add this

Wednesday, January 24, 2024

Tôn giáo Nam Mỹ


Đức Mẹ Guadalupe, tu viện Santo Domingo, Mexico, 

500 Năm Tôn Giáo Nam Mỹ
The Conversation Jan 19, 2024
Diego Javier Luis TTT dịch

Một trong những huyền thoại ăn sâu nhất ở Nam Mỹ là các xã hội thuộc địa đều Thiên Chúa Giáo La Mã (TCG). Sách sử đều dạy rằng người Âu Châu đem tôn giáo của mình truyền khắp Tân Thế Giới. Trong việc đạo hóa người địa phương không ai nhiệt tình bằng người Tây Ban Nha (TBN). Thật vậy, TBN cho rằng việc chiếm đất để truyền bá TCG là mục đích của việc thực dân hóa.

Thánh giá là kiếm vỉ đạo ở Nam Mỹ
Tuy vậy theo thực tế, việc kiểm soát của TBN tại Nam Mỹ không sít sao như vậy. Các giáo sĩ đã kêu rêu mỗi ngày đã cải đạo vài ngàn người nhưng đời sống tâm linh Nam Mỹ đã làm cho Giáo Hoàng đi nước đôi.
Các thuộc địa TBN trước tiên là những vùng đất ngoài rìa bọc quanh hạ tầng cơ sở âm ỉ cháy ngầm của một nền văn minh tại chỗ như văn minh Mexica và văn minh Inca. Ngay ở các trung tâm rường cột của nền thuộc địa như Mexico City và Lima, quyền lực của TBN cũng không tập trung, nghĩa là không có chính sách trật tự và luật pháp thi hành đồng nhất. Tầm tay của vương triều TBN tùy thuộc ý muốn riêng của các viên chức hành chánh cấp thấp hay các đặc ủy của nhà vua.

Sự bất nhất trong uy lực thuộc địa còn được tìm thấy trong lãnh vực tôn giáo.
Rất nhiều trường hợp, cải đạo đơn giản chỉ là rửa tội. Giáo sĩ rảy nước trên đầu tân tòng, cho một tên thánh tiếng TBN và khuyến khích đi xem lễ ngày chủ nhất. Nhưng nhà thờ trống như trường học thời Covid 19.
Sự thể nầy có nhiều nguyên do. Trước nhất là tính cách ác độc của người TBN làm cho TCG mất hết hấp lực. Câu nói cuối cùng của Hatüey đủ để minh chứng điều nầy; Hatüe cầm đầu cuộc nổi loạn của dân Taino trên đảo mà ngày nay là Cuba. Khi đã bị trói vào cọc gỗ chờ thiêu, Hatüey được một linh mục hối thúc cải đạo để cho linh hồn lên thiên đàng. 
Hatüey bèn
Sách của Bartolome de las Casas
hỏi người TBN có lên thiên đàng hay không. Giáo sĩ đáp có, là những người TBN tốt. Hatüey đáp không chần chờ: thế thì tôi chọn đi xuống địa ngục, để không phải lên thiên đàng gặp những người tàn ác ấy.
Bartolomé de las Casas, nhà truyền giáo thế kỷ 16 đã ghi chuyện nầy vào sách để lên án bạo tàn của thực dân TBN ở Nam Mỹ.
Thứ đến, việc thực thi những tín ngưỡng tại chỗ được ủng hộ gián tiếp bởi chính giáo hoàng. Giáo hoàng Paul III (tại chức 1534-1549) thừa nhận những miễn trừ đặc biệt cho người địa phương vì họ mới vô đạo. Qui chế nầy tha tội không theo các giáo lệnh một cách đầy đủ, không ăn chay, kết hôn với anh chị em họ v.v...

Đường lối uyển chuyển nầy - tuy không kém bạo động ép buộc - đưa đến chung đụng giữa các lối hành đạo địa phương và TBN. Bằng chứng rõ rệt nhất về sự dung hợp nầy là Đức Bà Guadalupe mà nhiều người TCG thờ phụng như một thị hiện của Mẹ Đồng Trinh Maria, nhưng người địa phương cho rằng Guadalupe chính là Tonantzin, Thánh Mẫu theo tiếng Nahuatl, Mexica.

Thứ ba, vào thế kỷ 16, mua bán nô lệ lên cao độ; từ đó hệ thống tâm linh ở Tây và Trung Tây Phi Châu du nhập vào những trộn lẫn nầy. Nhiều người Phi Châu và con cái dùng bùa hộ mạng là dây chuyền đeo cổ gọi là nominas, và truyền đạt kiến thức y khoa và các nghi thức chữa trị.

Phiên tòa dị giáo Mexico
Những vụ mua bán nô lệ ít quan trọng hơn giữa hai bờ Thái Bình Dương đã đưa vào Mexico hằng ngàn người Á Châu, làm cho bối cảnh tôn giáo phức tạp hơn. Những người Á Châu nầy có nhiều tín ngưỡng khác nhau, nhiều hiểu biết về hải hành và chống lại chế độ nộ lệ. Họ biết biến chế dầu phép ma thuật, biết phép xuất hồn, công khai chống lại bất công của các giới mang đức tin Chúa Trời và Jesus.

Chính quyền TBN mạnh tay dẹp những tín ngưỡng ấy và thiết lập các Tòa Án Dị Giáo ở Lima và Mexico City những năm cuối thế kỷ 16. Tòa Dị Giáo ở mẫu quốc đã có cả trăm năm rồi để phân biệt chánh tà và xử tử hàng vạn người.
Nhưng tòa nầy ở Mexico chỉ sát hại chừng vài chục người. Vì tòa chỉ phạt đánh đòn, lưu đày, cầm tù hay sỉ nhục nơi công cộng. Hệ thống ngục tù và hình luật của Mỹ trong vài năm đã hành quyết nhiều hơn án hình dị giáo Mexico trong hai thế kỷ.
Đa số dân địa phương được miễn tố dị giáo vì được xem là tân tòng mới theo đạo, không thể tránh lầm lỗi. Người Phi Châu và Á Châu cùng với các nhóm chủng tộc khác thường kềnh chống và tránh các quan tòa dị giáo.
Các phiên xử dị giáo để lại từng núi hồ sơ tài liệu bằng giấy vì các ông lại ông ký ham thích biện giải lý luận. Có ghi lại lời kêu la của tội nhân trong các phòng tra tấn.
 
Tòa Dị Giáo, Mexico, thế kỷ 16

Nhờ đó ngày nay, sử gia mới thấy qua các vụ án nầy nền văn hóa tôn giáo của những kẻ sống ngoài lề xã hội. Người không gốc Âu Châu thường bị kết tội phỉ báng, dùng bùa mê dụ các thủy thủ, lính tráng và thương gia. Họ làm lễ xuất hồn, lên đồng để tìm những đồ vật mất cắp hay người mất tích; làm bùa hộ mạng trừ tà nguy cho bạn bè, cho gia đình và thân chủ. Người TBN trừ khử những việc bói toán nầy không phải vì thiếu ý nghĩa, thiếu hiệu quả nhưng ma quỷ điều động và người TBN có nhiệm trừ ma lực ấy.

Đây là trường hợp bí ẩn của một người nô lệ quê ở Malabar, Nam Ấn, tên Anton. Năm 1652, ông bị đưa ra tòa Dị Giáo về tội tinh thần là coi chỉ tay và bùa phép. Ông 65 tuổi, sống trong xưởng dệt nổi danh vì các điều kiện làm việc vô cùng tồi tệ ở phường Coyoacán, phía nam thành phố.
Theo nhiều nhân chứng, Anton đã câu được một số lớn thân chủ thuộc nhiều sắc tộc; thân chủ tứ phía có người phải đi một ngày mới tới để hỏi ông những câu hỏi thành khẩn về tương lai. Bằng cách xem chỉ tay, Anton tiên đoán người nầy lúc nào sẽ có tình; người kia lúc nào sẽ có con, bà kia đi tu có thành bà xơ hay không, v.v...và v.v...Mỗi lần bốc phệ ông được vài đồng tiền chì, ông chia cho hai người thợ dệt có công dịch tiếng TBN qua tiếng Nahuatl.
Trong kỳ thẩm vấn, Anton nói với Tòa rằng ông đã học coi tay ở quê nhà là Malabar và nói rằng ông không làm gì sai trái. Coi tay xem bói không phải là một vi phạm tôn giáo như theo Do Thái Giáo, theo Hồi Giáo. Nghe vậy, tòa phạt giam 245 ngày và bị công bố có tội nơi công cộng khi mãn hạn tù.
 
tín đồ Ifa, Cuba hiện nay
Hồ sơ tòa Dị Giáo thời thuộc địa gồm nhiều vụ kỳ quái như Anton. Một Domingos Alvares người chữa bệnh danh tiếng ở Brazil; một Antonio Congo điều khiển bão tố theo ý mình ở Colombia.

