add this

Monday, November 29, 2021

bán lu

bán lu

Tôn Tht Tu

Facebook Một Thời Để Nhớ nêu vài trường hợp nghề bán hàng cùng vần với tên người bán. Em tên Trang em bán nhang. Em tên Kim em bán chim…Theo phong thủy xưa có thể là một nhịp cầu trôi chảy, mua vô nhanh, bán ra nhanh. Ở Huế một thời, cha mẹ thường đến nhờ thầy Giáo Ảnh (có trả tiền) coi tên nào tốt cho con thi đậu, có chồng ngon lành. Các tên nầy không thể ghi vô khai sinh làm tên mới. Nó không dễ như bên Mỹ. Theo luật của VN xưa, chỉ được đổi tên khi tên xấu, thô tục. Thầy Tôn Thất Tiêu, kết nghĩa với chị Cầu, vì hai chữ cầu tiêu, tòa cho đổi thành TT Kiên, thầy làm luật sư. Nếu là nhà em thì xin đổi thành kỳ, cầu kỳ nghe êm tai. Chuyện ông Giáo Ảnh có người làm chứng. Ông nầy người Quảng Bình, gặp ai cũng đòi đổi tên. Ông đã thành công thuyết phục ông bà Ýến chủ Morin đổi tên hai cô con Tuyết Hồng Tuyết Ngọc thành Thanh Hồng Thanh Ngọc vì tuyết rất lạnh. Cuộc đời hai cô nầy thi khá bất hạnh cùng với vụ ông Yến bị bắt và tra tấn bởi kẻ muốn giành chiếm hay mua cơ sở thương mại nầy. Ông cũng đề nghị người học cùng lớp không dùng tên Quỳnh Hoa vì sớm nở tối tàng nhưng bị từ chối. Tùm lum tà la đi mô cũng nghe ông Giáo Ảnh.

Một facebooker dưới tên Thu DK đã viết:

Em tên Thu, em bán lu.  

Chị Thu của chúng ta chẳng mấy chốc trở thành tỷ phú (tính theo tiền đô Mỹ nhé). Thiên thời, địa lợi, nhân có hòa hay không chưa rõ. Ngập lụt ngày một nhiều, xả lũ ngày một thêm. Này Thủy Tinh nghe đây: cao nhân tất hữu cao nhân trị. Hơn cả Sơn Tinh, nhà nước đã thấy cái gót Achille * của bạn, một chấm nhỏ trúng tên ở gót là bạn chết. Nhà nước XHCN của chúng tôi chỉ bắn mũi tên nhỏ vào gót chân Achille của bạn là bạn đi đong. Nhà nước chúng tôi ra lệnh mỗi nhà mua một cái lu múc nước lụt đổ vô thì nước khô teo như cá bống kho khô.

Lúc ấy chị Thu bán lu không kịp, thiếu lu mà bán.

Bắt chước cái hanh thông của chị Thu, chị Bồng thì:

Em tên Bồng, em bán chồng. Từ từ, đừng đạo đức sớm. Em không bán chồng của em mô, "ai lâu mai hốt xà bần ve ri mớt." **Hốt xà bần là chồng, chứ không phải gạch vụn lấp hố. Chị em mình đừng: "chồng mỗng chồng mông xin trời cho tôi một tí chồng". Hãy inbox em, message cho em, gọi một tám trăm (1.800) cho em không mất tiền, giá vừa túi, nồi nào úp vung nấy.

Em Bồng, em còn tân trang chồng. Chị muốn chồng làm tiến sĩ, kỹ sư em có bằng tiến sĩ kỹ sư ngay. Bằng nầy không vớ vẩn như mấy cô lét cô liếc ký cấp đâu. Mà nữ hoàng Anh tổng thống Mỹ cấp. Khách hàng tuần tới của em là ông chồng kỹ sư cầu cống bông sốt***, bằng do Napoléon Đại Đế cấp. Em lo trọn gói mở tiệc rửa lon, à quên rửa bằng, làm khung chưng bằng nạm kim cương, có tủ kính chưng áo mão tốt nghiệp. Nhớ tên em nhé như xưa thượng nghị sĩ Mỹ Bob Dole đi từng nói: tôi là Dole, Dole như Dole Banana, bỏ phiếu cho tôi. Em tên Bồng em bán chồng.

