add this

Tuesday, February 23, 2016

Xuân Đất Khách, thơ Thanh Nam








Xuân Đất Khách
Thanh Nam
Tờ lịch đầu năm rớt hững hờ
Mới hay năm tháng đã thay mùa
Ra đi từ thuở làm ly khách
Sầu xứ hai xuân chẳng đợi chờ
Trôi giạt từ đông sang cõi bắc
Hành trình trơ một gánh ưu tư
Quê người nghĩ xót thân lưu lạc
Đất lạ đâu ngờ buổi viễn du
Thức ngủ một mình trong tủi nhục
Dặm dài chân mỏi bước bơ vơ
Giống như người lính vừa thua trận
Nằm giữa sa trường nát gió mưa
Khép mắt cố quên đời chiến sĩ
Làm thân cây cỏ gục ven bờ
Chợt nghe từ đáy hồn thương tích
Vẳng tiếng kèn truy điệu mộng xưa .
Ơi hỡi quê hương, bè bạn cũ
Những ai còn mất giữa sa mù
Mất nhau từ buổi tàn xuân đó
Không một tin nhà, một cánh thư
Biền biệt thời gian mòn mỏi đợi
Rối bời tâm sự tuyết đan tơ
Một năm người có mười hai tháng
Ta trọn năm dài Một Tháng Tư !

Chấp nhận hai đời trong một kiếp
Đành cho giông bão phũ phàng đưa
Đầu thai lần nữa trên trần thế
Kéo nốt trăm năm kiếp sống nhờ
Đổi ngược họ tên cha mẹ đặt
Học làm con trẻ nói ngu ngơ
Vùi sâu dĩ vãng vào tro bụi
Thân phận không bằng đứa mãng phu
Canh bạc chưa chơi mà hết vốn
Cờ còn nước đánh phải đành thua
Muốn rơi nước mắt khi tàn mộng
Nghĩ đắt vô cùng giá Tự Do !
Bằng hữu qua đây dăm bẩy kẻ
Đứa nuôi cừu hận, đứa phong ba
Đứa nằm yên phận vui êm ấm
Đứa nhục nhằn lê kiếp sống thừa .
Mây nước có phen còn hội ngộ
Thâm tình viễn xứ lại như xa
Xuân này đón tuổi gần năm chục
Đối bóng mình ta say với ta .
Seattle, mùa xuân 1977 .
trích từ blog của Hoàng Hải Thủy
va pensiero, Verdi




(original Italian)
Va', pensiero, sull'ali dorate;
Va, ti posa sui clivi, sui colli,
ove olezzano tepide e molli
l'aure dolci del suolo natal!
Del Giordano le rive saluta,
di Sionne le torri atterrate…


Oh mia Patria 
sì bella e perduta!
O membranza 
sì cara e fatal!

Arpa d'or dei fatidici vati,
perché muta dal salice pendi?
Le memorie nel petto raccendi,
ci favella del tempo che fu!
O simile di Solima ai fati,
traggi un suono di crudo lamento;
o t'ispiri il Signore un concento
che ne infonda al patire virtù!

(English Translation)
Hasten thoughts on golden wings.
Hasten and rest on the densely wooded hills,
where warm and fragrant and soft
are the gentle breezes of our native land!
The banks of the Jordan we greet
and the towers of Zion.
O,
 my homeland, so beautiful and lost!
O, memories, so dear and yet so deadly!
Golden harp of our prophets,
why do you hang silently on the willow?
Rekindle the memories of our hearts,
and speak of the times gone by!
Or, like the fateful Solomon,
draw a lament of raw sound;
or permit the Lord to inspire us
to endure our suffering!

Saturday, February 13, 2016

thiên chúa giáo và thiên địa vạn vật






Thiên Chúa Giáo
thuyết thiên địa vạn vật nhất thể

Nhân T Nguyn Văn Th


Theo giáo lý công truyền (chính thức) Thiên Chúa Giáo (TCG) không hề chấp nhận thuyết Thiên Địa Vạn Vật Nhất Thể; mà tin Thượng Đế toàn năng sinh ra vạn hữu từ không; Tạo vật và Thượng Đế (TĐ) hết sức là xa cách nhau.
Bản thể TĐ khác biệt hoàn toàn với bản thể vạn hữu; mỗi vật đều có một bản thể khác nhau.
Ngoài ra, TCG chủ trương: duy chỉ ba ngôi Thiên Chúa là đồng nhất thể.  Chỉ có Chúa Jésus giáng trần là có «tính» Trời và «tính» người. Còn nhân loại, bất kỳ ai, cũng chỉ có «tính người» mà thôi, vì thế mà ai ai cũng bất toàn, ngoại trừ Chúa Jésus.
Vì vậy mà khi nói con người có thể kết hợp với TĐ, thì chỉ có ý nói kết hợp bằng tình yêu, bằng ơn thánh sủng, chứ không phải là trở nên cùng một bản thể với TĐ.
Giáo hội tránh chữ déification hay divinisation (thần thánh hóa con người – người biến thành, trở thành Trời – «làm Trời»), cho đó là phạm thượng, phạm thánh, và chủ trương lúc chung cuộc, chỉ có những linh hồn thánh thiện mới có thể nhìn thấy TĐ diện đối diện.

Tuy vậy theo các sách cổ còn để lại, các thánh hiền và các nhà huyền học TCG chủ trương:

1- TĐ là bản thể muôn loài (chính là thuyết thiên địa vạn vật nhất thể)
2. TĐ hay bản thể bất khả tư nghị ấy đã phóng ra muôn loài (chính là thuyết phóng phát, théorie de l'émanation).
3.TĐ là cốt lõi, tâm điểm vạn loại (TĐ nội tại, théorie de l'immanence)
4-  Muốn tìm TĐ thì tìm ở đáy lòng, hư tâm.
5. Con người có thể hợp nhất với TĐ.

