add this

Thursday, August 6, 2015

Giấc mơ ngàn

 File:Gloomy Forest.jpg

Giấc Mơ Ngàn
Ngọc Bích, Thái Thanh

Tôn Thất Tuệ

Beethoven cho trình làng cầm tấu khúc vĩ cầm duy nhất cuối 1806. Người độc tấu cà ngẵng lại còn thêm phần ngẫu hứng của mình. Sự thất bại chua chát nầy làm cho tác giả phải chuyển qua dương cầm viết lại từ đầu đến cuối. Nhưng mãi đến gần 40 năm sau Felix Mendelssohn cùng cậu bé 12 tuổi Joseph Joachim đưa nhạc phẩm nầy lên đĩnh cao, được công nhận là cầm tấu khúc trong sáng nhất, đầy sức sống nhất, và cũng beethovenesque nhất. Ngày nay nói đến vĩ cầm thì không quên nói đến nó; và bất cứ diệu thủ nào cũng nhờ nó làm nhãn hiệu cầu tòa.
Nhắc đến chút nhạc sử nầy để nói tiếng hát của Thái Thanh đã làm sống dậy nhiều bản nhạc, và lần nầy xin nêu vài cảm nghĩ nhân khi nghe Thái Thanh qua Giấc Mơ Ngàn của Ngọc Bích. Lâu lắm khi mới qua Mỹ, tôi nằm mơ thấy một người đàn cầm tấu khúc nói trên, anh ta chạy loạn chiến tranh và vùi cây đàn trong đống lá. Tôi thức dậy và tiếng đàn vẫn bên tai nghe còn rõ hơn; thì ra cái la dô nhỏ xíu ở đầu giường qua làn sóng FM đang phát thanh ngón đàn của một ai đó. Kinh nghiệm mộng thực ấy, chiều nay, khi đang ngủ trưa với giấc mơ khí trời mát dịu của hơi thu; tôi thấy có ai hát nhạc đề chính của bản nhạc nầy và tôi ngâm câu thơ cổ: vi lô hiu hắt như màu khơi tiêu. Tôi thức dậy, tiếng Thái Thanh như tiếp nối giấc mơ ngàn.
avatar ca si Thái Thanh
Thái Thanh
Văn Cao vào Saigon nói rằng hát như Thái Thanh mới là hát; phải chăng Văn Cao đã quá sợ tiếng hát opera “ruộng” bắt chước của Nga hay lối hát sắt máu mà Trung Tâm Cán Bộ Chí Linh đã bắt chước như muốn đâm chém người ta trên màn hình Saigon VNCH? Phải chăng Văn Cao muốn nói Thái Thanh hát Thiên Thai? Nếu Văn Cao nghe bài nầy thế nào ông cũng nói như vậy. Vì sao? bài nầy của Ngọc Bích rất thành thiện và nhạc của Văn Cao rất thành thiện như Sebastian Bach ở Âu Châu. Dĩ nhiên đó là cảm quan về hơi nhạc.
Tuy vậy đề tài vẫn nằm trong nét chung, rất quen thuộc. Ngọc Bích viết chửng chạc, như những tác giả khác đã nắm vững điều mình muốn diễn tả, nằm trong dòng nhạc với những khuôn mặt “ít ồn ào” như Nguyễn Văn Quỳ (Dạ khúc), Nguyễn Thiện Tơ (Nhắn Gió Chiều), Việt Lang (Tình Quê Hương)  v.v… Nắm vững là không bị lấn cấn giữa ký âm pháp tây phương và ngôn ngữ Việt Nam. Theo Tô Hải, ngoài Bắc đã học nhạc lý của Nga Sô, và họ đã viết làm sao mà hai chữ hải quân, phải hát là hai quần
Khả năng ấy của Ngọc Bích giúp Thái Thanh phát âm rất rõ ràng, phân đoạn sắc bén và tài tình. Thái Thanh không hát uốn éo như cô con gái. Tôi không đề cập đến Ý Lan. Nhưng tôi muốn nêu trường hợp của Lara Fabian qua bài Je suis malade của Serge Lama. Lối ca réo rắc của Lara hấp dẫn phút đầu nhưng nghe kỹ thì thấy cô nàng không diễn tả được nhiều, nhất là qua cái lỗi “làm nát bài” với lối ngắt câu ở giữa các thành ngữ. Lối trình bày nầy rất đại chúng, rất nhiều kịch tính nhưng không thấm thía như lối trình bày chân phương của Dalida hay chính tác giả. Lời lẽ phân minh, cung đoạn rõ ràng là những căn cứ vững chãi đưa dẫn người nghe vào trạng thái phi trọng lực, vùng không biên giới của nội tâm của tác giả, người trình diễn và kẻ thưởng thức. Chân thật, chân nguyên, không mánh khóe. Những bài hát rõ ràng không che dấu những ý thơ đơn giản nhưng sống mãi qua thử thách thời gian. Một ví dụ trong lịch sử âm nhạc cận và hiện đại là những bài của Brothers Four như Green Field…Ca sĩ Quỳnh Giao đã ca ngợi nghệ thuật xướng ca của Anh Ngọc khi đưa dòng nhạc lước như thuyền trên sóng êm, chứ không đập vỡ bản nhạc như đá ngầm chạm hông gỗ. Cô muốn nói đến những  sự cắt khúc lên xuống làm cho có vẻ ai oán mà thật sự phi nhạc lý và phi nghệ thuật; căn bệnh của một thời, nói chung là thiếu cái “mỹ” (esthétique) trong mọi sinh hoạt của con người hiện nay.
