add this

Sunday, August 15, 2021

Duy Tân, variations...


Variations on a broken lyre

Variations sur une lyre brisée

Emperor Duy Tân translated by Tôn Tht Tu

There are more things in heaven and earth, Horatio, than are dreamt of in your philosophy. Shakespeare - The Tragedy of Hamlet

Oh! What a tyranny exerts the gurgling of the fountain. In the night, that sound invades my head, collides with my eardrums, scrubs my nerves like a horsetail branch ... I am sad. My thoughts are kept in turmoil. The humble luminous circle of my oil lamp strives to suggest me the idea of calmness by its staying motionless.

In vain, I wish to induce myself in the mystery roman Koennigsmart; the said prose by Pierre Benoit disgusted me as much as the Parnassian verses by Leconte de Lisle, the verses I have wanted to inebriate myself with, more than once.

The creative duchess of the spot is no more there; she - who embellished the sentences and adorned the words by the charm the world is looking for – she controlled the back and forth. A couple of minutes ago, she followed docilely the pages of my book… But all a sudden, she left, she’s gone….

Somewhere, a dog howls, a yappy one, mangy, meager: token of a whole starving life. He is often seen sleeping on a hip of trash or watching from the distrustful eyes the movements of the passers-by. His protruding ribs should have received more than one kick. His scar crisscrossed head narrates eloquently the history of the stone throwing on him. He howls, that dog. Why?

To whom does he complain about the injustice imposed by the fate? What’s the sort of faith that urges him to moan, which wears out his body?

Why does he howl?

Ah! We are real far from knowing.

Always inside of each of us exists another one who, worried, conducts inquiries.

This may be the march toward the perfection because we all are condemned to be perfectible.

The howl ceases.

My mind was coming back. It flutters around the chamber. I am always sad.

Bizarre!

The mystery of a pupil dilated to see better then entrenched behind the prongs of the eyelashes; a smile with an undetectable meaning, or a cry of a beast full of hope, or suffering or regret…that’s more than enough to render you sad, a sadness people search in vain the motive of.

Anyhow who knows?

In the dark sub conscience, the well frequented asylum of my entire self, is there an adventure the reminiscence of which dyes my mind with a somber tinge?

I am recalling….

Yes, now I do know why my heart beats in such lugubrious a way in my chest.

He, the heart, remembers the evil rendered to him by the bars of his cage, which stopped him from taking off to the light.

Yes, voilà…

I was sitting at the foot of a mossy old tree with its branches hosting the morning dew and shivering in the early breeze. The whole campaign, rejuvenated by the nocturnal somnolence, stretched out between the mountains like a for-festival dress. In this instant, I lived in a great delight, contemplating the joyful waking up of the plants and beasts.

In the arms of her mother, she passed…

While at the turn of the rural path the black reflection of her hairs vanished, I still followed in the emptiness the brief apparition of her face. Motionless and breathless, I was chasing a chimera. A light bird chirping above my head had me raise my eyes.

A man passed and smashed the rapture.

I was leaving the solitude of plants to come back to the solitude of men.

Days are succumbing in the chasm of the past…

One morning, before the sun got felt coming, I breathed the fresh air, when dreaming – I don’t know of what – of something faraway but which, by its presence, could mellow the blueish shadow of the prime daybreak. Up there, in the firmament, the stars quivered, sensing close the moment when they should cease to twinkle.

A rooster, to all, launched the echoes of a rooftop call, an alleluia of love, of life, of clarity. Other fellows, stirred by this fanfare, responded.

Tranquility reigned.

Girded at their heads with cloudy scarfs, the mountains looked like the august Knights of the Round Table, sitting together in wonderful night meetings about armament or majestic Indian Chiefs holding war council discussions, engulfed in tobacco smoke issued from their calumets. Around the Chiefs was mounted the guard with sharp peak weapons.

Everybody was sleeping. During the somnolence, humanity returns to the time when the stupid passions didn’t destroy yet the harmony of the souls and of the nature.

All was submerged in the immense quietness.

Slowly, the clouds were brightened and dispersed. The air took a better transparence, and the sky became less somber.

Suddenly, in the left, the peak of one mountain was tinged with a golden rose; then successively, all the other tops, which got in line with it, lighted up with the same shimmery glow.

Against its own will, the spirit made itself enlarged to catch up with the spectacle of this dawn, a veritable chromatic symphony all the phases of which inspired the same feeling of grandeur and appeasement.

By turn, the imposing range – where my view rested – became violet, then rose, red, orange, golden, and at the end, magnificent with a white reflection in a non-comparable purity.

All waked up.

