add this

Monday, October 31, 2022

Bóp méo Gia Định thành thông chí

 

Bóp méo Gia Định Thành Thông Chí

Liam Kelley TRỊNH HOÀI ĐỨC, GABRIEL AUBARET AND THE PRODUCTION OF KNOWLEDGE ABOUT THE MEKONG DELTA. Dec 2017 @ n Thất Tuệ dịch

Đầu thế kỷ 19, Trịnh Hoài Đức, một học giả VN gốc Trung Hoa đã qui tập các tài liệu về lưu vực Cửu Long trong tác phẩm Gia Định thành thông chí 嘉定城通志 (để hiểu biết về thành Gia Định). Đến 1863, Gabriel Aubaret, một sĩ quan hải quân Pháp có biết Hán tự đã dịch thành cuốn Histoire et description de la Basse Cochinchine [pays de Gia-dinh]) (Lịch sử và mô tả vùng đất thấp Nam Kỳ, xứ Gia Định).

Trịnh Hoài Đức hoàn thành sách nầy không lâu sau khi nhà Nguyễn đã cai trị lưu vực Cửu Long. Và Gabriel Aubaret hoàn tất bản dịch không lâu sau khi khi Pháp thôn tính xong vùng quanh Gia Định.

Như vậy hai ông nầy đầu tiên cung cấp sự hiểu biết về khu vực nầy cho độc giả hay chính quyền của mỗi người. Nhưng hai tác phẩm cho thấy thế giới quan riêng của mỗi người đã ảnh hưởng và hướng dẫn ngòi bút một cách khác nhau.

Từng được huấn luyên học tập cổ điển Hán tự, Trịnh Hoài Đức (THĐ) nhìn và mô tả khu vực nầy với những danh từ, thuật ngữ địa lý phong thủy Á Đông. Nhưng vì không biết và không quen thế giới quan nầy, Aubaret đã gạc bỏ yếu tố phong thủy trong nguyên bản, đồng thời tổ chức lại bố cục, ngõ hầu trình bảy một cách dễ hiểu cho độc giả Âu Châu. Nhưng khi làm việc nầy, dịch giả đã không giúp người đọc hiểu trung thực ý nghĩ tư tưởng của THĐ.

Sách của THĐ chia ra sáu chương như sau:

Tinh dã chí 星野志 (chương về tinh tú)

Sơn xuyên chí 山川志 (chương về núi sông)

Cương vực chí 疆域志 (chương về lãnh thổ, biên giới)

Phong tục chí 風俗志 (chương về phong tục)

Vật sản chí 產志 (chương về sản phẩm địa phương)

Thành trì chí 城池志 (chương về thành cao hào sâu)


Trịnh Hoài Đức

Những phạm trù, những tiểu mục nầy có thể tìm thấy dễ dàng trong các sách, các địa dư chí của Trung Hoa trước khi văn minh Tây Phương được du nhập, cho thấy thế giới được cấu tạo và vận hành như thế nào. THĐ không đi khác xưa khi ông mở đầu như sau:

夫天麗星於上,地峙山於下,人毓秀其中。三才流通而物化成矣

Phu thiên lệ tinh ư thương; địa trĩ san ư hạ; nhân dục tú kỳ trung. Tam tài lưu thông nhi vật hóa thành hỹ.

(Trên cao, trời làm cho các ngôi sao đẹp thêm. Dưới thấp, đất đưa núi lên cao. Giữa trời và đất, người làm điều thiện, điều tốt. Ba thứ ấy, (thiên địa nhân) luân lưu vận hành, chuyển hóa tốt đẹp sự vật và sự việc).

Quan điểm nầy đã bắt nguồn từ Kinh Dịch và được nhắc lại nhiều lần hai ngàn năm nay. Trời, đất và người mật thiết liên kết không lìa nhau. Đó là lý do ông muốn độc giả trước tiên hiểu về tinh tú, rồi đến núi sông, rồi đến khu vực gần trong phạm vi biên giới, rồi mới đến phong hóa và sản phẩm. Phong tục và sản phẩm trong đời sống được tạo nên qua sự vận hành của các yếu tố nói trên.

THĐ không gặp khó khăn khi khi tìm hiểu về tinh tú, sông núi vì đã có trong các sách cổ điển như Xuân Thu 春秋 hay Tiền Hán Sử 前漢書. Nhưng các sách xưa nầy không có chi tiết địa dư đồng bằng Cửu Long.

Ông nhắc lại sư liên hệ mật thiết thiên địa nhân khi mở đầu chương núi sông (Sơn Xuyên Chí) nhưng ông nhấn mạnh liên hệ giữa đất và người.

山為地之骨,水為地之血,孕毓流通,以成就此一方土地。其英雄豪傑忠臣烈女亦於是乎出,而寳藏興焉貨財殖焉。

San vi địa chi cốt; thủy vi địa chi huyết, dựng dục lưu thông, dĩ thành tựu thử nhất phương thổ địa. Kỳ anh hùng hào kiệt trung thần liệt nữ diệc ư thi hồ xuất, nhi bảo tàng hưng yên hóa tài thực yên.

(Núi là xương của đất, sông là máu của đất. Núi sông ấp ủ thai nghén mà sinh ra vùng đất nầy. Anh hùng, hào kiệt, trung thần, liệt nữ sau đó mới xuất hiện, rồi đến các vật phẩm quí, những món đồ vô giá).

Đoạn nầy có âm hưởng của Vương Sung trong tập Luận Hành 論衡, tài liệu triết học đầu tiên nói về tương tác giữa thiên nhiên ngoại cảnh và nhân thế. THĐ biết rằng khí lực, năng lực phong thủy được chuyển qua các mạch , cho nên có chỗ mạnh chỗ yếu, chỗ nhiều chỗ ít.  THĐ cố tìm cho ra những mạch khí phong thủy trong đồng bằng Cửu Long.

Phương pháp của ông trước tiên là lục lọi những cổ thư, sách cũ của Trung Hoa, bắt đầu với những tập được chấp nhận bởi các học giả Khổng Mạnh, xem thử có gì trong kinh Phật và sau cùng là các sách phong thủy cận đại.

Chương về núi có đoạn:

管子曰,天下名山,五千三百七十。淮南子曰,南極之山,曰暑門。史記曰,天下名山八,三在外,五在中國。十洲記曰,釋氏謂須彌山頂,四峰拔出,各高七百仞,每峰各主一方,天下南天下曰閻浮提。地理書曰,太祖者最高之山,為一方發跡之祖,群龍之所從出也。

Quản Tử viết: thiên hạ danh san, ngũ thiên tam bách thất thập. Hoài Nam Tử viết: nam cực chi san, viết thử môn. Sử Ký viết: thiên hạ danh san bát, tam tại ngoại, ngũ tại Trung Quốc. Thập Châu Ký viết: Thích thị vị Tu Di san đính; tứ phong bạt xuất, các cao thất bách nhận, mỗi phong cát chủ nhất phương. Thiên hạ nam thiên hạ viết Diêm Phù Đề. Địa lý thư viết: thái tổ giả tối cao chi san vi nhất phương phát tích chi tố, quần long chi sở tòng xuất dã.

Sách Quản Tử ghi rằng dưới bầu trời có 53.070 ngọn núi danh tiếng. Sách  Hoài Nam Tử ghi rằng ngọn núi cực Nam tên là Cổng Nhiệt Đới Mùa Hạ. Sử Ký viết có tám ngọn núi danh tiếng, ba ngoài Trung Hoa và năm nội địa Trung Hoa. Thập Châu Ký ghi rằng Phật Thích Ca đã đề cập núi Tu Di có bốn đĩnh; mỗi đĩnh cao 700 dặm và ngự trị một lục địa; lục địa phía Nam là Diêm Phù Để. Sách Địa lý thư viết Đại Thánh Tổ là tên ngọn núi cao nhất và sinh ra các đại mạch, rồi phân thành các long mạch. 

Về nước THĐ viết:

元中記曰,天下之多者水也,浮天載地,高下無所不至,萬物無所不潤。物理論曰,所以立天地者,水也。夫水者,天地之本也。吐元氣,發日月,經星辰,皆由水而興。九州之外皆水也。

Nguyên Trung Ký viết: thiên hạ chi đa giả thủy dã. Phù thiên tái địa, cao hạ vô sở bất chi, vạn vật vô sở bất nhuận. Vật lý luận viết: sở dĩ lập thiên địa giả. Thủy dã, phu thủy giả, thiên đia chi bổn dã; thổ nguyên khí, phát nhật nguyệt, kinh tinh thần, giai do thủy nhi hưng, cứu châu chi ngoại giai thủy dã.