Tôi đã làm quen với bản nầy qua Khánh Ly. Nhưng KL nhiều lúc chỉ hát bình thường, hát hằng loạt, mặc dầu cô đạt tỷ số cao những lần trình diễn gọi là hay, không có trường hợp quá xệ xa cách những lần sáng giá. KL hát tự nhiên, như không phải cố gắng, nhưng ít khi lột hết tinh túy (texture), ngoại trừ những bản như Vũ Nữ Thân Gầy, Đêm Trên Sông Trăng. Cô đã không làm được việc nầy với Giấc Mơ Ngàn.
Dễ hiểu nhất KL không có tài rung trong hầu hết các lần trình diễn. Ngược lại Thái Thanh trong link nầy hát chậm như bước nhẹ của thu sang, chấm phá như bước chân thời gian.
Những vibrato ấy, thật quá khó như của trời cho, như gió rung cành, một thứ vi phong xuy động nói trong kinh Di Đà. Dĩ nhiên, vibrato trong opera tây phương thiếu gì nhưng ít khi ta tìm được những thứ ngọt ngào vừa trong sáng. Một cách dễ kiểm chứng nét độc đáo nầy là so sánh sự trình diễn cùng một tác phẩm của Thái Thanh với một ca sĩ khác thuộc nhóm “top ten”. Ví dụ Dòng Sông Xanh cùng với Mai Hương. (Thái Thanh là cô ruột của MH). Những vibrato ấy như một ai lay cửa, dai dẳng và tha thiết: kìa thức dậy đi, coi nhanh “trời thu, nắng thu chìm trong rừng”, hãy nghe đây “tiếng chuông chùa ngân dài” cũng sẽ rơi vào vô tận như hòn sỏi vào hồ lắng.
Thông thường các danh thủ, hay danh ca, khi trình bày, trông như độc lập với nhạc trưởng hay ca trưởng, nhưng trên thực tế họ tùy thuộc những vị nầy; nói khác, sự độc lập chỉ trong ngón nghề nhưng đường hướng chung phải ăn khớp với quan niệm của người chỉ huy tổng quát. Không hiểu TT có chịu sự coaching của kẻ khác hay không. Thiết nghĩ lúc ban đầu thể nào cũng có sự dìu dắt của Hoài Trung và Hoài Bắc. Thái Thanh tiếp nhận quan niệm chân phương dịu hiền ở Hà Nội trước 1954. Năm 1953, Thái Thanh đã hát Ngọc Lan của Dương Thiệu Tước. Thái Thanh, theo ngu ý, đã tự tìm cho mình một lối trình diễn  phi thời gian, vượt thời gian. Nếu vậy trong bài hát nầy, TT không cần một ai truyền một chiêu thức, chỉ điểm một yếu huyệt để chinh phục cái thinh không uyển mịn của nghệ thuật và tâm thức.
Thinh không tự nó là vô tận, chỉ thấy được với các thị hiện, các hóa thân – emanation - : giấc mơ nhạt trong gió ngàn hay suối ngàn, bóng em lả lướt…Lời của Ngọc Bích là vài nét thủy mạc trong bức tranh tàu. “Xa một kiếp hồn yêu người nơi tranh thủy mạc, vớ mây trôi chắp nối suối tóc dài, hòa mộng thực chuyển vần thực mộng, tắm suối hạc, hồn để quên ý lạc” (ttt) Thật vậy, người nghe bềnh bồng giữa cái thực, cái không thực, cái xa cái không xa. Tiếng chuông chùa ngân dài, đôi cánh chim rừng bay vào nơi mà ánh trời thu khuất mất chìm.
Người nghe cảm nhận sự cô đơn như đứng trên bãi cát vàng nghìn dặm không thấy khói cơm chiều nhà ai. Nhưng cái cô đơn nầy thật đáng yêu, nó minh hiện chủ thể đang biết sương chiều buông mờ, tự hỏi đêm nay trọ ở phương nao*. Nói là cô đơn đáng yêu để phân biệt với cái cô đơn giết người. [Cô đơn nầy cấu xé lương tri, nó đã vô hủy hoại con người làm cho cuồng điên, phải tự sát. (Lời cuối của Dalida: Pardonnez-moi, la vie m’est insupportable )].
Chiều nay nơi tôi ở  trời thu nắng thu chìm trong rừng. Tôi phải mươn nội lực của Thái Thanh mà biến giấc mô ngày thành mơ mơ; ch8a3ng phải mơ mà mơ. Ấy là mơ mơ.  Thân mến, 6/2012

