán Thế Âm cũng hay được vẽ là kẻ cứu độ chúng sinh trong
sáu nẻo luân hồi (lục đạo): trong súc sinh, Quán Thế Âm đầu ngựa, hoặc cưỡi sư tử; trong địa ngục, là kẻ có nghìn cánh tay;
trong cõi A-tu-la, là kẻ có 11 đầu. Tại Trung Hoa, Việt Nam và Nhật, Quán Thế Âm còn có tên là Quan Âm, hay được trình bày dưới dạng “Phật Bà”. Tại Tây Tạng, Quán Thế Âm (t: chenresi
[spzan-ras-gzigs]) là “người bảo vệ xứ tuyết” và có ảnh hưởng mạnh mẽ trong truyền thống Phật giáo tại đây. Người ta xem
Ngài là cha đẻ của dân tộc Tây Tạng và nhờ Ngài mà Phật giáo được truyền bá qua nhà vua Tùng-tán Cương-bố (t: songten gampo,
620-649), được xem là một hiện thân của Quán Thế Âm. Ðạt-lại Lạt-ma và Cát-mã-ba (t: karmapa) cũng được xem là hiện thân của Ngài. Câu Man-tra OṂ
MA-NI PAD-ME HŪṂ được xem là thuộc tính của Quán Thế Âm, là thần chú đầu tiên truyền đến Tây Tạng và ngày nay được tụng đọc nhiều nhất. Tranh tượng của Ngài được biểu diễn bằng một người có 11 đầu và
ngàn cánh tay hoặc trong dạng có bốn tay, ngồi tòa sen.
Ngũ uẩn 五 蘊 ; S: pañca-skandha; P:
pañca-khandha; còn gọi là ngũ ấm (五 陰 ), năm (pañca) nhóm
(skandha) tượng trưng cho năm yếu tố tạo thành con người, toàn bộ thân tâm. Ngoài ngũ uẩn đó ra không có gì gọi là cái “ta.” Ngũ uẩn là:
1. Sắc (色; s, p: rūpa), chỉ thân và sáu giác quan
(Lục căn);
2. Thụ (受; s, p: vedanā), tức là cảm giác;
3. Tưởng (想; s: saṃjñā; p: saññā);
4. Hành (行; s: saṃskāra; p: saṅkhāra);
5. Thức (識; s: vijñāna; p: viññāṇa).
Sắc do tứ đại chủng (s, p: mahābhūta) tạo thành, đó là bốn yếu tố đất, nước,
gió, lửa. Sắc tạo nên các giác quan và đối tượng của các giác quan.
Thọ (thụ) 受; S, P: vedanā; Một thuật ngữ quan trọng, chỉ sự cảm nhận, cảm giác. Ðây là khái niệm chung cho tất cả những gì thuộc cảm giác. Có ba loại thụ: dễ chịu, khó chịu và trung tính. Có thể chia làm năm loại: tâm tư dễ chịu và khó chịu; thể chất dễ chịu và khó chịu; trung tính. Dựa trên sáu giác quan mắt, mũi, lưỡi, tai,
thân, ý mà con người cảm nhận Thụ. Thụ là uẩn thứ hai trong Ngũ uẩn và là yếu tố thứ 7 trong Mười hai nhân duyên, trong đó thụ do xúc (s: sparśa; p:
phassa) sinh ra và thụ lại gây ra ái (s: tṛṣṇā; p: taṇhā).
Tưởng 想; S: saṃjñā; P: saññā;
cảm giác, khái niệm xuất phát từ tâm khi sáu giác quan tiếp xúc với ngoại cảnh. Ví dụ như một người nhìn một bầy chim bay thì khi vừa nhìn thấy bầy chim là Thụ (受; s, p: vedanā), trạng thái tự chủ, tự biết mình đang thấy bầy chim bay là Tưởng (e:
perception).
Hành 行 ; S: saṃskāra; P: saṅkhāra; 1. Theo Ấn Ðộ
giáo thì saṃskāra có nghĩa là “ấn tượng,” “hậu
quả,” được dùng chỉ những ấn
tượng, khả năng tiềm tàng trong thâm tâm. Những
saṃskāra
này được hình thành qua những hành động, ý nghĩ, kể cả những hành động trong những tiền kiếp. Tất cả những saṃskāra này tạo thành thân thể con người, tạo thành cái mà người ta thường gọi là “bản năng”. 2. Thuật ngữ quan trọng của đạo Phật. Hành được xem là một ý định, một chủ tâm có thể dẫn tới một tạo tác. Chủ động tạo tác là hành mà thể thụ động của một sự việc xảy ra cũng là hành. Hành là uẩn thứ tư trong ngũ uẩn ( 五 蘊; s: pañcaskandha; p: pañcakhandha) và là yếu tố thứ hai trong Mười hai nhân duyên (s: pratītyasamutpāda; p: paṭicca-samuppāda). Hành bao gồm tất cả các chủ tâm trước khi một hành động được hình thành. Vì hành động bao gồm thân, khẩu, ý nên người ta cũng phân biệt hành thuộc thân, khẩu hay ý. Hành mang lại một sự tái sinh (được hiểu là một hành động hay cả một cuộc đời), không có hành thì không có nghiệp và không có tái sinh. Hành quyết định phương thức tái sinh vì hành có tốt, có xấu. Hành sinh thức ( 識; s: vijñāna; p: viññāṇa) và chính thức này đi tìm cha mẹ để tái sinh và quyết định thể tính của con người mới.
