add this

Wednesday, September 21, 2016

vạn pháp duy tâm tạo



Chiều trên Sông Hương
có thể là Huế, khúc quanh Long Hồ Nguyệt Hồ


Leonard Bernstein & Wiener Philarmoniker
sóng gió ri cũng êm, vn pháp do tâm to


đến chăng em?
tôn thất tuệ

Sao không hn t đâu em li
mt bui chiu không gió nét đìu hiu?
Sao không hn t đâu em li
xóa m tâm cm nơi khóm lá trm ngâm?

Nhưng em li trong gió chiu câm nín
gió không đi, gió đng b mi.
Em đến chăng? em đến t thu nào
góc bin lau lách sình li
t mt ngày không du vết ngày qua
t mt nơi lá da ôm nước lng
t mt quê ta nh mãi không thôi.
Ri em đến trong bui chiu không gió
gió quên đi gió đng trông ch
ch em li mt bui chiu không gió.

Em đã đến thu tri đt chưa to lp
chim không biết ngng vì không có cành cây
gió không bay vì không cát bi đùa chơi,
t mt thu tâm hn ta yên n.

Nhưng em đến lòng ta xao xuyến
ta hét lên và tiếng nói âm vang
làm bài hc cho gió ngun trên bin
biết làm theo
và t đó côn trùng nghe bão táp
đt rung mình núi la tràn dâng.

Em xut hin gió cung sóng d
ta b núi am xưa cho mi mt
quy nng lưng công án ngàn kham:
đến chăng em? em đến t thu nào?



Tuesday, September 13, 2016

tìm một quê hương nhân bản


Hòn Vọng Phu - Đèo Cả
Hòn Vọng Phu, Đèo Cả Khánh Hòa Phú Yên

nghiệt ngã đến bao giờ?
tôn thất tuệ

À tôi nhớ ra rồi, tên của người thầy giáo là Daru. Các thuộc địa Pháp đều có trường tiếng tây ở nhiều cấp giúp cho dân địa phương tiến thân; có thể ghê gớm như Bùi Bằng Đoàn hay chỉ là thầy ký ngồi ghi sổ tiền đi chợ ở một nhà quan. Cũng vậy, trên xứ Algérie Bắc Phi ở một ngôi làng xa, thầy Daru, người Pháp một mình trông coi ngôi trường nhỏ, được đối xử như một người con trong thôn xóm. Cả ba nước thuộc địa ngó qua Địa Trung Hải đã rục rịch những bất ổn, khơi mào sự đòi độc lập. Chính quyền thuộc địa đã phải vận dụng tài nguyên nhân sự bằng cách ghép mọi người Pháp vào công việc trị an, kể cả thành phần tôn giáo. Vậy huống chi Daru, thầy giáo trường làng lớp ba.

Hôm ấy nghỉ dạy vì trời lạnh quá. Từ trên đĩnh đồi, Daru nhìn xuống hai người đang đi lên con dốc sỏi đá. Trên lưng ngựa là sen đầm Balducci quen biết; và người kia là tù nhân Ả Rập đi bộ theo sau, họ đang hướng về nơi Daru ở. Daru được lệnh giải tù nhân về bộ chỉ huy cảnh sát tỉnh; tuy không đồng ý, vì nhiệm vụ Daru phải ký xác nhận hiện đang cầm giữ tù nhân nầy. Khi Balducci đi khuất, Darus mở trói cho tội nhân, mời lên chỗ cư ngụ, ngủ lại sáng mai sẽ tính sau. Daru lo ăn uống đầy đủ, chỗ ngủ ấm áp, tuy suốt đêm cứ sợ người kia trở chứng. Sáng hôm sau, hai người cùng dùng điểm tâm. Daru còn đưa cho một ít tiền rồi chỉ cho thấy ngã ba dưới chân đồi; muốn trình diện cảnh sát thì theo hướng đông, còn đi về hướng nam có thể ẩn náu theo dân du mục. Sau khi từ biệt, Daru vẫn đứng yên ở cổng cho đến khi thấy người kia rẻ theo hướng có chính quyền. Daru trở về phòng riêng, ngang qua lớp, chàng thấy trên bảng hình bản đồ lục giác bài địa dư nước Pháp vẫn còn với sông xanh núi đỏ. Chàng thấy có thêm một dòng chữ lạ, cứng cáp không như chữ học trò. “Mầy giải giao người anh em của chúng tau; mày phải trả món nợ này”. Tu as livré notre frère. Tu paieras.