Thư tịch của thánh hiền TCG sẽ giúp chúng ta chứng minh những điều nầy.

1. Thượng Đế là bản thể muôn loài
Sách Thần học Đức (Théologie germanique), một tập sách huyền học viết vào khoảng thế kỷ 13,14 rất nổi tiếng nhưng không biết tác giả, đã viết: Thánh Paul nói: "Khi cái hoàn toàn đến, thì cái bất toàn sẽ lui”
Chúng ta hãy lưu ý tới «cái hoàn toàn» và «cái bất toàn».
«Cái hoàn toàn» là «diệu hữu» bao quát và tóm thâu vạn hữu vào trong mình và vào trong bản thể mình, - không có nó và ngoài nó ra thì không có thực thể nào khác, và vạn hữu đều dựa vào nó mà có bản thể. Cho nên đó chính là bản thể muôn loài, nó vốn bất biến bất thiên, nhưng lại làm biến thiên mọi sự.
Còn «cái bất toàn» là tất cả cái gì phát xuất hay bắt nguồn từ «cái hoàn toàn».
Y như ánh sáng hay hiện tượng phát ra từ mặt trời hoặc từ ngọn nến, và hiện ra thế này thế nọ, cái đó được gọi là tạo vật, và tất cả cái gì là phân thể như vậy dĩ nhiên là bất toàn.
«Cái gì là phân thể» thì có thể hình dung, tư nghị được, còn «cái gì hoàn toàn viên mãn» thì không thể nào hình dung, tư nghị được. Chính vì vậy mà ta không đặt tên được cho cái hoàn toàn, vì nó vốn không tên. Tạo vật không thể hình dung, tư nghị, hay đặt tên.
Sách tiếp tục viết đại khái như sau:
«Bản thể viên mãn đó chỉ có thể hay biết được bằng tâm, mà phải là tâm hư, nghĩa là một thứ tâm đã trút bỏ được mọi bóng hình của vạn hữu, mọi ảo ảnh của vạn tượng bên ngoài, một tâm hồn đã trút bỏ được phàm ngã, tiểu ngã của mình.»
Tóm lại, muốn biết cái hoàn toàn, cái viên mãn, phải rũ bỏ mọi cái bất toàn. và vượt lên (siêu xuất).
Các nhà huyền học TCG chủ trương: "TĐ ở trong mọi loài, mọi loài ở trong TĐ”.
Theo St. Jean de la Croix ,TĐ là bản thể của mọi người cũng như mọi loài. Cho nên «TĐ hiện diện bằng bản thể mình trong lòng mọi người, dẫu đó là kẻ tội lỗi nhất».
Thánh Bernard viết:
« Thượng Đế là gì?
- Đó là ngang dọc, cao sâu.
- Ủa, sao ngài lại chủ trương TĐ có bốn phía như vậy, đó là điều mà ngài vốn ghét.
- Không phải vậy…Gọi TĐ là MỘT cho dễ hiểu, nhưng chưa mô tả được tính cách Ngài. Tính cách Ngài có thể chia ra, nhưng Ngài thời không thể chia. Lời lẽ tuy khác, đường đi tuy nhiều, nhưng chỉ có một chủ trương một ý nghĩa. Mọi đường lối đều dẫn về một Đấng tối cao.»
Eckhart viết: «Thượng Đế gần tôi hơn là tôi gần tôi. Ngài cũng gần kề gỗ và đá như vậy, nhưng chúng không biết điều đó”.
Lời đó làm ta liên tưởng đến một lời tương tự của Plotin (một nhà huyền học ngoại giáo thời cổ, khoảng 205-270): «TĐ không ở ngoài, nhưng hiện diện trong muôn loài, mặc dầu muôn loài không hay biết”.

2. Thuyết phóng phát 
Từ bản thể hoàn hảo ấy, muôn loài đã được phóng phát ra như ánh sáng từ mặt trời, ánh nến từ ngọn nến…
Thánh Thomas d’Aquin mặc nhiên công nhận thuyết phóng phát khi viết: «Tất cả các sự hoàn hảo của vạn vật từ TĐ mà xuống mãi, mà TĐ là tuyệt đỉnh của hoàn hảo, cho nên con người cũng phải bắt đầu từ tạo vật thấp nhất để đi lên từng cấp, và như vậy để tiến tới sự hiểu biết TĐ.
"Và vì ở nơi TĐ, ở nơi tuyệt đỉnh muôn loài ấy, ta thấy một sự đồng nhất hoàn toàn, và vạn hữu càng trở nên đồng nhất thì càng trở nên mạnh mẽ hơn, đẹp đẽ hơn, chúng ta suy ra rằng vạn hữu càng rời xa TĐ, căn nguyên của vạn loài, thì càng trở nên khác biệt nhau”.
Nhưng nếu chỉ biết TĐ là nguồn sinh vạn hữu, thì chúng ta vẫn còn cảm thấy Ngài xa cách muôn trùng (transcendent), vẫn thấy như có bức màn mây vô minh khuất lấp Ngài (the cloud of unknowing), và như vậy, vẫn tưởng như là Ngài ở bên ngoài vạn hữu.