Những người giống vậy đã tạo ra một thế giới tín ngưỡng riêng, không theo đúng đường lối chính thống của TCG. Những đức tin nầy lạ thay vẫn sống sót cho đến ngày nay dù bị thanh trừng bao nhiêu thế kỷ. Ví dụ những giáo phái thịnh hành ở Cuba như Santeria, Palo Monte, Ifa.
Vì vậy nói Nam Mỹ đồng loạt TCG là không đúng. Việc cải đạo bằng bạo lực của cây kiếm không đạt 100% mục đích tinh thần, tuy TCG là nòng cốt, di sản của nền thực dân TBN chiếm đa số dân chúng trong vùng.-













Sunday, January 21, 2024


Bình đẳng trong Phật Giáo
Dạ thưa, 
Trong vụ tranh đấu chống ông Diệm 1963, bề ngoài là nói không chủ trương lập đổ chính phủ, chỉ đấu tranh hủy bỏ quy chế hội đoàn của PG như nghiệp đoàn lao động, hội thể dục, và công nhận là một tôn giáo như TCG La Mã. Nhưng ông Trần Quang Thuận thì thố lộ nhỏ nhẹ phải lật đổ thì sẽ có một chế dộ như của vua Asoka PG thành quốc giáo và đồng thời đem lối học Phật trở về như xưa, chứ bây giờ đám tây học không thể hiểu đúng giáo lý bằng tiếng Anh và Pháp. Nói khác không có Hán Tự thì không hiểu chi về ông Buddha. Nghe vậy, tôi cảm thấy đã bị tha hóa aliéné, ra rìa, cảm thấy đã mất hai điều quý trong đời:
- không học gì được của ông bố, người học gần hết chương trình tiến sĩ trước khi Tây đóng cửa Quốc Tử Giám
- bỏ quên 100% việc xưa dùng trí nhớ hình ảnh mà đọc thuộc lòng kinh Di Đà từ Như thị ngã văn nhất thời Phật tại Xá Vệ Quốc ...
Cảm thấy mừng cho Thích Trí Không đã học Hán Tự và có đi Ấn Độ thế nào cũng học Pali và Phạn.
Từ khi ông TQT nói cho tới bây giờ 60 năm trời.

Sau đảo chánh, người em của ông Huỳnh Bá Huệ Dương đã viết cuốn sách gọi Vua A Dục là Phật Vương. (Ông Huệ Dương là phó chủ tich SVPT, phụ tá ông TQT). Phật vương mà dịch ra tiếng Anh thì không có chi ghê gớm: a Buddhist King (a king who embraces the Buddhist faith). Nhưng sách thì hiều là ông vua đem PG thành quốc giáo và đôi khi còn là Vương Phật, ông Phật lên làm vua như thần quyền.
Tội nghiệp cho vua Asoka; ông chỉ bỏ án tử hình và cấm sát sanh trong dịp cúng kỵ, tế thần. Ông cho khắc vào đá những lời Phật để dùng trong đời sống thực tế, ngõ hầu Ấn có một xã hội an lành, Ông cho mọi tôn giáo tín ngưỡng tự do hành đạo. Có người nói sai Asoka đã thanh trừng nhóm PG có ý kiến khác với em ông. Asoka thấy có sự khác biệt về thần học, đã giúp cho em xuôi Nam đến Tích Lan tránh xa nhóm đối nghịch ở thủ đô.
Thế nào ông TQT cũng vui mừng thứ PG Asoka của ông đã được thực hiện ở VN. PG đã lồng vào chính quyền. Một lý thuyết gia của Tờ Giao Điểm viết rõ: PG VN hãnh diện được đảng CSVN lãnh đạo.
Tuy vậy, ở Hoa Kỳ, ông TQT nói ông sẽ về VN để trấn chỉnh tăng đoàn, dạy cho tăng ni đi đúng giáo lý của Bổn Sư.
Không biết ông có dạy được ai không. Chỉ biết ông bỏ rơi bà Tôn Nữ Túy Thiện và cỗm một em chân dài.
Rất tiếc cho ông không còn sống để thấy cái lông của Phật nó nhúc nhích, cụ cựa như muốn làm tình.

Tây Phương đem giáo lý Phật ra trình bày không dùng Hán Tự mà dùng Pali. Khi Tây Phương đã biết khá nhiều về PG thì người Nhật mới đem Zen qua, và Zen thì quảng diễn bằng Hán Tự.
Chúng tôi xin chép một bài ngắn bằng tiếng Pháp để quy vị xem xét ý kiến của ông TQT. Nói khác quý vị sẽ xét một bài về PH bằng tiếng Pháp có đúng theo giáo lý PG hay không.

Bình đẳng trong PG
JePense.org 27 Feb 2021

Bình đẳng là nguyên tắc đối xử mọi cá thể có đủ trang trọng và giá trị cao quý. Đó là một nền luân lý đặt trên cơ sở là kính trọng.
Ở Tây phương, ý niệm bình đẳng liên hệ trước tiên đến quyền của con người về dân sự và chính trị; ví dụ bình đẳng trước pháp luật.
PG khai triển một viễn tượng khá khác biệt về bình đẳng, ít chú trọng đến các thứ quyền nhưng nói đến sự tôn kính dành cho tha nhân. Vậy đó là một nền luân lý hàng đầu, sâu đậm và không tách khỏi bác ái từ bi.

PG quan niệm mọi cá thể đều có giá trị tôn quí ngang nhau. Những cá thể ấy gồm nhân thể và phi nhân thể.

PG soi rõ các nguyên nhân "khổ" của nhân loại, để biết những thương đau mà chúng ta là nạn nhân; nhưng đứng trước khổ đau ấy, chúng ta đều bình đẳng.

PG tự cho mình mang mục tiêu phá vỡ sự ngu dốt (si) mà ngu dốt chính là căn bản nền móng của những khổ đau nầy, ngu dốt làm chúng ta không nhận biết những định luật căn bản của vũ trụ, gồm hai định luật hàng đầu là vô thường và tương duyên.
Nhưng mục tiêu và ý hướng ấy không giới hạn trong phạm vi cá nhân. Cá nhân phải chia xẻ con đường nầy với người khác. Do đó, PG đã kết hợp sự thông hiểu cá nhân vào tình thương từ bi dành cho tha nhân, cho kẻ khác.
Trong tinh thần ấy, sau một buổi thiền định hay một thời tụng niệm chúng ta nguyện cho mọi thể nhân:
- hưởng trọn hạnh phúc và các nguyên nhân hạnh phúc
- giải thoát khỏi khổ đau và các nguyên do khổ đau.
- không bao giờ xa cách nguồn hạnh phúc vĩ dại không thương đau
- sống trong an lạc tuyệt đối không nhiễm đam mê, gây hấn và định kiến sai lạc.

Lời nguyện trên đây mô tả tinh lý của tình thương của bác ái từ bi: thương mến trân quý những kẻ sống khác và làm cho họ xa lìa khổ đau của chính họ. 
Lòng mẫn cảm nầy không chọn lựa giới hạn mà giành cho người thân cũng như người chưa quen, xa lạ và khác biệt. 
Trong PG, các thể nhân có những điều giống nhau, nhất là có tiềm năng ý thức trổi dậy. Mọi nhân thể, ý thức hay không ý thức, đều đi tìm an sinh, quân bình nội tâm và diệt trừ khổ đau. Mọi nhân thể đều mang trong người tính chất Phật và có khả năng đạt sự thức tĩnh toàn diện.
Phật là người đã thức tĩnh toàn diện và cũng là người giúp kẻ khác tìm ra con đường thức tĩnh và đạt an lạc, trong lành nội tâm.

Trong PG không phải chỉ con người, thể nhân mới đi tìm an sinh và an bình. Súc vật cũng làm như vậy. Nói khác, súc vật cũng mong cầu tránh khổ đau và tìm con đường hạnh phúc vững bền. Trong nghĩa nầy, chúng ta có bình đẳng giữa người và thú vật.
Quan niệm nầy làm chúng ta cứu xét mối tương quan giữa người và vật, đưa chúng ta thẳng đến ý niệm tương lập. Chúng ta đã nhận định rằng: chúng ta chỉ hạnh phúc nếu chúng ta cho phép súc vật sống một cách bình thường.-


L’égalité dans le bouddhisme
27 FÉVRIER 2021. JePense.org

L’égalité est le principe qui consiste à traiter chaque être humain avec attention et dignité. C’est une morale qui se fonde sur le respect.