Mấy dòng trên tôi ghi lại khi hồi tưởng truyện ngắn Hôte của Albert Camus. Tôi không nhớ rốt ráo câu chuyện nhưng những yếu tố trên nằm trong đề tài hiện sinh như cô đơn, ngộ nhận v.v; tác giả sinh ở Algérie, đã từng hoạt động kháng chiến chống Đức.
Cũng tại Bắc Phi theo như chuyện phim kể lại bởi một cựu sinh viên Sư Phạm Saigon, một đại úy biệt kích Pháp được thả xuống Algérie để bắt một lãnh tụ kháng chiến. Vượt qua nhiều gian nguy, toán của viên đại úy đã hoàn thành nhiệm vụ và giải tù binh bằng máy bay về Pháp, vị sĩ quan này còn mang theo một đứa bé không cha mẹ về như đứa con nuôi anh ta gặp trên đường nhiệm vụ. Dưới chân thang máy bay là những chiếc xe bóng lộn và một giới chức cao cấp đón người tù binh như một thượng khách! Việc làm của toán biệt kích thành vô nghĩa!

L'hôteHôte cho thấy một Daru bị hàm oan, nhưng có thể giải thích được vì sự ngộ nhận dựa trên sự kiện có thật, thấy rõ là chàng dẫn tội nhân từ anh lính sen đầm, kinh nghiệm cá nhân thời tao loạn có thể cho anh thấy mối nghi ngờ trước khi nhìn lên bảng có lời đe dọa. Anh tiếp nhận một cách chậm chạp.

Nay hãy nhìn phim kia.  Đại úy nhà ta như bị cái lưới trời, thiên la địa võng chụp xuống theo lối bẩy chim. Thế à, người ta cung nghinh đón tiếp kẻ anh phải khổ công đi bắt sống, chỉ thiếu kèn trống và cờ xí. Chính anh bị truốt bỏ ý nghĩa, mục đích việc làm gian nguy. Ý nghĩa việc làm, dù không đúng trên bình diện hoàn vũ, là keo sơn móc mối con người và con người; móc nối thành chuổi hành động, suy nghĩ, những thời khắc của riêng một con người.

Ý nghĩa không thể bị / được tiền tệ hóa (monétiser, monetize). Một người được thuê đào từng lỗ đất khá sâu; đào xong chủ nhà ra xem rồi ra lệnh lấp lại, và đào chỗ khác. Hắn ta bỏ cuộc khi được yêu cầu đào lần thứ tư vì thấy việc nầy vô nghĩa lý, hắn phải làm việc phi lý dù được trả tiền. Sau khi được giải thích mục đích là tìm một kỷ vật mà người cha không kịp chỉ rõ trước khi chết; hắn ta vui vẻ và đào nhanh hơn. Câu chuyện giáo khoa nầy giải thích trường hợp nhân viên phải xin đi chỗ khác khi bị ngồi chơi xơi nước mà hưởng đủ lương; ngồi chơi xơi nước trong khi kẻ khác thì đầu tắt mặt tối kêu than mệt mỏi. Kẻ ấy thấy mình vô dụng, đứng ngoài hệ thống, nói cho văn hoa là một thứ lưu đày trên sinh quán.