(Sách Huyền Trung Ký ghi rằng dưới bầu trời chỗ nào cũng có nước; nước phục vụ trời và nuôi đất; dù ở nơi cao hay nơi thấp, không có vật gì không được nước làm cho ẩm mát. Vật lý luận viết nước tạo nên trời và đất; do đó nước là căn bản hiện tồn của trời và đất. Sự phóng phát năng lượng mặt trời và mặt trăng, sự vận chuyển của các tinh hệ đều nhờ nước mà ra).

Những ghi ký trên không giúp tác giả biết thêm về sông núi Cửu Long; người Tàu chỉ biết bên trong nước Tàu và không thèm biết gì bên ngoài. Cho nên ông không dùng sách cũ mà phải theo truyền thống địa lý phong thủy Á Đông

Ông giải thích thêm:

按群書,天地間山水甚多,古人皆約略以理,而括言之,不能窮究以指定其名號。是知一方者,自有一方之長,各隨所在之名山大川,以爲祖宗正幹,而分子孫支派,旁羅以接續之。大率都從所在之人稱呼者以名目之耳,不必抅泥其所從來,而溺于古書記載之舊聞者,斯可矣。

Án quần thư, thiên địa gian san thủy thậm đa. Cổ nhân giai ước lược dĩ lý nhi quát ngôn chi, bất năng quần cứu dĩ chỉ định kỳ danh hào, thị tri nhất phương giả, tư hữu nhất phương chi trường, các tùy sở tại chi danh san đại xuyên, dĩ vị tổ tông chánh cán, nhi phân tử tôn chi phái vị tổ tông chánh cán, bàng la dĩ tiếp tục chi đại suất đô tòng sở tại chi nhân xưng hô dã dĩ danh mục chi nhĩ, bất tất nê kỳ, sở tòng lai, nhi nịch vu cổ thư ký tái chi cựu văn giả, tư khả hỹ.

Theo các sách ấy, giữa trời đất có rất nhiều sông nhiều núi; cổ nhân chỉ đề ra như thế và diễn tả bằng lời lẽ tổng quát, chúng ta không thể tìm hiểu thêm và không biết sông núi tên gì. Chúng ta chỉ biết rằng ở một khu vực được bàn luận, có chỗ nhiều sức mạnh, tức là nơi có núi sông danh tiếng được xem như gốc tổ và từ đó chia ra các nhánh nhỏ hơn đi khắp nơi và tiếp tục chi phân. Tại mỗi nơi dân chúng tùy tiện gọi tên; cho nên khỏi cần đi lạc trong rừng tài liệu lạc hậu.

Như vậy THĐ cho rằng có thể tin và dựa vào sự hiểu biết của người địa phương để định danh sông núi, để biết núi nào cao, sông nào dài như những gốc phong thủy bắt đầu những sông nhỏ hơn, núi thấp hơn.

Núi trước nhất được nêu ra là Long Ẩn Sơn 龍隱山, núi rồng chìm ở Biên Hòa. Núi nầy là bình phong phía sau văn miếu, đồng thời bao quanh văn miếu  (為文廟後屏,廻繞秀拔 vi văn miếu hậu bình, hồi nhiễu tú bạt).

Hà Nội có văn miếu mà Biên Hòa cũng có. Văn miếu Biên Hòa được che chở phía sau bởi núi rồng chìm. Danh hiệu Long Ẩn ám chỉ một hoàng đế trong tiềm năng, sẽ có. Sĩ tử đến viếng miếu mang ước nguyện được ở gần hoàng đế nầy. Nó cũng hàm ý sức mạnh phong thủy của núi, một sức mạnh làm cơ duyên nẩy sinh một hoàng đế. Với THĐ cùng các nhà trí thức Đông Á, sự kiện văn miếu được bọc hậu bởi con rồng chìm có nhiều ý nghĩa.

THĐ có khi dùng chữ Nôm thay Hán tự để viết các địa danh như Núi Ba Ba thay cho Thần Quy sơn 神龜山, (Núi Rùa). Qui Sơn tuy là danh từ riêng, là một trong vô số thuật ngữ phong thủy dùng để mô tả lưu vực Cửu Long.

Gabriel Aubaret không hiểu gì về khoa phong thủy, cho nên bản dịch 1863 của ông đã loại bỏ khía cạnh tối ư quan trọng trong tác phẩm của THĐ. Aubaret không giải thích Long Ẩn Sơn mà chỉ giữ nguyên hai chữ “Long ân” cho nên người đọc không hiểu gì hơn là một cái tên bình thường (như Street A, street B).  Aubaret viết rằng văn miếu có ngọn núi chắn phía sau làm cho quang cảnh đẹp thêm; [trông như một nơi du lịch hấp dẫn?]

Ý nghĩa phong thủy của THĐ bị đánh mất không những vì lối dịch bừa bãi mà còn bởi sự kiện dịch giả tổ chức lại cơ cấu cuốn sách.

Ba chương đầu của Aubaret là:

- Chiếm vùng đất thấp Nam kỳ của Cambodia *

- Thôn tính Hà Tiên. Chiến tranh với Xiêm

- Tây Sơn khởi nghĩa.

Ba chương nầy không có trong sách của THĐ, tuy THĐ có nêu những yếu tố nầy trong chương Cương Vực Chí nói về biên giới. Riêng ở ba chỗ nầy, lỗi của Aubaret không phải là thêm nội dung nhưng ông đã thay đổi tầm mức trình bày và phá hủy tính chất liên hoàn các chương theo lối trình bày của THĐ như một hệ thống ngăn nắp của một địa phương chí 地方志 truyền thống Á Đông.

Nói khác, Aubaret không dịch một cuốn sách Á Đông mà ông viết một cuốn sách Pháp dựa theo các tài liệu nêu trong cuốn sách đó. Aubaret đã đem phần dẫn nhâp chương núi sông trình bày bên trên bỏ vào phần cuối một chương mới là Système géographique et climat  (hệ thống địa dư và khí hậu). Một chương như vậy không có trong sách gốc. Không những thế, ý niệm về hệ thống địa dư vào thời ấy chưa xuất hiện ở VN và Á Đông. Quan trọng hơn nữa, vì sự tách lìa nguyên bản khỏi ngữ cảnh, người đọc không thấy được sông núi Cửu Long trong sự mô tả của THĐ.

Aubaret không hiểu những cổ thư mà THĐ tham khảo, không biết sách Hoài Nam Tử là gì, không hiểu Sử Ký Tư Mã Quan là gì. Ông chỉ nói ở cước chú rằng những danh tự ấy là tên tác giả, hoặc là tên sách hoặc là địa danh.

Nói cho kỳ cùng, năm 1863, Aubaret không cần hiểu căn bản triết lý Á Châu mà THĐ đã dùng để lập một thế giới quan của chính mình. Aubaret chỉ cần vài tin tức địa dư để giúp chính quyền thuộc địa cai trị khu vực mới chiếm là lưu vực Cửu Long.

Nhưng ngày nay, nếu một ai muốn tìm hiểu Gia Định Thành Thông Chí của THĐ, thì xin chớ dại mó tới cái gọi là bản dịch của Gabriel Aubaret, Histoire et description de la Basse Cochinchine [pays de Gia-dinh].===

ghi chú của người dịch  nguyên bản tiếng Anh: The Conquest of Lower Cochinchina by Cambodia – Suzerainty – Colonization”  hiểu là Cambodia chiếm miền thấp Nam Kỳ đặt nền cai trị thuộc địa. Nhưng bản tiếng Pháp của Aubaret nói sự chiếm đồng bằng của người Cambodia và đặt nền cai trị: Conquête de la Basse Cochinchine sur le Cambodge - Suzeraineté -Colonisation. Xin xem hình Table des Matières

========================================================================

Nữ Trung Học Lê Văn Duyệt Gia Định 1973

=========================================


 

 

Wednesday, October 26, 2022

đường Trần Thúc Nhẫn Bến Ngự Xưa

 

Đường Trần Thúc Nhẫn Bến Ngự Xưa

Tôn Thất Tuệ

Tôi chỉ lẻo đẻo theo sau thiên hạ, “đánh hôi, đánh ké mà không đánh lén”. Mọi đề tài đều do người khác gợi lên. Tuy nhiên tôi vẫn có những câu hỏi vô duyên, ví như bên Hữu Ngạn có mấy cái công viên tam giác? Bạn có nhớ trong sân Từ Đàm ngay trước giảng đường có cây me, hai đứa con nít lớp ba ôm không giáp vòng, phải kêu thêm một đứa nữa.

