add this

Thursday, May 24, 2018

gánh trầu Mỹ Hội


                  
            
            Gánh Trầu Mỹ Hội
Dương Quân

Thương nh gi v quê M-Hi
Dòng
đời thm thoát by nhiêu năm
Bao m
ùa mưa nng bao thay đổi
Mà bóng ng
ười xưa vn bt tăm.
***
Thu xưa M-Hi êm đềm quá
Cây trái sum suê
đủ bn mùa
Ph
ước Lý v ngang Thành Tuy H
Nhà em
dưới rng cau thưa.
Nhà em có M già gy yếu
Ba m
t t khi em biết đi
M
bán thúng tru lưng bui ch
Nuôi em khôn l
n tui xuân thì.
Ngày y anh v thăm M-Hi
Qua phà Cát Lái ghé Long Tân
Tìm em tr
ưa nng tan phiên ch
Th
ăm M thăm em đã my ln.
Con gái mit vườn, không trang đim
Nh
ưng em rt đẹp, tánh ngoan hin
Má h
ng, mt biếc, làn môi đỏ
Giúp M
gánh tru bui ch phiên.
Anh trai tnh l ra trường ln
Ăn hc, làm quen nếp th thành
Hai
đứa cùng nhau chung ước hn
Ch
anh đi kiếm chút công danh.
Mi bn tr v thăm xóm cũ
Ra v
ườn gom hái lá tru vàng
Tr
u cau chung gánh - chung duyên n
Đủ nghĩa cho tình ta cha chan.
Gp nhau ri li xa nhau na
C
ăn dn đừng quên sm tr v
Em
đứng bên b sông Cát Lái
Nhìn theo nh
ư níu bóng người đi.
Chiếc phà tách bến, dòng sông rng
N
ước xoáy lao chao đám lc bình
Run r
y nhng chi hoa tím tím
Th
ương em bn rn bước không đành.
Công danh đeo đui chi mà kh
Đã l bon chen chn ly phin
Ch
ưa kp đến ngày tin M mt
Gánh tr
u gi trĩu nng vai em.
Anh v
ln y, hay ln cui
Ng
i kế bên em xếp lin tru
Ch
t thy bàn tay gy guc quá
L
n đầu xao xuyến n hôn nhau.
Anh đốt trm hương xin khn M
Sau này
được kết nghĩa trăm năm
Em l
àm ni tr, nuôi con nh
Thôi gánh tr
u, thôi nhng nhc nhn.
Ri bui quê hương tàn cuc chiến
Anh xa thành ph
, sng trên rng
M
ười năm dày dn cùng sương gió
Ai h
n ngày v gia gió sương?
M-Hi cũng thay tng cnh sng
Ch
phiên cn go, chng mua tru
Cau khô, tr
u héo, bun trong thúng
V
ườn cũ thưa dn nhng bóng cau.
Em có khi nào qua Cát Lái
B
ến phà đứng đợi mt bên b
N
ước sông cun cun xuôi dòng nh
Nh
ng mng lc bình theo sóng đưa?
Như mng lc bình trong nước xoáy
Không v
tr li bến sông xưa
D
òng đời xô dt anh xa mãi
Mà bóng ng
ười thương chng nht m.
***
Biết có ai v quê M-Hi
Nh
n dùm người cũ my li thăm
Gi
thân vin x còn trôi ni
Xin hi
u lòng nhau - t li lm.


anh vit bến cũ sĩ phú

                Image result for begonias
                                             

Saturday, May 19, 2018

người mạnh nhất


ngưi mnh nht
Thích N Trí Hi

Trong kinh Tịnh Danh, đức Phật dạy có hai hạng người có sức mạnh nhất: đó là người không có tội, và thứ hai là người có tội mà biết hối cải – một sự hối cải rốt ráo phát xuất từ tâm can, quyết chí đổi bỏ điều ác thực hành điều thiện.

Nói rõ hơn, người mạnh nhất không còn sợ hãi bất cứ gì, hoàn toàn vô úy. Chúng ta sở dĩ sợ hãi trước hết là vì mình có tội, sợ bị trừng phạt, sợ mất danh dự nếu người ta biết được, sợ mất lợi lộc, sợ mất vây cánh. Thứ đến, chúng ta sợ hãi vì mong an toàn, sợ những đổi thay, bất trắc. Sự an toàn ấy bao gồm nhiều phương diện.