Sự mất ý nghĩa vì bị tướt đoạt hay tự mình rủ bỏ điều bị buộc nhận là giá trị, sự mất nầy khởi đầu diễn trình gọi là vong thân, tha hóa, phẩn nộ ... Nói dễ hiểu là rời rạc, nhân tâm ly tán, lòng người đảo điên. Nói theo xã hội học, thiếu sự tương thuận (consensus). Thật vậy, làm sao người thọ thuế thản nhiên, khi một ông tổng thống công du mỗi ngày tốn 200 triệu dollars; Obama đã đốt một tỷ bạc khi đi Ấn Độ. Vợ tổng thống Marcos có ba ngàn đôi giày khi dân Phi Luật Tân moi rác mà sống bị rác đè chết vì núi rác lở sau cơn mưa. Cái gì là ý nghĩa phải cầm cờ tôn giáo không phải của mình mà đi biểu tình đón tiếp một người trong tộc họ kẻ cầm quyền?

Nói vậy mới hiểu Gandhi. Vị thánh nầy muốn xây dụng một Ấn Độ với tinh thần mà ông kêu gọi dân chúng hun đúc: vì hạnh phục cá nhân, của gia đình và xã hội, từ bỏ óc nô lệ làm giàu cho người Anh.

Tôi đang đến gần điểm chủ chốt: đi tìm một quê nhà bằng, bởi, của người đời và đời người. Cho kiểu cách một tý, quê nhà nhân bản. Như vậy quê ấy không mang tính cách trừu tượng, một xã hội vô tưởng, cũng không có tính cách tôn giáo như cõi Cực Lạc của Phật Di Đà, vùng đất của Chúa có thánh Phê Rô canh giữ, hay cảnh giới của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ vv…

Quê nhà ấy được thấy qua trực giác như Thằng Bờm đã thấy lẽ công bằng nguyên thủy gồm hai vế cân xứng là nắm xôi và cái quạt mo. Khi người đời bị triệt tiêu, đời người cũng chết theo. Thế kỷ 20 là thế kỷ nhiều máu nhất, buồn nản nhất. Thời trung cổ Âu châu được xem như một đêm dài, nông nô bị xiềng bởi cái xiềng vô hình trong nông trại của chủ, nhưng vẫn có chút không khí mà thở còn nghe những chàng du ca ngồi trên mình ngựa gãy những khúc đàn êm. Họ còn chút gì gọi là suy nghĩ, dẫu rằng cách suy nghĩ bị điều kiện hóa bởi các thứ thần học lạc hậu. Vẫn trong khung cảnh Âu Châu, những thời như Phục Hưng, cổ điển, duy lý vv… đi kèm theo các triều đại độc tài.  Nói vậy, nhưng dù bạn không được phép hô hào nơi công viên, vua Louis 14 không đến đầu giường bảo bạn suy nghĩ thế nào, nhào nắn tư tưởng theo một khuôn đúc của triều đình.

 Qua đến thế kỷ 20, ý nghĩa cuộc sống bị cắt cụt đến tận vô thức. Đó là lý do có những tiếng kêu. Thống thiết nhất là Koestler: (ở Sô Viết ) cường quyền là cực đại, con người là số không, bản ngã chỉ là một ảo tưởng văn phạm. André Malraux: cuộc đời chẳng có giá trị gì, nhưng không có gì có giá trị như cuộc đời. Tôi không rành văn học nhưng cứ nghĩ phong trào muôn dạng gọi là hiện sinh, tuy không giải quyết được nhiều như những học thuyết tôn giáo và tâm linh, đã làm được việc báo động nguy cơ hủy diệt sự hiện sinh.