Lủi thủi trở về Bến Ngự sau mấy năm lưu lạc, tôi nào biết, nào cần biết, tên đường nhưng nạp đơn thi vô đệ thất, phải ghi chỗ nầy. Tôi ở ngay cạnh Vườn Bông, một cái tam giác nói trên, hỏi các anh lớn con cậu trưởng tộc thì được dạy là “số 8 đường Van Vollenhoven”. Vô được rồi thì ông giám học Thân Trọng Hy là cậu của tui lúc xưa nhà liên ranh; cậu bảo sửa lại là đường Phan Bội Châu.

Ôi những nẻo đường, những dòng đời, những dòng lịch sử. Mấy ông anh của tôi khá ấm ớ. Về sau tôi xem lại tên xưa, Van Vollenhoven chỉ là khúc đường mép hông trường Quốc Học từ đường Lê Lợi đến ngã ba Ngô Quyền. Khúc nầy ngoài cổng nách học sinh ra vào, bên kia chỉ có hai biệt thự hạng vừa mở ra đường. Tiếp đến có một cổng khác của sở công chánh, lục lộ. Cổng nầy bắt đầu một con đường chạy qua cầu lên dốc Bến Ngự mãi đến Đàn Nam Giao. Bản đồ xưa gọi là Rue de Phủ Cam. Bây giờ nghe nói hơi lạ vì Phủ Cam chính là khu TCG đặt trên đồi Phước Quả; từ ngã ba gần chùa Linh Quang có đường lên Nỗng qua Phủ Cam. Đường nầy sau 1954 đã bị chận vì nó đạp qua lưng con rồng đang bao quanh gìn giữ nghĩa trang gia đình của Ngô Tổng Thống và nhà thờ chánh tòa Phủ Cam.

Sau khi vua Bảo Đại thành lập Quốc Gia VN 1949, Huế có tên đường VN và Phan Bội Châu thay cho Van Vollenhoven và rue de Phủ Cam. Tính từ ngoài sông vô, hai ngôi biệt thự là số 2 và số 4, đến sở lục lộ là số 6, qua đường Khải Định là đến chỗ tui ở là số 8, tính đúng không sai một ly.

Sáng nay, tôi mất định hướng từ chỗ muốn nói đến Trần Thúc Nhẫn chạy qua Phan Bội Châu. Những con đường tạo nên Bến Ngự xưa đều có nét riêng, như San Francisco có nét riêng, có identity riêng. Rộng ra, BN gồm những con đường như Dốc BN, hai bờ sông Phan Đình Phùng và Phan Chu Trinh, Khải Định; nhưng chính yếu là PBC và Trần Thúc Nhẫn. Dĩ nhiên không quên Chợ Bến Ngự.

Nói cho “le”, TTN và PBC gặp nhau làm thành một trụ xoay (tiếng Anh: hub) cho dân sinh BN, vì nằm ngay bên ngoài chợ BN. Khởi đầu là hai đường thẳng vuông góc với Lê Lợi, đường PBC đã bẻ góc từ Ngô Quyền để gặp TTN; hai đường song song sẽ gặp nhau ở vô cực.

Quanh cái trục ấy là dãy phố bên PBC ngó qua dãy phố của TTN. Quốc Học đi vô, bên trái, dãy phố PBC bắt đầu từ kiệt 1 có chỗ xe buýt đậu gồm có:  xe đạp bác Xoáy, nhà bác Hanh bố anh Ủy trước kia là buvette Ngạc, tiệm vàng bác Hồi, xe đạp bác Hòa và tiệm guốc bác Cặn; rồi đến đình gạo của chợ BN. Nhà bác Xoáy là lầu gỗ xưa rất đặc biệt mà người cháu nội đã viết khá nhiều. Nhưng cái nhà lầu oai vệ bằng xi măng bê tông cốt sắt là của bác Soạn thuốc cẩm lệ. Hai nhà lầu nầy lại ngồi ‘’su gia”, anh Tập con bác Xoáy làm chồng con gái bác Soạn.

Tiệm thuốc cẩm lệ nầy mở đầu TTN với một dãy phố. Dãy nầy về sau chỉnh trang vừa là khu gia cư vừa là khu thương mại. Trội yếu nhất là tiệm vàng của chị Bé, xuất hiện khi bác Hồi đang giữ uy thế thị trường. Về sau bác Hồi đã bán địa điểm nầy cho bác Chúc mở trạm thuốc tây (dépôt de pharmacie). Cuối dãy nhà trệt nầy là ông Mầu thợ giày, người Phủ Cam, người đạo mạo như một nhà tu che dấu một mối tình vụng trộm, trẻ già.

Tôi không thể quên sự hiện diện mơ hồ của cái “strip mall” nầy. Khi về BN sau chiến tranh, tôi đã đứng từng giờ trước một tiệm kẹo bánh với những thùng bánh kẹo làm bằng thùng dầu hỏa có mặt kính, tôi nhớ có hiệu kẹo con én và kẹo Nougat. Đứng hằng giờ ước mong thành con của bà chủ bán kẹo, mở đầu định mệnh thèm chất ngọt, thèm cục đường đen trong những năm tháng trong rừng.

Ngay tại cái “hub” nầy, khi tôi rời Huế vô Nam 1962, vẫn còn một ngôi nhà sập, nghe nói từ thời Pháp là một hotel. Trước chiến tranh, chừng sáu tuổi tôi có lên trên lầu nầy và lần đầu tiên thấy máy hát dĩa quay tay. Nhưng lần lên lầu ý nghĩa nhất của tôi là lên lầu gỗ nhà bác Xoáy để chờ hai anh tôi đánh trống trong đám rước Phan Bội Châu từ trên dốc xuống. Tôi đủ thông minh mà biết bức ảnh trên kiệu là ảnh HCM tuy không biết hình ảnh của PBC. Hotel nầy đã cháy sập khi vỡ mặt trận 1945.

Về đường TTN tiếp đến tôi chỉ sẽ nói đến người vì thiết nghĩ rằng một bài mô tả đơn sơ về một khu vực có ghi bà già mù ngồi xin tiền góc đường vẫn sống động hơn bài tường trình kiến trúc, mái cong mái thẳng, lưỡng long chầu nguyệt v.v… Tiếp theo tiệm giày ông Mầu là một khu vườn với một ngôi nhà khá kiểu cách như villa. Đó là nhà ông ngoại của anh Đường, anh Bản, chị Hà…Bạch Liên tức là nhạc phụ của ông Tôn Thất Tùng, quản đốc công trường (chef de chantier), người có nhiều nhà cho thuê.

Đối diện nhà ông ngoại là sáu căn nhà cho thuê của ông Tùng xây theo ba cặp, vì vậy căn nào cũng có lối vô ra từ phía bếp. Hy vọng cặp nhà phía giữa là nơi anh Phạm Bá Hiền thuê tạm cho chị nhà ở khi anh đi Mỹ tu nghiệp quân sự. Nói vậy, tôi nhớ hai căn nầy một thời chỉ là nơi ở của học sinh các nơi, chứ không phải là các gia đình như bốn căn hai bên, có tính cách lâu dài.

Nếu hotel sập không tính thì căn nhà đầu tiên là của Nguyễn Mạnh Diệu sống chung với bố là ông Nghè Huy; một trong hai em trai Diệu là Cường; Khuê chị cả cả của Diệu cũng ở chỗ nầy với bố. Nhưng quan trọng với tôi là Thắm thay vì ở vùng chùa Tường Vân về BN sống với bác ruột là ông Nghè Huy để đi học cho gần.

‘’Time out” xin nghỉ 30 giây, vì nghẹt thở, rồi ‘’second down and ten’’ tính sau. Có noái cũng không cùng. Nhưng để tôi tìm một chi tiết vu vơ trong tâm cảm. Tôi lặng lẽ rời Huế như đi xa tìm chức phận (tế mịch công hầu), nàng biết giờ tàu rời bến. Cho nên tôi đứng ở cửa toa, hy vọng khi tàu ngang qua dốc Bến Ngự có nàng đứng dưới đường chào khách viễn du. Nhưng tôi chỉ thấy phía xa kia nơi sầm uất trục xoay dân sinh đời người BN.

Nói tiếp cặp nhà phía kia, một thời người đẹp Mỹ Nhật con thầy Trần Trọng Sang, kín cổng cao tường, ong bướm đi về mặt ai; nhưng chúng tôi qua lại kéo đôi guốc gỗ mòn như dao cạo râu. Căn bìa cuối một thời làm chỗ ở cho thầy Hồ Văn Lê, hiệu trưởng tương lai trường Hàm Nghi.

Theo ký ức của Nguyễn Mạnh Diệu, Như Ngoạn một thời trú tại căn bìa nầy. Như Ngân và Như Ngoạn là hai người trong hình của Life đang dạo phố Saigon.