Giấc mơ ngàn
Chiều nay nắng thu chìm trong rừng,
Ngừng đây nghe gió theo mây vàng
Lãng du lên mấy cung đàn
Thời chinh chiến trôi ngày tháng bên suối ngàn
Ngày thu ánh sương chiều buông mờ!
Lòng khách say sầu muôn kiếp nhớ!
Nhớ ai cười trong nắng vàng
Bao ngày xuân tươi thắm nay đã phai tàn

Thu về! chìm theo bóng huyền
Phòng tôi đơn chiếc thêm tình lưu luyến!
Thoáng nghe rồn rập tiếng ca
Bóng em lã lướt, lã lướt! Em cười vui, em cười vui
Làn tóc xõa xuống, nhịp đưa với cung đàn tiếc đời
Tình duyên ấm áp chốn cô phòng
Lòng người phong sương bớt mơ màng.

Rồi khi tiếng chuông chùa ngân dài
Từ xa đôi cánh chim tung bay
Phút giây đã thấy tơi bời
Làn hương xỏa trong chiều vắng không tiếc người
Gặp nhau ước mong thành duyên hờ!
Rồi nỡ chia lìa không tiếc nhớ!
Giấc mơ nhạt trong gió ngàn
Riêng mình ta than với đôi lứa chim rừng!

Thu về! chìm theo bóng huyền
Phòng tôi đơn chiếc thêm tình lưu luyến!
Thoáng nghe rồn rập tiếng ca
Bóng em lã lướt, lã lướt! Em cười vui, em cười vui
Làn tóc xõa xuống, nhịp đưa với cung đàn tiếc đời
Tình duyên ấm áp chốn cô phòng
Lòng người phong sương bớt mơ màng.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
* Thích Trung Tác . 749

Tẩu mã tây lai dục đáo thiên,
Từ gia kiến nguyệt lưỡng hồi viên.
Kim dạ bất tri hà xứ túc,
Bình sa vạn lý tuyệt nhân yên.

Ruổi ngựa hướng tây, muốn tới trời,
xa nhà trăng đã hai lần tròn.
Đêm nay biết ngủ lại nơi nào,
cát vàng vạn dặm, không thấy khói nhà người.


Xin xem thêm:










Wednesday, April 29, 2015

thương tiếc không nguôi



south vietnam, abandoned uniforms, communist invasion, the vietnam war, fall of saigon
                                                                                          buổi phế thần