The woods – which in a short past instant whispered in hardship – spread their branches to the solar caress.

I was looking …

By dint of having attended the spawning of the day, I found myself liberated from earthly miseries.

Joyful, my eyes admired the brilliant silhouettes of the flowers on the uniform green of the landscape. Exactly bordering the alley, two white-thorn hedges extended before me their white garments.

I was looking…

A lesser shuddering… as if to the unexpected approach of a danger or of something wished with too much of anguish.

In the middle of the alley, she exposed her wake.

Anyhow, God knows it, during the hours that flowed since when her apparition among the trees struck me hard, my mind has not been haunted by the idea of seeing her again.

For certain human spirits, the routine of skepticism and the habit of sarcasm about anything, including self, make it hard to master the emotions. In the moral defense, to be skeptic is to bear a cuirass; to use sarcasms is to manipulate a shield. But people cannot all the time carry battle gear. Is coming a moment when people believe they are living in security, when they get rid of the armor, under which they stoically get choked with a smile, when they are sensitive enough to feel a lightest sting or a minor caress.

Beside these, there are minutes when the grandiose beauty of the sky forces us to forget the earth; and there are other ones when a twangy accordion repeats over and over again a well learnt melody but it strips down the atrocious guard mounted around the soul.

On the said morning, I was disarmed. Flowers in garlands which opened timidly under my eyes helped get surging up to my lips the desire of tasting the marvelous honey and what enclosed in these flowers, new due to the nocturnal respite.

“Her” view achieved the work of the dawn.

In middle of this verdure celebrating the new day, I looked for the affinity that makes man dreaming in front of these silent and sudden things; voilà: to the enigma of things is added the enigma of men.

Why, facing this profile hardly distinguishable, did I feel the yearning to stay at this window, to stay there for centuries feeding the consummation of the time? Why did I wish that all be frozen, solidified – regardless of the absolute mobility of the universe – in order that down there, the small white silhouette be not erased?

Like the feverish realize well through their muscular dolor that the fever is imminent, I knew what would result for me from this morning of the sojourn of mine in "the large Spain to build cloudy castles".

Among the pin trees

Glides an idol vague

Down the hill foot whine

The rabbits: all’s gone.

(Rostand)

What for to resist, now that I have been shot down, wounded.

Worth better is to let the evil follow its due course,

Let the evil – which I know is not fatal – let the evil laugh at me.

Thus, and such, ratiocinates my spirit, wishing to heal me up, but in the way of a surgeon who breaks someone's bone on the pretext of getting the guy back on his feet.

The end


Thursday, August 12, 2021

Những biến khúc trên cây đàn đã vỡ


 








Những biến khúc trên cây đàn đã vỡ

Variations sur une lyre brisée

Duy Tân Nguyn Phúc Vĩnh San

Tôn Tht Tu dịch

"Này Horatio, trên trời dưới đất có nhiều điều và nhiều hơn những điều bạn đã nghĩ tưởng trong  triết lý của bạn".   Hamlet, Shakespeare

Ôi, độc ác thay, tàn bạo thay âm thanh róc rách nơi bồn nước. Trong đêm tối, tiếng động ấy đã chiếm trọn đầu óc tôi, đập vào màn nhĩ, cào cấu các dây thần kinh như một cành thủy liễu… Tôi buồn … Ý tưởng quay cuồng. Cái vòng sáng khiêm nhường nơi cây đèn dầu đã cố sức gợi nơi tôi một nét an bình, nhờ nó đứng yên không lay chuyển.

Cố mà không thành, tôi muốn chui đầu vào truyện trinh thám Koenigsmark. Cuốn văn xuôi của Pierre Benoit khiến tôi chán nản không kém những câu thơ trường phái Parnasse của Leconte de Lisle mà tôi đã thử dùng làm men say.

Nàng thơ không còn đó nữa. Vâng, chính nàng, người đã trau chuốt từng câu văn, tô điểm từng chữ viết bằng nét duyên dáng người đời trông đợi, nàng đã giữ hết các lối đi nẻo lại. Hồi nãy, nàng đã ngoan ngoãn đọc từng trang trong cuốn sách của tôi. Bỗng dưng nàng bỏ đi đột ngột.

Đâu đó, một con chó đang tru. Chú cẩu nầy ghẻ lở, gầy ốm, suốt đời đói. Quý vị thường thấy nó ngủ trên đống rác bẩn, đưa mắt thù hận nhìn cử chỉ người qua lại. Hai sườn hông trơ xương hẳn là nơi nhận những cú đá; cái đầu đầy sẹo cho thấy hùng hồn lịch sử các cuộc ném đá lên người nó. Nó hú, nó, con chó ấy. Vì sao? Nó ta thán với ai về sự bất công số phận? Niềm tin nào đã thúc đẩy nó kêu gào, tốn năng lượng thân thêm gầy?