3. Thương Đế là cốt lõi, tâm điểm muôn loài
Cho nên các nhà huyền học tiến lên một bước nữa và chủ trương «TĐ nội tại», «TĐ hiện diện trong lòng sâu vạn hữu».
Tân Ước có những câu như:
- «Nước Trời ở trong anh em»
- «Thần Chúa ở trong anh em»
- «TĐ không ở xa chúng ta, vì ta sống động và có bản thể ta trong Ngài»
Và như vậy, điều tuyệt đối mà mọi người đi tìm tới không có ở xa vời tách khỏi thế giới phù sinh bất toàn, mà thực đã ở ngay trong lòng biến dịch.
Và như vậy, TĐ chính là cốt lõi con người, là trụ cốt, là chân tâm con người.
Bản thể thần linh ấy, theo Ruysbroeck, ở ngay tâm đỉnh con người. Eckhart gọi đó là «Thần quang», Tauler gọi đó là «Căn cơ», giáo phái Quakers gọi đó là «Quang minh nội tại», các nhà huyền học hiện đại gọi đó là «Nguyên lý», nguồn mạch của mọi sự sống thực.
Eucken gọi đó là «Diệu lý» nơi con người, là chân tâm, là cốt lõi con người, nơi mà «Trời Người gặp gỡ thuở ban sơ».
Khi nhìn thấy được nguyên lý, nguyên thần ấy ở nơi mình, - sự việc mà Phật giáo gọi là «kiến tánh», - họ ngỡ ngàng vì đã chứng kiến một sự kiện hết sức là kỳ diệu, đó là «Trời người hợp nhất» trong một cái «lớn thì lớn như Trời, mà nhỏ thì nhỏ như tôi».
Thuyết phóng phát và thuyết nội tại dẫn tới thuyết «qui nguyên phản bổn», là qui tâm.
Ruysbroeck cho rằng: chỉ cần hồi quang quán chiếu với một lòng kính mến, con người sẽ gặp TĐ mà không cần môi giới. Họ sẽ nghe thấy người cha của mọi quang minh luôn luôn trò chuyện với mình trong nơi thầm lặng nhất của tâm thần. Họ sẽ nghe thấy được Nguyên Âm, nghe thấy được Thần ngôn uyên nguyên.
Thánh Thérèse d’Avila viết: «Tôi đã hiểu được Chúa ở trong mọi sự như thế nào, và ở trong tâm hồn như thế nào; cái bọt bể (éponge) thấm đầy nước đã gợi ý niệm đó cho tôi”.
Con đường lữ thứ của những con người đi tìm TĐ chính là con đường nội tâm: có đi vào đáy lòng mới tìm thấy Đấng Tối Cao.
Nếu Á Châu (a) nói Vô cực, (b) nói Thái cực, (c) nói trong con người có Thần trời, có Thiên tâm, thì Thánh Teresa, với quan niệm Thiên Chúa 3 ngôi, đã chủ trương:
(a) Chúa Cha chính là tuyệt đối thể, nguồn mạch vạn hữu, bất khả tư nghị, đó là «Chân nhất» theo từ ngữ của môn phái Platon Mới.
(b) Ngôi hai chính là Thần Ngã, là Đạo, là sự phát huy, là sự hiển dương của Thiên Ý. Đó chính là nhịp cầu giữa tuyệt đối và tương đối.
(c) Thánh Thần chính là Thần nội tại, là nguồn sinh tuyệt đối trong tâm khảm con người, nguồn mạch sinh ra sự viên giác nơi con người, và chính là vòng khoen nối kết con người với bản thể TĐ
Và như vậy, khi vào tới nơi thâm sâu nhất trong tâm hồn, con người sẽ thấy mọi sự dị biệt tan biến, và chỉ còn thấy «Chúa tại một tâm điểm».

4. Tìm Thượng Đế nơi đáy lòng, hư tâm
Thomas R. Kelly viết:
«Ẩn sâu trong lòng chúng ta, có một thánh thất, một Thiên Tâm, một chân ngôn mà chúng ta bất kỳ lúc nào cũng có thể trở về.
«Vĩnh cửu đã ở ngay trong tâm khảm ta, khuyến dụ ta, cho chúng ta biết chúng ta có một định mệnh lạ lùng sang cả, và kêu gọi chúng ta trở về Thiên Tâm ấy.
«Tin tưởng hoàn toàn vào ánh sáng nội tâm ấy, chúng ta sẽ bắt đầu một cuộc sống thực. Ánh sáng nội tâm ấy sẽ làm bừng sáng «thiên nhan» và sẽ cho ta nhìn thấy những vinh quang mới của bề mặt thực con người. Đó là Đấng Christ (nội tại) đang ngủ mà chúng ta cần đánh thức dậy… Ngài ở ngay trong chúng ta”.
Thomas R. Kelly suy luận rằng tâm hồn chúng ta y như có hai tầng:
- Một tầng phiến diện để lo các chuyện trần hoàn.
- Một tầng sâu trong tâm khảm để tiếp xúc với Thượng Đế, với vĩnh cửu.
Người đạo hạnh phải là người viên mãn, không thể vì cái tâm phiến diện vụn vặt, bất toàn, mà bỏ quên mất cái phần chính yếu đẹp đẽ nhất, huy hoàng nhất của con người (đó là cái tâm khảm chân chính).
Thánh Augustin viết: «Chúng con tiến lên trên con đường của Chúa ở ngay trong lòng chúng con, và hát lên bài hát của các tầng cấp; nội tâm của chúng con bừng sáng lên vì ngọn lửa của Chúa, và chúng con đi, bởi vì chúng con tiến lên cho tới sự bình yên”.
Biết rằng Thượng Đế ngự trị trong tâm khảm mình, là nguồn gốc của mình, biết rằng từ nguồn gốc vĩnh cửu ấy phóng phát ra tâm tư của mỗi người chúng ta, và từ tâm tư nhỏ nhoi ấy của mỗi người chúng ta, chúng ta có thể trở về với nguồn gốc vĩnh cửu, với bản thể tuyệt đối, tức là hiểu được vòng đại tuần hoàn của tạo hóa, vòng đại chu thiên của Trời Đất.
Như vậy, hành trình đi tìm tuyệt đối không phải là một hành trình diệu vợi xa xôi, mà chính chỉ là một sự giác ngộ, giác ngộ thấy thực thể lồng ngay trong tâm khảm mình cũng như trong tâm vũ trụ.
Thế là đất cũng tràn ngập trời, và đúng như Téwekkul Bég, một nhà huyền học Hồi giáo đã nói: «Ngài là tôi, mà tối tăm thay là lòng tôi thuở trước, tôi đã không biết được điều bí ẩn siêu việt ấy”.
Kết quả công phu tu luyện là phá vỡ được bức tường ngăn giữa nhân tâm và thiên tâm, để tiến sâu được vào tâm khảm con người để mà gặp gỡ Thượng Đế.
Thế là về với Chúa Cha, là kết nghĩa với Chúa Con.
Thế là hưởng được sự an lạc của thượng đỉnh tâm hồn, lúc ấy không còn phân biệt nội ngoại xa gần, và chỉ còn lại sự an tĩnh của yêu đương.
Thánh Albert le Grand cũng nói: «Lên tới Chúa, tức là đi sâu vào tâm mình…”.
Lời này cũng giống như lời Mạnh Tử:
Thấu triệt lòng sẽ hay biết Tính,
Hay biết Tính nhất định biết Trời.
Eckhart cũng nói: «Chúa ở gần ta, mà ta ở xa Ngài, Chúa ở trong mà ta ở ngoài. Chúa ở nhà mà ta thời tha phương viễn xứ”.
Theo Thánh Bernard thì các nhà huyền học thu thần định trí, hướng nội, tiến vào chiều sâu tâm hồn, vì tin rằng trong đó có Chúa Trời ngự trị, và đi vào tâm là có thể tìm thấy Chúa. Trên con đường đi vào Tâm đó, họ tin rằng thần thánh ở với họ, còn TĐ thì chẳng những ở với họ, mà còn ở trong họ.
Tóm lại, khẩu quyết của thánh hiền TCG chính là Nước Trời ở trong ta, vậy hãy tìm Nước Trời ngay trong tâm thần ta.