En Occident, la notion d’égalité concerne avant tout les droits de la personne en matière civile et politique; c’est par exemple l’égalité devant la loi.

Le bouddhisme développe une vision assez différente de l’égalité, qui se fonde moins sur le droit que sur l’attention portée à l’autre. C’est donc une morale première, profonde, indissociable de la compassion.

Le bouddhisme considère que tous les êtres sont d’égale dignité ; or ces « êtres » englobent aussi bien les humains que les non-humains.

L’enseignement bouddhique éclaire les causes de la misère de l’humanité, à savoir la souffrance dont nous sommes tous victimes et devant laquelle nous sommes malheureusement tous égaux.

Le bouddhisme se fixe pour objectif de rompre l’ignorance qui est à la base de cette souffrance, en particulier la méconnaissance des lois fondamentales de l’univers, au premier rang desquelles l’impermanence et l’interdépendance.

Mais cette ambition ne doit pas rester personnelle : le chemin doit être partagé. C’est ainsi que le bouddhisme allie sagesse personnelle et compassion pour les autres.

A ce titre, notons que la méditation bouddhique se termine habituellement par une dédicace destinée aux autres :

Puisse tous les êtres jouir du bonheur et des causes du bonheur,
Puisse-t-ils être libres de la souffrance et des causes de la souffrance,
Puisse-t-ils ne jamais être séparés du grand bonheur dénué de souffrance,
Puisse-t-ils demeurer dans la grande équanimité qui est libre de toute passion, de toute agressivité et de tout préjugé.

Cette dédicace traduit l’esprit d’amour et de compassion qui consiste à chérir les autres êtres vivants et à souhaiter les délivrer de leur propre souffrance.

Or cette bienveillance ne doit pas être sélective : elle s’adresse aussi bien à nos proches qu’à ceux que nous ne connaissons pas, qui nous semblent lointains ou différents.
L’égalité fondamentale des êtres humains dans le bouddhisme.

Dans le bouddhisme, les êtres humains possèdent les mêmes caractéristiques et le même potentiel d’éveil :tous les êtres recherchent, consciemment ou non, le bien-être, l’équilibre et la cessation de la souffrance,
tous les êtres humains possèdent en eux l’état de bouddha, autrement dit chacun peut en théorie accéder à l’éveil complet.

Notons que le bouddha est l’être qui s’est éveillé mais aussi celui qui aider les autres à trouver le chemin de l’éveil et de l’équanimité (tranquillité, sérénité, détachement).
L’égalité homme-animal dans le bouddhisme.

Selon la philosophie bouddhique, les êtres humains ne sont pas les seuls à rechercher naturellement le bien-être et la tranquillité. Les animaux sont aussi concernés.

Autrement dit, les animaux souhaitent eux-aussi éviter la souffrance et trouver une certaine forme de bonheur stable. En ce sens, on peut parler d’égalité entre animaux et humains.

Cette idée nous amène à reconsidérer le lien entre l’Homme et l’animal, dans la droite ligne du concept d’interdépendance. Nous réalisons alors que nous ne pouvons être heureux que si nous permettons aux animaux de vivre normalement.----
Jesus giết người?

The New New Testament (harpers.org)



Đảng CS Tàu ấn hành một cẩm nang về luật và luân lý cho quân cán chính, đã diễn dịch theo lối riêng câu chuyện trong chương John 8:3 một nhóm người Pharisee tụ tập ném đá giết một người đàn bà gian dâm. Đoạn nầy như sau:

Thuở xưa có lần Jésus chận đường đám đông sẵn sàng ném đá giết một người đàn bà có tội. Ngài nói: ai trong đám đông dám nói trong đời đã không làm gì sai trái thì bước ra hành quyết người đàn bà nầy.
Không có ai bước ra và đám đông giải tán. Sau đó Jesus lấy một viên đá nặng đánh vào đầu tội nhân cho chết. Ngài phán: nếu luật pháp chỉ phải được thi hành bởi những người trong sạch, không tội lỗi thì không có ai thi hành luật pháp; luật pháp đi đong, bỏ vô hố rác. (harpers.org).

Ấn bản mới nầy là The New New Testament, đáng lý phải in thời cách mạng văn hóa của Mao bài Khổng Tử. Vì lẽ Khổng Tử quan niệm như Hy Lạp, vua triết nhân, không chủ về lợi mà chủ về đạo lý. Không phải Khổng Tử sai mà điều ông nói là utopie, vô tưởng. Lý thuyết CS cũng như một số giáo điều Tây Phương cho rằng con người là có tội.
Cho nên người CS lãnh đạo không vì cái chân thiện mỹ bá láp mà là một thứ đạo đức cách mạng. Cái gì tốt cho đảng là đạo đức. Nói khác cái gì đảng làm đều tốt như giết bà Nguyễn Thị Năm, người nuôi HCM và đảng mập thây.

Thursday, January 18, 2024

Hamas, Hamas và Do Thái





        Yahya Sinwar tác giả kế hoạch tấn công DT Oct7

Chuyện Hamas chưa xong

Palestine Returns To Center Stage
Der Spiegel Dec 21, 2023
ttt dịch

Cuộc tấn công Oct7 là điểm đổi hướng của Do Thái và của Hamas luôn thể. Với DT biến cố nầy chẳng khác gì các cuộc sát hại tập thể người DT. Với Palestine, nó nhắc nhở thảm trạng Nabka 1948, người Palestine bị đuổi khỏi quê tổ nhường đất cho DT.
DT oanh tạc khu gia cư Gaza

Nhưng về chính trị, từ ngày đó vấn đề Palestine trở lại vị trí trung tâm chú ý của thế giới và DT đã mất ảo tưởng có thể giải quyết vấn đề Palestine theo ý riêng của mình. Saudi Arabia ngưng thảo luận bình thường hóa ngoại giao song phương. Nga Tàu dò dẫm tìm đường vào khu vực Trung Đông. Liên Âu đang tìm cách xác định vai trò của mình. Và nhất là HK phải hứng chịu mọi hậu quả việc đứng về phe DT. Hamas đã trở thành kẻ thù chính của DT. Tổ chức Fatah thế tục xưa nay điều khiên chính phủ Palestine xem như không còn trên địa bàn quân sự và chính trị.
Cục diện mới nầy chính là những gì Hamas mong muốn khi tấn công Oct7, kèm theo việc bắt càng nhiều càng tốt con tin để làm giá trao trả tù binh.

Nhưng thủ lãnh Hamas là Sinwar còn thấy hậu quả sâu xa hơn: lung lay tin tưởng của dân DT đối với chính phủ và quân đội, làm mất ý nghĩa công trình phòng thủ mà DT hãnh diện. 

Ngay hôm sau, quân đội DT đã gọi tái ngũ các thành phần trừ bị. Quân đội tấn công Gaza gây tử vong cho 20 ngàn người và cho biết đã bắn hạ 7 ngàn Hamas gồm 1/2 thành phần chỉ huy.
Vì sao Hamas chấp nhận trước sẽ mất Gaza, địa bàn hoạt động tối thiết? DT có thể tiêu diệt hoàn toàn tổ chức Hamas hay không? Phải chăng nhân cơ hội nầy, Hamas sẽ mạnh hơn, nhiều uy thế hơn?
Nhằm trả lời phần lớn những câu hỏi nầy, độc giả cần biết về nhân vật Yahya Sinwar mà cuộc đời gắn liền sự hưng thịnh của Hamas, những lần đổi thay bộ mặt của tổ chức nầy và tại sao Oct7 xẩy ra.

Lịch sử của Hamas bắt đầu Dec 1987, như một chi nhánh địa phương Gaza của tổ chức Muslim Brotherhood Ai Cập, không lâu sau cuộc nổi dậy đầu tiên chống lại việc chiếm đóng của DT. Ahmed Yassin, gần như mù và ngồi xe lăng, đã thành lập Hamas, tên tắt của Phong Trào Kháng Chiến Hồi Giáo. Đồ đệ hoạt động nhất của ông là Sinwar, thanh niên trẻ giữa 20 và 30 tuổi, lớn lên trong trại tỵ nạn Khan Yunis. Tuy ít tuổi, Sinwar đã ở trong tù DT nhiều tháng trời và nổi danh có nghề sát hại người Palestine hợp tác với DT.



Ahmed Yassin
Trước đó, Yassin và các chiến hữu không tham dự cuộc kháng chiến vũ trang do thành phần quốc gia và thế tục lãnh đạo. Thay vào đó, nhóm nầy chủ trương Hồi giáo hóa xã hội. Yassin được Ủy Ban Quân Quản DT cấp giấy phép thành lập một hội muslim; người của ông được giao trách nhiệm điều hành các trường học, bệnh viện và trung tâm tôn giáo.