Vì sao nó hú, nó tru ?

Chúng ta khó lòng mà biết dược.

Luôn luôn ở trong mỗi chúng ta, có một kẻ thứ hai tra xét tìm tòi.

Có lẽ đó là bước tới trên đường đến sự toàn hảo, bởi lẽ chúng ta mang một khả thể toàn thiện như một định mệnh.

Tiếng tru, tiếng hú đã dứt.

Trí óc của tôi đã trở lại. Trí óc lởn vởn quanh phòng. Tôi luôn luôn buồn.

Kỳ dị quá!

Bí mật của con mắt nông to để nhìn bạn rồi rút lui sau hàng mi; một nụ cười không biết ý nghĩa; hay tiếng hú của một con thú đầy hy vọng hay đau thương hay nhớ tiếc… những thứ ấy đã đủ làm bạn buồn, một nỗi buồn không biết nói duyên cớ ra sao.

Tuy vậy vẫn có người biết chứ. Mà ai biết?

Trong tiềm thức tăm tối, nơi toàn thể bản ngã của tôi thường trú ẩn, phải chăng đó là một hành trình, một cuộc phiêu lưu để lại kỷ niệm đủ sức nhuộm tâm trí tôi một màu tối sậm?

Tôi nhớ lại…

Vâng, bây giờ, tôi biết tại sao tim tôi đập một cách buồn nản trong lồng ngực.

Con tim nhớ rõ niềm đau, niềm bất hạnh nhận lãnh từ những thanh gỗ đóng củi giam, những thanh gỗ đã chận không cho nó cất cánh đến vùng ánh sáng.

Vâng, chính thế ấy, như vậy đó …

Tôi ngồi ở gốc cổ thụ rêu xanh, những cành cây còn giữ những hạt sương trong suốt, rung nhẹ trong gió sáng mai êm.

Cả một cánh đồng quê trẻ lại sau một đêm ngủ mát, trải rộng giữa những ngọn núi như chiếc áo ngày lễ lớn. Trong khoảnh khắc ấy, tôi sống trong một niềm hân hoan, tham dự chung với cây cỏ, thú rừng vào sự bừng thức vui vẻ nầy.

Trong bàn tay mẹ, đời nàng đã đi qua.

Khi ở khúc rẻ đường quê, những phản ánh màu đen từ mái tóc của nàng mờ phai, tôi vẫn mang trong vùng trống không của trí não hình tượng của nàng xuất hiện phút chốc. Bất động, hơi thở nặng, tôi chợt biết đang theo đuổi một ảo giác. Tiếng chim kêu ríu rít nhỏ nhẹ trên cao làm tôi đưa mắt nhìn lên.

Một người đi qua và dẫm nát sự an vui.

Tôi từ giả sự cô đơn của cây cỏ để bước vào sự cô đơn của người đời.

Những ngày đến nhanh đi nhanh dồn dập trong quá khứ…

Một sáng mai trước khi người đời cảm thức sự xuất hiện của mặt trời, tôi hít thở khí mát, vừa mơ ước một điều gì xa xăm nhưng đủ sức dùng sự hiện diện của mình xoa êm màu xanh xanh của buổi hừng sáng trước rạng đông. Trên cao kia, trên bầu trời, vài ngôi sao còn run rẩy, biết trước sắp đến lúc ngưng nhấp nháy.

Một con gà trống vọng lên một hồi kèn trong sáng, khúc hoan ca của tình yêu, của sự sống và của sự trong lành.

Những đồng đàn khác được đánh thức bởi điệu nhạc hùng nầy, lên tiếng đáp lời.

Tất cả mọi thứ đều tĩnh lặng. Quấn trên đầu một vành khăn mây trắng, những ngọn núi giống như những hiệp sĩ Bàn Tròn, ngồi quanh canh thức luận bàn quân vụ, hay những tù trưởng vĩ đại Da Đỏ hội luận chiến trận, trầm mình trong khói thuốc lá từ các cổ điếu bàn. Quanh các tù trưởng, sĩ tốt đứng canh, cầm thương dáo nhọn hoắc.

Mọi người đều ngủ ngon. Trong giấc ngủ, nhân loại trở về thời xa xưa khi các đam mê ngu xuẩn chưa phá vỡ tương giao thuận hợp giữa linh hồn và thiên nhiên.