30.04 ghi ân anh hùng vị quốc vong thân
thương tiếc không nguôi
tôn thất tuệ

Khoảng 1967, tôi có đi theo một người bạn cốt ý ăn thịt bò nướng tại nhà một giáo sư Mỹ trên đường Duy Tân, Saigon. Cùng đến có Patrick Honey, chuyên viên về VN trong phái bộ Anh tại hội nghị Geneve 1954 và là cố vấn của ngoại trưởng Anthony Eden. Chừng mươi thực khách vây quanh ông trò chuyện một hồi không lâu lắm.  Honey nói ông ta không ngạc nhiên khi nghe tin chiến tranh bùng nổ tuy dưới dạng du kích chiến, đánh dấu bởi trận Ấp Bắc Bà Bèo (29.09.1959). Theo ông hơi hướng chiến tranh đã ngửi thấy khi hiệp định Geneve xem như đi đến kết cuộc chia đôi VN tuy chưa ký kết. Ông đã đánh hơi trong khi tiếp xúc với nhân viên các cấp của phái bộ CS.
Vẫn theo nhà ngữ học nầy, Phạm Văn Đồng tưởng chừng cường quốc giao hết cả nước Viêt Nam cho HCM vì nước Pháp còn tệ hơn một thương binh mất cả tứ chi. HCM đã căm hận đàn anh quốc tế không tiếp tục viện trợ quân sự. Trung Cọng muốn nhân cơ hội nầy chứng tỏ vai anh, ngang với Nga nên đã cố ép HCM chấp nhận cái khôn ngoan thường tình là có còn hơn không. CS chuẩn bị ngay từ đầu bằng cách hô hào tập kết ra bắc thành phần mới được tuyên truyền nhưng để lại thành phần cốt cán.
Thật vậy, về đến Hà Nội, HCM gọi là tả khuynh các nhóm hay cá nhân nào chủ trương lấy hòa bình xây dựng kinh tế nâng cao mức sống dân chúng, cạnh tranh với miền Nam. Kinh nghiệm cho thấy rằng đi theo kiểu phát triển của Triều Tiên chỉ đưa đến thất bại vì phía nam vĩ tuyến 38, Mỹ đổ tiền rất nhiều mà tài nguyên thiên nhiên cũng hơn. Miền Nam VN lại được thiên nhiên ưu đãi giàu có hơn nếu đem so bắc nam Triều Tiên.
Cải cách ruộng đất qua đấu tố, ngoài mục đích làm cho giống như đàn anh CS, nhằm đưa tất cả cơ cấu sản xuất tập trung cho nhà nước để chuẩn bị chiến tranh. Đoàn ngũ hóa nhân dân cũng đi vào mục đích ấy. Nền văn nghệ cũng quyết liệt hơn. Không còn nét dân tộc và lãng mạn như thời kháng chiến. Những tác phẩm có tính cách trực khởi từ tình tự dân tộc như của Hữu Loan, của Việt Lang... đều bị cấm triệt và các tác giả bị tù đày. Về lý thuyết và thực tế cái gọi là dân tộc không còn sức kêu gọi trong giai đoạn mới. Hơn nữa tính dân tộc là xương sống của những thứ cần đả phá để thay thế bằng lòng yêu đảng và lãnh tụ. Văn nghệ là văn nghệ sản xuất, là tin tưởng vào lãnh tụ.
Mọi hình thái sinh hoạt, mọi chủ trương chỉ nhắm vào đánh chiếm miền nam dù với hình thức trường kỳ.
Bằng chứng rõ ràng nhất của âm mưu được tìm thấy trong lời thuyết minh của Nguyễn Mạnh Tường trước hội nghị các luật gia về hòa binh 1956 tại Bruxelle (ghi lại trong một hồi ký). Ông đã kêu gọi các đồng nghiệp chấp nhận vũ trang và bạo động là hòa bình. Đừng ngây ngô mà nói hòa bình và võ trang khởi nghĩa là hai thực thể tách lìa và đối kháng; hai thứ đó không như ngày và đêm.
Ông đã than khóc cho một nước VN bị chia cắt bằng con dao là sông Bến Hải. Nói với luật gia, ông dùng ví dụ trong nghề, là các phiên tòa ly dị, con sông nầy là nước mắt của đàn con. NMT đòi thế giới công nhận sự nổi loạn của luật sư Nguyễn Hữu Thọ trong Nam. "Chúng ta không nên hiểu chiến tranh là cái gì nguy hại, không có lằn ranh giữa chiến tranh và hòa bình".  Ông lên án sự hời hợt trong sự suy nghĩ của người bình dân, và ông chủ trương nhìn chiến tranh và hòa bình trong lối suy nghĩ biện chứng, vượt qua lối giải thích nặng phần ngữ âm và cú pháp.