Thế nhưng đừng thấy người ta ăn khoai mà xách mai đi đào. Nếu chị Bồng được bố mẹ gọi theo Bồng Sơn, xứ dừa Bình Định, bố mẹ em theo lối Tây gọi em là 'bonne", cho dễ nhớ em tên Bon.

không dạo dức cách mạng
Em tên Bon, không được phép bán lon, tuy thị trường nhậu và giải khát ngày một gia tăng. Nhà nước cấm "lon", nhà nước chỉ vì đạo đức, không có cái gì ngoài đạo đức (morality, nothing but morality) vì lon thêm hai dấu nhỏ thành một cấy chi kinh khủng dơ tởm hơn cái chi hết trên đời, phi đạo đức phi đạo đức cách mạng. Em tên Bon, Bonne, em không được bán lon.

Em tên Bồn, em khóc, nước mắt như sông Thu Bồn bố mẹ gọi em theo sông Thu Bồn, Quảng Nam.

Em tên Bồn em không bán gì được. Lon mà kinh tế thị trường hướng dẫn còn cấm thì huống hồ chuyện buôn bán của em.

Đúng vây, em tên Bồn.....

(nếu trùng tên, xin lỗi, chỉ tình cờ ngoài ý muốn).

Ghi chú:

*Achille, khi mới sinh, được mẹ Thetis, đem nhúng nước sông Styx để thân xác cứng như đồng, tên dao không làm tổn thương. Bà cầm gót chân thằng bé, bà sợ ướt tay nên gót của nó vẫn khô, không thay đổi. Trong trận thành Troie, anh hùng bất bại Achille bị một mũi tên nhỏ vào gót chân mà chết. Từ đó có thành ngữ talon d'Achille, Achilles' heel, Achilles' tendon chỉ nhược điểm tuy nhỏ vẫn không che dấu được.

** I love my husband very much. Husband gồm bốn âm “hớt zờ bơn đờ”

*** École Nationale des Ponts et Chaussées, Pháp Quốc

=======================================================================

Chợ hoa Tết Saigon năm xưa

================================


Tuesday, November 9, 2021

thư gởi bố


Nghĩa trang Arlington, USA






thư gi b

lettre à mon papa

letter to daddy

Đây là một bài thơ đưa lên một FB học tiếng Pháp; người post có lẽ nghĩ đến ngày 11.11 sắp đến, lễ tưởng nhớ chiến sĩ vô danh và là ngay chấm dứt thế chiến I, kèm theo hình một nữ binh sĩ trong nghĩa trang quân đội. Chúng tôi copy thiếu tên tác giả, nhưng trở lui thì mất cái window. Cập nhật: mới đây thân hữu Hoàng Vân cho biết tên tác giả là Flavien Sundhauser và gốc bài là https://www.facebook.com/1725619750875556/posts/4034159586688216/

Tiện thể có chút riêng tư, chúng tôi giới thiệu bài thơ vì cha con chúng tôi bị chia cắt xa lìa một cách bất công phi lý bởi lịch sử như ý chính trong bài: la vie nous a separéss, injustement séparés.

Lettre à mon Papa

Flavien Sundhauser

Je me balade dans les souvenirs que tu m’as laissés,

Dans une enfance qui reste inachevée…

Quand tu es parti j’ai si vite grandi

L’enfant que j’étais, est avec toi, lui aussi parti…

Je m’invente pas des chimères,

Préférant te raconter mes songes, dans mes prières,

J’espère juste qu’elles arrivent jusqu’à ta destination,

Je n’attends pas que tu reviennes, je le sais bien,

Mais j’aime à croire, que de moi, tu n’es jamais loin

Je ne remplace pas ton absence, par une imaginaire présence,

Je remplace juste les choses pour qu’il n’y ait pas trop de différence…

Je pleure encore, mes larmes ne t’oublieront pas,

Et il me plait de te dire, qu’elles te parlent mieux que moi…

Aujourd’hui, elles ne m’ont presque pas quitté,

Puisque c’est le jour, où la vie nous a séparés, injustement séparés.

Alors, papa, et pour la première fois,

Je t’écris, je t’écris tout ce que je t’ai déjà dit,

Pourquoi, je ne sais pas, soulager peut-être mon cœur,

Une inavouée pour demain, peur…

Non, je ne sais pas, mais j’en ai besoin aussi,

Et peu importe comment, partager encore avec toi, ma vie…

Je sais papa, mais je ne sais pas comment faire,

Oui, la vérité, la seule c’est que me manque, tant mon père…

 

Thư gởi bố

Con chạy quanh rong ruổi những kỷ niệm bố để lại cho con

thời thơ ấu, cái thời chưa sống hết trong tình thương của bố

Khi bố đi thì con lớn nhanh.