Tất cả thuộc quyền điều dẫn của sự lắng yên không bờ bến.

Chầm chậm, mây sáng dần và tan biến; không khí trong sáng rõ rệt hơn và bầu trời bớt u ám.

Đột nhiên, phía bên trái, một đĩnh núi nhuốm màu hồng vàng, sau đó kế tiếp các đĩnh núi xếp thành hàng bắt đầu cùng chiếu sáng óng ánh như nhau.

Dẫu không thuận ý, tâm tư cũng trải rộng ra theo cảnh tượng rạng đông nầy, một hòa khúc thật sự viết bằng màu sắc, với những cung đoạn gợi lên những tâm cảm vĩ đại và an bình.

Lần lược, tổng gộp núi rừng nầy – nơi tôi cho đôi mắt ngừng nghỉ - mang màu tím, rồi hồng, đỏ, màu cam, vàng óng và sau cùng rực rỡ làm chóa mắt với những phản ánh màu trắng thuần khiết không gì sánh bằng.

Tất cả đều thức dậy; những cánh rừng hồi nãy rì rào không ra hơi, bây giờ dương rộng cây cành cho mặt trời âu yếm vuốt ve.

Tôi chú ý ngắm trông.

Nhờ tham dự vào sự khai nhụy của ngày mới, tôi cảm thấy mình được giải thoát khỏi những khổ lụy trần gian.

Đôi mắt của tôi sung sướng chiêm ngưỡng những đóa hoa làm những chấm điểm sinh động trên màu xanh lục đồng nhất của cả phong cảnh. Và chính xác không mơ hồ, cặp theo hai bên con đường đi, hai hàng rào bạch hoa, chạy mãi tuốt xa kia như muốn khoe chiếc áo dài trắng.

Tôi chú ý ngắm trông.

Rùng mình một chút, như có cái gì gần đến bất thần: một nguy cơ nào đó, hay một điều ước nguyện đầy lo âu.

Chính giữa đường đi nêu trên, nàng sắp xếp điều động cuộc bừng thức nầy.

Tuy nhiên, có Thượng Đế làm chứng, trí óc tôi không chút vướng bận với ý nghĩ gặp lại nàng, trong suốt những giờ đã trôi qua từ khi sự xuất hiện của nàng giữa rừng cây đã đập vào tâm tư tôi mãnh liệt.

Đối với vài bộ óc, nếp cũ hoài nghi và thói diễu cợt mọi thứ (kể cả chính mình), khó lòng mà làm chủ cảm xúc. Trong việc bảo vệ luân lý, hoài nghi giống như mang áo giáp, diễu cợt như đeo cái khiên, cái thuẩn. Nhưng con người không thể luôn mang chiến bào. Sẽ đến một lúc nào đó, con người tự cảm thấy sống an toàn và cởi bỏ chiến y; mà chiến y là những thứ con người núp bên dưới, tự kỷ, tự cho là anh hùng, nín thở mà vẫn cười; và cũng sẽ đến lúc con người đủ bén nhạy để thấy gai nhọn chích nhẹ hay âu yếm đơn sơ.

Ngoài đều nầy ra, có vài giây phút mà vẻ đẹp vĩ đại của trời buộc chúng ta phải quên đất; và cũng có vài giây phút mà cây accordéon ọ ẹ như nghẹt mũi lập lại những cung đàn xưa đã nghe, phá bỏ những hàng rào kiên cố vây hãm tâm hồn.

Sáng hôm ấy, tôi được giải giới, bỏ kiếm xuống. Những tràng hoa hàm tiếu non yếu đã làm trổi dậy nơi môi tôi ước muốn nếm mật ngọt diệu vợi, nếm những gì hàm chứa trong những bông hoa ấy, những bông hoa tươi mới sau một đêm ngủ ngon.

Mắt nàng đã chộ xong tác phẩm rạng đông.

Đứng giữa cỏ cây xanh biếc mừng ngày mới, tôi đi tìm bí mật của ái lực tương hệ làm con người mộng mơ trước những sự việc câm nín và đột biến; như thế, bí ẩn của đời người nay được cộng chung với bí ẩn của ngoại thể.

Tại sao trước bóng dáng mờ ảo khó nhận ấy, tôi thấy lòng mong muốn không bờ không bến đứng mãi nơi của sổ nầy, đứng mãi cho từng thế kỷ trôi qua? Tại sao mong cầu mọi sự đứng yên dù ở trong sự chuyển dịch tuyệt đối của vũ trụ, ngõ hầu bóng dáng trắng trong ấy không bao giờ biến mất?