Hiện sinh đó là sự sống bình thường, không thiên thần không thú vật. Hiện sinh đó nhận chân bởi những con người tầm thường. Họ chia sẻ với một tác giả nào đó đã nói: không có cái chết, chỉ có những người chết. Khi không tìm ra lẽ sống hay ý nghĩa cuộc sống bị rứt bỏ, mình xem như đã chết. Vì vậy có thể hiểu vì sao có kẻ tự tử, vì một giá trị nào đó mất đi, dĩ nhiên giá trị chủ quan như một mối tình vv…

Cũng vậy, đại úy biệt kích nhà ta đã chết điếng, chết đứng như Từ Hải khi thấy sự chờ đợi của mình đã chệch hướng, biến chính mình làm đồ chơi của những thế lực chính trị. Ông đã ghép đứa bé mồ côi vào chính mình, đồng thời nhận biết cả hai không còn gì ngoại trừ chính cái cô đơn, lạc loài. Toi et moi, nous sommes seuls, tous les deux. Cả hai đi vào một thế giới không hồn, thế giới ấy là thế giới khách quan hay nội tại chẳng quan trọng. Nhưng bên trong thì nhiều hơn. In me there has been a soulless world. Đây không phải là trạng thái tự tại hồn nhiên mà trái lại, sôi động, đau đớn, như con cá hất lên đất khô, cố tìm sống qua chút âm ẩm còn trên da.

Daru và đại úy biệt kích đã đến mức cô đơn tuyệt đối. Hãy so sánh với một nhân vật phụ của Hawthorne; hồn ma. Hồn ma của người đã chết trở về đứng bên lò sưởi, nhìn những người thân còn sống ngồi quanh cây đèn măng sông; hồn ma muốn thốt lên một lời thương mến nhưng khóa kín miệng. Mình đã bị bắn ra ngoài như những tinh thể không chịu nỗi sức ly tâm. Bây giờ thốt ra tiếng nồng thơm thì mình là con ma, người ta sẽ mời thầy mời cha về trừ quỷ ám. Và dĩ nhiên hình ảnh thân yêu (là chính mình) cũng mất đi trong lòng những người kia. Thôi hãy lui ra tàng cây rộng.

Thật vậy, hai bên không còn sự thuận hợp, nói theo xã hội học thì làm sao được việc cũng như Khổng Tử nói nội ngoại bất tề sự bất thành.  Nhưng đất sống của viên đại úy khác với trường hợp của hồn ma, hồn ma thành hình vì những cơ duyên tự nhiên của thành trụ hoại không. Không phải là cảnh lòng người ly tán; hồn ma chơi vơi theo kiểu hồn ma; kẻ còn sống vẫn tiếp tục nếp cũ.

Ông quan ba vẫn phải sống trên cái quê nhà đất cát, núi non, cái quê nhà vô cơ (inorganic), ngày một khô thêm vì nông dân dùng phân hóa học, vì xứ sở ngày một nhiều độc tố. Kẻ có quyền suy nghĩ và sống khác với giới bị trị. Dân thì bất cập mà quan quyền thì thái quá (uy lực, tài sản v.v…)

Như một cơ chế tự nhiên trong tâm sinh học, sự ước mơ chờ đợi đã đến với ông để xoa dịu vết thương tâm lý. Ông mơ ước có một quê hương nhân bản, quê hương của đời người và người đời. Nhưng sức người có hạn. Liều thuốc ước mơ đã bào mòn bao tử làm cho bệnh nhân cầm nắm được trong tay sự nghiệt ngã tấy nguyên hình từ những ước mơ nhỏ nhoi không vời đến được, những cơn ác mộng, những hoài niệm đau thương, những tương tác dùi cui chấm mắm nêm. Một chân trong thế giới vô cơ, một chân trong thế giới không hồn có thật trong nội tâm.