Lúc ấy, quan ngại chính của DT là những thành phần quốc gia chiến đấu và xem những kẻ nhiệt tình muslim là đối nghịch với phe quốc gia và ủng hộ nhóm nầy. Đó là lỗi lầm ngu xuẩn nhất, theo các nhà bình luận, nhưng đó chỉ là một trong những sai lầm đầu tiên đưa đến thảm họa 36 năm sau là vụ Oct7.
Nói về thời gian 35 năm trước. Yasser Arafat, lãnh tụ Mặt Trận Giải Phóng Palestine (PLO) mang tính chất thế tục, lưu vong tại Tunisie vận động thương thuyết với DT để hình thành chính sách hai quốc gia, công nhận quyền hiện diện của DT. Trong lúc ấy, Hamas đi theo con đường khác; tin rằng thời gian đã chín muồi để phát động cuộc thư hùng vũ trang.

Cương lãnh của tổ chức ấn hành 1988 đầy rẫy những chủ thuyết chống DT, kêu gọi thánh chiến vì Palestine và loại bỏ mọi thương nghị với DT.

Không giống những tổ chức khủng bố như IS (Islamic State) hay Al Qaida, Hamas chú tâm  thành lập một quốc gia Palestine, chứ không nhắm đến thánh chiến toàn thế giới hay một quốc gia tôn giáo cho mọi người muslim quy tụ chung sống.
Tổ chức nầy là tổ chức của người tỵ nạn nuôi dưỡng trong đầu ý nghĩ trở lui những nơi ở mà chính họ hay cha mẹ bị đuổi khỏi trong thời gian lập quốc DT.
Họ tha thiết có một xứ sở và xứ sở nầy là một quốc gia Islamic. Mặc dù có những hình thái sinh hoạt giống nhau, Hamas và IS có nguồn gốc, mục tiêu và ý thức hệ khác nhau.


Thành lập xong không lâu, Hamas đã bắt đầu tấn công DT. Năm 1989, quân Hamas đã bắt cóc giết hai người lính DT trong vùng Gaza.


Michael Koubi, bây giờ 78 tuổi, đảm trách điều tra cho tổ chức tình báo nội địa Shin Bet ở Gaza cuối thập niên 1980. Ông đi một bước triệt để: Ngày May 9 1989, ông ra lệnh bắt tất cả thành viên Hamas kể cả Yassin và Sinwar. Lúc ấy Sinwar 27 tuổi. Koubi nói rằng lúc ấy ông đã thấy Hamas là kẻ thù chính. Việc làm hôm nay (tấn công Hamas) đáng lẽ phải làm mấy chục năm trước.
Koubi đã thẩm vấn tác giả kế hoạch Oct7. Sinwar cho biết là người phụ tá đắc lực nhất của Yassin, đã thành lập và điều khiển Madj, mật vụ của Hamas, công nhận Hamas đã thi hành 12 vụ ám sát. Được hỏi vì sao không lập gia đình, Sinwar trả lời: Hamas là vợ tôi, là con tôi, là cha mẹ tôi. Đồng thời Sinwar tin sẽ có ngày người Palestine ra khỏi tù để tiêu diệt DT.
Năm 1989, một tòa án DT tuyên phạt Sinwar bốn đời chung thân. Sinwar đã ở trong tù hơn 20 năm.
Esmat Mansour ở chung tù với Sinwar cho biết lúc ấy số hội viên Hamas đâu có bao lăm, vài trăm người và đã bị bắt hết. Nhưng sau cuộc nổi dậy thứ hai đầu ngàn năm mới, con số nầy tăng vọt và Hamas đã trở thành lực lượng lớn nhất trong tù và ngoài tù. Và từ đó úy tín của Sinwar cũng tăng theo.


Esmat Mansour
Theo Michael Milshtein, giáo sư ĐH Tel Aviv, cựu trưởng quân báo DT chi vụ Gaza, các cơ quan an ninh DT tin có thể kiểm soát Hamas bằng cách bỏ tù cả lũ. Ông nói không có gì sai lạc hơn; với Hamas không có bên trong và bên ngoài ngục thất. Người mẫu lý tưởng của Sinwar, Yassin ở tù 10 năm, ra tù còn vững mạnh hơn. Sinwar liên lạc đều đều với bên ngoài qua các luật sư và các tù nhân khác. Sinwar dùng điện thoại DT cho phép để nghe lén và thu lượm tin tức.
Mansour đã được Sinwar tâm sự, kể lại những khổ cực thời thơ ấu ở trại tỵ nạn và luôn nhấn mạnh, một ngày kia rất gần DT sẽ bị đánh bại, gia đình của ông sẽ trở về làng xưa là Ashkelon. Nabka, cuộc di dân 1948, luôn chiếm hết thế giới quan của Sinwar.

Trong thời gian Sinwar ở tù, thế giới thay đổi nhiều. Thủ tướng DT Yitzhak Rabin và lãnh tụ PLO Yasser Arafat đã bắt tay nhau trong vườn White House năm 1993, đồng thỏa thuận để người Palestine có quốc gia nhà nước riêng ở West Bank và Gaza, đổi lấy sự công nhận quyền hiện diện của DT và ngưng bạo động khủng bố.

 từ tráiYitzhak Rabin, Bill Clinton, Yasser Arafat
Hamas cố sức phá hoại giải pháp hai quốc gia bằng cách sát hại thường dân và binh sĩ DT và mở đầu đợt nổ bom. Tuy nhiên tương lai còn ánh sáng. Thỏa ước Oslo chấm dứt việc chiếm đóng và từ đó xuất hiện một quốc gia độc lập. Nhờ tiền của Âu Châu, HK và các quốc gia trong vùng vịnh, Gaza phát triển nhanh. Có phi trường mới, có tem bưu điện riêng, có mã số điện thoại quốc gia riêng.
Năm 1995, thủ tướng Rabin bị ám sát bởi một người DT hữu khuynh quá khích. Hai tháng sau, người làm bom quan trọng nhất của Hamas bị sát hại vì chất nổ gài trong điện thoại lưu động. Hamas trả thù bằng cách giết hại mấy chục người DT trong vài ngày. Netanyahu thắng cử loại bỏ kẻ nối nghiệp Rabin là Shimon Peres.

Mohammed Deif
Mohammed Daib Ibrahim al-Masri, được gọi tên là Mohammed Deif, kế nghiệp người làm bom xấu số nói trên. Giống như Sinwar, Deif là con một người tỵ nạn sinh ra và lớn lên trong trại Khan Yunis; hai người quen nhau từ lúc còn nhỏ. Ít năm sau, Deif thăng cấp lãnh đạo các Trung Đoàn Qassam, phân bộ quân sự của Hamas. Deif thoát chết bảy lần âm mưu ám sát của DT, mất một tay, một chân và một mắt. Deif đã cùng Sinwar thiếp lập kế hoạch tấn công Oct7. Deif không xuất hiện trước đám đông trong vòng 30 năm qua, không ngủ một nơi nào qua đêm thứ hai vì sợ DT biết. Deif nghĩa là người khách trú. 
Ehud Barak và Ariel Shanon kế vị Netanyahu trong hai nhiệm kỳ ngắn và Netanyahu trở lại chính quyền. Cả ba ông đều thuộc hữu khuynh cực đoan. Cả ba ông đánh dấu khúc cuối của giai đoạn tin vào một vùng đất yên bình. Và đó cũng là những năm gọi là nổi dậy lần thứ hai.
Theo thống kê của DT, trong vòng bốn năm đầu kỷ nguyên hai ngàn, Hamas đã thực hiện 425 lần tấn công khủng bố, gây thương vong cho 377 người Do Thái tại các trạm xe buýt, nhà hàng và các khu thương mãi. Sharon phản công rất tàn bạo mãnh liệt. 3.000 người Palestine chết, đại đa số là thường dân.

Trong khi tình báo nội địa DT đã thanh toán nguội các lãnh tụ Hamas kể cả Yassin, các bác sĩ đã cứu sống Sinwar trong tù, mổ não lấy bứu năm 2004.