Như những con bệnh thấy đau nhứt là biết cơn sốt đã đến gần, tôi biết chuyện gì sẽ đến cho tôi như kết quả của buổi sáng nầy trên chuổi ngày cầm chân nơi xứ nầy để xây những ngôi nhà trên cát.

Một thiên thần mờ ảo

Đã lước qua rừng thông

Đàn thỏ dưới chân đồi

Rên rỉ: đã mất rồi. (Rostand)

Tôi, tôi bây giờ đã trúng đạn, chống đối được ích gì!?

Tốt hơn là hãy để niềm đau tiếp tục cuộc hành trình, và để niềm đau – tôi biết niềm đau bất diệt – hảy để niềm đau chế nhạo tôi bằng thích.

Trí óc tôi cứ nói lui nói tới, trong ý thiện thúc đẩy tôi qua khỏi mọi đau thương. Nhưng đó chẳng khác cách thức một phẩu thuật gia, mổ xẻ một người lành mạnh, cắt ghép bó ép một khúc xương, viện cớ giúp kẻ kia đi đứng bình thường.---


Sunday, August 8, 2021

Pha chè, Chaigneau, Liszt…

 

Pha chè, Chaigneau, Liszt…

Tôn Tht Tu

Dạ thưa, cấy ni mới là pha chè (không phải “chè xôi chuối”). Trong bài trước chúng tôi đã dựa vào Wikidepia tiếng Việt lẫn tiếng Anh để nói rằng Jean Baptiste Chaigneau đã dùng một hành khúc của Liszt để soạn bài Đăng Đàn Cung theo lệnh của vua Gia Long để vua lên ngôi, năm 1802. Wiki còn ghi rõ tên tác giả là JB Chaigneau theo nhịp điệu quân hành của Franz Liszt. Wiki ghi đời sống của ĐĐC (như quốc ca triều Nguyễn) từ 1802 đến 1945.

Hai hôm nay chúng tôi cố đi tìm các hành khúc của Liszt để xem thử chúng nó ra sao. Chúng tôi mới biết Liszt sinh ngày 22 October 1811 (chết ngày 31 July 1889). Nghĩa là Liszt sinh 9 năm sau khi vua Gia Long lên ngôi.

Franz Liszt (1811-1889)
Chúng tôi cẩn thận, tìm hiểu hành khúc đầu tiên của Liszt là viết từ một hành khúc của Schubert. Tác giả lừng danh nầy ai cũng biết qua Ave Maria và Serenade, sinh năm 1797, nghĩa là Schubert được 5 tuổi khi Gia Long lên ngôi. Tuy là thần đồng, Schubert không sáng tác lúc bốn hay năm tuổi để Chaigneau mượn mà viết Đăng Đàn Cung. Wikidepia

Wiki viết theo các khuynh hướng chính trị, từng lúc từng chỗ, thay đổi bài vở và thay đổi lối trình bày. Các đại học Mỹ không chấp nhận sinh viên ghi Wiki là nguồn tham khảo. Wiki nói nhạc sĩ Trúc Phương, Bến Tre, nghèo đói rách, thiếu đường ăn xin và chết cô đơn. Trong lúc thực sự ông có con gái và con trai ở Mỹ chăm lo cho ông từ khi sống đến khi chết đầy đủ, ông không chịu để họ bảo lãnh đoàn tụ. Cũng Wiki nói Liszt sinh năm 1811 và cũng Wiki nói Liszt nguồn gốc ĐDC 1802.

Trước khi phát giác ngày sinh của Liszt, chúng tôi cứ suy nghĩ vì sao các nhạc sĩ cung đình không thể viết một hành khúc hay sao mà phải chờ Chaigneau lấy nhạc Liszt.

Nhạc cung đình Huế không thể xuất phát từ số không, bằng chứng những nhạc cụ kèn (wind) dây (string) và gõ (percussion) đã được dùng từ trước ngoài Bắc, đều mượn của Tàu. Trong dân nhạc trước 1802, rất nhiều điệu hát mang tính chất hành khúc, chỉ cải biến chút xíu thì thành marche.

Ví dụ: tình bằng / có cái / trống cơm / khen ai / khéo vỗ / mà nên

/ bong bong - được vài nhà nghiên cứu cho là do ảnh hưởng cung trưởng của Bồ Đào Nha từ khi người Bồ đến VN.

Thứ đến: trèo lên / lên trèo lên / cây bưởi / hái hoa / bước xuống / vườn cà / hái nụ / tầm xuân . Theo giai thoại văn chương là Đào Duy Từ đáp lời phía Chúa Trịnh mời ông ra Bắc, ông trả lời: cớ sao không hỏi những ngày còn không; bây giờ em đã có chồng, tức là đã theo Chúa Nguyễn. Em lấy / chồng rồi / anh tiếc / lắm thay.