Thằng bé năm xưa cũng theo bố đi luôn.

Con không bày ra những ảo tưởng,

vì con thích kể bố nghe những giấc mơ tiếp theo những giờ cầu nguyện

và con hy vọng thư đến đúng nơi nhận là bố.

Con không chờ mong bố trở về, con biết không có được.

Nhưng con tin, tin riêng cho con, bố không xa.

Con không bù đắp sự vắng mặt của bố bằng một sự hiện diện tưởng tượng

Nhưng sắp xếp các thứ làm sao chúng không khác xưa.

Con còn khóc, những giọt nước mắt không quên bố;

Hay quá, chúng nói chuyện với bố giỏi hơn con.

Hôm nay nước mắt không xa con vì hôm nay là

ngày cuộc đời đã chia cắt xa lìa chúng ta,

chia cắt bất công, phi lý.

Bố ạ, lần đầu tiên con viết thư cho bố;

không gì mới, ngoài những gì đã kể bố nghe;

để làm gì con cũng không biết nữa:

mà như thể để ruột gan không nặng một món sợ hãi chưa nói ra,

sợ hải cho ngày mai, sợ hãi vì ngày mai.

Thêm việc nữa con không biết làm sao, nhưng con cần,

cho bố thấy cuộc đời của con.

Cũng không biết cách gì chia sẻ được

Trước thực tế duy nhất, chân lý duy nhất:

(ấy là) đời chỉ gồm thiếu vắng

và nhớ thương bố biết mấy cho vừa. (ttt dịch)

 

Letter to Daddy

I’m wandering in the reminiscences you left to me

during my childhood not yet finished under your care.

Once you gone, I grew up so fast,

the lad I was was gone with you too.

I don’t make up any chimera;

I prefer to narrate my dreams mixed up in prayers.

I only expect these would reach the right destination, you.

I don’t long your coming back; I know the impossible

But I believe, secretly in me, that you are not far.

I don’t replace your absence with any fancy presence;

I only straighten up things to keep them unchanged.

I’m still crying, my tears won’t ignore you;

so glad to say they talk to you better than I do.

Today, these tears don’t leave me, they stay with me

Because today is

The day when the life separated us,

Split us wrongfully, unfairly.

Well, Daddy, for the first time, I write to you

I write what I’ve told you up, nothing else.

For what, I fail to realize what for,

but partly as if faintly unburdening my heart

from an undisclosed specteur,

a fear of, and for, the tomorrow.

And this, neither did I recognize why but I need

To share with you my life.

Again, I don’t know to get it done.

Meanwhile, is self-offered to me the bare reality, the unique verity:

the vacuum in mind, populated by my intensely missing you.

(translated by ttt)

====================================================================

Ode ofJoy Beethoven

============================================

 

Thursday, November 4, 2021

Phán xét mới về Nga

Vladimir Bukovsky họp báo 1976 tai Zurich






Phán xét mới về Nga

Secret Files of the Soviet Union

Amy Knight reviewing “Jugement in Moscow, Soviet Crimes and Western Complicity

Vladimir Bukovsky, nhân vật trội yếu trong phong trào phản kháng Nga, đã từ trần ngày 27-10-1919 để lại cuốn sách xuất bản 20 năm trước bằng tiếng Nga, Pháp và Đức nhưng bản tiếng Anh mới xuất hiện gần đây. Đóng góp quan trọng của tác phẩm nầy là chép các tài liệu mật mà tác giả đã chụp hình khi văn khố Nga mới mở cửa tại Moscou; việc chép nầy cũng mang những ý kiến riêng của tác giả, giúp thế giới có cái nhìn hơi khác với cái nhìn hiện hữu về Nga trong thời gian ngắn trước và sau ngày đế quốc đỏ sụp đổ; nhất là vai trò của Gorbachev.