Người mang ngã chấp càng nặng nề thì những điều kiện cho sự an toàn ấy càng phức tạp. Đối với người biết đủ thì được túp lều tranh che mưa nắng, có hai bữa cơm cháo hàng ngày, vài bộ đồ mặc, đã tạm gọi là an toàn. Nhưng đối với nhiều người chừng ấy chưa đủ. Thức ăn phải là cao lương mỹ vị, chỗ ở phải đầy đủ tiện nghi. Áo quần phải sang trọng hợp thời trang. Và sống phải có danh vọng địa vị, có nhiều bạn bè quyến thuộc vây cánh "cuộc vui đầy tháng, trận cười thâu đêm" mới có sinh thú. Đối với những người như vậy, sự an toàn trở nên dễ dàng bị đe dọa.
Càng nhiều hàng rào phòng thủ quanh bản ngã, ta càng thấy cái ngã dễ bị thương tổn, dễ mất an toàn. Vì nó đã được đồng hóa với nhà cửa, bạn bè, của cải tài vật, danh tiếng, với đủ thứ mà ta xem là nhu cầu thiết yếu cho sự sống. Khi ngã đã được bành trướng ra vô tận qua những nhu cầu phức tạp, thì sự an toàn trở nên vô cùng mong manh, và nỗi sợ hãi càng âm thầm tăng trưởng theo nhịp độ nhu cầu.
See the source image
Phần trên chữ Phạn của Ấn Giáo, thờ phung thần Visnu, phần dưới chữ Pali cổ  Miến Điện
Cần tiền ta sẽ sợ mất tiền, cần tình sợ mất tình, cần danh sợ mất danh, cần tiện nghi vật chất sợ mất tiện nghi vật chất, cần uy tín sợ mất uy tín, cần bạn bè sợ mất bạn bè. Và bởi vì chúng ta cần quá nhiều thứ trên đời, nên nỗi sợ hãi có thiên hình vạn trạng.

Thông thường chúng ta không hoàn toàn ý thức nỗi sợ hãi bất an của mình, không hoàn toàn ý thức nhu cầu thầm kín của mình cho đến khi một trong những nhu cầu ấy bị trắc trở. Nghĩa là chúng ta chỉ ý thức được nhu cầu mình ở mặt trái của nó: cái thương nhớ ấy là khi mất rồi! Mất rồi mới biết à, té ra ta cần như vậy như vậy. Thành ra, thiên đường thực sự không bao giờ ở tầm tay vói, mà chỉ ở một khoảng cách vô cực như những vì sao. Emily Dickinson diễn tả ý đó trong những vần thơ đẹp:
My rose gays are for captives
Dim, long expectant eyes
Fingers denied plucking
Patient till paradise
(những hoa hồng nhung của tôi chỉ dành cho những kẻ đang bị giam cầm đang ngước những đôi mắt mỏi mòn chờ đợi - những ngón tay không bao giờ với tới, kiên nhẫn cho đến ngày lên được thiên đàng)

Chúng ta cũng thế, giống như những kẻ tù đày đang bị giam hãm chỉ biết ngước những đôi mắt tuyệt vọng nhìn đóa hoa mình không bao giờ được hái. Có những nhu cầu thầm kín mà ta chỉ ý thức được khi gặp điều trái lại làm cho ta bất mãn. Chẳng hạn, thông thường có thể ta không biết mình có háo danh, ham tiếng khen hay không. Nhưng khi bị chê ta mới biết té ra mình cũng thích được khen vì bị chê thì đau khổ. Mọi nỗi sợ hãi khác đều chứng tỏ sự có mặt của nó bằng cách tương tự, nghĩa là bằng mặt trái.
Ngã càng lớn thì nhu cầu càng nhiều. Nhu cầu càng nhiều thì sợ hãi càng nhiều. Một con người có nhiều sợ hãi, nhiều vòng đai phòng thủ không thể gọi là người hùng mạnh.