Chúng tôi vừa nhận từ tác giả Võ Hương An một bài viết của ông về quân nhạc triều Nguyễn. Theo đó trước 1802, quân đội của Chúa Nguyễn đã biết và dùng quân hành khúc, xử dụng các nhạc cụ kiểu Tây phương như trống, kèn đồng và sáo đồng. Bất tất phải mượn tác phẩm của một người chưa sinh.

Vài nét vể cuộc đời Chaigneau không thấy ông Tây nầy có khả năng âm nhạc. Nếu có, e rằng chi tiết quá nhỏ để ghi vào. Tuy nhiên, Chaigneau sau khi góp công lớn trong các cuộc hải chiến từ 1794, tiếp tục ở dưới trướng của Gia Long, có chức trưởng cơ, nhưng thực là một cố vấn cho đến 1826 mang tên Nguyễn Văn Thắng.

Liszt-Schubert Piano March


Friday, August 6, 2021

Đăng Đàn Cung

 


 

Đăng Đàn Cung

Tôn Tht Tu

Điều sắp được đề cập là giai điệu chúng ta đã nghêu ngao lâu lắm mà không để ý nó là cái gì: 

Chè xôi chuối / để cúng ông bà / thịt gà rô ti thịt vịt / tôm cua đậu xào.

Giai điệu nầy không ảnh hưởng đến lịch sử cận đại nhưng nó đi liền với lịch sử và chính cái nhìn lịch sử của từng người đã ảnh hưởng nhân định từng người theo trình độ đối với bản nhạc Đăng Đàn Cung nầy.

Để làm cho những lời thô thiển bên dưới được trôi chảy, xin quý vị bỏ chút thì giờ nghe trước mấy video để thấy những chuyển cung, những hòa âm khác nhau và ảnh hưởng tâm lý khác nhau.

Đăng Đàn Cung cổ điển

Đăng Đàn Cung nhịp trung bình

Đăng Đàn theo hòa âm trong sách 1941,

Video thứ nhất được trình bày đúng nguyên gốc, nhưng được ghi chú là quốc ca triều Nguyễn, bên dưới có vô số comment của thính giả mà đa số là diễu cợt là kèn đám ma, thứ đến là ôi thôi nếu là quốc ca mà nghe thì chỉ có chết. Chỉ có vài nhận định tỏ ra hiểu biết:

Là một điệu nhạc có phần thần thánh vào lúc ngôi vua mang tính chất thần thánh như thiên mệnh, đó là điệu nhạc các ông vua bước lên ngai vàng. Giống như rước thần ở các đình hay ở Điện Hòn Chén.

Đăng Đàn Cung là một hành khúc (marche); danh từ nầy thường nghĩ là điệu nhạc hùng tráng nhưng marche, hành khúc chỉ diễn tả bước đi, bước đi nhanh chậm vui buồn khác nhau. Chúng ta có hai hành khúc đám ma của Chopin và Beethoven. Tự nhiên con ngưới bước chân trái mạnh như thao diễn cơ bản bước trái trước nhưng vẫn là nhịp 2/4. Rõ ràng: chè (mạnh) xôi (nhẹ) chuối (manh) để (nhẹ) cúng (mạnh)…

Vài tài liệu cho biết vua Gia Long ra lệnh Chaigneau soạn một khúc nhạc để vua đăng quan (lên ngôi). Ông Tây nầy đã dùng một hành khúc của Franz Liszt mà viết Đăng Đàn Cung. Chính vì vậy trên video thứ nhất có ghi Frank Liszt và Ưng Thiều. Chúng tôi chỉ tìm thấy hai hành khúc của tác giả nầy nhưng khó nhận ra là gốc, có lẽ còn nhiều hành khúc khác; khu vực Đông Âu của Liszt rất sính hành khúc như polonaise của Chopin.

[Cập nhật: Wikidepia đưa ra chi tiết Chaigneau dùng hành khúc của Liszt để viết ĐĐC năm 1802, trong lúc tự diển nầy ở trang khác cho biết Liszt sinh ngày 22 thg1 10 năm 1811, nghĩa là 9 năm sau khi Gia Long lên ngôi; và 1802 là năm sinh của ĐDC. Xin xem post tiếp theo.]

Không rõ những vua sau có dùng để lên ngôi không. Mãi cho đến về sau Khải Định và Bảo Đại mới dùng lại.