Hai năm sau, ký giả Yaram Binur vào thăm và phỏng vấn Sinwar trong nhà tù Beer Sheva. Binur ghi nhận khi Sinwar nói, mọi người im lặng, khi Sinwar muốn ngồi, một người trải chiếc thảm cầu nguyện trên ghế cho ông ngồi. Sinwar nói tiếng Hebreux lưu loát.
Sinwar yêu cầu người DT biết rằng Hamas không bao giờ công nhận quốc gia Israel nhưng Hamas chấp nhận đình chiến lâu dài. Việc ngưng tương tranh đố kỵ nầy sẽ đưa đến thái bình và thịnh vượng trong vùng, ít nhất một thế hệ.



nhà báo Yaram Binur
Tình thế thuận tiện cho Hamas. Arafat chết năm 2004, người thừa kế Mahmoud Abbas kém hấp dẫn không thể lấp đầy khoản trống. Năm 2005, Sharon đơn phương di tản khỏi Gaza các nhóm người lập cư và được Hamas hoang nghênh. Năm sau có cuộc bầu cử ở West Bank và Gaza, lần đầu tiên Hamas tham dự, giới thiệu ứng cử viên và tranh cử với những nhóm khác. Kết quả tổng quát Hamas được 56% số phiếu và chiếm đa số tuyệt đối trong nghị viện nhóm tại Ramallah. Ý nghĩa quan trọng khác, đó là cuộc đầu phiếu chống lại sự thiếu hiệu năng và tham nhũng trong chính phủ Palestine, và biểu lộ thất vọng đối với diễn trình hòa bình. Một số Thiên Chúa Giáo bỏ phiếu cho người muslim.

Nhưng một chính phủ do nhóm khủng bố Hamas lãnh đạo không hợp nhãn với DT, HK và các nước Âu Châu; các nước nầy dọa sẽ bài trừ. HK trợ giúp Fatah đảo chính bằng vũ trang nhằm ép Hamas phải rút lui; Fatah là tổ chức bảo an vũ trang trong vùng Gaza. Nhưng Hamas ra tay trước và đuổi Fatah ra khỏi Gaza trong một trận đẫm máu năm 2007. Chính phủ Palestine kêu gọi thợ thuyền phe mình ở Gaza đình công nhưng Hamas đem người của mình vô thế, càng làm Hamas vững mạnh thêm. Từ đó, Hamas nắm quyền ở Gaza; Abbas ngày một thêm độc đoán và mất uy tín, tiếp tục cai trị West Bank.


Trong buổi loạn ly sau khi Hamas chiếm quyền bính, một biến cố xẩy ra tạo nên một tác lực to lớn đối với các diễn biến tương lai. Giữa năm 2006, Hamas bắt cóc một người lính DT tên Gilad Shalit, theo một kế hoạch quyết định trong nhà tù Beer Sheva. Em trai của Sinwar là một thành viên trong toán bắt cóc và canh giữ con tin Shalit.
Theo một tờ báo DT, từ trong tù năm 1998, Sinwar đã ra lệnh Hamas đào đường hầm để bắt cóc lính DT làm con tin trao đổi tù binh. Đường hầm nầy bị phát giác. Nhưng từ đó, quan niệm đường hầm tiếp tục được suy nghiệm và thi hành để trở thành một yếu tố chính trong chiến thuật và chiến lược của Hamas.

DT phải mất năm năm thương thuyết giao trả Shalit.

Oct 2011, Sinwar và 1.026 tù nhân Palestine được trả tự do đổi lấy một người lính, tên Shalit. Dân chúng Gaza ăn mừng gọi Sinwar là người hùng giải phóng.

Những ngày kế tiếp, Sinwar tuyển mộ chiến binh cho Trung Đoàn Qassam. Khi còn trong tù, Sinwar kêu gọi hợp tác với Iran và Iran đã gởi đến Gaza nhiều huấn luyện viên. Iran cùng Hamas dựng lên một xưởng chế tạo hỏa tiển.
Thỏa thuận trao trả Dalit được Netanyahu phê chuẩn đã mở đường cho Sinwar trở thành lãnh tụ Hamas. Nếu tỷ số trao đổi 1/1.027 được áp dụng, Hamas chỉ bắt cóc mươi lăm lính DT là đủ phóng thích tù binh.

Dẫu sao, Hamas vẫn có một chính quyền bỏ túi, một nhà nước tý hon trong vùng Địa Trung Hải, với hơn hai triệu dân. Nhưng quốc gia nầy cô lập đối với DT, không đường bộ, đường bay và đường biển. Gaza vẫn là một khu bị chiếm đóng theo ghi nhận của Liên Hiệp Quốc.
Hamas không ngân quỹ riêng; chính quyền tự trị ở Ramallad chấm dứt tài trợ. Hamas còn bị tách biệt với hệ thống ngân hàng thế giới. Mấy năm rày, tiền bạc dùng để đánh DT đều do Iran cho. Từ 1990, mỗi năm Teheran cấp 100 triệu dollars. Nhưng chính yếu là cung cấp trực tiếp vũ khí đạn dược và kỹ thuật làm hỏa tiển và drone.

Hamas diễn binh phô trương lực lượng

Từ khi DT đơn phương rút khỏi Gaza, Hamas đã thành lập một quân đội, theo nghĩa đầy đủ. Trước Oct7, có 30.000 chiến binh, gồm các đơn vị tin học (cyber) và người nhái. Tầm bắn hỏa tiển từ 40 nay lên đến 240 km. Không kể vùng được bao che bởi hệ thống Vòm Sắt, Hamas có thể bắn vào bất cứ chỗ nào trên lãnh thổ DT.
Súng máy AK-47 và đạn đều chế tạo tại Gaza, cùng với rocket chống chiến xa, drone tự sát. Mặc dù bị DT tiêu hủy trong bốn kỳ đụng độ lớn, các kho vũ khí của Hamas ngày một lớn thêm.

Năm 2012 HK đã yêu cầu Qatar dung chứa các cấp lãnh đạo Hamas thay vì tạm trú ở Damascus. Từ đó, cấp chỉ huy Hamas cư ngụ tại Doha, và có đại diện tại Gaza. Mục đích của HK là có đường dây liện lạc với Hamas và giảm bớt ảnh hưởng của Iran. Qatar trở thành nguồn viện trợ chính yếu cho Gaza.
Tiền bạc được chuyển khoản trực tiếp hay đựng trong các va li chuyển từ nội địa DT qua Gaza bởi đặc uỷ Qatar Mohammed Emadi. Khi mang bị bạc đến Tel Aviv, Emadi được mật vụ DT tiếp và hộ tống đến trạm biên giới Kerem Shalom để đưa tiền vô tay đại diện Hamas.

Nhưng vì sao Hamas cứ tiếp tục nả hỏa tiển vào DT và DT oanh tạc phản công; đồng thời giúp Hamas có tiền sống còn? Rõ ràng DT và Hamas nương nhau mà sống. Netanyahu tranh cử với khẩu hiệu bảo đảm an ninh và tiêu diệt nhóm khủng bố nầy. Nhưng ngả sau, Net cho phép Qatar viện trợ mỗi tháng 30 triệu từ 2019.

Netanyahu tại chiến trường
Ông nói: ai muốn ngăn chận việc thành lập một quốc gia Palestine, thì phải làm cho Hamas lớn mạnh vững mạnh. Phương cách tiêu trừ giải pháp hai quốc gia là tách biệt Gaza khỏi West Bank.
Bộ trưởng tài chánh Bezalel Smotrich nói rõ rằng Chính Quyền Palestine là một gánh nặng; Hamas là một nguồn lợi, một điểm quý. DT và Hamas có chung mục tiêu là làm suy yếu Chính Quyền Palestine. Hai bên cùng hưởng lợi. Hamas tiếp tục củng cố nhà nước bỏ túi. Netanyahu mua được sự yên ổn, rảnh tay phát triển các khu lập cư ở West Bank một cách dễ dàng và hữu hiệu; đã xóa mờ viễn ảnh hai quốc gia sống chung.


Nhờ tấn công đánh đấm với DT mà Hamas đã trở thành kẻ bảo vệ người Palestine. Từ đó Gaza là địa bàn chính yếu của cuộc tương tranh và là biểu tượng kháng chiến Palestine.

Netanyahu không bị cấn cái vì vai trò ngoại giao của Palestine, đã một mình thương thảo với các nước Arab để bình thường hóa song phương hay đa phương mà không cần điều kiện chấm dứt chiếm đóng Palestine.
Netanyahu thỏa mãn với mô thức sống chung DT và Hamas.
Feb 2017, Sinwar được bầu làm thủ lãnh Hamas ở Gaza, đánh dấu việc chuyển hướng về quá khích đấu tranh của tổ chức nầy. Nhưng tiếp theo thành công dân cử nầy là một giai đoạn tương đối ôn hòa.