Chỉ cách phía trên chừng mươi trang, NMT đã phân biệt chính trị và luật pháp. Một bên chính trị là mơ hồ như ma như quái; một bên là luật pháp rõ ràng có lằn mức giới định. Nhưng đến đây ông lại kêu gọi các luật gia đồng nghiệp dùng biện chứng cùng tính cách năng động để hiểu chiến tranh chính là hòa bình, vượt lên trên ngôn từ.
NMT quên nói rằng hiệp định Geneve 1954 được ký kết giữa hai phái bộ quân sự CS và Pháp. Nó tạo nên một hình thái phần nào giống tình trạng ở vĩ tuyến 38; quân Nhật bị giải giới bởi Nga phía bắc, Mỹ phía nam; thực tế tạo nên hai nước Triều Tiên. CS đồng ý rút quân về cố thủ phần chia lãnh thổ, phía bắc vĩ tuyến 17.
NMT mang sứ mệnh do CSVN giao phó, cùng với Nguyễn Huy Mân chủ tịch tòa án quân sự để chuẩn bị dư luận quốc tế về âm mưu xâm chiếm miền Nam bằng vũ lực.
Ngoài thực tế chính trị với tiền lệ rút quân ở Triều Tiên, Miền Nam vẫn có sự liên tục chính thống từ khi Bảo Đại tuyên bố độc lập sau thế chiến hai. Miền Nam là một quốc gia; chính phủ vẫn trông vọng một nước Việt duy nhất qua hai phản ứng 1. không chấp nhận dự Hội Nghị Á Phi với sự hiện diện của BV, 2. không chấp nhận đề nghị cả hai miền vào Liên Hiệp Quốc (đúng sai không bàn ở đây).
Kêu gọi luật gia thế giới ủng hộ một cuộc nổi loạn bạo động trong một quốc gia liên tục - ít nhất với lẽ thường - không có tí gì luật pháp. Đáng lý Hội Luật Gia Dân Chủ nầy phải để ý đến tình trạng luật pháp tại BV. Hà Nội đã đàn áp đẫm máu các cuộc nổ dậy, ví như vụ Quỳnh Lưu.
Lời lẽ văn hoa và chuyên nghiệp trước hội nghị che dấu sư hiện diện của CS trong việc hình thành hiệp định Genève. Ông chỉ nói một cách trống rỗng về tình trạng chia cắt. Nhưng ai cũng biết ông đến với một mục đích rõ ràng là bênh vực khởi nghĩa võ trang tại miền Nam. Ông đã cố tình (hay vì không biết) bỏ lững mối liên hệ giữa Nguyễn Hữu Thọ và chính quyền BV. Nhưng thiển nghĩ ông dư sức hiểu ông được phái đi không phải là thừa giấy vẽ voi.
Sau đó trong suốt cuộc hành trình, qua sinh hoạt với từng phái đoàn riêng, ông đã phê phán thậm tệ nền pháp luật BV trên lý thuyết và thực hành. Ông rất khắc khe với cải cách ruộng đất, không tiếc lời xấu xa cho chế độ CS. Nhưng học giả nầy quên hay cố quên rằng chính thể mà ông cho là tồi bại là phi nhân lại là guồng máy chỉ huy công cuộc mà ông ca ngợi. Đó là khởi nghĩa võ trang ở miền Nam. Nói khác ông mong chế độ ông chê trách phủ trùm đến Mũi Cà Mâu. Nếu mấy chữ kế cận trên đây không nằm trong ý tưởng của ông thì vị tiến sĩ đôi của chúng ta rất ngây ngô, hành sử như một luật sư chuyên nghiệp; làm việc cho một đơn đặt hàng nguy hiểm, như trường hợp biện hộ cho một kẻ sát nhân bị bắt quả tang và thú nhận cùng các bằng chứng rõ rệt.
Đây chỉ dùng một đoạn ngắn minh chứng sự chuẩn bị và ý hướng xâm chiếm miền Nam. Ông đã cổ súy sự tự phát võ trang. Điều nầy không mới lạ mà là một đề tài chính trong tuyên truyền của Hà Nội.
Tính cách gọi là "nhân dân" ấy dễ ngụy trang trong du kích chiến. Mà du kích chiến tự nó không thể giải quyết rốt ráo, phải nhường chỗ cho chiến tranh qui ước và diện địa. BV đã đi ngược lối tuyên truyền ấy khi cho những đơn vị lớn vượt Bến Hải xâm vào Quảng Trị 1972; và sau đó chúng ta chứng kiến những trận đánh lớn và xua quân ào ạt chiếm miền Nam  ngày 30.04.75.