Nghe nói khi Phan Thanh Giản qua Pháp, người Pháp yêu cầu đưa quốc kỳ cho họ treo đúng nghi lễ ngoại giao, VN không có nên dùng cái khăn gói tay nãi của ông thay thế. Cũng giống vậy, bầu đoàn thê từ VN đã xuống tàu thủy đi Pháp dự triển lãm 1933 mới nhớ là VN không có quốc ca. Đội trưởng quân nhạc tên Tú đã dùng Đăng Đàn Cung viết ngắn theo ký âm tây phương thành quốc ca và được nhạc trưởng Fournier chấp nhận. Tại hội chợ, sau bài quốc ca Pháp là bài nầy rồi đến quốc ca của Miên và Lào. Thiếu vương Bảo Đại giới thiệu là quốc ca của triều Nguyễn.

Âm nhạc thì quý vị đã biết, nó biến hóa từ vui ra buồn, từ nhanh ra chậm. Serenade Schubert đã chuyển qua Jazz làm người ta nhảy đựng nhảy đột. Không biết có ai giữ hòa âm dùng ở hội chợ nhưng thiết nghĩ nó có âm hưởng fanfare, lối nhạc của Pháp trong bản Marseillaise mà Fournier hẳn biết rất rõ. Những lời bôi nhọ nầy một mặt cho thấy sự kém hiểu biết nghệ thuật, một mặt cho thấy hậu quả một thời triều Nguyễn bị rất nhiều thù nghịch kể cả Tự Lực Văn Đoàn của Nhất Linh.

Video thứ hai, trung hòa gần như quốc thiều Anh, không “đám ma” như video thứ nhất.

Video thứ ba Lê Minh Khai trình bày theo hòa âm trong sách 1941, tự ý thêm phần trống mở đầu như các quốc ca thường có.

Nếu "Etat du VN" (Quốc Gia VN) với chính phủ Nguyễn Văn Xuân 1948 tiếp tục dùng ĐĐC như chính phủ Trần Trọng Kim và chuyển qua fanfare mà làm quốc ca thì nó vẫn hào hùng hơn quốc ca Anh God Bless the King, không để hậu sinh cho là kèn đám ma. Mặt khác người VN quen với nhạc fanfare trong hai quốc ca Pháp và Việt. Họ không để ý nhiều quốc ca là một giai điệu ẻo lả như Do Thái đã dùng dân ca thế kỷ 15 giống y hệt thi tấu khúc La Moldau của Smetana. Họ không để ý Quốc Gia Nam Kỳ tự trị có quốc ca là 16 câu mở đầu Chinh Phụ Ngâm của Đoàn Thị Điểm. Hơn nữa hai bản quốc ca Việt và Pháp có vai trò tâm lý trong lịch sử; trong lúc ấy thời vua Nguyễn không có nhu cầu phải có một quốc ca.

Phần trình bày của chúng tôi chỉ làm quý vị rối trí. Câu chuyện cần được nghiên cứu bởi những người có nhạc học Đông Phương và Tây Phương vì khởi đầu là một ông Tây muốn dùng nhạc của Liszt. Rồi đến Fournier, làm cho chúng ta không hiểu bản trình tấu ở hội chợ theo cung cách ngũ âm hay fanfare. Tiểu luận của Lê Minh Khai bên dưới lại nói Đăng Đàn Cung là một tác phẩm với nòng cốt xương sống Tây Phương.

Chúng tôi xin lược dịch một tiểu luận của Lê Minh Khai về đề tài nầy.

Thế chiến 2 là một giai đoạn gây nhiều chú ý hào hứng trong lịch sử VN. VN bị Nhật chiếm nhưng gần suốt thời gian chiến tranh Nhật để Pháp cai trị. Thế rồi Pháp bị Đức chiếm. Cho nên chính quyền thuộc địa Đông Dương nhập vào hệ thống của chính phủ hợp tác với Đức, thường gọi là chính phủ Vichy.

Chính phủ Vichy dưới quyền của thống tướng Pétain đã đưa đề đốc Jean Decoux qua Đông Dương để duy trì quyền hành của Pháp, không để cho người Việt theo ảnh hưởng của Nhật. Một trong những phương pháp của Decoux là củng cố chế độ quân chủ (kết quả không như ý muốn). Sử gia Christopher Goscha ghi nhận rằng giống như hai vị tiền nhiệm Pasquier và Sarraut, Decoux chủ trương tái lập chính phủ quân chủ ở Huế và mời Phạm Quỳnh làm bộ trưởng nội vụ.