Đi tiếp là một khu vườn có nhà lầu kiểu xưa to hơn nhưng không kiên cố như nhà đúc của Mụ Soạn. Chủ nhà là ông bà Viên Lang, hy vọng viên là chức vụ, bác Viên Lang là anh ruột bác Trần Duy Hồi có tiệm vàng nói trên. Con trai của nhà nầy là Nô Ba, thuộc loại con cưng nhỏng nhẻo với bác gái. Hai bác là người duy nhất chào chị tôi quần rách áo xơ, hai bác không có thương vụ gì nhưng khác với những người cùng thời vinh hiển với cha tôi, hai bác chào hỏi chị tôi rất ân cần.

Xưa lắm tôi có lên lầu nầy, nó mở rộng tầm mắt, nhìn qua bên kia té ra đã là vườn bông bên Phan Bội Châu và từ đường bên ngoại sau tôi về tá túc ở đó. BN nhỏ như lòng bàn tay.

Tới nữa cũng là cái vườn nhưng nhà gạch bên trong không xây theo kiểu villa. Phía sau là đầm lầy khi mưa, giáp ranh với nhà tôi. Nghe nói trước 1945 chị Mẫu Đơn ở đây và theo kháng chiến không trở về làm thầy Hồ Văn Tùng thất tình, bị trầm mặc, không nói cười với ai nên thiên hạ ác độc gọi là Tùng điên, thầy Tùng em thầy Lê nói trên dạy vạn vật thời 1952. Nhưng thời của tôi chỗ nầy Cô Chín ở cùng đứa con trai với ông Viễn Đệ, đẹp như hoàng tử; cô Chín người Quảng Nam ly dị ông Viễn Đệ.

Cứ tiếp mà tới có lẽ có một khu vườn nữa thì tới nhà bà Thị Đài ở góc đường với Khải Định. Đấy là ngôi nhà khá to, nền cao, lối vào chia đôi tam cấp hai bên. Khi tôi thấy thì ngôi nhà có mặt trước rất cao nhưng trong lợp tranh. Khổ thật, chiến tranh Việt Pháp làm cho BN thiệt hai nhiều nhất trong những khu vực chạy theo sông Lợi Nông đánh dấu bởi những cây cầu sập, Ga, Nam Giao, Phủ Cam, Kho Rèn và An Cựu.

Ngôi nhà nầy cháy, hư chung số phân với cái Hotel gần chợ nói trên. Ngay sau nhà lầu Bác Soạn ra đến cầu góc đường Phan Bội Châu và bờ sông Phan Đình Phùng đến chỗ về sau là Trường Mỹ Thuật cũng cháy sập. Về phía vườn bông thì có nhà ông ngoại tôi ra tro, hư khá nhiều là nhà ông tây Marbeuf và nhà ông Thị Ngộ, thân sinh của anh Thiệu cao, trưởng ty ngân khố Vũng Tàu. Bác Ngộ gái là em của ông TT Bằng, nhà thầu giàu, làm chủ rất nhiều villa cho thuê.

Chỗ lợp tranh nhà bà Thị Đài chia làm hai. Một nửa cho thầy Dõng thuê, một nửa cho Cô Thông Xấu thuê. Cô Thông Xấu vì đẹp quá mà có tên nầy sợ ôn mệ bắt là chị em chú bác ruột với mẹ tôi, vai em, là mẹ của người đẹp Trần Thị Xuân Lan, chú bác ruột với Lục Hà tức là ca sĩ Hà Thanh. Thầy Dõng hình như thư ký sở lục lộ, không thuê nữa, dọn nhà về dãy phố ngó qua Chợ An Cựu trên đường cái chính. Dì tôi thuê luôn vì cần chỗ ở cho ba con và một gia sư (précepteur).

Ngôi nhà nầy có phần nhà phụ (dépendant) còn mái ngoái cho gia đình bác Quy thuê, có lối ra Khải Định. Đây là gia đình Roman Catholic duy nhất trong vùng. Con gái trưởng của hai bác là cô Thung, hoạt động mạnh trong Đạo Quân Đức Mẹ Phủ Cam, đã hớp hồn một người bạn của tôi. Sau Thung là anh Thăng, rồi đến cô Thiện và út là câu Tiến. Cô Thiện là bồ của tui đó nếu Thu Vân Nhã Ca nói đúng.

Khi dì Thông của tôi dọn qua nhà mới xây gần Vườn Bông, và khi bác Quy dọn lên Kim Long, tôi mới biết chủ nhà là bà Thị Đài mẹ của cô Chi và người em trai tên Xe.

Từ nhà góc đường nầy tôi sẽ băng qua Khải Định đi thêm một bloc nữa là hết. Góc đường cùng bên chỉ là hai bức tường gặp nhau, hai bức tường của Travaux Publics kéo qua số 6 Phan Bội Châu. Nhưng có một cổng ra vào nhiều sinh hoạt nhân sinh, nhiều nét người hơn phía công sở của ty lục lộ nầy. Tôi muốn nói bên trong có một số chỗ ở cho gia đình nhân viên.

Một trong những người nầy là thân sinh của Trần thị Thu Vân (nữ văn sĩ tương lai tên Nhã Ca). Ông cụ có nhà dốc Nam Giao chân đồi Bảo Quốc. Thật tình tôi không biết ngoài Thu Vân có ai về đấy hay không, tôi không thấy anh Lễ con trưởng.

Thu Vân qua chơi với Thiện và lắm lúc chúng tôi ù mọi hay trốn tìm. Không hiểu vì lý do gì, một lần Thu Vân tuyên bố: “con Thiện là của thằng Tuệ đó”. Thiện ơi, có thiệt không noái cho tau sướng cái lỗ tai. Tôi có gặp lại Thiện một lần ở Kim Long trước khi đi Saigon. 1988, Thu Vân nói với tôi ở Mỹ rằng rằng Thiện đã chết ở tuổi 43, tính ra giữa thập niên 1980.

Thúy đã đi rồi, Thiện đã chết rồi. Hết lục lộ là bờ hông của dinh ông sáu hai sao (thiếu tướng Tây) về sau là dinh tỉnh trưởng Thừa Thiên. Bờ đường bên kia cũng chỉ là vách tường của Võ Phòng Phủ Thủ Hiến sau là trường Văn Khoa. Nhưng hình bóng nhân thể duy nhất chỗ lạnh lùng đó là ông bếp nấu ăn cho ông sáu hai sao. Như lái một chiếc Mercedes, từ cửa hẹp sau, ông bếp cởi chiếc xe đạp Alcyon Saint Étien, phanh đủa, chiếc xe mà mấy ông nhà giàu đi về chùi sạch treo lên ở phòng khách để khỏi nặng lốp xe; ông đi chợ Bến Ngự mỗi ngày trên đường TTN. Bếp nhà quan cũng lây máu trịnh trọng của chủ, trông rất quan (statesmanship).

Lui lại phía chợ nhé, nói về phía phải từ sông Hương đi vô. Sau võ phòng là một ngôi nhà kiểu mới tạm gọi là biệt thự mấy ông Mỹ làm cho viện đại học thuê. Tôi biết ông Vogel lấy tên Việt là Vọng, nói tiếng Việt kha khá làm trong tòa viện trưởng mà không đi dạy. Tôi có cảm tưởng ông đại diện cha Jacques Emanuel ở Chicago, một linh mục nhiều quyền lực trong việc đưa người qua Mỹ học để trở thành nhân sĩ chrétien.

Lui ngay từ đó là một biệt thự cũ góc Khải Định. Có bản hiệu rất lớn: Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia. Chỉ có một lần tôi thấy nơi nầy sống động. Nhiều biểu ngữ, những thứ cổ động cho ứng cử viên quốc hội Hoàng Trọng Bá và về sau ông nầy đã lặng lẽ rời cõi đời từ tòa nhà quốc hội, có người nói đi mò tôm. Hồi đó chủ tịch PTCMQG Thừa Thiên là ông Nguyễn Hoài cựu tổng giám thị Khải Định. Chia nhau ngã tư là PTCMQG, sở lục lộ, nhà bà Thị Đài và một ngôi nhà không làm tôi chú ý, có lẽ không có giai nhân nào. Cách vài nhà trên Khải Định có Túy và Liên hai cô tây lai con ông Mouton lúc nhỏ sống ở gần Chùa Thiên Minh, có quen nhau. Dĩ nhiên nó bị lu mờ vì liên ranh là nhà của Kim Nhơn, Kim Phú và Kim Liên. Về kiến trúc tôi thường ngắm ngôi nhà rất đẹp nhưng trách không có ống khói lò sưởi như các nhà khác ở Hàng Đoát v.v…nhìn vô ống khói thì đã thấy ấm người. Nhiều người chỉ vào đấy mà nói của cha tôi. Ấy, cha tôi e bán nuôi bồ nhí chứ gì; mà đôi ba nhà nữa cũng bị chỉ là của cha tôi nên tôi hiểu có lẽ cha tôi đứng ra xây cất.