Phật là người mạnh nhất trong những người mạnh, bởi vì Ngài đã triệt tiêu bản ngã, bởi vì Ngài không còn một nhu cầu nào. Trong Kinh Sợ hãi khiếp đảm (Trung Bộ I), Ngài đưa ra những lý do vì sao Ngài không còn sợ hãi, để ai muốn đạt được đức tính vô úy, thì hãy sống như Ngài đã sống: thân nghiệp thanh tịnh (nghĩa là không giết hại, trộm cắp, dâm dục), ngữ nghiệp thanh tịnh (không nói dối, nói hai lưỡi, nói lời phù phiếm, lời độc ác), ý nghiệp thanh tịnh (không tham, sân, si), mạng sống thanh tịnh (không tự nuôi sống bằng những nghề nghiệp ác ôn), không có tham dục cường liệt, không lười biếng, không ngủ gà ngủ gật, tâm không tán loạn (luôn luôn định), thân không lăng xăng giao động, không ham muốn lợi, danh.  Đức Phật quả là con người mạnh nhất.

A-Celebration-of-Women-Feature-Banner-e1352628808407 (1) 512

lời vu vơ
ttt
Kinh điển đại thừa phương đẳng của Phật vừa là thuốc bổ vừa là thuốc độc, theo Kinh Niết Bàn hậu thiên, phụ đính của Diệu Pháp Liên Hoa. Kinh nhấn mạnh thường, lạc, ngã, tịnh. Suốt cuộc đời Phật hầu như không ra khỏi đề tài vô ngã vô thường. Theo lẽ tự nhiên có vô ngã thì cũng có hữu ngã, có cái hữu thường. Chân ngã là Phật tánh, Chúa tánh, Allah tánh…chân ngã là hữu thường.
Một pháp sư Tây Tạng dùng ví dụ ngày nay để thuyết giảng. Rửa tách cà phê không phải là rửa cái tách mà rửa những thứ dơ bẩn. Nhưng cần biết những hớp cà phê vô miệng là ngon là quý, giọt nào rơi vào áo, còn dính vào tách là dơ; tương, nước mắm … cũng vậy, ngon trong miệng thúi trên bàn. Khi đọc chuyện rửa tách trên, có người nại ra cái nhìn của Huệ Năng mà nói làm chi có cái tách có tấm gương mà chùi. Cả hai quan điểm ấy biết dùng thì có lợi là thuốc bổ, dùng sai để hý luận là thuốc độc, như lời lưu ý của Phật.
Té ra cái chân ngã không ai để ý, chỉ chạy trên freeway vô ngã; vô ngã không có gì đáng quý, vất đi, hãy tập sống theo lối “throw away society” vất lon  vất chai rồi vất luôn nhân nghĩa (theo Alvin Toffler) mà quên cái tầm thường theo André Malraux: cuộc đời chả đáng giá cái gì, nhưng không có gì đáng giá cuộc đời. La vie ne vaut rien mais rien ne vaut la vie.

Nhưng thôi, xin để các ngài ở trong phạm vi hình nhi thượng.
Còn hình nhi hạ để tui lo:

Cái gọi là đệ tử ông Cồ Đàm tìm sức mạnh che chở cho sự an toàn bằng nón cối, bằng súng đạn; bảo đảm hơn nữa, được tiếp kiến bởi chủ tịch cái nước anh hùng có quân số “top ten” trên thế giới. Ai mạnh hơn ai? Trong trần gian ai dễ biết ai?


Thursday, May 10, 2018

Hoa Kỳ của Mễ





Hoa Kỳ Latino

Henry Kamen

Cuốn sách khó và sáng sủa, Our America, muốn nói rằng có đến nhiều thứ lịch sử Hoa Kỳ khác với sử ký tiêu chuẩn cổ điển, gọi là “anglo narrative”. Trong mục đích ấy tác giả chú tâm đến ảnh hưởng của người Hispanic trong quá khứ và hiện nay. HK không chỉ bắt nguồn từ nhóm người đặt chân lên Plymouth Rock, đến nơi bằng thuyền Mayflower. HK đã bắt nguồn trước đó cả thế kỷ với Ponce de Leon và sự tìm gặp Suối Thanh Xuân. Tác giả Armesto nhìn hơn 500 năm từ 1505 cho đến nay; thời gian quá dài nhưng ông đã ghi được những điều cần biết.