Dự án nầy không đi đến đâu vì “thiên tử” chẳng tha thiết gì. Vua Bảo Đại làm cho Decoux cụt hứng; vua hủy bỏ các cuộc kinh lý mà Decoux tổ chức để gia tăng uy tín. Hơn nữa, dự án mâu thuẩn với chính sách hiện tại là Pháp không cho dân chúng tự trị.

Chính sách của Pháp có thể tìm gặp một cách khác, qua cuốn Hymnes & Pavillons d’Indochine, xuất bản 1941 tại Hà Nội (Quốc ca và quốc kỳ ở Đông Dương).

Phần quốc ca, dĩ nhiên đầu tiên là bản La Marseillaise; tiếp đến là của Annam, Cambodge và Luang Pravang (Lào). Bản của VN gọi là Đăng Đàn. Năm 2007, sử gia Jason Gibbs ghi nhận ý kiến của rất nhiều người rằng không ai có thể xác quyết nguồn gốc của bài Đăng Đàn nầy. Mọi người chỉ đoán bản nhạc ghi trong sách ra đời trong những thập niền 1920, 1930 khi hai vị vua cuối là Khải Định và Bảo Đại muốn canh tân nhạc trong triều theo lối Tây phương.

Toàn quyền Decoux luôn xuất hiện trong các buổi lễ, bắt đầu bởi hai bài Marseillaise và Đăng Đàn.

Lời nhạc trong sách không ghi tên tác giả, chỉ nói soạn cho học sinh hát vào dịp lễ Vạn Thọ, theo tinh thần quân chủ (“lòng trung quân”). Người ta vẫn cho là công trình của Ưng Thiều, nhưng thực ra Ưng Thiều có soạn lời nhạc khác.

Lời ca in trong sách 1941:

Kìa. . . núi vàng bể bạc,

Có sách Trời, sách Trời, định phần:

Một dòng ta

Gầy non song vững-chặt,

Đã ba ngàn mấy trăm năm.

Bắc Nam cùng một

Nhà con Hồng cháu Lạc.

Văn-minh đào-tạo:

Màu gấm hoa càng đượm.

Rạng vẻ dòng-giống Tiên-Long.

Ấy công gây dựng,

Từ xưa đã khó-nhọc,

Nhờ công dày-nặng,

Lòng trung-quân đã sẵn.

Cố yêu nhau, với nhau một niềm

Nguyện Nhà Việt Nam muôn đời thạnh-trị.

--------------------------------------------------------------------

Phụ bản:

Quốc ca Cộng Hòa Nam Kỳ:

“Bản Quốc ca của nước Cộng-hoà Nam-kỳ,” Tân Việt, no. 103, 3 June 1946.

Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,

Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.

Xanh kia thăm thẳm tầng trên,

Vì ai gây dựng cho nên nỗi này.

Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt,

Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây.

Chín tầng gươm báu trao tay,

Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh.

Nước thanh bình ba trăm năm cũ.

Áo nhung trao quan vũ từ đâỵ

Sứ trời sớm giục đường mây,

Phép công là trọng, niềm tây sá nào.

Chàng tuổi trẻ vốn giòng hào kiệt,

Xếp bút nghiên theo việc đao cung.

Thành liền mong tiến bệ rồng,

Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời.

----------------------------------------------------------------

Lời ca của Ưng Thiều:

1.

Dậy dậy dậy mở mắt xem toàn châu,

Đèn khai hóa rạng khắp hoàn cầu.

Ngọn đường thông thương ngàn dặm, xe tàu điện, tàu nước, tàu bay.

Nghề khôn khéo chật khắp phương trời,

Càng ngày văn minh càng rộng, tranh cạnh lợi quyền.

Đất càng ngày càng rộng, dân giàu nước mạnh.

Nước càng ngày càng thịnh, của có thêm người khôn.

2.

Người Nam Quốc, một giống Tiên Rồng,

Thiệt giòng giai nhân tài tử, xưa rày gọi là nước tài ba.

Nền văn hiến, nặn đúc anh hùng,

Sẵn tài thông minh trời dựng, thêm nghề học hành.

Học càng ngày càng tiến, nghề nghiệp mở rộng.

Nước càng giàu càng mạnh, nòi giống thêm vẻ vang.

3.

Này Âu Á, gặp lúc phong trào,

Sẵn thấy gia công rèn tập, trăm nghề nghiệp đều biết đều hay.

Đường tiến hóa chạy suốt Tam Kỳ,

Càng ngày non sông càng đẹp, cám ơn bù trì.

Chúc Đại Pháp bình an, nước nhà thịnh trị,

Chúc Nam Việt vạn tuế, trường thọ vô cương.