Kim Nhơn có lẽ vào tuổi của Minh Đức Hoài Trinh. Kim Phú sexy nhất, có nghĩa nẩy nở đây đủ e chừng lớn hơn Xuân Lan ba bốn tuổi. Trẻ nhất là Kim Liên, ngang ngang Phùng Thăng. Hình như gia đình nầy cũng hoàng phái. Nghe nói bà con gần với Minh Đa, cách nhau đường kiệt rất nhỏ vừa cho xe đạp đi qua. Minh Đa thì vàng hơn nghệ, hoàng gia thứ thiệt, được Bà Từ Cung chọn lên lưng voi đóng vai Bà Trưng. Anh của Minh Đa là Bửu Phương từ Lycée français Đà Nẵng qua đệ nhị C Quốc Học. Hai ngôi nhà nầy hình như có tên như cấy gì viên kiểu Lạc Tịnh Viên của Bửu Tôn. Đã lắm giai nhân mà còn thêm Kim Thành từ Đà Nẵng ra trọ tại nhà Minh Đa học cho hết đệ nhị cấp. Kim Thành có khiếu sân khấu trình diễn văn nghệ cho trường.

Kiệt nhỏ xíu giữa Minh Đa và Kim Phú từ TTN nối qua bờ sông Phan Đình Phùng; hồi nhỏ tôi đôi lần nghe nói là kiệt bà mụ.

Ngay sau lưng nhà Bửu Phương kề lưng nhau là nhà của kỹ sư hầm mõ Âu Ngọc Hồ ngó ra sông. Cô em Âu Thị Thúy Toan cũng ở đấy. Giống như trường hợp Bửu Phương, nhà Kim Phú nối lưng với nhà ông Nguyễn Hoài cũng ngó ra sông. Nhưng khác với nhà ông Hồ, nhà nầy gồm ba hay bốn gian như một trường học như kiểu một nhà thương. Tôi đến đấy rất nhiều lần, ở lại học thi nhưng không bao giờ hỏi về ngôi nhà nầy. Nếu đúng đó là nhà hộ sinh thì mẹ tôi sinh em gái tôi ở đó nhiễm trùng và chết, vì nghe nói mẹ tôi không sinh ở nhà thương mà ở một nhà hộ sinh trong vùng BN.

Bên phía bờ sông, tiếp theo nhà Thúy Toan, dinh thự Viễn Đệ chạy đến TTN mà không bị chia đôi như nhà Bửu Phương và kỹ sư Hồ. Nó đưa lưng ra Trần Thúc Nhẫn, trước mặt nhà người vợ cũ của chủ nhân.

Hết bức tường nầy, chúng tôi trở lại nhà ông ngoại của anh Đường, của chị Hà, rồi đến tiệm giày ông Mầu, rồi đến tiệm vàng chị Bé, rồi đến cẩm lệ Mụ Soạn. Quên nói trong dãy nhà nầy có nhà ông bà Duấn, bố mẹ của người đẹp Bạch Yến, hiền thê của BS Lê Tập.

Quanh cái vòng xoay nầy, quanh cái hub nầy tôi không biết để Xuân vào đâu trên bản đồ BN. Xuân, em gái Paul, Bôn, xưa ở bên giếng Long Tuyền của Bảo Quốc, khi Bôn và tôi giữa năm cùng ngày vô lớp vỡ lòng của thầy Liên khi trường Nam Giao còn mượn phòng học của Bảo Quốc năm 1947.

Quanh cái hub nầy còn có câu chuyện Lung Dinh, con dại có cháu ngoại nuôi chơi, còn có người đời và đời người …. Nói sao ngạ, đứt ruột vì nhớ thương, người ơi!

Tuesday, October 18, 2022

 


Vua Minh Mạng và Chữ Nôm

Lê Minh Khai Blogspot  Sept 24, 2017 *

Tôn Thất Tuệ dịch

Tác phẩm Vietnam and the Chinese Model (1971) của Alexander Woodside hiện vẫn là tác phẩm tiên phong nghiên cứu VN thế kỷ 19 và Nhà Nguyễn. Quan niệm nòng cốt của Woodside là: có một mô hình được nhận diện là Việt Nam, khác biệt, phân biệt được với mô hình Tàu mà nhà Nguyễn tìm cách áp đặt (thay mô hình VN). Cụ thể hơn, Woodside quan niệm một thế giới trong đó có một nước VN “Đông Nam Á” mà trên đó mô hình Tàu đã được cố gắng áp đặt, về tư tưởng, văn hóa và cách thức cai trị. Cuốn sách nầy nhằm chứng minh mô hình Tàu không ăn nhịp tốt đẹp với thực thể Đông Nam Á nêu trên. Ở đây chúng tôi chỉ nêu một trong những đề mục của Woodside. Ngôn ngữ và chữ viết.

Ông đã gặp khó ngay từ đầu khi đặt ngôn ngữ và ký tự trong tình trạng lưỡng phân giữa Tàu và Việt vào thế kỷ 19. Chữ Nôm, một hình thức ký tự mượn lối ký tự của Tàu nhưng chữ Nôm cho phép văn gia VN thành công vượt khỏi những ước lệ cổ điển Tàu, và xoay xở cây bút dễ dàng hơn chính người Tàu, đồng thời, thu lượm tinh hoa của văn chương bình dân, để xác quyết chữ Nôm là một thực thể không phải Tàu.

Thế nhưng ở khía cạnh khác, chữ Nôm là cây cầu đưa nghĩa các chữ Tàu vào nội dung Việt; chữ Nôm khó tách lìa tiếng Tàu.

Woodside không thể trình bày nhiều hơn. Điều chính yếu ông muốn nói là chữ Nôm là một lối ký tự mà người Việt dùng để bày tỏ ý nghĩa qua lại, trao đổi những suy nghĩ v.v…Nhưng lối thông đạt nầy đã bị loại trừ do việc áp đặt mô thức Tàu thực hiện bởi giới ưu việt đã Hán hóa.

Tác giả nại rằng trong những năm Tây Sơn hùng cứ cuối thế kỷ 18, hệ thống thi tuyển công bộc đã rệu rạo, cho nên sĩ tử dự bị làm quan biết chữ Nôm nhiều hơn chữ Tàu. Từ đó chữ Nôm tiếp tục thịnh hành cho đến đầu thế kỷ sau. Gia Long khuyến khích vì nhu cầu hơn là vì sở thích.

Woodside kể rằng khuynh hướng chính thức dùng chữ Nôm đã bị lật đổ bởi vị kế nhiệm Gia Long. Minh Mạng không cần nhiều thì giờ trong việc nầy. Ông viết: “Ngay năm đầu tiên của đế nghiệp, 1820, Minh Mạng đã đánh một đòn trí mạng vào chữ Nôm bằng cách ra lệnh rằng từ nay, các sớ trình tâu, các bài thi sát hạch phải viết giống như Tự Vị Khang Hy chứ không được viết theo lối thảo’.

Độc giả cần thấy rõ rằng lệnh của vua Minh Mạng chỉ nhằm vào cách viết chữ Tàu cho có quy củ, chứ lối thảo thì không thể lượng định được. Nhiều lần tác giả nêu sự kiện trong thời Tây Sơn, nhiều chữ Việt được ghi nhớ dễ dàng hơn chữ Hán. Chữ Việt ở đây là những chữ không có trong ngôn ngữ Tàu nhưng được dùng phương pháp ký tự của Tàu mà viết ra.

Thực tế, lệnh của vua không trực tiếp ảnh hưởng chữ nôm. Quan lại trong triều không bao giờ viết một bài một lời tâu hoàn toàn tiếng Việt. Những chữ Việt nầy vô cùng ít ỏi và không mang những ý tưởng. Những chữ còn lại hoàn toàn có gốc chữ Tàu. Giới trí thức khi đặt bút không phải chọn lựa tiếng Việt hay tiếng Tàu, họ đã quen sống với văn ngôn, tức là Hán học cổ điển.

Giới trí thức nầy không khác thành phần ở Âu Châu đã sử dụng La Tinh.

Ví dụ câu văn 'thời xưa quân sĩ thường rất dũng cảm và trung thành', sẽ được một người Anh viết như sau: “Ab antiquio, militum have been semper fortis and semper fidelis.”

Hai chỗ tiếng Anh là “have been” và “and.” không có giá trị về ý tưởng. Ở đây nhà vua chỉ muốn thuần túy viết theo Khang Hy cùng một tiêu chuẩn để dễ thông hiểu. Minh Mạng không ra lệnh chọn Hán Tự vì Hán Tự đã dùng từ lâu.