Vladimir Bukovsky (VB) sinh 1942 và lớn lên tại Moscou, luôn tin tưởng mãnh liệt rằng sức mạnh cá nhân là vũ khí quan trọng nhất để chuyển đổi nền chính trị quốc gia. Từ lúc nhỏ, ông đã “trở chứng”, không chịu làm lãnh đạo đoàn thiếu nhi tiền phong ở trường, và bốn năm sau không chịu gia nhập đoàn thiếu niên xung phong. Đầu năm 1963 ở tuổi 20, VB bị bắt vì sao chép các bài chống Liên xô (LX); trước đó hai năm ông đã bị đuổi khỏi đại học khi đang theo ngành sinh học, vì viết văn chống CSQT. Sau khi được “chẩn nghiệm tâm thần” ông phải ở hai năm trong nhà thương điên, loại cơ sở nầy KGB thích dùng thay cho nhà tù cổ điển để giam giữ thành phần chống đối.


Tổng cộng ông đã ở 12 năm trong nhà thương điên, trại lao động, nhà tù trước khi bị trục xuất, tay bị còng cho đến khi phi cơ hạ cánh ở Zurich năm 1976 để trao đổi với việc tha tù cho lãnh tụ CS Chile Luis Corvalan.

VB là một trong những người đầu tiên chủ trương biểu tình công khai, thay vì các hoạt động lén lút bất hợp pháp; ông thường kêu gọi tôn trọng trật tự xã hội. Chiến thuật đối đầu với chính quyền ông dùng là những đạo luật thành văn. Theo hồi ký, ông đã soạn bài tự biện hộ dài một giờ rưởi tại phiên tòa 1976 xử tội biểu tình bất hợp pháp, ông đã trưng dẫn nhiều bộ luật về hình sự tố tụng. Ông lãnh án ba năm lao động cưỡng bách.

VB xứng lời khen tụng đã gây chú ý về việc Nga hà lạm ngành chẩn trị tâm thần để gây khổ não cho dân chúng mà Alexander Solzhenitsyn gọi là gulag thần kinh. Năm 1971 ông đã chuyền lậu đến tay các bác sĩ tâm thần Tây Phương một bức thư kèm bằng chứng cho biết nhiều người bất đồng chánh kiến bị giam trong nhà thương điên. Bức thư công bố trên Times of London đã gây phẩn nộ lớn tiếng trong giới trị liệu tâm thần. Điều nầy đưa đến việc VB bị bắt và năm sau ra tòa về tội mạ lỵ ngành trị liệu tâm thần LX.

Tại hải ngoại VB tiếp tục chống đối chính quyền Nga từ lúc định cư ở Cambridge, Anh Quốc năm 1976. Sau khi Gorbachev được bầu làm thủ lãnh đảng CS Nga năm 1985, VB chú tâm khuyến cáo các chính phủ đừng quá nhiệt tâm, say mê nhà lãnh đạo mới nầy. Gorbachev đưa ra một kế hoạch – được Tây phương ca ngợi – đương đầu với sự suy thoái trầm trọng của nền kinh tế Nga quá bấp bênh, bằng cách khởi xướng chính sách kinh tế tự do giới hạn, tự do phát biểu, bầu cử có nhiều ứng viên ở cấp tỉnh, cấp vùng. Nhưng theo VB, Gorbachev chỉ dùng những chính sách glasnost (đổi mới) và perestroika (chỉnh đốn cơ cấu lãnh đạo) như để xả xì và chận đứng sự thành lập những lực lượng chính trị thực sự độc lập, chứ không phải mở đầu một nền dân chủ đầy đủ vững vàng.

Năm 1991, VB trở về quê nhà sau 15 năm lưu lạc, vào “buổi xế chiều hôm trước” ngày Xô Viết sụp đổ. Ông thất vọng khi khám phá rằng mặc dầu đại đa số dân chúng sẵn sàng xô sập chế độ, giới ưu việt, gọi là các nhà dân chủ lớn lên trong perestroika, không như thế, không sẵn sàng xô sập chế độ. Tại diễn đàn nghị viện Cộng Hòa Nga (tuyên bố tự trị trong Liên Hiệp Nga năm 1990), VB thúc dục đối đầu với chế độ Xô Viết bằng một cuộc tổng đình công, nhưng các dân biểu chỉ muốn thỏa hiệp.

Sau khi Boris Yeltsin dẹp tan cuộc tạo loạn của thành phần bảo thủ vào tháng 8, 1991, VB trở lại Moscou nhằm nghiên cứu tại trung tâm văn khố của đảng CS Nga vừa mở cửa. Nhưng ông thấy các viên chức trách nhiệm không muốn xúc tiến phơi bày các bí mật, từ khi Yeltsin ký quyết nghị tái lập việc bảo mật. VB không được phép xem các tài liệu lưu trữ quan trọng, những thứ liên quan đến đời sống của chính mình. 