5. Có thể hợp nhất với Thương Đế và thành Trời
Eucken viết: «Cái lạ lùng nhất, là con người có thể biến thành Trời.»
Thánh Athanase viết: «Chúa xuống làm người, để ta có thể làm Chúa”.
Thánh Augustin kể lại quãng đời trước khi Ngài trở lại đạo, có viết: «Tôi nghe thấy tiếng từ thinh không nói với tôi: Ta là thực phẩm cho những người đã khôn lớn. Con hãy lớn lên và hãy ăn ta, không phải để cho con biến Ta thành thể chất của con, mà chính là để con biến thành Ta”.
Eckahrt viết: «Chúa nói với mỗi linh hồn: Ta đã làm người vì con, nếu con không làm Chúa vì Ta, thì con đã chẳng tốt với Ta”.
Eckahrt còn viết bạo hơn: «Nếu tôi có thể biết Chúa trực tiếp thì nhứt định tôi phải trở thành Ngài, và Ngài trở thành tôi. Ngài và tôi trở nên một Tôi”.
Thánh Paul nói: «Tôi sống chẳng phải là tôi sống, mà là chúa sống trong tôi” và “Ai sống kết hợp với Chúa, sẽ có một thần như Chúa”.



Sau khi biết được quan điểm của các thánh hiền TCG đối với thuyết Thiên Địa Vạn Vật Nhất Thể và những hệ quả xa gần của nó, chúng ta trở lại Kinh Thánh, và lấy Thánh Kinh làm tiêu chuẩn, tôi nhấn mạnh Thánh Kinh, chứ không phải giáo lý thông thường.

1. Trước hết, Thánh Kinh gọi Chúa Jésus là Con Thiên Chúa nhưng cũng gọi con người thánh thiện là con Thiên Chúa.
2. Chúa Jésus lập kinh Lạy Cha để cho mọi người biết chúng ta và Ngài đều là con Thiên Chúa; và như vậy, nếu Ngài có «Tính Trời» thì lẽ dĩ nhiên chúng ta cũng phải có tính Trời.
3. Mọi người đều có thể làm được phép lạ, có khi còn hơn Ngài, nếu họ có đức tin.
4. Ngài dám coi tha nhân là TĐ:
- Khẩu hiệu của Ngài là mến Chúa yêu người, thương giúp kẻ nghèo, kẻ tật bệnh, là thương giúp Ngài.
- Bức bách giáo hữu là bức bách Ngài.
5. Con người chẳng bao giờ xa rời được TĐ: TĐ là gốc nho, con người là cành nho. Cành có bao giờ rời được gốc?
6. Và như vậy, định mệnh tối hậu của nhân loại là: con người toàn thiện có thể ngồi tòa Thiên Chúa.
Sách Khải Huyền viết: "Kẻ nào thắng, ta sẽ cho ngồi với ta trên tòa ta, cũng như ta đã thắng và đã ngồi cùng Cha ta trên tòa Ngài".
Ai có tai thì hãy nghe lời Thánh Thần dạy.

Cuối bài, chúng ta có thể nói:  Nếu chân lý thuộc về phía thánh hiền, thì Đông Tây chung một chân lý vì đạo này có thể sáng soi cho đạo nọ, và càng học hỏi, càng so sánh, chân lý càng trở nên sáng tỏ, con đường đạo giáo càng được hoạch định rõ ràng, định mệnh cao sang con người càng được xác định, và niềm hy vọng con người càng trở nên lớn lao.