Woodside đã đọc đoạn có lệnh của vua trong Quốc Sử Di Biên; tài liệu nầy đã ghi rõ rằng các chiếu chỉ của triều đình lúc đầu đã trộn chung các quốc âm của vương quốc. [國初詞命多雜用國音 quốc sơ từ mệnh đa tạp dụng quốc âm]. Ngày nay, Nôm được hiểu là chữ viết, một ký tự. Nhưng thời xưa Nôm là một “âm” (a sound) và âm được xem là thấp hơn viết (văn ).

Vua muốn thuần túy dùng một thể loại là văn.

Điểm kế tiếp như đã nói trên vua Minh Mạng ấn định cách viết theo từ điển tiêu chuẩn Khang Hy và không dùng lối viết thảo

[字畫一依康熙字典不得用亂草本; tự họa nhất y Khang Hy tự điển, bất đắc dụng loạn thảo bổn]. Thảo bổn là lối viết bay bướm gồm hai cách chính là: 異體字, dị thể tự và  草字 thảo tự, thịnh hành vào đầu thế kỷ 19.

Việc làm của vua Minh Mạng là việc của một nhà quản trị, một nhà cai trị, các chiếu chỉ công văn của chính quyền phải rõ ràng và thống nhất, nhà vua chỉ làm sạch sẽ “văn ngôn” của triều đình và không kỳ thị chữ Nôm. Nhiều tác giả đã không thảo luận có tính cách kinh viện với Woodside mà dùng lập luận của ông trong các cuộc tranh luận đầy cảm tính vội vã về sự lưỡng phân Hoa Việt và nhìn vấn đề ra khỏi học thuật đúng cách.

Phụ bản: Bài Minh Mang and Nôm có ghi thêm tham luận ngắn của glett bằng tiếng Việt như sau

Có nhiều người cả ở trong lẫn ngoài nước Việt Nam cho rằng “quốc âm” (國音) là tên gọi khác của chữ Nôm, đây là một sự hiểu nhầm đã bị lan truyền quá lâu, “quốc âm” không phải chữ Nôm, “quốc âm” đồng nghĩa với “quốc ngữ” (國語), ở Việt Nam thời xưa nó là tên riêng để gọi ngôn ngữ ngày nay thường được gọi là “tiếng Việt”. Theo tôi, có ít nhất là bốn tên gọi khác nhau được dùng trong Hán văn ở Việt Nam thời xưa để chỉ tiếng Việt, bao gồm “quốc âm” (國音), “quốc ngữ” (國語), “Nam âm” (南音), “Nam ngữ” (南語). Không biết tên gọi “tiếng Việt” bắt đầu được dùng để chỉ tiếng Việt từ khi nào, tôi không biết có văn bản nào được viết trước thời Pháp thuộc gọi tiếng Việt là “tiếng Việt”, có vẻ như tên gọi này cùng với “người Việt”, “người Kinh” mới chỉ xuất hiện và/hoặc được dùng theo cái nghĩa ta biết ngày nay từ thời Pháp thuộc.

Không biết ở Việt Nam trước thời Pháp thuộc, đại đa số người nói tiếng Việt có coi tiếng Việt và tiếng Hán là hai ngôn ngữ khác nhau hay không hay họ coi nó (tiếng Việt) là một phương ngôn (方言) của tiếng Hán giống như tiếng Quảng Đông, tiếng Triều Châu, tiếng Khách Gia…? Những danh tự ngày nay gọi là “Hán Việt” được những người bản ngữ tiếng Việt có học vấn cao thời đó nhìn nhận như thế nào. Trong tiếng Việt thời kỳ đó có từ ngữ nào tương đương với thuật ngữ hiện đại “từ Hán Việt” (mới chỉ xuất hiện trong nửa sau thế kỷ XX) hay không? Tôi thấy trong sách báo tiếng Việt xuất bản trong nửa đầu thế kỷ XX dưới thời Pháp thuộc, danh tự Hán Việt được gọi là “chữ nho”, “chữ Hán”, “Hán tự”. Các tên gọi này vừa được dùng để chỉ một loại văn tự (chữ Hán) vừa được được dùng để chỉ một loại ngôn ngữ (tiếng Hán) vừa được được dùng để chỉ các từ Hán Việt trong tiếng Việt, Không biết trước thời Pháp thuộc, ba tên gọi “chữ nho”, “chữ Hán”, “Hán tự” đã xuất hiện trong tiếng Việt hay chưa, nếu như có thì nghĩa của chúng có bao gồm tất cả những nghĩa đã nêu ở trên hay không? (Sept 25, 2017)

Minh Mang and Nôm

==================================================================

chơ huyện
======================================


 


Tuesday, October 11, 2022

Thạch thảo, l'Adieu và Adieu

 


Thạch thảo, L’Adieu và Adieu

Tôn Thất Tuệ

 

Mới rồi bà con thảo luận về danh từ thạch thảo từ câu dịch “Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo” và tựa vào chữ “bruyère” trong bài thơ L’Adieu của Apollinaire. Thiết nghĩ bruyère khá xa lạ với VN. Bruyère là loại cây lúp xúp, cho đúng thực vật học, tiếng Pháp abrisseau, không có thân chính mà các nhánh mọc ra từ gốc để bành trướng, cao chừng ba mét trở lui. Gốc bruyère lâu năm là một loại gỗ quí để làm ống dố, ít nóng tay và nhẹ.

Nói cho đúng, bruyère là tên cây, hoa của nó là fleur de bruyère cũng như cho chính xác: fleur de rose. Trong lần thảo luận trên có một vị đã tra cứu các bách khoa từ điển và cho biết: bruyère thiên hình vạn trạng, khác nhau về cây cành, về hoa, và nhiều màu sắc; có cả xanh lục nhạt; nhưng thông thường nó ở trong ‘game’ đỏ nhạt, pha tím lung tung.

Apollinaire

Một nữ tham luận viên trích lời một nhà giáo VN ở Cali, vị nầy đưa ra một bức hình và xác quyết đó là hoa bruyère của Apollinaire; không thể khác hơn, chắc như bắp. Bà hỏi có thế dứt điểm ở chỗ nầy không, nhưng không nêu phương pháp nghiên cứu của vị thầy ấy.

Bài thơ viết năm 1913, hơn 100 năm rồi. Phương pháp nghiên cứu có thể đi tìm tài liệu cho biết tác giả có trồng cây ấy hay không, trồng loại nào, có sống vùng đất nhiều sỏi và nhiều chất xi lít (silica) hay không. Trong nhà có treo bức tranh “tĩnh vật” có hình hoa nầy hay không.

Riêng cá nhân tôi sau khi đọc ý kiến của vài vị, kiểm chứng bằng sách báo thực vật, tôi xin nói rằng câu hỏi của nữ bình luận gia sẽ được trả lời có, yes. Chúng ta có thể dứt điểm về thạch thảo, bruyère bằng cách nói sẽ không có dứt điểm nào, đối diện 200 loại. Phi Châu và Âu Châu rất nhiều giống thạch thảo và hiện đang trồng làm dược liệu.

Tôi xin mách một đường nghiên cứu. Bruyère cùng ý niệm chờ đợi, trong bài thơ của Apollinaire, bắt nguồn từ một bài thơ của Victor Hugo.

Victor Hugo

Ngày16 tháng 9 năm 1913, Apollinaire đến nghĩa trang Villequier, thăm phần mộ của Léopoldine Hugo, con gái của Victor Hugo; Léopoldine Hugo được bố tặng bài thơ sau đây.

Demain dès l'aube  * Victor Hugo

Demain, dès l’aube, à l’heure où blanchit la campagne,

Je partirai. Vois-tu, je sais que tu m’attends.

J’irai par la forêt, j’irai par la montagne.

Je ne puis demeurer loin de toi plus longtemps.

Je marcherai les yeux fixés sur mes pensées,

Sans rien voir au dehors, sans entendre aucun bruit,

Seul, inconnu, le dos courbé, les mains croisées,

Triste, et le jour pour moi sera comme la nuit.

Je ne regarderai ni l’or du soir qui tombe,

Ni les voiles au loin descendant vers Harfleur,

Et quand j’arriverai, je mettrai sur ta tombe

Un bouquet de houx vert et de bruyère en fleur.

 

Ngày mai, lúc hừng sáng (ttt dịch)

Ngày mai lúc hừng sáng, giờ khắc đồng quê từ từ sáng trắng,

Cha sẽ lên đường. Con biết như cha biết rằng con đang đợi cha. Cha sẽ băng rừng, băng núi

Bởi lẽ cha không thể sống xa con thêm một phút nào nữa.

Cha sẽ cất bước, mắt quay vào trong, dán lên tâm tư,

Không thấy gì bên ngoài nữa, không nghe thêm gì nữa,

Một mình, không ai hay, lưng khòm, tay khoanh, và buồn.