Cuối năm ấy, ông gặp cơ hội mới. Ông được mời làm nhân chứng trong vụ án sắp tới xét xử đảng CS Nga tại tòa án hiến pháp mới thành lập. Ông đòi phải được tham khảo các văn kiện lưu trữ mới nhận lời. Nhờ một máy ảnh nhỏ trong lòng bàn tay ông đã chụp hằng ngàn tài liệu mật của đảng CS Nga và KGB. Về sau, ông đã đưa hết lên trang nhà, nhưng chỉ 1/3 đã được dịch qua tiếng Anh. Nội dung tổng quát của cuốn Jugement in Moscow cho thấy chủ tâm của VB là phơi bày những tin tức về việc lạm dụng trị liệu tâm thần mà hành hạ con người. Một tài liệu chụp hình được là tờ trình tháng 12, 1969 của phân khu KGB Krasnodar chuyển tiếp đến Bộ chính trị (BCT) bởi trưởng ngành KGB lúc ấy là Yuri Andropov xác nhận rằng tại vùng Krasnodar có 55.800 bệnh nhân tâm thần, là những tội nhân có ý hướng xấu về chính trị, có hành vi bất hảo như muốn trốn ra ngoại quốc hoặc viết thư mạ lỵ LX.  Ngoài ra khu vực nầy hiện còn từ 11 đến 12 ngàn người cần nhập viện để điều trị tâm thần. Phần trên tờ trình Andropov viết rằng các vùng khác, tình hình đều giống vậy.

VB làm bài tính: Nga gồm chừng 100 đơn vị vùng (quận hạt) lấy đó mà nhân lên thì KGB hiện có hơn một triệu người cần vô nhà thương điên. Như vậy KGB cần thiết lập một gulag tâm thần.

Vì chiến dịch trên thế giới chống hà lạm tâm thần, Andropov hủy bỏ ý định gia tăng số “bệnh nhân” nhập viện. Tuy nhiên việc khủng bố tâm thần vẫn tiếp tục cho đến hết thập niên 1980.

Những tài liệu VB chụp được còn cho thấy tầm mức rộng lớn và chiều sâu của cuộc chiến chính trị đầy tham vọng chống Tây Phương, gọi là các biện pháp năng động, gồm việc hậu thuẩn tích cực cho phong trào CSQT. VB viết: Từ 1969 cho đến ngày sụp đổ, Moscou đã giúp hằng tỷ dollar cho các đảng CS; từ 1979 đến 1989, hơn năm trăm lãnh tụ CS đến Nga tham dự huấn luyện đặc biệt. Nga đã cung cấp vũ khí và trang bị quân sự cho El Salvador và Nicaragua để nuôi dưỡng các tương tranh. Mặt Trận Giải Phóng Palestine đã dùng vũ khí Nga cung cấp trong những vụ khủng bố. Các con số thống kê trong sách cho thấy ngân sách đã bị hút sạch tiền.

Dĩ nhiên Nga không bao giờ bỏ mất cơ hội làm hại HK, kẻ đối nghịch chính. Trong điệp văn tháng 4 1970 gởi Trung Ương, Andropov ghi rõ: vì sự gia tăng chống đối của người da đen tại Mỹ sẽ gây khó khăn cho giai cấp cai trị ở Mỹ và làm cho chính phủ Nixon xao lãng trong chính sách đối ngoại, chúng ta phải thực hiện cho được một số biện pháp giúp đỡ phong trào nầy. Andropov tiếp tục khai triển một kế hoạch rộng lớn tuyên truyền rằng HK thực hiện diệt chủng chống Mỹ da đen. Gần 50 năm sau, Nga lại theo kế hach cũ nầy bằng cách điều khiển một đạo quân hacker trong cơ quan Nghiên Cứu Internet tung ra tin thất thiệt và xúi dục tranh chấp chủng tộc để ảnh hưởng bầu cử tổng thống 2016. Nga xem nhẹ ảnh hưởng của phong trào phản kháng đối với việc cai trị nội địa, nhưng chú tâm đặc biệt đến dư luận quốc tế. Để thành công trong việc quảng bá chủ nghĩa CS, Nga cần giữ bộ mặt cho toàn vẹn đẹp đẽ. VB in lại biên bản buổi thảo luận đầy kịch tính kéo dài nhiều giờ trong BCT về số phận của Solzhenitsyn, khi Tây Phương sắp xuất bản cuốn “Quần Đảo Gulag”.