này được hình thành qua những hành động, ý nghĩ, kể cả những hành động trong những tiền kiếp. Tất cả những saṃskāra này tạo thành thân thể con người, tạo thành cái mà người ta thường gọi là “bản năng”. 2. Thuật ngữ quan trọng của đạo Phật. Hành được xem là một ý định, một chủ tâm có thể dẫn tới một tạo tác. Chủ động tạo tác là hành mà thể thụ động của một sự việc xảy ra cũng là hành. Hành là uẩn thứ tư trong ngũ uẩn ( 五 蘊; s: pañcaskandha; p: pañcakhandha) và là yếu tố thứ hai trong Mười hai nhân duyên (s: pratītyasamutpāda; p: paṭicca-samuppāda). Hành bao gồm tất cả các chủ tâm trước khi một hành động được hình thành. Vì hành động bao gồm thân, khẩu, ý nên người ta cũng phân biệt hành thuộc thân, khẩu hay ý. Hành mang lại một sự tái sinh (được hiểu là một hành động hay cả một cuộc đời), không có hành thì không có nghiệp và không có tái sinh. Hành quyết định phương thức tái sinh vì hành có tốt, có xấu. Hành sinh thức ( 識; s: vijñāna; p: viññāṇa) và chính thức này đi tìm cha mẹ để tái sinh và quyết định thể tính của con người mới.
Thức 識; S:
vijñāna; P: viññāṇa; J: shiki; 1. Một thuật ngữ quan trọng trong Phật pháp chỉ sự “nhận biết.” Có sáu thức thông thường gồm năm thức của năm giác quan và ý thức. Ðó là hoạt động tâm lý sau khi
giác quan (căn) tiếp xúc với đối tượng (trần), thức được sinh ra. Thức là một yếu tố của ngũ uẩn và là yếu tố thứ 3 trong Mười hai nhân duyên. Thức là “giác quan” tâm
lý, ở đây được xem là ngang hàng với năm giác quan kia nhằm tránh quan niệm cho rằng thức chính là cái chứa đựng cái “Ta”, một cái gì độc lập thường hằng. Thức chỉ là một yếu tố tạo nên cái mà ta tưởng
là một con người mà thật chất con người đó chỉ là sự cảm nhận giả hợp. Ðặc biệt là trong Duy thức tông, người ta phân
biệt tám loại thức khác nhau (Pháp tướng tông). 2. Theo Ấn Ðộ giáo thì “vijñāna”
là trạng thái cao nhất của kinh nghiệm giác ngộ, trong đó, bậc giác ngộ không trực nhận chân lý (s: brahman) ở một trạng thái định (samādhi) riêng biệt nào đó mà trực nhận nó ngay ở trong thế giới hiện hữu. Ðối với ông ta thì thế giới chính là hiện thân của cái chân lý đó. Hệ thống Vê-đan-ta (s:
vedānta) gọi trạng thái này là “Nhìn chân lý với cặp mắt mở to” và người đạt trạng thái này được gọi là một “Vijñānin.”
Tính chất khổ và vô thường của năm uẩn là một trong những quan điểm quan trọng nhất của Phật giáo. Khổ xuất phát từ sự bấp bênh, không chắc thật của các uẩn đó; và con người được
thành tạo từ năm uẩn đó không gì khác hơn là một sự giả hợp, không có một cái “ta” thật sự đứng đằng sau
con người đó (Vô ngã). Tri kiến về tính vô ngã của ngũ uẩn là một tri kiến rất quan trọng, nó có thể đưa đến giải thoát. Ðại sư người Ðức
Ni-a-na Ti-lo-ka (nyanātiloka) trình bày như sau về tầm quan trọng đó: “Ðời sống của mỗi chúng ta thật chất chỉ là một chuỗi hiện tượng thân tâm, một chuỗi hiện tượng đã hoạt động vô lượng kiếp trước khi ta sinh ra
và sẽ còn tiếp tục vô tận sau khi ta chết đi. Ngũ uẩn này, dù riêng lẽ từng uẩn hay hợp chung lại, chúng không hề tạo thành một cái gì gọi là cái ta. Ngoài
chúng ra, không còn cái gì được gọi là một thể của cái ta độc lập với chúng, để ta tạm gọi nó là cái ta. Lòng
tin có một cái ta, có một nhân cách độc lập chỉ là một ảo tưởng.” Joseph Goldstein cũng viết: “Cái mà chúng ta gọi là cái ta chỉ là ngũ uẩn đang hiện hành vô chủ.”
Ngũ uẩn cũng được gọi là năm ràng buộc vì chỉ có Phật hay A-la-hán mới không bị dính mắc nơi chúng. Ðặc tính
chung của chúng là vô thường, vô ngã và khổ. Kinh Ma-ha bát-nhã
ba-la-mật-đa tâm kinh nhấn mạnh đến tánh không của ngũ uẩn. (còn hai kỳ nữa)
in xem tiếp:
BNTK phần 2
BNTK phần 3
in xem tiếp:
BNTK phần 2
BNTK phần 3
No comments:
Post a Comment