Ngày của cha tối mò như đêm đen.

Cha sẽ không màng nhìn ánh vàng trời chiều đang xuống dần

Hay những cánh buồm xa xa từ biển cả đang xuống dần hướng về bến tàu Harfleur.

Khi đến, cha sẽ đặt trên mồ con

Một bó “giáng sinh” xanh lục với trái trâm đỏ cùng một nhành thạch thảo trĩu hoa.

Trong ngôn ngữ qui ước về thảo mộc, thạch thảo tượng trưng chờ mong, mối tình (và thương yêu) bên vững không mờ phai. Victor Hugo đã dùng hai thứ cây cành. Houx, (tiếng Anh là Holly), lá rất bền hầu như vĩnh viễn, khi rụng xuống rất lâu mục, thường được dùng trang trí vào dịp Noel, có hột đỏ (red berry). Bruyère so với houx rất mong manh nhưng tha thiết. Con gái lớn của Vicor Hugo chết lúc 19 tuổi cùng chồng khi thuyền bị lật, không lâu sau đám cưới. Lúc ấy nhà văn du lịch ở miền Nam và đọc tin nầy trên báo trong quán cà phê. Apollinaire có hai chỗ giống Hugo là sự chờ đợi và cây thạch thảo trong qui ước văn chương.

Hugo tặng (dédier) bài thơ cho con gái chết yểu. Nhưng Apollinaire nhắm đến nường nào khi viết L’Adieu? Không ai xa lạ, Annie Playden, cô quản gia người Anh lãnh đạm, hửng hờ trước tình nồng của thi sĩ gốc Ba Lan. Nàng đã qua Mỹ năm 1905.

Bài thơ không rõ sáng tác lúc nào nhưng xuất hiện trong thi tập Alcools, xb 1913

L’Adieu

J’ai cueilli ce brin de bruyère

L’automne est morte souviens-t’en

Nous ne nous verrons plus sur terre

Odeur du temps brin de bruyère

Et souviens-toi que je t’attends

 

Lời vĩnh biệt Bùi Giáng dịch

Ta đã hái nhành cây thạch thảo

Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi

Chúng ta sẽ không tương phùng được nữa

Mộng trùng lai không có ở trên đời

Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi

Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó.

 

Bà thơ tiếng Pháp có năm câu gọi là quintil mỗi câu 8 vần (octosyllabique) nhưng Bùi Giáng dịch thành sáu câu, ông hơi áy náy. Tuy nhiên từ bài gốc, huyền thoại thi ca nầy đã viết thêm nhiều bài thơ khác.

Hai câu đầu của Bùi Giáng:

Ta đã hái một nhành cây thạch thảo

Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi.

Phạm Duy đã đổi câu đầu:

Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo.

Nhắc lại câu Pháp ngữ

J’ai cueilli ce brin de bruyère

L’automne est morte souviens-t’en

Thiết nghĩ BG nắm vững hơn vì bruyère là cây thạch thảo, có và không có hoa cũng vậy. Hugo nói rõ bruyère en fleurs. Nhiều người kể cả Wikidepia lấy câu sửa của PD thành bản dịch gốc của BG. PD dùng chữ cụm, bao hàm một số nhiều, có người nói là cả bụi cây, cả lùm cây. Chữ brin của Pháp có nghĩa rất ít, un brin d’herbe, một cọng cỏ, un brin de connaissance một chút hiểu biết giới hạn. “Ta ngắt đi” mang ý nghĩa cắt bỏ, vất đi. Thạch thảo không nhất thiết là mùa thu, nhưng thu không còn nữa thì dẹp nó đi cho xong chuyện, đừng gợi thương nhớ. Trong lúc ấy cả hai bài thơ của Hugo và Apollinaire, thạch thảo tượng trưng chờ mong, ta giữ lại. Hái và ceuillir mang ý nghĩ trân quý như hái hoa cúng Phật, hái hoa dâng mẹ, tặng người yêu. Không ai nói ngắt hoa cúng ôn mệ.

Ngoài chỗ bất bất đồng về câu đầu, lời nhạc của PD trôi chảy hơn, không dùng Hán Việt như mộng trùng lai. Phạm Duy đã rút ngắn hay ho nhiều bài thơ rườm rà như Động Hoa Vàng, nhưng ở đây ông dùng kỹ thuật âm nhạc kéo dài một bài thơ năm câu cho đủ số trường canh (mesure) tối thiểu.

Người Pháp đã phổ nhạc đầy đủ bài thơ nầy nhưng không réo rắc như Mùa Thu Chết, có lẽ cần Lara Fabian réo lên tận trời hay Tham Lam hét như sét đánh Huế đô…

Vì tính cách tha thiết, L’Adieu thường được đọc trong các tang lễ như một điếu văn.

L’Adieu và Adieu

Louise de Coligny Chatillon

Rất nhiều và hầu như mọi web VN đều cho đầu đề bài thơ là Adieu nhưng chính xác là L’Adieu, một danh từ cộng mạo từ chỉ định. Hai năm sau thi tuyển Alcools, Apollinaire xuất bản thi tập Poèmes à Lou, năm 1915 gồm bài Adieu dài hơn. Nàng thơ ở đây là Louise de Coligny Chatillon, chia tay tòng quân Thế Chiến thứ nhất.

 

Adieu

L’amour est libre il n’est jamais soumis au sort

O Lou le mien est plus fort encor que la mort

Un cœur le mien te suit dans ton voyage au Nord

Lettres Envoie aussi des lettres ma chérie

On aime en recevoir dans notre artillerie

Une par jour au moins une au moins je t’en prie

Lentement la nuit noire est tombée à présent

On va rentrer après avoir acquis du zan

Une deux trois A toi ma vie A toi mon sang

La nuit mon coeur la nuit est très douce et très blonde

O Lou le ciel est pur aujourd’hui comme une onde

Un cœur le mien te suit jusques au bout du monde

L’heure est venue Adieu l’heure de ton départ

On va rentrer Il est neuf heures moins le quart

Une deux trois Adieu de Nîmes dans le Gard

4 fév. 1915

Tử biệt  (ttt dịch)

Tình yêu là tự do, không bị khống chế bởi số phận.

Lou ơi, tình của anh mãnh liệt hơn cái chết

Tim của anh theo suốt những bước chân em đạp trên đất Bắc.

Viết thư nhé, êm yêu hãy gởi cho anh những lá thư,

anh trong trung đội súng cối thích nhận thư em.

Mỗi ngày một lá thư, ít nhất một tháng một lần, nhớ nhé.

Giờ nầy đêm đen đang xuống chậm

Anh trở về phòng trại sau khi đi mua kẹo.

Đếm nhịp bước, một hai ba mà nói: biếu em cuộc đời của anh

biếu em dòng máu nóng của tình yêu.

Còn đây đêm dài và tim anh.

Mà đêm thì đêm dịu dàng như mái tóc hung vàng

Lou em này, hôm nay bầu trời trong sạch như biển nước sóng êm

Tim anh vẫn theo gót chân em đến tận cuối trời.

Từ giả giờ em lên đường, giờ ấy như giờ chung mệnh, đóng nắp hòm.

Nhưng thôi, anh phải trở về; chín giờ kém mười lăm rồi.

Đếm bước chân đi, một hai ba. Từ thành phố Nime gởi em lời từ biệt, cũng là lời từ biệt từ quận Gard miền Nam nước Pháp.

Theo tôi bài thơ không có gì đặc sắc. Tác giả dùng vài chữ bạo như “l’heure est venue”, nghĩa bóng là giờ chết lìa đời, giờ phán quyết cuối cùng, giờ định mệnh tuy mở đầu ông viết tình yêu không bị khống chế bởi số phận.

Bài thơ phân đoạn thành những nhóm ba câu; mẫu tự của ba chữ đầu câu chung lại thành LOU, tức là Louise de Coligny Chatillon

Thể loại nầy gọi acrotiche.

Văn đàn Pháp và thế giới “adieu” Guillaume Apollinaire ngày 9 Nov 1918 ở tuổi 39.