SolzhenSitsyn
Tổng thư ký Brezhnev nói: “Thằng du côn Solzhenitsyn khoác lác khắp thế giới; chúng ta phải làm gì mà trị nó chơ?” Andropov, sau khi nhấn mạnh rằng ông đã lưu ý mọi người về nhân vật nầy từ năm 1965, đề nghị trục xuất ra nước ngoài. Nhưng những thành phần khác kể cả thủ tướng Kosygin thì chủ trương tống giam: bắt hắn, đưa ra tòa, đày tận Bắc Cực, lạnh lắm không có ký giả nào dám mò tới”. Chủ tịch liên bang là Podgorny thì thất vọng, ông nói: nhiều nước như Tàu chẳng hạn, dân chúng bị xử tử công khai; bọn phát xít Chile nả súng vào đầu dân hay tra tấn; người Anh ở Ái Nhĩ Lan đàn áp giới lao động. Trong lúc ấy chúng ta phải giải quyết thằng nghênh ngang một cách yếu xịu để thiên hạ ném bùn vào mặt.

Nhưng cuối cùng, Andropov thắng. Solzhenitsyn bị trục xuất cuối năm qua Tây Đức, và năm 1976 ông định cư ở Mỹ.

Khác với cố gắng bất thành, chống việc tây phương lên án vi phạm nhân quyền, tuyên truyền Nga chú trọng đến luận điệu giải trừ vũ khí hạch nhân để vận động dư luận quốc tế thuận lợi. Chiến dịch nầy chống kế hạch của Mỹ sẵn sàng sử dụng hỏa tiển đầu đạn nguyên tử Pershing II, đặt các dàn phóng địa không ở Âu Châu. Mục đích là giúp Nga không chạy đua vũ khí quá tốn kém. Trung Ương đảng tháng 5, 1976 đã quyết định xây dựng một nền móng vững chắc để thực hiện kế hoạch tài giảm chạy đua vũ khí. Tài liệu của VB cho thấy hoạt động nầy kéo dài đến 1980, bộ chỉ huy đặt tại Phần Lan tài trợ bởi Quỹ Hòa Bình Xô Viết mà mọi người dân phải đóng góp. Chiến dịch nầy hoạt động thường xuyên, chỉ thay đổi chiến thuật theo tình hình từng lúc. Nga đã vận động thành công, triệu người khắp Âu Châu biểu tình chống việc thiết lập hệ thống hỏa tiển Perching của NATO.

Trong thời gian ấy khủng hoãng Ba Lan năm1980 trở thành một thử thách cho phong trào hòa bình và cho chính ngay sự sống còn của khối LX. Cuối tháng mười năm ấy BCT bàn luận về diễn biến tại quốc gia nầy nơi bất mãn vì kinh tế đã đưa đến các cuộc đình công, thợ thuyền đã chiếm xưởng đóng tàu Gdansk. Brezhnev than phiền: Phản cách mạng đã diễn ra đầy đủ Ba Lan. Sao lại vậy? Bộ trưởng ngoại giao Gromyko lên tiếng: Chúng ta không thể mất Ba Lan. Trong cuộc thư hùng chống Hitler, Liên Xô đã mất 600 ngàn quân để giải phóng Ba Lan, chúng ta không thể cho phép phản cách mạng xẩy ra. Cuộc khủng hoãng trầm trọng hơn vì liên đoàn lao động Solidarity lớn mạnh và đưa ra nhiều đòi hỏi. Lãnh tụ LX càng lo ngại CS Ba Lan không thể đương đầu với tình trạng bất ổn nầy. Andropov trình bộ chính trị rằng thủ tướng Jaruzelski hoàn toàn bó tay trước áp lực của nghiệp đoàn; Kania uống rượu nhiều hơn. Ít hôm sau ông cùng bộ trưởng quốc phòng Ustinov mật đàm với hai lãnh tụ Ba Lan nầy yêu cầu tuyên bố tình trạng khẩn cấp nhưng không đi đến đâu.