Khaled Meshaal
Vài tháng sau, Khaled Meshaal, cựu lãnh tụ Hamas đang lưu trú tại Qatar, công bố một chương trình chính trị mới thêm vào cương lãnh của nhóm công bố 1988. Tuy không công nhận quyền sống còn của DT, văn kiện nầy nói tới một quốc gia Palestine bên trong biên giới ấn định năm 1967.

Trước sự ngạc nhiên của nhiều người, Sinwar dùng lời thân thiện hoa mỹ nói với báo chí: Chúng tôi, người Palestine, từng đoàn, từng đoàn bước ra khỏi hầm hố để tìm các điều tương nhượng dung hòa; chúng tôi tin tưởng có những phương cách khác với phương cách tiêu hủy đập phá để giải quyết các tương tranh. Chúng tôi đầu tư vào hòa bình và tình thương.
Nhưng đó chỉ là một khía cạnh nhỏ. Khía cạnh thực sự khác trong lời nói của Sinwar u tối hơn. Cùng trong lần phỏng vấn nầy, Sinwar nói: Người dân Gaza như con hổ đói, nhốt trong củi sắt, đang chết đói. Đó là con thú mà DT muốn hạ nhục. Nay con thú được cởi trói, ra khỏi củi, không ai biết con thú đi về đâu và sẽ làm gì. Hamas không thể tiếp tục sống như xưa; các điều kiện sống không chịu được. Bùng nổ sẽ không tránh được. 
Sinwar theo chiến lược hai gọng kìm. Một mặt ông lo phát triển khả năng quân sự. Sau lần đụng độ 2021, Sinwar cho biết có 500 km đường hầm; Hamas đổ tiền làm những đường hầm nầy; dùng xi măng và vật liệu kiên cố hoàn chỉnh các xưởng vũ khí, nơi trú ẩn. Các tỉnh thành, trung tâm dân cư cách nhau nhiều km đều nối kết bằng đường hầm.


Lính DT trong đường hầm dưới bênh viện Al Shifa
Mặt khác Sinwar nghĩ chuyện tham dự các cuộc bầu cử sẽ xẩy ra trên lãnh thổ Palestine. Trong tinh thần sống chung, ông đã thương thảo với DT để Hamas cai trị Gaza trong dài hạn và cho dân chúng kinh doanh rộng rãi. Nhưng DT không chấp thuận.


Oct 2022, Nasser Al Qudwa, năm nay 70 tuổi, đã gặp vị lãnh tụ Hamas nầy ở Gaza. Giống như Sinwar, Qudwa sinh ra và lớn lên ở Gaza, thuộc thành phần ưu tú. Ông là cháu của Yasser Arafat, đã từng làm ngoại trưởng dưới thời tổng thống Abbas cho đến khi hai người chia tay. Ông sống ở Pháp nhưng thường về Trung Đông làm trung gian thương thảo giữa các phe nhóm khác nhau.
Cuộc gặp mặt tay đôi nầy đặt trọng tâm vào sự thống nhất Gaza và West Bank. Qudwa kể lại: Chúng tôi muốn Hamas bỏ quan niệm Hamas một mình gánh trách nhiệm lãnh đạo Gaza. Trông như Sinwar chấp nhận điều nầy, vì lúc ấy, giới lãnh đạo Gaza đang muốn trở về với PLO và chính quyền quốc gia.
Thực tế chính trị cho biết, các lời trên chỉ là ngụy trang nhưng vẫn khéo léo làm cho DT tin tưởng không đề phòng.
Hơn một năm trước vụ Oct7, mật vụ DT nhận kế hoạch chi tiết tấn công. Trước tiên là hàng loạt hỏa tiển và drone bắn phá các camera thu hình an toàn và các súng liên thanh điều khiển từ xa mà DT đặt theo hàng rào quanh Gaza. Sau đó chiến binh sẽ đạp rào mà vào bằng xe gắn máy, diều dơi hay chạy bộ đến 60 vị trí.
Nhưng mật vụ và quân đội xem đó là một ước mong mộng mơ của Hamas; nhận định nầy vẫn không thay đổi khi các đơn vị biên phòng báo cáo ngày nào drone của Hamas cũng lượn quanh các pháo đài; Hamas đã dựng sa bàn là những đài quan sát của quân đội để tập trận; đã kéo những chiếc xe tăng cũ của DT ra thao trường tập cách tấn công.

Khi 3.000 quân phá hàng rào biên giới tấn công các trạm canh, thành phố và ki bút vào ngày Oct7, quân đội phải mất cả bảy tám giờ hay nửa ngày mới đến nơi tiếp cứu, khi đã có 240 người bị bắt làm con tin và 1.200 người chết.

Người DT đang nghe nhạc bị Hamas tấn công

Giới tình báo cho rằng Hamas muốn bắt thật nhiều con tin để trao đổi 7.000 tù nhân Palestine. Làm được thế thì uy tín của Hamas lên đến mức tối đa. Quân Hamas mang theo lựu đạn phóng bằng hỏa tiển, mang theo đạn dược và thực phẩm đủ nhiều ngày để đánh sâu vào các mục tiêu xa hơn.

Cuộc tấn công nầy không được phối hợp với các cấp lãnh đạo sống ở Qatar. Lãnh tụ tối cao Ismail Haniyeh, khi súng nổ, còn nghỉ mát ở Istanbul và không hay biết gì. Nhưng nay ông trở nên quan trọng vì là người duy nhất có thể liên lạc với Hamas mà HK và DT đang nhờ làm mô giới thả con tin.
Ngoại trưởng Iran Hossein và thủ lanh Hamas Haniyed ở Qatar

Dân chúng Palestine biểu tình mừng vui tiếp đón tù binh được trao trả, và họ xem việc nầy là nhờ Oct7 mà có. Theo một cuộc thăm dò dư luận, nửa dân số West Bank ủng hộ Hamas và mong TT Abbas từ chức.
Nhận định chính xác có lẽ là dân chúng West Bank lo ngại sự độc đoán của Hamas và không còn tin tưởng vào Chính Quyền Tự Trị và PLO. Nói khác, Hamas chỉ có thắng lợi quân sự nhưng chưa lấy hết lòng người West Bank. Chưa có một kế hoạch phối hợp đầy đủ để giải quyết nạn người Palestine bị người DT lập cư chiếm đất và sát hại. Định mệnh của West Bank không thể giải quyết độc lập với định mệnh Gaza.
Trong ba tháng qua, DT đã biến Gaza thành những đống gạch vụn và xua đuổi hơn 2 triệu người. Tuy vậy ai cũng tự hỏi:  DT có thể tiêu diệt hoàn toàn Hamas hay không?
DT cho biết đã hạ sát 7.000 quân khủng bố, và phá hủy hệ thống chỉ huy của Hamas, tịch thu 800 cột chống đường hầm.
Trong buổi thuyết trình tháng Dec 2023, một vị trung tá cho biết ngày Oct7, trong vòng vài giờ Hamas đã từ thị trấn Beit Hanun, đông bắc Gaza, bắn ra 350 hỏa tiển. Quân đội đã lục soát khu vực và tìm thấy nhà nào cũng có vũ khí. Quân đội đã ngưng tiến vào các đường hầm vì quá nhiều bom gài. Theo ông các địa đạo nầy vẫn còn sử dụng.

Chỉ riêng về phương diện quân sự, các nhà phân tích cho rằng DT không thể tiêu diệt Hamas. Ý kiến nầy đã được New York Times đưa thành khuôn mẫu. Nhưng phải xét Hamas dưới nhãn quan rộng rãi hơn về chính trị và xã hội.
Hamas là một cơ cấu chính trị, hạ tầng cơ sở xã hội. Cho dù Hamas bị tiêu diệt, ý thức hệ chiến đấu vũ trang sẽ xuất hiện dưới một hình thức khác. Thiên hạ quên rằng Hamas đã mất 16 năm mới thành hình.
Những người DT chủ trương quyết liệt vẫn thấy rằng Hamas không những là một mạn lưới khủng bố mà là một lực lượng ăn sâu vào xã hội. Nhưng chính quyền DT chỉ nghĩ đến quân sự. Vài chục năm vẫn chưa đủ thời gian giải quyết vấn đề ý thức hệ, vì nó nằm trong tim óc người Palestine.