 

Tuesday, October 4, 2022

Đường Hàng Đoát Huế Xưa

 

Sa mạc Sahara


Đường Hàng Đoát Huế Xưa 

Tôn Thất Tuệ * Georgia Oct 3, 2022

Thiết nghĩ “đoát” là do tiếng Pháp “datte”. Datte là trái chà là, rất ngọt (khác với date, một t, ngày tháng năm). Cây chà là là dattier, thuộc gia đình palm, họ dừa. Hàng Đoát, Hàng Me, Hàng Muối khác với Hàng Đường, Hàng Bè; một bên là dãy cây, một bên là vật phẩm thương mãi. (Có hàng long não trên đường Nguyễn Trường Tộ từ Đồng Khánh và Quốc Học đến cầu Phủ Cam, không được gọi hàng long não). Ở Huế, theo tôi, có hai chỗ trồng đoát, thứ nhất là Hàng Đoát sẽ nói sau. Thứ hai là đường nhỏ bên hông BV Trung Ương (đường Hai Bà Trưng) cùng công viên liên ranh chạy đến đường Lê Thánh Tông (nay đường Hà Nội) trùm qua chỗ ở của Cha Luận Viện Trưởng đại học. Có một hồi ký mang tên Đường Đoát để chỉ khu vực nầy, tuy nhiên Đường Đoát không có trong ngôn ngữ hằng ngày bên cạnh năm “Hàng” vừa nêu. Chỉ có đường Hàng Đoát mang tên Đống Đa qua hai chế độ chính trị trước và sau 1975.

Bây giờ, đường Đống Đa chạy tiếp băng qua Đồng An Cựu nhập với Hùng Vương thành ngã sáu. Hàng đoát xưa không còn một dấu tích nho nhỏ nào.

Đống Đa với cái tên “bạn lòng thân mến” Hàng Đoát rất ngắn và chỉ một bên có cửa ngõ mở ra. Nói là thơ mộng thì không đúng nhưng khúc đường rất thanh thoát, thẳng thớm, cao thượng như những cây palm cô đơn trong nắng nóng bên cạnh những ốc đảo sa mạc Sahara, Bắc Phi.

Cho lãng mạn một chút, khách lữ hành cô đơn sau khi rời Bến Ngự vào đường xưa tên Khải Định, mới là Nguyễn Huệ, hướng về An Cựu. Sau khi qua Nguyễn Trường Tộ, cặp theo Tiểu Khu Quân Sự Huế (trường Bá Công thời Pháp) chàng sẽ gặp một ngã năm biến thể từ ngã tư. Ngã tư với hai đường gần như thẳng góc là Nguyễn Huệ và Hàng Muối (Hai Bà Trưng). Góc trước mặt bên trái, hướng về Chaffenjon, bị chia bởi một đường phân giác tên Hàng Đoát; từ đó có ngã năm. Khúc đường nầy chấm dứt ở đường Lý Thường Kiệt. Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ và Hàng Đoát tạo nên một khu gia cư tam giác, ngó qua Nhà Đèn bên kia đường Nguyễn Huệ.

Trên khu gia cư nầy, tôi chỉ biết có một biệt thự lầu, ngay ngã năm nầy, có hai cổng mở ra hai đường Hàng Đoát và Nguyễn Huệ. Số là từ Bến Ngự đi học Nguyễn Tri Phương gần nhất là theo Ngô Quyền đến Ngã Sáu Chaffenjon nhưng qua nhà xác sợ quá, lại có lần thấy người treo cổ bên nhà thương lao của các bà xơ. Cho nên mấy đứa con nít rủ nhau đi đường Hàng Đoát bọc theo Lý Thường Kiệt cũng đến Chaffenjon vậy, rồi đi tiếp. Đó là dịp tôi biết đường Hàng Đoát. Ngôi biệt thự nầy có bản hiệu: Nhà Sách An Phong. Bẵng đi vài năm thì thấy biệt thự nầy là chỗ đậu xe buýt Renault xanh mà ở cánh cửa có ba chữ HĐT, tìm hiểu là Hoàng Đồng Tịnh, chỉ biết tên thôi. Đến khi có viện đại học thì biệt thự thành chỗ ở của bà Tăng Thị Thành Trai khoa trưởng trường luật và chồng là giáo sư Lê Thanh Minh Châu (phó viện trưởng?).

Nếu trí nhớ tôi còn tươi, thì Hàng Đoát chỉ có một cổng nhà mở ra như trình bày trên. Phần còn lại cả hai bên đều là hông vườn của các biệt thự. Nói về phía đối diện với nhà sách An Phong. Nối tiếp một khúc bờ ruộng là hai hông vườn của hai biệt thự mở cổng ra Lý Thường Kiệt, đầu kia ra Hàng Muối. Cả hai đều thuộc về ông Tôn Thất Bằng, nhà thầu nầy nổi danh với hằng loạt biệt thự kiểu Pháp cho giới thượng lưu thuê, từ Pháp qua Mỹ. Nhà phía Lý Thường Kiệt ông cho cô con gái Tôn Nữ Tiệp Dư; chị Dư lại cho thuê, chị ở cùng cô con gái Phương Lan trong một ngôi nhà biệt lập chung khu vườn với nhà chính của ông Bằng ở gần Ngã Năm nầy. Chồng chị Dư (hình như tên Kỷ) đã theo kháng chiến 1945, không trở về, ra đi khi Phương Lan còn trong bụng mẹ. Không rõ sau 75, bố Phương Lan có trở về hay không.

Ít nhất một lần một tuần, hàng cây đoát cao nhìn theo hai mẹ con như hai chị em trong những chiếc áo dài cổ cao theo thời thượng, đi bộ qua phố rồi trở về. Hai chị em rất mê cải lương. Thời ấy 1956, 1957 ... trên khu đất ngoại thành gần trường Thượng Tứ, người ta lập những sân khấu dã chiến đế hát cải lương với Thành Được, Út Trà Ôn v.v… Chị Dư thuộc lớp chị cả của tôi, chồng chị cũng chung đơn vị vệ quốc quân với hai anh lớn của tôi. Tôi có dạy kèm (không phải kèm nhé) Phương Lan mấy mùa hè.

Biệt thự ở mút kia to hơn, tôi còn nhớ người thuê là trưởng phòng thông tin Mỹ USIS thay ông Hitchcock. Lúc ấy USIS có thư viện ở Chaffenjon cũ trước khi xây chỗ mới. Chuyện tầm thường nhưng cũng nói qua nói về. Ông Mỹ nầy đã sơn nhà màu trắng thay vì màu vàng (thổ huỳnh) đồng loạt các dinh thự Pháp vì màu vàng mát mắt thích ứng với khí hậu bán nhiệt đới. Ông lại sơn cửa xanh lục thay vì màu nâu. Nhà của ông Mỹ ấy bên hông kia là Hàng Muối, gợi buồn ghê lắm nhưng không phải chỗ nói ở đây.

Trong khu vực đô thị hóa bên Hữu Ngạn, lúc nhỏ tôi không hiểu vì sao có nhiều chỗ trống giữa các biệt thự, còn dấu ruộng. Sau nầy mới biết những chỗ ấy để dành làm đường theo họa đồ cái (master plan). Thật vậy, những chỗ trống nầy ở một bên đường Hàng Đoát. Lý Thường Kiệt, nơi gặp Hàng Đoát, có một chỗ để trống khá lớn. Sau Mậu Thân tôi về Huế thì chỗ nầy biến mất mà thành con đường kéo dài thẳng nếp với Hàng Đoát mất hút trong Đồng An Cựu.

Nhiều công trình kiến trúc xuất hiện và đáng kể là chủng viện Thiên Chúa Giáo do cha Nguyễn Văn Thuận điều khiển. Chủng viện nầy di chuyển từ Kim Long về. Tôi khá thân với vị Hồng Y tương lai nầy khi hoạt động hướng đạo chung. Tôi nghĩ đoạn đường mới nầy là đường Đống Đa mà không phải Hàng Đoát.

Giao điểm nầy theo Lý Thường Kiệt cũng đi lên Bưu Điện và đi về Kho Rèn. Tôi đã gặp (thấy thì đúng hơn) “buổi chiều” đạp xe từ Kho Rèn lên phố ở chỗ đất ruộng trống ấy. Tôi đi bộ, kẹp nách mấy cuốn sách trông rất “phi lô dốp” bắt đầu chui vào Hàng Đoát, cúi mặt xuống đất vì trước đó chừng nửa giờ tôi đã thấy Lan trong tiệm bánh croissant Chaffenjon sau bao năm mất biệt; để cho cậu tú kép không còn ngó lên trời mà nhìn xuống đất để thấy những mong manh và vô định của cuộc đời (đã trình bày trong một bài viết). Thế rồi như định mệnh, mong manh áp dụng cho “buổi chiều” nầy. Mấy năm liền tôi đã bồng bềnh giữa Kho Rèn, Bến Ngự, Cầu Đất và cả Saigon…

Từ Hàng Đoát, từ những cây đoát, tôi đã nhìn lại một cách tự nhiên nhưng nhà văn Võ Hương An phán là bài thơ tình hay nhất của tôi. Lạy Chúa tôi, thầy cựu hiệu trưởng Hàm Nghi ơi.

Huế, một buổi chiều, không nắm được tà áo của “buổi chiều” để “buổi chiều” xuống đò qua sông. ---

Huế thập niên 1960