Xin mở blog của NVT
có thêm nhiều chú thích Việt Anh Pháp và Hán 


Early Christian Mystics



Sixteenth Note Musical Icon from IconsEtc photo 000665-music-sixteenth-note.png




Tuesday, February 2, 2016

tinh túy của tôn giáo

tinh túy ca tôn giáo

 an essential of religion

manas journal, Feb 1963, ttt dịch


Một thân hữu mới đây đã gởi cho Tập San nầy một bức thư than phiền rằng ngày nay các giáo phái đã hũy hoại tính chất thần bí siêu nhiên của tôn giáo; trong lúc điều nầy mới là tinh lý của tôn giáo. Các tín ngưỡng đã bỏ quên hay không đủ sức khơi dậy những cội gốc ngoài khu vực lý luận trong nội tâm, những điều người ta tin là tối thượng, siêu thoát, “cao điểm” của kinh nghiệm tâm lý.

Đây là vùng suy nghiệm mà ngôn ngữ phân tích gọi là “eschatology”. Theo từ điển, ngành nầy bàn về “sự chết, tái sinh, bất tử, tận thế, sự phán xét cuối cùng và đời sống về sau”. Rõ ràng những vấn đề nầy đã bị loại ra khỏi sự học hỏi đứng đắng, khỏi các ngành học thuật ngày nay; từ khi các phạm trù khoa học của “thực tế” được xem là nguyên liệu trong sự tìm tòi nghĩa lý (của sự sống).

Sự thể nầy xẩy ra chẳng phải vì các khám phá trong khoa học tự nhiên đã mở đường cho thuyết duy vật. Các nhà sáng lập thuyết duy vật, tại bản chất, là những nhà luân lý. Họ nghĩ rằng bằng cách đào tận gốc nền móng của tôn giáo – tin ở Thượng Đế và linh hồn – họ có thể tận diệt sự đàn áp thần học và các tương tranh tôn giáo. Thế kỷ 18 đã cung cấp hai phát ngôn viên lừng danh của quan điểm nầy; họ cũng là những người đã hung đúc môi trường và sự biện giải thuyết vô thần của thế kỷ 19 và thuyết hoài nghi cùng thuyết bất khả tri của thế kỷ 20.

Người thứ nhất Julien de la Mettrie viết trong cuốn Người Máy (L’Homme Machine –Man a Machine): Nếu thuyết vô thần được loan truyền khắp nơi và toàn diện, các ngành tôn giáo sẽ bị đào tận gốc. Lúc đó sẽ không còn chiến tranh thần học; sẽ không còn thứ lính tác hại gọi là lính tôn giáo. Thiên nhiên – trước đây bị nhiễm các chất độc thánh thần hóa – nay lấy lại quyền năng và sự tinh khiết của mình. Bưng tai không nghe bất cứ tiếng nói nào, con người sẽ theo các động năng và mầm sống cá nhân; chỉ có những động năng mầm sống ấy mới đưa con người đến hạnh phúc theo con đường vui tươi của phẩm hạnh.
De la Mettrie tiên phong mở đường cho thế kỷ Ánh Sáng Pháp. Vài năm sau xuất hiện Paul Dietrich von Holbach, một bá tước Đức nói năng nhiều hơn và được sự ngưỡng mộ của giới trí thức và văn học đương thời. Chính Holbach đã quả quyết rằng bức tường duy nhất và quan trọng ngăn chận hạnh phúc của con người nằm trong sự dối trá của tôn giáo. Lời tựa cuốn sách danh tiếng The System of Nature mở đầu như sau.

Con người bất hạnh, đơn giản chỉ vì hiểu nhầm thiên nhiên. Trí óc bị tiêm nhiễm quá nhiều bởi các thiên kiến đến mức ai ai cũng nghĩ con người luôn ở trong sự sai lạc; hằng loạt ảo tưởng chụp lên đầu từ thời thơ ấu, lớn theo sự tăng trưởng đến độ bị trói tay không thoát được. Con người tranh đấu một cách bất hạnh để vượt lên trên thế giới hữu hình, nhưng những kinh nghiệm đau thương luôn luôn cho thấy những cố công ấy đều vô bổ. Con người ghét việc nghiên cứu học hỏi thiên nhiên để theo các bóng ma hớp hồn xô ra khỏi con đường của sự thật, có nghĩa là mất con đường đến hạnh phúc. Do đó đã đến lúc cần tìm kiếm trong thiên nhiên những liều thuốc khả dĩ trị những tai ương mà óc cuồng tín đã nhấn sâu chúng ta vào trong đó. Chính vì sai lạc (của người) mà các bạo chúa và các giáo sĩ thành công trong việc dùng các gông cùm đau đớn xiềng xích các quốc gia; từ sai lầm mà có sự nô lệ các quốc gia; nhờ sai lầm ấy mà các tôn giáo có thể khủng bố làm dân chúng rục rã nát thân trong sợ hãi hay cuồng nhiệt bóp cổ nhau tranh nhau những ảo vọng. Từ sai lạc bắt nguồn mối căm thù thâm kiếp và những cuộc thanh trừng độc ác; những cuộc đổ máu liền nhau và những thảm trạng kinh hãi, trong đó đất (trần gian) biến thành chiến địa phục vụ những quyền lợi của trời. Do đó chúng ta hãy cố sức quét sạch, thổi sạch đám mây mù của thiên kiến; gây hứng khởi cho con người, để có can đảm và sự tôn trọng lý trí.

Lake Reflection



Theo chân các nhà dẫn đạo nầy, các tư tưởng gia thời Ánh Sáng đã tẩy nạo các chủ thuyết tôn giáo; vì mục tiêu của họ là thiết lập khoa học tự nhiên như một uy lực ấn định những gì là thật, là hữu hiện, kiến tạo sự an lạc mà họ gọi là hạnh phúc, độc lập với sự dính líu can thiệp của siêu nhiên. Họ yêu cầu hiểu nhân quả như một tác động máy móc, ít nhiều theo đường hướng của thuyết nguyên tử thời xưa; quan niệm tâm lý học của họ đã ươm mầm cho thuyết Behaviorism (hành vi) ngày nay. Bởi lẽ lời đe dọa hỏa ngục là vũ khí chính yếu trong quyền năng tâm lý của giáo hội, họ hăng say gạt bỏ mọi tin tưởng về một linh hồn tồn tại; như vậy nếu không có linh hồn hiện hữu thì lấy lý gì mà sợ một sự trừng phạt trong kiếp sau.