Ai ai trong hoàn cảnh tương tự đều tự hỏi: Biết đến bao giờ mới có một quê hương nhân bản? Chở đợi nghiệt ngã. Khi nào mới ngưng?
Khi thành tượng đá như thiếu phụ trông chồng nơi Hòn Vọng Phu.-


Thursday, September 8, 2016

trăm nghìn nhánh khổ






Nghe nói mấy ông “ngụy cải tạo” định lập ra
ngày vinh danh mấy bà vợ. Không đủ đâu 
mấy ông ơi! Mấy bà này chắc phải được
phong thánh.
trăm nghìn nhánh khổ
vũ thế thành


Các quán nhậu vỉa hè dọc kênh Nhiêu Lộc dạo này nhiều người hát rong, cũng ampli, loa, micro không dây, nhạc đệm,…Họ chỉ hát toàn nhạc xưa, nhạc sến, với điệu rumba, bolero nghe tưởng như đồng hồ đếm ngược. Lần trước về Sàigòn, tôi đã ngồi quán vỉa hè, nghe những bài ca vỉa hè như thế…Lặng cả người, “…Buồn vào hồn không tên, thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời. Đường phố vắng đêm nao quen một người, mà yêu thương trót trao nhau trọn lời..
Tôi chợt nhớ những ngày sau tháng tư 75, đám bạn bỗng nhiên làm đám cưới chớp nhoáng, lấy vợ lấy chồng để “đối phó” với thời cuộc, rồi vội vã tìm đường vượt biên. Có đứa vượt qua biên giới, nhưng cũng có đứa về bên kia thế giới. Những người ở lại tưởng họ đã đến bến bờ thiên đường.
Bước lên tàu là ngàn khơi sóng vỗ, không phải là chuyến xe Sàigòn - Đà Lạt. Có khi Hà Bá mời xuống chơi, có khi tủi nhục trên đường vượt biển, phần còn lại là may mắn. Mà có may mắn lọt vào xứ người cũng chưa hết. Cô bạn tôi cao chưa quá thước rưỡi, với tay đưa khay bánh vào ngăn, trượt chân, u đầu sứt trán. Quên cả đau, vội vội vàng vàng lượm bánh xếp lại vào khay. Bà xếp Tây mắng, “Xứ này không ăn dơ như thế”.
Cũng có người đi làm nail, tiền tươi thóc thật, dồn hết cho con ăn học. Hy sinh đời bố, củng cố đời con, hiểu sát nghĩa đen là đây, là mồ hôi trộn nước mắt. Tiền gửi về nhà, người thân trong nước tưởng đâu bên đó kiếm tiền dễ như ăn cơm sườn, xin thêm thứ này thứ nọ. Có biết đâu đó là tiền chắt chiu, có khi là tiền thí mạng, không mua bảo hiểm y tế.
Nhưng cũng có người kiên nhẫn vừa làm vừa học, thành danh nơi xứ người. Nhưng cho dù thế nào nơi xứ người, vẫn còn ít nhiều cơ hội, có chịu nắm hay không mà thôi. Trong nước thì coi như bế tắc.
Hồi đó, tôi dạy kèm thêm luyện thi đại học, dạy nhóm năm bảy học sinh. Có em học xuất sắc, bài thi làm không chê vào đâu được. Vậy mà rớt. Em là con “ngụy”, thứ “ngụy” còn trong trại cải tạo, làm sao vào đại học nổi, em rớt ngay từ bãi gửi xe. Em đến báo tin, thầy trò ngồi uống cà phê vỉa hè, buồn ứa nước mắt. Đất nước này không dung những tiềm năng như em… Số phận đời người chứ đâu phải trò chơi chính trị. Sao lại có thể xây dựng đất nước bởi những con người bằng thiệt học giả?
Những năm sau 75, đói khổ và ê chề thấy rõ. Giáo sư, bác sĩ, ông này bà nọ xuống đường ra chợ trời hết, người đạp xích lô, người bơm mực bút bi, bán bún riêu, buôn hàng lạc xon,… Lanh hơn thì buôn hột xoàn đổi đô la…
Năm 78, tôi gặp một phụ nữ ăn mặc lam lũ, nhưng đẹp, quý phái, không quá 30, trên chuyến tàu chợ. Chị kéo lê hai bao than ra gần cửa tàu, ngước mắt nhìn tôi, nói như năn nỉ: “Lát nữa gần đến ga Bình Triệu, anh làm ơn đạp dùm tôi 2 bao than này xuống”. Chị buôn lậu than, đến ga sẽ bị tịch thu. Đôi mắt chị buồn và nhẫn nhục quá, làm tôi nhớ đến đôi mắt của bà mẹ trong một tác phẩm của C.V.Gheorghiu. Cảnh sát bắt bà mẹ vào bót để tra hỏi nơi ẩn nấp của con bà. Gheorghiu đã mô tả đôi mắt của bà cũng buồn và nhẫn nhục như thế.