Chiến trận kết liễu, phô bày trước mắt người miền Nam một miền bắc nghèo nàn và bưng bít; phô bày trước mắt người Bắc một miền Nam không phải là một nhà tù vĩ đại, dân chúng không ăn cơm với cái gáo dừa. Trước chính sách bần cùng hóa, người miền Nam còn ở trong nước, phải nghĩ đến cuộc sống khó khăn, ở ngoài nước chỉ nghĩ đến thân nhân. Họ không có thì giờ để nghĩ đến những người trong cùng chiến tuyến đã chết, vừa chết.
Sự thương tiếc ấy cũng bị lu mờ vì lòng căm hận đối với ván cờ thí xe lấy chốt, căm hận đối với những kẻ có binh quyền để lại cái băng nhựa kêu gọi chiến đấu đến giọt máu cuối cùng mà người thật đã cùng vợ con xô chiếc trực thăng xuống biển sau khi đã đáp an toàn trên tàu chiến ngoài khơi. Dân chúng không tìm ra trung tướng Thiệu, cái trung tướng mà người bằng da thịt tên Nguyễn Văn Thiệu bảo đảm hiện hữu, còn cái tổng thống Thiệu sẽ mất đi. Thì ra tổng thống cũng không, mà trung tướng cũng không.
Tôi không quen ca ngợi kể cả ca ngợi Phật Chúa. Tôi lại không quen ca ngợi những chiến sĩ mọi cấp đã hy sinh, vì chính tôi là một quân nhân biệt phái, đi từ quân trường về nhiệm sở cũ và làm việc tại Saigon cho đến ngày hạ màn. Tôi đã không thấy sự cơ cực của người lính chiến, tôi đã không trực diện với cái chết kề hông. Tôi cảm thấy không đủ tư cách đứng lên đọc một lời cảm niệm, khệ nệ đặt một vòng hoa trên mồ chiến sĩ. Tôi không có quyền hô hào một ai xông vào lửa đạn. Nhưng tôi thấy được phép ta thán sự vong ân bội nghĩa, "bạc như dân".
Vừa đi tù về, một hôm chờ xe buýt, phải căng tai mà nghe để tách xa, khỏi di lụy; nhưng nhờ vậy tôi nghe hai bà nói về cái chết của Phan Thanh Giản mà các sử gia cách mạng cho là vô lối; Phan Thanh Giản không yêu nước, chỉ có những người như Lê Hồng Phong mới yêu nước. Chuyện nầy làm tôi liên tưởng sự phê phán của vài bà tướng bà tá đối với bà Lê Văn Hưng: ông Hưng tự sát là phí đời, không cần thiết, không khôn ngoan tí nào.
Phải rồi, những bà ấy hằng ngày tại Saigon điều khiển mười sáu ông tướng bốn màu nên xem các ông tướng như Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng không hơn gì con bài tứ sắc. Hàng ngày các bà điều khiển cả tiểu đội, nào lái xe cho bà đi chợ, lái xe cho con đi học, các bà có thể ăn lương của họ vì họ mưu cầu chữ thọ, điều khiển họ như tôi tớ. Vì vậy các bà không thể quan niệm cái hào hùng của anh lính trận, không thấy huynh đệ chi binh. Trong vài ngày cuối ở Cần Thơ, tướng Nguyễn Khoa Nam đi thăm bệnh viện dã chiến; một thương bệnh binh cố sức chồm ôm ông, vừa khóc vừa nói: trung tướng đừng bỏ em.
Các bà mang cấp bậc của chồng ấy tốt nhất nên ngậm miệng ăn tiền, vì rất có thể các đức ông chồng đang hung hăng trên diễn đàn cộng đồng, đứng đầu các tổ chức cựu quân nhân, bộ trưởng trong các chính phủ lưu vong. Ở đời có những người mình gặp mà không nói thì mất người, có người mình nói thì mất lời. Chị Hưng ơi, nói với họ làm chi, chị ơi.
Các bà thì sao cũng được còn các ông thì coi không được. Vài ông đã trở cờ. Nhưng điều buồn cười nhất là tất cả các vị ấy, dân sự, quân sự, văn nghệ sĩ đi đúng một khuôn thức: phải chửi lại cộng đồng, và chửi lại quân đội, hai tập thể đã cưu mang họ trong suốt cuộc đời họ. Không chửi như thế có được không? Đó là điều kiện của Hà Nội chăng?
Tôi không nghĩ như vậy, mà đây do tâm thức của kẻ qui hàng rất chi là Đông Chu Liệt Quốc. Ngày xưa Ngô Khởi tự ý giết vợ để cho vua tin. CS đa nghi, các vị ấy phải theo bài học của nhà quân sự Xuân Thu nầy. Rõ ràng, cứu cánh biện minh cho phương tiện; mà đây lại là phương tiện không cần thiết.
Nếu những người nầy thật sự là CS từ đầu (đảng viên hay nằm vùng) nay trở về chủ cũ; đó là những điều đáng buồn, họ không đáng trách. Nhưng đáng miệt thị là những kẻ từ trong trứng nước, lớn lên, giàu có trong ân huệ của miền Nam, hưởng không khí tự do (dù tương đối) quay trở lại làm hại cho miền Nam. Họ thuộc nhiều thành phần trong xã hội, và cũng là nhóm nhiều mồm mép nhất. Họ đáng bị nguyền rủa, trong lúc chúng ta không khinh thị những cán binh CS thực tâm tin tưởng như họ được tuyên truyền. Lớp nầy giống như kẻ bán khai chặt cây táo mà hái trái trong lúc người văn minh dùng thang mà hái rồi tưới nước cho cây.
Trường hợp tệ hại nhất, theo tôi, một ông tướng đã nói rằng nếu quân miền Nam giải phóng miền Bắc thì sự sát hại còn ghê gớm bội phần những điều đã xẩy ra sau 1975 bởi CSVN. Con cá sẩy bao giờ cũng lớn; vì con cá ấy chưa có trong tay, tự mình cảm thấy nó to hay tự ý khếch đại. Có câu hỏi trong Cổ Học Tinh Hoa, vẽ ma dễ hay vẽ người dễ; vẽ ma thì dễ quá, cái mũi không cần cân xứng, vẽ năm mười cái sừng cũng chả sao, nanh dài đến rốn càng tốt.
Biện lý cuộc đã xin tòa phán quyết tử hình cho một kẻ ăn cắp quả trứng gà. Quả trứng gà sẽ thành con gà, con gà sẽ thành bầy gà, sinh ra nhiều tiền, đem tiền đi đầu tư sinh lợi có thể xây cả trăm thành phố. Tòa giảm còn chung thân. Không một ai biết quả trứng có trống hay không.