DT và HK chưa chắc đã thành công làm suy yếu Hamas về kinh tế. Hamas vẫn tiếp tục nhận những đợt tài trợ hùng hậu của Iran. Hamas điều khiển chừng 40 công ty địa ốc và xây cất ở Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar, Algérie, các nước Arab, mỗi năm thu lợi 500 triệu dollars.
Chuyên gia về Hamas người DT tin rằng Hamas có bị tiêu diệt ở Gaza thì Hamas sẽ hoạt động ngầm hay nước ngoài. Không khéo rồi ra, Palestine sẽ trở thành Somalie hay Afghanistan, hổn loạn, bế tắt.
Chiến tranh rất dễ khởi xướng và rất khó chấm dứt. Nhưng rồi cũng sẽ chấm dứt.
Nhiều tổ chức chờ sẵn hưởng những lợi thế sau chiến tranh. Salam Fayyad, cháu của Arafat đã từng làm thủ tướng chủ trương nới rộng thẩm quyền của PLO như chiếc dù che, gom mọi phe phái về một mối, trong đó có Hamas. Al Qudwa, người cháu khác từng làm ngoại trưởng cho rằng dân chúng sẽ chống lại Hamas làm Hamas phải suy yếu và đi theo PLO.
Thực tế chính trị cho thấy PLO đã bất lực và tham nhũng, Chính Quyền Tự Trị tệ hơn một hư vị. DT tung hoành ở West Bank. Trong lúc ấy Hamas đang được trớn có công giải thoát tù binh. Và chưa có một lượng định khoa học về sức mạnh của Hamas trong lúc nầy.
Mắt khác vấn đề Hamas cũng là vấn đề Palestine nằm trong bối cảnh của thế giới muslim. 
Phong trào Islamist đóng vai trò chủ động khắp các nước Trung Đông. Hoặc giả nắm chính quyền như Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Hoặc giả là những tổ chức quá khích do các chính phủ độc tài điều khiển như Ai Cập và Tunisie; hoặc giả là những đoàn thể vũ trang hoạt động hầu như độc lập ví dụ tại Liban và Irak.
Hiện tình đã phức tạp, tình hình sẽ trở nên khó khăn hơn khi ngòi nổ có thể khơi lên sự chia rẻ trong khối muslim như Sunny và Shia, sự tái hoạt động của Hezbollah ở Liban và Houthis ở Yemen tàu bè không dám qua đường kênh Suez, DT nới rộng chiến tranh đến Liban.
Tóm lược, vấn đề Palestine luôn có thêm những yếu tố mới mà nhà quan sát không nên bỏ qua.

Sunday, January 7, 2024

không làm phát xít Nga




        I Love Russia Reporting from a Lost Country

Chiến tuyến
Battle Lines  (from I Love Russia)
Elena Kostyuchenko, Novaya Gazeta Moscou
Bela Shavevich (English Version)
harpers.org

Năm tuổi, tôi học mẫu giáo. Mùa đông ấy, chúng tôi chơi trò chiến tranh. Đồi tuyết cao là một pháo đài lính Đức. Chúng tôi nả đạn vào. Chúng tôi không đông lắm nên không đứa nào muốn làm phát xít. Địch có lợi thế; phòng thủ dễ hơn tấn công. Đạn tuyết bay tứ tung, mười phương tám hướng. Bọn con trai đều là lính trận, tôi cũng muốn làm lính nhưng bọn chúng muốn tôi làm nữ y tá, vì tôi là con gái. Tôi kéo những thương binh khỏi chiến địa; lính bị thương người đầy tuyết, cười vang.

Mười tuổi, tôi xem truyền hình. Đài chiếu phim 'Chỉ có người già mới ra trận'. Phim về các phi công chiến đấu trẻ, những phi công đẹp trai vô cùng nầy đang đánh bọn phát xít trên không. Phim đen trắng cho nên các khuôn mặt như được chạm trổ trong ánh sáng. Các phi công chết anh dũng, hào hùng trong những đám mây khói đen. Tôi chẳng suy nghĩ gì nhưng cảm nhận: trời, sao mà có một cuộc đời vĩ đại đến thế.

Mười ba tuổi; có một đám ma ngoài góc đường. Một người trẻ bị giết hôm qua, hắn mới đây còn là một học trò trung học. Người ta đưa hắn vô lính, gởi hắn qua Chechnya và hắn bị giết tại đó. Tôi hỏi người hàng xóm Lenya ai giết hắn. Bà trả lời: người Chechnya chứ ai, ai trồng khoái đất nầy! Vì sao? Vì ở đó có chiến tranh với bọn khủng bố. Tôi nghĩ rằng giết bọn khủng bố là điều hay hơn đáng làm hơn giết bọn phát xít. Rồi nghĩ lại giết phát xít hay hơn chơ. Thôi được, người chết là một anh hùng. Lenya nói theo truyền hình, Chechnya là một cuộc hành quân chống khủng bố, không phải là chiến tranh.

Mười bảy tuổi, tôi là một sinh viên thuộc phân khoa báo chí. Tôi tham dự buổi hội thảo về quyền hạn của các tổ chức quốc tế, với sự tham gia của nhiều đại diện đại học ngoại quốc. Xong cuộc, tôi làm quen với nhóm sinh viên Chechnya gồm hai cô Asya và Malika đoan chính và đẹp xinh. Tôi mời họ lên phòng trú của tôi trong ký túc xá dùng trà, chuyện gẫu gây thân tình. Tôi nói: nào, các bạn để tôi đưa đi xem cho biết Moscou ra sao. Ngay lúc ấy, làm như tôi sắp sẵn kế hoạch, pháo bông nổ rền trời. Tôi lấy trớn nói: nhìn ra cửa sổ kìa, Moscou bao giờ cũng có pháo bông. Hai người bạn mới không nói gì. Tôi quay lưng, hai cô đã biến mất. Họ đi đâu? Cả hai đã chui trốn dưới gầm bàn.

Hai mươi tuổi; Nga tấn công Georgia. Tổng thống nói đấy là sứ mệnh bảo vệ hòa bình vì Georgia tấn công South Ossetia. Báo Novaya cử tôi và ba ký giả khác xuống đó săn tin. Tôi phải kiểm chứng các nguồn tin, viết tổng kết. Thông báo tin mới nhất về các cuộc chuyển quân của Nga và Georgia; lo nghĩ suốt đêm, cứ sợ nhỡ như có ai chết vì tin mình viết sai, thì khổ lắm, tội về mình.

Hai mươi ba tuổi; tôi đến Ai Cập tường trình cuộc Cách Mạng. Tôi thấy nhiều người bị cháy phỏng bởi bom chai. Tôi thấy cảnh mất tai, bể đầu vì đá ném. Sau đó mới bắn nhau loạn xạ.

Hai mươi sáu tuổi; chiến tranh Donbas bắt đầu. Hai vùng Donetsk Luhansk của Ukraine tuyên bố trở thành các quốc gia độc lập, hai công hòa nhân dân. Ukraine bắt đầu cuộc hành quân chống khủng bố và các cộng hòa nầy cũng làm việc giống vậy để đáp lễ. Nga nói Nga không có lính trong khu nầy, Ukraine đánh lại người Ukraine.

Hai mươi bảy tuổi; tôi đến tận nơi, tận Donbas. Máy bay cất cánh rồi tôi mới gọi mẹ tôi; tôi nghĩ thế nào mẹ cũng thét lên rồi khóc ngất. Nhưng không, mẹ âu yếm nói: Con đã ghi địa chỉ các nơi cần liên lạc vào sổ thông hành hay chưa? Hãy bọc nylon sổ thông hành, nhớ mang theo, đừng bỏ trong túi xách mà lận trong người. Phải cố liên lạc với mẹ mỗi ngày dù chỉ text vài chữ. Uống nhiều nước. Mặc áo cho ấm; hãy ở gần nhà thương, tránh xa xe nhà binh. Con có mang theo thuốc trụ sinh hay không? Đến nơi, phải kiếm thêm mấy băng vải cầm máu.
Tôi chứng kiến chiến tranh. Xe cơ giới nặng tung bắn bùn nâu lên mọi thứ, lên người, xe cộ, nhà cửa, chó. Rất nhiều chó chạy hoang. Rất nhiều người ôm súng không ngủ.
Hai lần tôi bị kẹt trong trận pháo kích như mưa. Tôi biết chạy ba chân bốn cẳng. Tôi biết lết, biết trường, thân thể dẻo như bún biết trốn đạn. Nhưng không bao giờ nghĩ sẽ chết.

Ba mươi bốn tuổi; tôi ở Moscou; hôm ấy, tôi ngủ và có rất nhiều cơn mộng sống động. Tôi thức giấc, hút thuốc. Người bạn gái chia chung phòng đang ngồi trên giường nhìn vào phone tablet; tôi không thấy nét mặt buồn vui.
- Sao bạn không ngủ mà ngồi thừ ra đấy?
- Người ta đang thả bom Kyiv và các thành phố lớn của Ukraine.
- Ai? Chúng ta thả bom à?
- Đúng thế, chúng ta thả bom. 
Tôi đi ngủ thêm hai giờ nữa, phải cố gắng mới ngủ được.
Hừng sáng, tôi ra khỏi giường, mặc áo quần, đến văn phòng làm việc.
Người trên, người dưới đều hỏi tôi: "Bạn sẵn sàng chưa?".
Dĩ nhiên tôi đã sẵn sàng.
Nhưng không thể nào tôi sẵn sàng làm phát xít Nga.