Có lần đi chơi khuya, tôi gặp Bùi Giáng ở ngã ba Trần Quang Diệu-Trương Minh Giảng, ăn mặc chắp vá màu mè như phường tuồng, cầm cây chổi cùn múa may, chặn đầu xe tôi lại, “Cho trẫm điếu thuốc”. Hoàng thượng đã chiếu cố xin dân đen điếu thuốc, dân nào dám cãi. Tôi rút điếu thuốc và cung kính châm lửa cho hoàng thượng. Ngài rít một hơi rồi phẩy tay, “Cho lui…”. Lui rồi, ngoái cổ lại, thấy hoàng thượng tiếp tục múa chổi đi quyền.
Bùi Giáng đã có mầm mống bất thường từ trước rồi, sau 75 nặng hơn, lang thang khắp chốn. Cái điên của Bùi Giáng thật hay giả, cũng khó biết. Mất trí như ông vậy mà hay, ý thức buồn vui làm chi cho khổ?
Mà Sài Gòn lúc đó sao lắm người điên thế! Cũng không phải điên, họ có phá phách gì ai đâu. Tôi thường gặp vài ông ăn mặc lịch sự lắm, áo sơ mi trong quần, có ông còn đeo cà vạt, đi đi lại lại ở khu Lê Công Kiều, nơi bán sách cũ. Vừa đi vừa khua tay, lảm nhảm rồi lại gật gù, nào là Marx, Hegel, Mounier, Sartre,…
Người bạn tôi qua được tới bến bờ, vừa làm vừa học, gửi về cho tôi thùng quà chừng 1,5 kg kèm bức thư ngắn: “Gửi mày mấy hộp thuốc tây, bán đi mà lai rai. Còn lọ nhỏ để uống, đừng bán. Thuốc an thần đó”. Tâm thần phải chăng là lối thoát của con người với thực tại quá phũ phàng?
Sau 75, tôi học được một điều, mà đến nay vẫn thấy chí lý. Đó là, người chiến thắng tuyệt đối đúng. Lịch sử thuộc về người chiến thắng. Chân lý cũng thuộc về người chiến thắng luôn. Đánh thắng cả 3 tên đế quốc đầu sỏ, sao lại không đúng? Cái gì không có nội dung, mới cần tới hình thức là thế. Người chiến thắng tự hào là đúng rồi, nhưng tự hào cả những cái sai. Sai mà cứ tưởng mình đúng. Chuyện “tủ lạnh chạy đầy đường” chỉ là chuyện khôi hài, chuyện nhỏ. Cái “sai mà tưởng đúng” mới làm đất nước ra nông nỗi thế này, di lụy chẳng biết bao giờ mới hết.
Ngẫm lại, một nhà chính trị tài giỏi là người có thể đưa đất nước tới mục tiêu mà ít đổ máu nhất, chứ đâu cần phải đốt cả dãy Trường Sơn, đánh tới người cuối cùng. Mạng người quá bèo. Bèo thì cũng đành, nhưng hệ lụy cho người còn sống, cha mẹ vợ con họ mới là nỗi đau gặm nhấm cả đời.
Cả đất nước sống bằng khẩu hiệu, đất nước ta dân chủ gấp vạn lần,… Nghe riết rồi quen, nghe tai này lọt tai kia cũng quen luôn. Không quen lỡ có ngày phát điên thì sao?
Người lẽ ra phải điên mà không chịu điên, đó là mấy bà. Cầm có tí tẹo tiền, xách giỏ đi chợ, loanh quanh đầu chợ cuối chợ cả tiếng đồng hồ, có khi chẳng mua được thứ gì. Mà có tiền đi chợ là còn may, có người chỉ khoai sắn, rau lang, bí đỏ,…quanh năm. Ăn để sống sót thì thứ gì chẳng nhét vô bụng được. Bột ngọt khi đó là thần thánh.
Mấy ông “tù cải tạo” coi vậy chứ chỉ khổ cái thân, chứ cái đầu chưa đến nỗi. Có biết bên ngoài thế nào đâu mà khổ, mà lo. Vợ một bác sĩ quân y đi thăm nuôi, dúi vào tay chồng ít tiền. Thăm nuôi lần sau, thấy tiền vẫn còn nguyên, ông chồng không dám xài. Bà than, “Tội nghiệp cho cả gia đình tôi ! Ở ngoài vợ con nhịn đói để nuôi tù, ở trong nhịn đói vì không nỡ nuốt cái đói khát của vợ con”. Não lòng đến thế là cùng! Nước mắt nuốt ngược thế này, chỉ bị nghẹn mà không phát điên, bà này chắc có căn phần phúc đức.
Nghe nói mấy ông “ngụy cải tạo” định lập ra ngày vinh danh mấy bà vợ. Không đủ đâu mấy ông ơi! Mấy bà này chắc phải phong thánh.