Hispanics là những ai? Nhóm người nầy đã nhảy vào trung tâm địa bàn sinh hoạt nhờ ảnh hưởng đáng sợ và quyết liệt của họ về chính trị. Không những họ là dân thiểu sống tăng trưởng mạnh nhất (50 triệu; 2/3 dân số Miami; ½ dân số Los Angeles; hơn 1/5 dân Chicago và New York); họ còn giữ các chức vụ quan trọng cấp liên bang và tiểu bang. Không có đảng nào khi đi kiếm cử tri mà lại không chịu tương nhượng những ưu tiên dành cho Hispanics và bỏ quên tiếng Tây Ban Nha.

Ý thức sức mạnh nầy là một chuyện, nhưng giải thích vai trò của nó trong lịch sử là chuyện khác.
Hispanics (hay Latinos) không phải là một thực thể thiểu số hay văn hóa. Họ đến Mỹ từ những cội nguồn khác nhau về văn hóa và địa dư, có khi chỉ nói tiếng Anh.

Ponce de Leon stamp

Lên đường tìm nguồn gốc Hispanics ở Mỹ, Armesto bắt đầu dạo quanh Puerto Rico rồi nhảy qua Florida nhưng mắt không rời Mexico. Dĩ nhiên trong bối cảnh ban đầu của sự thành lập thuộc địa, sự hiện diện của Tây Ban Nha chỉ là một trong những yếu tố chính, [gồm dân địa phương, người nô lệ da đen, người lập cư Anh,] nhưng có điều là sử sách không nói tới sự đóng góp của người Latinos.

Nhưng mãi đến thế kỷ 19, định mệnh của Hispanics mới thành một vai trò đáng chú ý, chính yếu nhờ chiến tranh Mễ Mỹ 1846-8 sau thời gian ngắn Mễ đã chiếm California và Texas. Vai trò nầy không ở vị thế hàng đầu và có phần sút giảm.

Sau cuộc chiến nầy, lịch sử ghi thêm sự phát triển đi lên của Mỹ (Anglo America) và sự thoái trào của Hispanics đẩy họ vào chỗ đứng thấp hèn trên vùng đất xưa kia của họ nay thành lãnh thổ USA. Hispanics trong vùng được xem là ngoại quốc bị người da trắng đàn áp và truất quyền; thỉnh thoảng họ chống trả ở vùng biên giới, như kiểu anh hùng Zorro ở California, Cortina ở Texas.

HK là xứ của dân nhập cư. Lịch sử riêng các nhóm thiểu số chính là lịch sử cách thức họ thích ứng để sống với người Mỹ đến trước.
Hispanics, cũng giống như Mormons, bị xem nhẹ trong lịch sử HK. Từ giữa thế kỷ 19, họ là công dân hạng hai, có khi không được công nhân là công dân. Họ phải tranh đấu để có dân quyền, bình đẳng giáo dục và xã hội.

Hispanics hay Latinos là danh xưng không rõ rệt vì nó không gồm những nét riêng biệt về chủng tộc, về văn hóa hay địa dư. Cho nên khó nói rằng Hispanics sẽ đoàn kết lâu dài về một mục đích chung. Chỉ có một điều làm họ gần nhau nhất là ngôn ngữ. Vấn đề tiếng nói nầy nhiều khi được nêu ra riêng rẻ đối với các khó khăn khác, đặc biệt ở các tiểu bang kỳ thị Tây Ban Nha vì họ cho rằng nguy cơ bắt nguồn từ nhà trường và sự nhập cư.

Hispanics, từ giữa thế kỷ 19, vẫn hiện diện ở HK nhưng như là những công dân hạng hai, có khi không phải là công dân. Song hành với tình trạng nầy, dân số không ngừng gia tăng mạnh mẽ và làm việc cần cù. Hai xã hội khác nhau về chính trị là Cuba và Mexico nằm gần vách không thể bị ngó lơ khi nhìn vào hoàn cảnh nầy.