Friday, January 5, 2024

gà đẻ ra thơ

 

        Confession City

Confession du nouvel ans

Bỗng dưng ông Tây đui trong tôi muốn làm một bài luận une dissertation française, nàm ne như thầy thông ngôn lục tỉnh, áo dài đen đi theo ông cò Tây thiệt. Ngoài Huế noái là oai vang lỗ bộ c. đổ cả quần. Lỗ Bộ, như ta đây ây, là à Lữ ư Bố ố ố từ Trường Bà Tuần nghe tới chợ Đông Ba.

Oui, Mademoiselle, Madame? ma quasi aimante du temps perdu, j'ai fait le serment de te /vous aimer toute ma vie. C'était une mensonge formidable, inexcusable. Après toi /vous, ne survint aucun déluge mais une autre, ainsi de suite. Il m'advient à l'esprit une confession dite Confession de Nouvel Ans. (Vâng, thưa Cô, (thưa Bà?) kẻ "gần như" người yêu của tôi thời xa xưa, vâng, tôi có hứa, có thề yêu cô / bà suốt đời. Thiệt ra là lời dối trá kinh khủng nhất. Sau cô / bà không có hồng thủy mà một nàng khác, cứ tiếp một nàng khác. Bỗng trong đầu tôi có lời xưng tội, tôi gọi là Lời Xưng Tội Đầu Năm.

Chừng đó thôi đã đủ làm một ý thơ; đi mô cho ngái cho xa, ngồi đây mà đái ngó nhà cho luôn. Nàm thơ dễ như gà đẻ, gà đẻ không biết các danh từ nhà Phật nhà Khổng, nhà Lão, để bịp là thiền thi. Đã là thiền thì cần cấy quái chi là thiền thi, đeo nhau bốc thơm nhau. Con nít nó làm thơ hay lắm. Này nhé,  một em bé Bắc Phi sau bài học về gà vịt, đã viết một câu:

Le tunnel dans l'obscurité pond des véhicules bellement illuminés.  Đường hầm chìm trong bóng đen đẻ ra những chiếc xe chiếu sáng đẹp xinh. (verbe pondre: đẻ như gà đẻ).



Wednesday, January 3, 2024

triết lý hoài nghi




Hoài nghi tích cực trong đạo lý minh hiền.Le Scepticisme en philosophieJePense.org 7Juin2023

Thuyết hoài nghi (HN) bắt nguồn từ Hy Lạp bởi Pyrrhon (360-275) cho nên còn có tên pyrrhonisme.
Pyrrhon không viết nhưng những người từng nghe ông nói đã truyền tiếp tư tưởng của ông. Môn đệ Timon de Phlionté là phát ngôn viên của trường phái nầy.
Không những là một triết thuyết, HN là một đường lối sống. Pyrrhon 
chống đối các trường phái triết học đeo cứng những nguyên tắc cho là chân lý. Ông bát bỏ những chủ thuyết đam mê lý thuyết. Ông chủ trương an bình nội tâm (ataraxie) không âu lo, sống giản dị, xa lánh các cuộc tranh biện của các triết nhân. Nhãn quan ấy gần với thuyết khắc khổ, thuyết của Lão Thích.
Ngoài hai vị nêu trên, trong số các vị chủ trương HN có Agrippa (thế kỷ 1). Ông chứng minh không thể tìm thấy một sự thật nhỏ nhoi nào.
Sextus Empiricus (thế kỷ 2), là tác giả chính của thuyết HN cổ đại., không chấp nhận bất cứ phán định nào về thực tại.
Enésidème (thế kỷ 2), chủ trương ngưng mọi phán định vì không thể biết chân lý, mà cũng không biết chân lý có hay không. Lý do là các hiện tượng đều tương đối và không thể biết các nguyên nhân của hiện tượng.
Montaigne (1533-1592), cho rằng không thể phát giác sự vận hành của thế giới vì mọi việc thay đổi.
Descartes (1596-1650) cũng được xem là triết gia HN nhưng HN của ông đưa đến phương pháp tìm kiếm chân lý.
Spinoza (1632-1677), cuối cùng, ca ngợi HN qua một ý thức giả định về tôn giáo.

Không dễ gì mà định nghĩa dòng tư tưởng triết lý gọi là HN, bởi vì HN rủ bỏ mọi chủ thuyết triết lý. Nhưng cứ tạm định nghĩa HN là triết lý và lối sống nhắm đến tra cứu các sự việc và tư tưởng, so sánh chúng với nhau để thấy mọi lập luận đều cần hủy bỏ.
HN từ chối mọi chủ nghĩa, mọi ý nghĩ đã được quyết định thành khuôn. Không phải vì những chủ thuyết, chủ nghĩa ấy là sai hay đúng mà vì không thể nói là đúng hay sai. Nói khác, không thế phán quyết đúng sai vì sự thật luôn trốn chạy.
Thêm nữa, HN không phân biệt bản thể của sự việc và nhận thức về sự việc. Con người sống theo nhịp sống của mình, tiếp nhận những hiện tượng trước mắt; tiếp nhận chân phương chứ không phải từ chối các hiện tượng, nhưng từ chối những những biện giải lôi thôi lòng dòng. 

D
o đó, không thể có một suy tư siêu hình nào để suy tư; không có một tri thức nào để chạy theo tìm kiếm, và cũng không có một chân lý ẩn khuất nào để đào xới khai quật.
Thực tế, theo một tư tưởng, một ý kiến không phải là việc làm đúng hay sai. Nhưng tốt hơn là giữ sự phán định của mình, duy trì tư thế nội tâm để đến chỗ an lạc tâm hồn, ataraxie.

HN nói rằng không có cái đúng, cái sai. HN xác định rằng con người không thể xác định cái gì ráo trọi.
Nhưng câu nói nầy mâu thuẩn, chính nó là một lời xác nhận.
Như vậy HN đã sem sém chung lối với thuyết hư vô (nihilisme).
HN cho rằng không nên mất công đi tìm chân lý vì mọi quan điểm đều tương đối; mọi lý luận, mọi nhận thức đều chủ quan, bị ảnh hưởng bởi thực trạng thân phận sống của người giải thích. 
Tuy nhiên HN đi song đôi với việc tìm kiếm chân lý. Triết gia HN tiếp tục tìm kiếm, thay vì ngừng ở một kết luận nào đó.

Trong nghĩa tích cực, HN vừa mang tinh thần phê phán vừa mang sự khai phóng trí tuệ.  HN không chấp nhận một tư tưởng cố định nào, trái lại khuyến khích đi tới, không bao giờ đứng yên tự mãn với những gì đạt được. Trong ý nghĩa ấy, HN là một đức tính bất cứ triết gia nào cũng cần tô bồi.
Hoài nghi và thận trọng là hai cách thức làm việc của triết học.

Tôi chỉ biết một điều là tôi không biết gì hết. Câu nói của Socrate nằm trong viễn quan của thuyết HN. Đó không phải là xác nhận thất bại, mà kêu gọi di chuyển, nới rộng giới hạn cá nhân, tiến gần đến sự thật, gần với chân nguyên.
Cũng vậy Descartes nói: suy tư là hiện diện (je pense donc je suis), phát biếu trên nền móng hoài nghi. Nhà sáng lập triết học hiện tại nầy
hoài nghi mỗi khi một tư tưởng mới đến trong đầu, để tránh sai lạc và ảo tưởng.
HN là bước đầu tiến đến chân lý và tri thức; nhưng tri thức nầy không phải là thứ ẩn núp trong một chủ thuyết mà là một thực tại vượt lên trên khỏi ý tưởng và lý luận.
HN mang lại một đóng góp to lớn vào nền triết học, bằng cách nêu rõ cơ nguy đe dọa quần quật trên người triết gia. Chính là ngã chấp của ông triết lý.
Kiêu ngạo và những tin chắc nghiệm định đối ngược với hiền lý, đạo lý (sagesse), chận đường tìm chân lý. Bảo vệ một chủ thuyết, đeo cứng một phán định có nghĩa đã trở thành cuồng tín. Điều nầy trái với đạo lý, hiền lý, minh lý.
Sau cùng, an bình nội tâm không phải là gần đến chân lý hay sao? Giải thoát và an lành là con đường triết lý Đông Phương, đặc biệt là Lão Thích.
====================================