Tháng tư năm nay, Sàigòn nóng khủng khiếp. Sàigòn không mưa nhưng Đà Lạt mưa. Những ngày cuối tháng tư năm nào Đà Lạt cũng mưa, mưa mù mịt che khuất cả đồi thông ở Couvent des Oiseaux đối diện nhà, nhưng mưa chỉ vào lúc trưa chiều, tối tạnh.
Đà Lạt 8 giờ tối đã như 12 giờ khuya ở Sài Gòn. Tôi vẫn thích đi bộ mỗi khi có chút hơi men thế này. Con đường dốc về nhà như kéo theo mệt mỏi của đời người. Tựa lưng vào cửa nhà, hoa lá trong vườn yên tĩnh như đêm. Dưới ánh đèn đường rọi qua hàng rào, bóng của lá cây ngọc lan chập chờn trên mặt sân. Cuối tháng tư rồi. Người ta sẽ đốt pháo hoa ở Sàigòn để ăn mừng. Ai vui xin cứ vui. Nhưng còn chút tâm tình này của kẻ buồn, không nói cho thế hệ sau biết những buồn bã sau 75 là như thế đó, lòng dạ nào yên?
Đời trăm nghìn nhánh khổ, nhánh nào cho người, nhánh nào cho mình? Năm 75 là ngã rẽ của đời người. Bạn bè, người thành danh, đứa bầm dập, và cho dù có ở phương trời nào, tây hay ta, nỗi khổ vẫn theo số mệnh mà đến. Giờ đây, đứa nào cũng chạm tay vào buổi hoàng hôn cuộc đời rồi. Tháng tư, tôi thắp ngọn nến trong lòng. Thoảng trong mùi hương ngọc lan, tôi hát theo, hát thầm bài hát nghe được ở quán rượu “…Cuộc đời là hư vô, bôn ba chi xứ người, khi mình còn đôi tay…”

.........................................................................

rợn gáy
tôn tht tu

Anh viết nhc móc lên hàng dây km
vt tay bun mong ngóng bóng em qua
gai st nhn đâm vào da tht chết
biết bao gi hơi nhc thong tai em!

Nhc tù xa đêm khuya nghe rn gáy
tiếng xing khua là nhc đó nghe em
bưng kín li thương màn nhĩ mng
cho b tai em đp tóc mây cài.

Anh viết nhc theo đường đi ca rn rp
mãnh chiếu bun trang giy tri cho.
Bng tai nghe tiếng kêu mơ o lon
đp vào then lay đng ca st dày.
Phi chăng em vào đây lôi chng dy
hay t thn vào kéo xác vt b ao.-

.........................................................................................