Hy vọng lối suy diễn ấy chỉ mới có trong sự thôi thúc đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay, để xin điểm, để làm quà của hàng tướng như Ngô Khởi dâng thủ cấp của vợ. Nhưng nếu lối suy luận ấy nằm lòng từ khi các vị ấy còn nắm quyền ở VN, thì khỏi giải thích vì sao con cháu Lạc Hồng chạy re không đem theo được cái mền rách.
Bên trên, tôi có nêu lời Nguyễn Mạnh Tường chỉ trích cái nhìn bình dân, chưa đạt đến mức biện chứng. Nhưng tôi là người bình dân, tôi có cái nhìn rất bình dân.
"Thưa ông, đây là chồng tôi, mới được về hôm nay, xin ông vui lòng cho chồng tôi ở lại vài ngày". Tôi đi theo nhà tôi như đứa tớ dưới làng lên tỉnh giúp việc, qua nhà ông công an khu vực. Ông bất động như một thiền sư chìm sâu trong tam muội. Tôi nghĩ thầm nếu ông không gật đầu, thế nào tôi cũng phải ra chợ Nguyễn Tri Phương ngủ, chứ ở trong nhà thì trăm điều khốn khổ xẩy ra. Nhà tôi nhanh trí nói: Xin ông cho ở chừng ba ngày để sắp xếp đưa mẹ con tôi hồi hương, giao nhà cho chính quyền. Ông ta bậc dậy như ai lấy kim chích đít: "Được, lo sắp xếp mà đi đi nhe".
Căn nhà xập xệ nầy cũng giống như con trâu của một nông dân ngoài Bắc. Con trâu phải dâng hiến cho hợp tác xã, mong họ lấy cho mà đừng đấu tố chủ nhân, đừng xếp vào hàng địa chủ. Cũng giống như nhân viên xã vào nhà đếm gà thấy thiếu một con, không tin là chồn bắt mà đưa gia chủ ra kiểm thảo giết lén con gà sản xuất, trái với tinh thần đạo đức cách mạng.
Nhờ ơn trời đất, nhờ ơn ông bà tổ phụ, tôi có tròm trèm dăm ba chữ tuy không đi đến đâu về duy vật biện chứng, lý thuyết Marx. Tôi không dùng những thứ ấy để nhìn những việc xẩy ra chung quanh. Tôi chỉ là ông nông dân có con trâu làm việc trên đồng cạn dưới đồng sâu nay phải từ bỏ nó mà chưa chắc đã an thân.
Tôi cầu mong các thân hữu chia xẻ cái nhìn bình dân của tôi. Tôi không muốn căn nhà bị chiếm đoạt (bị ép mà dâng hiến), tôi không muốn vợ tôi bị xỉ mặt mắng là thứ vợ ngụy, tôi không muốn con mất các quyền học hành ...và tôi biết trên cuộc đời nầy, có những con người - dù không thành công - hy sinh tính mạng trong mục đích làm cho những việc ấy không xẩy ra. Tôi tri ân những người ấy.
Một ai đứng trên bờ nhìn ra đại dương mà thấy trong lòng biển nước có xác của vợ mình, của con mình cùng với cái máy đuôi tôm khi chiếc ghe không chịu nỗi sóng dập; người ấy cũng biết rằng trên mãnh đất đau khổ của quê nhà, có những kẻ - tuy chưa thành công - đã hy sinh cuộc đời trong mục đích làm cho việc ấy không xẩy ra. Hãy biết ơn những người vô danh ấy.
Một ai thấy miếng đất hương hỏa của mình dành xây nơi thờ cúng tổ tiên nay nằm dưới khu nhà tắm cầu tiêu của một dinh thự mới, khi tự an ủi với lý thuyết vô thường, vô sở trụ ... vẫn biết có những kẻ đã hy sinh trong mục đích ngăn chân điều nầy xây ra; họ thất trận, lắm người quên đi.
Tôi đã mời các thân hữu dạo quanh một vùng rất rộng lớn với ý niệm chiến lược cùng vài nét sơ phát của bối cảnh 1954 rồi đi đến cái nhìn rất nhỏ hẹp bình dân, không kinh điển, không học vị. Cũng giống như hình cái phểu lớn trên bé dưới, đầu voi đuôi chuột. Tôi ước mong cái nhỏ nhoi ấy là nhịp thở e ấp, thầm kín, chân thật và có thật. Mỗi cái nhìn riêng tuy nhỏ bé mà sâu sắc cho từng cá nhân. Cọng chung những thể nghiệm ý thức ấy, chúng ta sẽ có một luồng hơi ấm mới, khơi nóng bầu không khí có phần lạnh nhạt vì thời gian và những yếu tố xâm thực từ bên ngoài. Những khẩu hiệu to lớn ồn ào làm điếc tai không ai nghe; những lời sâu sắc từ tốn thì cô đơn, ít ai nghe.
Giữa hai sự thể ấy là những con người sống thực như mỗi chúng ta trực diện những mất mát, những khổ đau cho chính mình, cho gia đình, cho những người chung quanh. Chúng ta không bị xung động bởi bất cứ ngọn gió nào. Chúng ta có những câu hỏi rất người rất đơn giản và giải đáp ngay.
30.4 chấm dứt một sự cố gắng vô song của rất nhiều chiến sĩ trong mục đích tối hậu chận đứng ngày thảm não ấy. Rất tiếc, thiên cơ đã không giúp họ ngăn chận cảnh nước mất nhà tan và giúp chúng ta khỏi gánh chịu những tai ách trong từng hoàn cảnh cá nhân riêng rẻ.
Những hy sinh âm thầm ấy biết kể làm sao cho hết. Nhưng có kể, cũng xin đừng quên những di lụy trực tiếp của sự kiện những người nằm xuống. Đó là những "sư đoàn" cô nhi quả phụ, những thiếu phụ lo cho chồng thương tật, những bà mẹ cưu mang những đứa con trở thành bất túc, những đứa con không cha như nhà không nóc.
Bức tượng Thương Tiếc đã bị đánh ngã ở nghĩa trang quân đội Biên Hòa. Đầu ngàn năm mới, Taliban đã phá hủy hai tượng Phật vĩ đại từ thời A Lịch Sơn Đại Đế (Alexandre le Grand). Hành vi ấy chỉ thỏa mãn sự kiêu căng của lãnh tụ Hồi giáo nầy và thiệt hại kỹ nghệ du lịch tại chỗ; nó không suy siển tinh thần tôn giáo của thế giới và của người theo Phật.
Cũng thế, Taliban VN đã phá hủy tượng Thương Tiếc bên xa lộ Biên Hòa; nhưng họ không thể trục hạ sự thương tiếc trong mỗi chúng ta. Bức tượng tâm thức ấy, ít nhất, mỗi năm được đem ra sơn phết một lần vào ngày mất nước. Bức tượng ấy không có quá khứ, không có hiện tại, không có tương lai; bức tượng ấy không riêng gì của người mặc áo trận mà của mọi người. Trong tượng ấy, có người đã chết, có người đang sống và còn sống mãi.- 
giữa cơn gió bụi