Holbach lập luận:
Tín điều linh hồn bất diệt đã biến luân lý thành một khoa phỏng đoán chẳng dạy chúng ta một điều gì để tìm phương cách ảnh hưởng nhân loại. Nếu, nhờ kinh nghiệm, chúng ta biết được các thành tố căn bản tạo nên tâm thức của một cá nhân hay đại đa số các cá nhân trong một nước, chúng ta sẽ biết điều gì thích hợp cho họ, luật nào cần thiết, định chế nào hữu dụng cho họ. Nói gọn, luân lý và chính trị phải rút ra từ thuyết duy vật những mối lợi mà tín điều về một linh hồn siêu nhiên không thể đem lại, và ngăn cản chúng ta nghĩ tới.

Chương trình giảng dạy trong 50 năm qua đã giúp học sinh nhận định dễ dàng rằng nền móng tổng quát của các sự tin tưởng hiện thời nằm trong những tư tưởng chính yếu của thế kỷ 18. Chúng ta đang suy xét có chăng một dòng tư tưởng đứng đắng đang hình thành chuẩn bị một sự chuyển đổi rộng lớn qua một nền móng mới. Nhưng sự bắt đầu không phải chỉ từ tiến bộ khoa học. Sự giải tích của thể chất chuyển hóa thành những vờn (như tinh hệ) năng lượng và điện từ trường – tiếp theo sự tìm thấy cấu trúc điện tử của nguyên tử vào đầu thế kỷ (20) – đem lại một tác dụng thuận lợi cho lối suy tư chống duy vật.

Thế nhưng không có một lý do trong vật lý hiện nay làm cho chúng ta hướng về các tư tưởng tâm linh; khác với trường hợp vật lý Newton đóng góp sự thành hình của thuyết duy vật. Sự khát khao luân lý của nhân loại là nguyên do quyết định thay đổi triết lý chứ không phải sự phát triển của khoa học; dẫu rằng khoa học mọi thời đều cung cấp khung sườn ý niệm cho sự biện luận luân lý và thường cung cấp các danh từ để bút chiến.

Điều chúng ta theo đuổi ở đây là ý nghĩa của sự định hướng mới có tính chất lịch sử trong lãnh vực suy tư về eschatology – không theo nghĩa của từ điển như đã nêu trên – mà là một sự chiêm nghiệm sâu sắc, nghiền ngẫm về chính mình, về nguồn gốc và tương lai của chính mình; về ý nghĩa của đời sống của chính mình, có đáng sống hay không, đời mình có giá trị như thế nào. Chính Carl Jung là người đầu tiên trong mấy thập niên nhấn mạnh thường xuyên sự suy nghĩ nầy. CJ đã thấy đó là đề tài đánh dấu một kỷ nguyên; xuyên qua các sách về tâm lý học xuất bản trong mười năm nay, sự soát xét khảo nghiệm về ý nghĩa và bản sắc trở thành mối ưu lo hàng đầu của những ai suy nghĩ đàn hoàng. Nó ở khắp nơi trong tiểu thuyết ngày nay, thúc đẩy nghiên cứu tâm lý (ngã thể), và là đề tài chính yếu trong văn chương hiện sinh.

Không có điều gì trong vật lý và vũ trụ học hiện nay đã thúc đẩy hình thành chiều hướng nầy, ngoại trừ nếu bạn muốn, bạn có thể kéo nguyên lý “bất định” của Heisenberg vào việc giải thích tại sao có ý nguyện tự do; hoặc tìm gặp trong tân toán học Pythagore (liên quan đến lý thuyết vật lý ngày nay) một kẻ tiên phong của ngành siêu hình học thăng hóa.

Rồi thì bây giờ, chúng ta có quyền làm kẻ hữu lý mà minh định rằng hai trăm năm lịch sử hiện đại – từ thời Ánh Sáng – đã trôi qua không để lại một nguồn văn hóa sinh động nào ngõ hầu vun xới một nền triết lý về đời sống nội tâm của người đời. Trái lại, hai trăm năm ấy đã sản xuất những khát khao tuyệt vọng, những trông chờ mệt mỏi một sự dưỡng sinh tâm linh mà các nền chính trị dân chủ cũng như tiến bộ kỹ thuật và khoa học không thể cung ứng. Thảo nào (hèn chi) các cuộc cách mạng giận dữ của thế kỷ 20 được đun sôi, bốc cháy, bởi các cảm xúc mang tính chất nội tại (là) tôn giáo. Và từ những chấn động nầy xuất hiện những chính quyền, những chế độ độc đoán đóng vai trò thế vì tôn giáo.

Con người muốn gì, cần gì ở tôn giáo? Đáp: Tự thân trực diện với sự xác quyết nghĩa lý, ý nghĩa của cuộc đời. Nếu tôn giáo đương thời đã chết hay hấp hối, hắn ta sẽ tìm nó ở nơi khác, tiếp tục truy lùng cho đến khi tìm được nó hay cái thế vì nó; hoặc cho đến khi kiệt sức, bỏ cuộc, thất vọng thảm hại vì cuộc “hành quân” không đi đến đâu.
Có câu ngạn ngữ rất đúng: phải mất cuộc đời mình để mà tìm ra nó. Các tôn giáo cổ đại đã dạy như thế. Trong nền chính trị hiện đại với tôn giáo thế vì, con người có thể mất chính mình trong cộng đồng chính trị nhưng không bao giờ tìm gặp chính mình nơi đó. Không có qua lại, chỉ một chiều, vĩnh viễn đánh mất bản chất. Đó là mối nguy hại của thứ tôn giáo thế vì.