Nếu em không là người yêu của lính

Tuesday, September 6, 2016

hát mãi hát mãi không thôi


                    
                    Woman Navigates Among Magnificent Limestone Islands of Halong Bay, Halong Bay, Quang Ninh, Vietnam Photographic Print by Stu Smucker
                    yên ba thâm xứ hữu ngư châu 
                       [sâu, sâu nơi chốn xa kia, trong sóng vỡ tỏa ra như khói,
                       có chiếc thuyền câu lấp ló thấy mờ  sương] Cao Bá Quát

hát mãi không thôi
tôn tht tu 

Người s hát khi thnh thi sc nước
mãi
đi lên trước gi thái dương cư ng
môi h
ng tươi chm đỏ dáng huy hoàng
tay
đưa thng đầy tin yêu mãnh lit.

Ta s
hát lúc bóng chiu đổ sm
ngày c
a tri theo bin đến xa xôi
trong hoang v
ng cát thơm tr nhy
th
hương nng theo triu chm lân tinh.

Trong
đêm ti nhng bóng ma xut hin
nh
ng bóng người theo giây phút biến thiên
cung tr
m bng nhng oan khiên đày đọa
nh
ng n cười ôm kín bui hân hoan.

Ta s
hát theo đường tơ cung dn
nh
ng nh thương quê t ty nguyên hình
g
c c th vòng trái tim rách nát
m
ũi tên tình đâm thng máu không rơi 
m
óng tay khc tên người yêu li xóm
nh
a cây tươi trng xóa áo nàng xinh.

Ta
đã để tâm tình nơi mc đá 
nh
ng cheo leo trên bin c vòng quanh
ta g
i gm ni cô đơn tuyt đối
nh
ng cheo leo trên bin c ca lòng ta.

Bên xóm lá, bình vôi ông táo
mi
u cô linh van vái vài câu
nào h
c gii cưới nàng v làm v
xé mãnh b
ng lót t cho con.

Ta ng
nghch c vi tri đất thiên địa
v
ng như đồng gươm giáo cười khinh
điếng mt vì hôm qua nàng nói
b
n lun trình chó táp không trôi
chuy
n yêu thương tt nghn văn chương 
n
àng nào biết ta thy dòng mc đậm
nh
ng kh đau ch đợi trước nhà.

Ta v
n hát v nhng quãng đời rách nát
nh
ng đói no mng thc dây chuyn.
Lên núi cao ta nhìn th
ế gian tc ly
nhìn vào thân ta th
y tc ly hơn đời.

Ta tr
li xóm xưa quê cũ 
g
c bàng tươi trái chín ướp đất vàng
trong v
ũng đục cùng trâu đầm hp ln
đàn đĩa đói ôm chân hút máu 
nh
ư cô hn đòi n bui hăm ba. 

Ta th
ương mến tm thân tc ly
và nh
ng gì tc ly quanh ta.
Ta th
ương mến tm thân m dng
gieo vào h
n ht mng thăng hoa 
ta v
n hát cho bình minh tư tưởng
cho h
ơi nng v mn ca xót xa.

Ta s
hát và xin người c hát
bu
i thnh thi sc nước đang lên 
v
à hát mãi sau gi thái dương cư ng
lúc chi
u tà áo đỏ ph bum nâu.
Ng
ười hãy hát cho mt nhung lóng lánh
cho n
cười ta l sc hn nhiên.

Ng
ười hãy hát cho uyên nguyên sáng ngi
cu
i chân mây bin nước trân hin
đem tri đất v chung mt mi
giao
đim vàng vũ tr càn khôn
chi
ếc thuyn nh con người hin din
sóng d
p vùi nhưng đạt được toàn châu
làm gi
ng mi hin linh cho vn loi
gi
trong tay nguyên lý thun hành.-