Hiện diện trên đất Mỹ những nhóm thiểu số “cần” và “không cần”; cần vì sức lao động, nhưng không cần vì chủng tộc và văn hóa. Rõ nhất là trường hợp người da đen.

Sau khi nêu những bằng chứng kỳ thị, thiên kiến và quấy nhiễu, tác giả lưu ý người đọc không có gì phải sợ hãi vì sự có mặt của Hispanics. Nhưng Armesto đã làm mờ những khía cạnh tiêu cực trong truyền thống Hispanics, nói rõ là sự chống Mỹ dai dẳng khắp nơi, và là đề tài trong mọi lần nói chuyện. Ông cũng không cho thấy ước mơ bền bỉ là nhấn chìm người Anglos bằng sức mạnh đơn thuần của con số và ngôn ngữ. Nhà văn Carlos Fuenetes, Mexico, đã công khai kêu gọi “thầm lặng chiếm đoạt HK bằng cách áp đặt tiếng Tây Ban Nha”.

Head photo of a greying man with a small moustache.
  Carlos Fuentes (1928-2012)

Cuốn Our America đầy rẫy những điều phải suy nghĩ. Thêm một điều suy nghĩ khi đọc xong: có thể chấp nhận chăng nguyên sơ, nguyên ủy việc hình thành HK nằm trong viễn tượng diễn tiến chính yếu Hispanics? Thật đáng nghi ngờ.

Lịch sử chính thống được chấp nhận dựa trên những hình ảnh có tính chất ý thức hệ. Những kẻ viễn du Anh ra đi để tìm tự do; những người lập cư cũng ở trong ý hướng ấy; những kẻ khai sinh Hiến Pháp đã đặt nền móng dân chủ. Những điều nầy không có một chi tiết nào giông giống trong sử ký Hispanics (ở Puerto Rico, Florida và vùng biên giới Tây Nam) về cuộc chinh phục, sự khai thác và cả sự thất vọng, từ mốc Ponce de Leon cập bờ Florida cho đến tướng Santa Ana chiếm California và thời gian kế tiếp.
Sự đóng góp Hispanics vào gia tài ý thức chung của HK rất nhỏ và rời rạc. Ngay cả phong trào Dân Quyền do người da đen khởi xướng chứ không phải Latinos. Thật khó lòng đồng ý với quan điểm nòng cốt của Armesto: “HK đã là một nước Mỹ La Tinh”. 
ttt dịch  Bản tiếng Anh: đây


Hover to preview or click to install two fireflies



Staghorn Fern



Tuesday, May 1, 2018

niệm thức về tháng tư


             
toa loạn 75

             chiêu niệm tháng tư
BĐQ Nguyn Văn Chúc

    Tháng Tư có k ra biđứng
L
n tiếng kêu than vng đất tri
Nên gió gào thét sóng gào thét
H
i âu cánh dt mt mù khơi.

Tháng T
ư có k bày hương án
N
ến thđôi hàng chiêu nim ai
Ta nghe th
m thiết li kinh kh
Nhang khói g
i hn sông núi ơi.

Tháng T
ư nghe tiếng hn ai oán
Anh hùng hào ki
t thác oan khiên
Ch
ương s trăm hi chưa chép hết
Còn 
động tri Nam tiếng sm rn.

Tháng T
ư nng đỏ thm sc máu
H
i người còn nh cuc binh đao?
B
n ta chết d không bia m
Phách tán h
n xiêu  chn nào?

Tháng T
ư ho hán cũng rơi l
N
ước mđã đầy mt biđông
Tràn l
p càn khôn m nht nguyt
Th
ành li thng hi t non sông.

Tháng T
ư k chuyn người bit x
M
y chc năm xa lc du quê
Tuy
ết sương t độ phơi tóc trng
Ch
ng biết có không mt no v.

Chúng ta 
ơi nhng đời vong quc
G
p nhau li thy Tháng Tư bun
Kinh Kha sao ch
ng qua sông Dch
                   Sao c đứng ngi nh c hương?


                          

                        Lưu đày và thương nh
                      Va pensiero,Verdi
                             Metropolitan Opera