Về tâm lý, tôn giáo cho ta điều gì? Đáp: Phương tiện thực hiện tự tại, hoặc vài cảm quan hướng nội với khả thể giao tiếp sự xác quyết nghĩa lý cá nhân. Lời hứa hẹn một nghĩa lý trong các ý thức hệ luôn mang tính chất tập thể; khi lời hứa ấy theo gió bay mất, tín hữu khánh tận, tâm thần suy sụp; không thể tự đứng một mình; trong lúc trên hành tinh nầy ai ai cũng cần biết cách tự đứng vững một mình để hiện diện, để sống còn.
Ý niệm bất diệt có thế giúp ích khá nhiều, nhưng thời nay người ta dùng nó qua những biểu hiện ngoại vi, thay vì tìm hiểu nghiên cứu để đạt tinh lý của điều gọi là “linh hồn”.
Trong một bài viết cho tập san Tâm Lý Nhân Bản số mùa thu 1962, bác sĩ A.H.Maslow cho rằng ngành tâm lý cần nghiên cứu thảo luận về cứu cánh, trạng thái hoàn tất (sự thỏa mãn và hạnh lạc nội tại, linh thiêng, duy nhất, có giá trị phổ quát như mọi người bình đẳng có được); chứ không phải xem đó là một phương tiện để đạt cứu cánh khác.

Tâm lý học cần nghiên cứu trạng thái sung mãn, thành đạt với viễn đích chung cuộc; trạng thái hạnh phúc thuần túy, niềm vui, thể hiện nội tâm, các mục tiêu đã thành tựu, ước mơ đã hiện thực.
Tâm lý học cần biết thế nào là tự tại; đã đến rồi chứ không phải trên đường đi tới. Đó là trạng thái vượt quá, và quên, thời gian không gian. Trạng thái linh thiêng, tâm linh, nằm trong cốt lõi, siêu thoát, vô tận trường cửu; thế giới hằng ngày, vật thể, nhân thể … đều được trông thấy dưới ánh sáng của sự miên viễn trường tồn. Các trạng thái tôn giáo ấy mang tính chất trực khởi, hồn nhiên và tự nhiên. Một đời sống nhất quán, một ý thức nhất quán. Sự qua lại lui tới giữa thời gian ngắn hạn và trường cửu; giữa khu vực nhỏ hẹp và hoàn vũ, giữa tương đối và tuyệt đối.

Divinity, Vũ Cao Đàm 1984

Như vậy, đây chắc hẳn là những thành tố thiêng liêng (hay linh thiêng huyền bí) được trừu tượng hóa và tổng quát hóa trong ngôn ngữ tâm lý học. Những yếu tố nầy, theo cách nói hiện thời, đã phô bày các phẩm chất của kinh nghiệm mà trước đây đã được đồng hóa với lý thuyết eschatology của tôn giáo. Tín hữu Christian đạt đến kinh nghiệm nầy bằng cách gì? Đáp: Tô điểm, củng cố hiệu ứng của sự nhiệt tình đồng hóa hội nhập với đời sống của Chúa Jesus Christ. Một mặt, JC là nguyên tắc điều hợp giữa hữu chung và vô chung (hữu tận và vô tận), giữa thiên tính và địa tính; và mặt khác, JC là một hình bóng nhân thể có khả năng mãnh liệt khơi động thiện tâm của người trần. Đời sống của JC đậm nét màu sắc của thời gian và địa thế nhưng mang một ý nghĩa vượt qua thời gian và địa thế. JC rất khiêm tốn thấp bé nhưng vô cùng to lớn. JC rộng lượng bao dung hoài hoài mãi mãi nhưng đã khổ đau chua chát thậm tệ. JC chỉ là một (thể thân) nhưng là nhiều (hóa thân) phục sinh trong tim của người trần thế.

Phê bình về các ý tưởng tôn giáo cần được thực hiện với thiện ý và tính cách vô tư trí thức; nhờ vậy mới hy vọng thẩm định chính xác những hậu quả rộng lớn về mặt xã hội và tâm lý học của các tín ngưỡng tôn giáo. Và đấy cũng là phương tiện giúp các cá nhân hoàn tất thuần nhuyễn các sự khám phá nội tâm.

Trở lại bức thư của một thân hữu đề cập ở đầu bài, nó giúp chúng ta hiểu hoàn cảnh nhân thế. Lời bàn của ông ấy là một luận cứ vững chắc cho nhận định sau đây. Hình thái mới của truyền thống tôn giáo Tây Phương – không nặng mùi giáo điều nhưng ý thức về xã hội – đi theo khuynh hướng tẩy bỏ các yếu tố eschatology bởi lẽ các thành tố ấy là nguyên liệu cấu tạo tôn giáo mà tôn giáo lại không có chỗ đứng trong khái niệm khoa học tân thời về thực tại; cho nên chúng không được ôm cầm nâng niu bởi những đầu óc tiến bộ và duy lý. Huyền nhiệm không thể lên khung bằng lý luận bàn thảo, không thể thành một công thức như thuốc phụ cho thức ăn.

Thi ca, nghệ thuật và kịch nghệ được thêm vào “thời khóa biểu” tôn giáo; điều nầy công nhận một cách thô bạo sự thiếu sót trầm trọng, thiếu sót phương cách gây xúc động chân thành và hướng thượng. Các hình thái tôn giáo tân thời không làm cho tín đồ tin chắc có một cánh cửa sổ trổ ra vùng trời vô tận vô biên, rằng đầu óc tăm tối đến đâu cũng thấy chút đom đóm lập lòe có chung bản thể với nguồn ánh sáng của vũ trụ. Trong lúc ấy, những tôn giáo huyền nhiệm cổ đại luôn đưa ra lời hứa như vậy; Ai Cập, Hy Lạp và cả Christian.