Sunday, April 5, 2015

thương chiếc áo sờn vai


image


Mệ ngoại em khi nào cũng ngồi nhìn ra cửa ngõ, chờ những gánh hàng ngang về để hỏi thăm có bán được không, sắm được chi cho Tết chưa. Khi nhìn thấy hai mẹ con nách rổ không, quang gánh không đi về, tay tòng teng chút mứt bánh, hạt dưa, bộ đồ mới cho con... là mệ biết ngày nớ họ đã bán được hàng. Mệ cười vui như thể mệ vừa bán hết gánh bún bò, sắm cho em cái áo mới bận Tết vậy.

thương chiếc áo dài sờn vai gồng gánh...
Quỳnh Trang

Em sinh ra và lớn lên ở Huế, người ta hay gọi Huế là chốn cung đình, người phụ nữ sống ở vùng nớ cũng tự dưng thành cao sang, thế nhưng không phải ai cũng tay trắng ngọc ngà.
Ký ức về người phụ nữ Huế trong em là những o, dì, mệ gánh hàng rong lóc cóc với đôi guốc gỗ đã mòn vẹt, với chiếc áo dài hay bà ba và chiếc nón lá loang lổ vết dầu bóng.
Mệ ngoại em ngày xưa cũng từng quày quả gánh bún bò đi bán. Hồi em bốn, năm tuổi, buổi trưa thường trốn ba mẹ không ngủ trưa, núp trong bụi chè tàu của nhà mà nhại giọng rao của o bán bánh “Ai bèo nậm lọc ram ít khôn...”. Rồi tụi em đồng thanh trả lời “Khôn!” hoặc khi thì núp trong bụi kêu, “Bánh, bánh”, o bán bánh cứ quay tới quay lui chẳng biết ai kêu. Đến khi biết ra có đứa phá, o luôn chửi pha chút chua ngoa: “Cha mệ nội bây, trưa không lo ngủ mà đi phá tau!”.
Ngày xưa xa lắc nên em đã quên mất tên o, chỉ nhớ o độ chừng ngoài 50 tuổi. Ở Huế hồi xưa, phụ nữ cứ ra đường là mặc áo dài. Dù đã những năm tám mươi của thế kỷ 20, o bán bánh vẫn giữ nếp cũ đó. Khi mô o cũng mang guốc gỗ, mặc áo dài màu nâu đất, vai áo sờn bạc màu được may đằn nhiều lớp từ vai bên này qua vai bên kia. Hồi nhỏ, em hay méc với mệ ngoại: “Mệ, mệ! O nớ mặc áo rách, o nớ mặc áo vá!”. Thường mệ không la mà chỉ nói lui nói tới một chuyện như để sau ni em đừng bao giờ quên. Mệ ngoại nói rằng mặc áo dài mà đòn gánh đằn vai thì chỗ đòn gánh đặt lên vai áo mau sờn, mau rách. Chỗ vai áo đã sờn mà cả cái áo còn tốt nên người ta cắt miếng vải nối vai may chồng lên nhau để mặc cái áo được lâu, có khi để đỡ mỏi vai, sờn áo mà chiếc đòn gánh được quấn thêm lớp vải ở giữa.
Sau ni lớn lên em mới hiểu ra... Không chỉ o bán bánh mà những ai hay gánh bất kể áo dài hay bà ba trên vai áo đều chồng thêm nhiều lớp vải. Tự nhiên nhớ o bán bánh xưa, thấy xót xa...
Hồi xưa không có khái niệm lấn chiếm lòng đường, lề đường như chừ nhưng có lẽ sâu xa trong tâm ý cũng là để tránh đường sá lộn xộn nên khi mô mệ ngoại cũng bắt cháu con kêu gánh vô nhà ngồi mà ăn. Mà ở Huế nhà nào cũng có sân vườn, cứ ai muốn ăn lại kêu người bán gánh thẳng vô nhà bán. Tỉ như người mua thương người bán mà nói gánh để ngoài ngõ rồi họ xách chén dĩa ra mua thì người bán cũng tự động nói khéo “Vô nhà rồi o bán chớ ngồi ngoài đường ri xe cộ bụi bặm...”.
Có gánh quanh năm suốt tháng chỉ bán một loại đó là gánh hàng ăn. Nhưng có những gánh buôn hàng theo mùa. Mùa ít cúng kỵ, lễ lạt người ta gánh lùng binh, niêu đất, muối sống, nước mắm... Mùa cúng đất thì gánh bán muối sống, đường đen, hột nổ, đèn dầu, áo binh. Gần Tết lại chuyển sang gánh đũa bông, hoa giấy, cát bát nhang...
Có gánh lại trong nhà có chi thì gánh ra bán thứ đó: Mớ trái bồ quân, sim, bìm bịp cho đến ổi, thanh trà, chuối, bưởi; từ củ khoai môn, bó rau lang, nạm rau tập tàng, nấm tràm, nấm mối.
Mệ ngoại em khi nào cũng ngồi nhìn ra cửa ngõ, chờ những gánh hàng ngang về để hỏi thăm có bán được không, sắm được chi cho Tết chưa. Khi nhìn thấy hai mẹ con nách rổ không, quang gánh không đi về, tay tòng teng chút mứt bánh, hạt dưa, bộ đồ mới cho con... là mệ biết ngày nớ họ đã bán được hàng. Mệ cười vui như thể mệ vừa bán hết gánh bún bò, sắm cho em cái áo mới bận Tết vậy. 

Mời xem thêm bài đầu tiên của trang nhà khiêm tốn nầy:
Chắp tay lạy người


ccc
lưu đày và thương nh





Thursday, March 26, 2015

hiển ngộ lòng em



Woman in Boat, Reflection of Newly Painted Boat on Perfume River, Hue, Thua Thien-Hue, Vietnam SwitchArt™ Print
lung linh trên sông Hương, tranh+ảnh của Stu Smucket USA

hin ng lòng em
tôn tht tu

Anh va hc câu ru huyn o
ca không gian chim đu nóc cây hòe
sau mt dãy đi hoa không li thoát
gi chân mây hóa th ht trâm huyn.

Ngàn con kiến bò theo khung lc bát
hi ai đi trong gió quyn trong mây
hi ai v trong lòng rách my đon
th chân xuôi bóng đ mt em cười.

Anh va hc mt ý thơ ngn ct
tiếng thanh la bng di sóng Ngân Hà
theo điu trng đàn voi đang thi sáo
du thăng bun khóc ngt tiếng hc tiêu.

Ôi tĩnh mch tr v trong du lng
ca không gian chim đu nóc cây hòe
anh va hc mt li ru huyn o
gia đi hoa mây hóa ht trâm huyn.

Anh va hc cái ngu si chn li
cung h cm đp trên lưng phiến đá
mà tay quên đánh nhp vi hoa cà
nghe nguyn ra ca by dơi mến nhc.

Anh va hc cái ngu si tuyt đĩnh
tìm cho được ngn dài nơi vt áo
bui em qua sông Mn nước dâng đy
tìm cho được ngn dài trong hơi th
bui em v sông Mn cát phơi khô.

Em thương mến, anh ngi bên sông Mn
túi kinh luân rơi rng cun xuôi dòng
anh gi li ý thơ ngn ct
ngn vô cùng như ln đó em đi qua
anh bt gp cái nhìn vng trm,
nhát gươm đưa sc bén ta gai hng
bên thành g nơi ci vàng hoa di
thung lũng vàng hoa di ci vàng hoa.

Em thương mến, nơi dòng sông Mn
nước dâng tràn ri đáy vc rng không
mi ht cát mi chòm thiên th
đếm xong xuôi vũ tr xa m
nhưng chưa hết ánh mt em cht tt.

Tht lâu ghê mt thoáng em qua
ngàn triu kiếp luân hi sanh t
cũng ngn ghê,
không bng mt thoáng em qua.

Em thương mến nơi dòng sông Mn,
anh ngi nghe biến th ca không gian
anh ngi nghim đường đi ca cá
th bt tăm khi đng sui thi gian;
ngàn triu kiếp luân hi sinh t
cũng ngn ghê
không bng mt thoáng em qua
và em phóng mt nhìn vng trm
anh chết đng như dao đâm T Hi,
chết tht ri nhưng giác ng lòng em.-




PCS woman mountain
Egmont Overture, tranh Pamela Smith 1907