Có thể nói rằng con người hiện thời sẽ bị giật mất khỏi bàn tay sự khám phá trở lại sự tương cảm tương giao với đời sống toàn diện của nội tâm cho đến khi hắn ta dùng đầu óc khai phóng tìm về con tim, cho con tim trí huệ sáng suốt mà xưa nay tim mong mỏi, thứ trí huệ không bị lệch lạc bởi sự áp bức thần quyền và các điều sai lầm từ bao thế kỷ. Hy vọng nầy rất đơn giản, vì chúng ta đều là người; kẻ khác làm được thì mình làm được. Sự tìm kiếm sẽ lan rộng theo hướng nầy. Ngày lại ngày, chúng ta sẽ thấy các dấu hiệu giải thoát khỏi các thiên kiến ngàn năm, sự rụt rè và lo âu.


Từ chỗ nhận chân tầm quan trọng của cá thể ửng lên như một vừng đông ướm nhụy là tuệ giác tri kiến rằng cá thể chẳng ra tích sự gì nếu không được kết nối, một cách bí mật ở nội tâm, với sự phổ quát hoàn vũ, mà nhờ đó người đời được sung mãn từ một suối nguồn vượt trên ngã chấp, đạt được sự yên ổn và trong lành không cần nợ chính trị mà tạo mãi; đạt một bản sắc không cần tài trợ của màu da và quốc tịch.--

nguyên bản Anh ngữ:
An Essential of Religion

*****


tham luận vụn vặt của ttt

An Essential of Religion là bài thứ ba trích dịch từ Manas Journal, tiếp theo Yoga Nhìn Về Đông Phương  (link) và Trống Không và Cách Mạng (link) trên blog nầy. Viết từ năm 1963, những dòng nầy, khác với bài Yoga vừa nêu, không có một chữ nào rõ rệt nằm trong ngôn từ đạo học Á Châu. Nhưng tất cả những ý chính mà tác giả đưa ra trong chiều hướng mới có thể hiểu một cách dễ dàng song song với quan niệm và từ ngữ Phật Giáo, nhất là đối với quý vị nào đã quen thuộc với giai đoạn Pháp Hoa Niết Bàn.
Những ai đã sống chết với “vô ngã, vô thường” sẽ rất khó chịu khi Maslow viết: thế giới hằng ngày, vật thể, nhân thể … đều được trông thấy dưới ánh sáng của sự miên viễn trường tồn. (Everyday world, objects, people seen under the aspect of eternity).

Nhưng thật ra Kinh Niết Bàn (kinh cuối cùng) phá sự phá chấp khi thuyết về vô ngã vô thường. Những chương chính đều xoay quanh thường, lạc, ngã, tịnh. [sơ lược là bàn về sự thường tồn chân chính, hạnh phúc thực sự chứ không phải là ảo giác, một chân ngã (tức là Phật tính bẩm sinh), sự bình thản tuyệt đối]. Phật nhấn mạnh rằng ai nói Phật tánh là vô thường chịu ảnh hưởng của giác quan thì như cắt đứt mạch máu của muôn loài, người, súc vật và cây cỏ. Theo Kinh Pháp Hoa, Phật có thọ lương vô cùng vô tận, hằng triệu kiếp đã giáo hóa vô số loài chúng sinh khiến nhập vào Phật đạo.

Tác giả cho rằng Jesus Christ là nguyên tắc dung thông giữa điểm Ngài thuộc về địa giới và điểm Ngài thuộc về thiên giới; thiết nghĩ ông căn cứ vào lời JC: ta vừa là con của người vừa là con của trời. Con của người vì mẹ ta là bà Marie; “con” của Trời, ta xuống trần để thuyết giảng bác ái ... Theo như ý chỉ của Thế Tôn, Phật cũng sinh ra trong bào thai như trâu bò; Tất Đạt Đa là con của vua Tịnh Phạn, nhưng là một Như Lai thị hiện để dễ bề hóa độ, (xin xem Ý Nghĩa Thị Hiện, Lữ Hồ, link), rất gần với câu:
He was only one, yet He is also the many in his rebirth in human hearts. Tây Phương rất chi là “moniste”; JC chỉ là, phải chỉ là, con của Trời, không rộng rãi như chủ nhiệm Manas Journal ghi nhận màu sắc thời gian và địa điểm hạn hẹp mà không quên thấy sự thăng hóa của JC.
Đối tượng nghiên cứu mà Maslov đưa ra cũng như ý nguyện thiết tha của tác giả, nằm trọn trong thường lạc ngã tịnh, bên cạnh bản lai diện mục và lý luận “biện chứng” (?!) sắc không.

Nêu lên mấy nét Phật học bên trên không nhằm giành phần thắng, kiếm thêm điểm cho “phe ta” mà chỉ để hiểu thêm ý người. Nhưng rồi tiểu đệ cũng phải tự nhũ là bỏ đi quên đi, đừng lẩn quẩn trong vườn dù là chuồng gà hay thượng uyển trong cung thành họ Thích; nếu không thì không thấy chút đom đóm lập lòe có chung bản thể với nguồn ánh sáng của vũ trụ; không được sung mãn từ một suối nguồn vượt trên ngã chấp, không đạt được sự yên ổn và trong lành không cần nợ chính trị mà tạo mãi; không đạt một bản sắc không cần tài trợ của màu da và quốc tịch.

ttt cn bút,
ngày hăm ba đưa anh và hai ch Táo v tri

tái bút: một chút cá nhân, tính từ hôm qua cách đây ba năm chị tôi đã qua đời, xin chư vị rộng tình chứng cho lòng vợ chống tôi qua bài Chắp Tay Lạy Người, post đầu tiên của blog nầy.