Mặc dầu 44 sư đoàn đã chuyển đến biên giới, Brezhnev không có ý định đưa quân vào Ba Lan. Sự hăm dọa nầy như đùa nhưng hiệu nghiệm; Jaruselski tuyên bố quân luật. Nga biết rằng nền kinh tế lụn bại đưa đến bất ổn nhưng không thể thấy qua hành động của nghiệp đoàn Solidarity rằng XHCN không thể đi đôi với thịnh vượng kinh tế. BCT tiếp tục mù quán cho đến khi chế độ sụp đổ từ bên trong.

VB đưa ra một điểm quan trọng là không như Tây Phương nhận định, BCT không chia thành hai phe: bảo thủ cương quyết và tự do, trái lại luôn luôn đoàn kết giải quyết các vấn đề quốc tế và quốc nội. Ông đã chê cười ý nghĩ rằng Andropov và đệ tử ruột Gorbachev thuộc phái tự do chủ trương một cuộc cải cách toàn diện hệ thống cai trị LX.

Gorbachev
Những tài liệu VB trích dẫn hậu thuẩn luận điểm của ông rằng Gorbachev vận dụng cải cách như những biện pháp cấp thiết để duy trì quyền lực của giới lãnh đạo. Trái với nghĩ tưởng của các chuyên gia về Nga, khi hai chính sách perestroika và glasnost ra ngoài sự kiểm soát và cần những biện pháp mạnh, Gorbachev giữ tay lái. Gorbachev được thông tri mọi diễn biến, trên bàn ông có đủ các bản tường trình, từ vấn đề kinh tế mỗi vùng, tình trạng các tổ chức riêng rẻ trong đảng cho đến các biến cố quốc tế. Khi thi hành perestroika để giải quyết khó khăn kinh tế, Gorbachev vẫn chủ trương đè bẹp các bất ổn xẩy ra trong các cộng hòa không thuộc chủng tộc Russia. Ngày 9 tháng tư 1989, quân đội Nga xả súng vào đám người phản đối tại Tbilisi, Georgia giết chết 21 người và làm bị thương nhiều kẻ khác. Hai ngày sau Gorbachev nói với lãnh tụ Đông Đức, Hans Jochen Vogel: Ông đã nghe tin tức về Georgia rồi chứ? Biểu tình phản đối của nhóm chủ trương lật đổ Liên Xô, chúng chạy theo dân chủ, thổi phòng đam mê, đưa ra những khẩu hiệu, chủ trương khiêu khích đến chỗ mời lực lượng quân sự NATO tiến vào lãnh thổ của cộng hòa nầy. Ông hãy giữ dân chúng đâu ở đó, ông phải tích cục chống các mạo hiểm chính trị ấy, ông hãy bảo vệ perestroika tức là cuộc cách mạng của chúng ta”. Vai trò của Gorbachev trong vụ Tbilisi đã được bàn cải trong nhiều năm nhưng lời nói nầy đã đánh đổ lời của chính ông rằng ông không hay biết gì về kế hoạch dùng quân đội chống thường dân hay ít nhất ông không chấp thuận việc tấn công nầy.

Ngày 4 tháng 10 cùng năm sau khi được báo tin ba ngàn người bị giết tháng 6 vừa qua tại Thiên An Môn, Gorbachev nói với BCT rằng: Quý vị phải thực tế, người Tàu tiếp tục, không chịu rời chính quyền, không khác gì chúng ta. Còn ba ngàn há?”. Năm sau ông điều khiển đàn áp Baku; quân Nga ngày 19.01.1990 theo lệnh của ông tiến vào thành phố dẹp cuộc đòi hỏi độc lập khỏi Moscou. Hơn hai ngàn người chết và mấy ngàn bị bắt giữ. VB căn cứ vào nhật ký của thành viên BCT Vadim Medvedev ghi lại việc sửa soạn tuyên bố khẩn cấp và gởi lính đến Baku. Khi Nga đã vữa nát, Gorbachev vẫn xem quân sự là giải pháp chính yếu. Ngày 13.01.1991, quân Nga tấn công người biểu tình Lithuania trước đài truyền hình, 30 thường dân chết. Cố vấn ngoại giao Anatoly Chernayev ghi trong nhật ký hai ngày trước Gorbachev đã điện đàm với Georges Bush hứa sẽ không dùng vũ lực. Ông nầy viết tiếp: Báo chí và truyền thanh trong và ngoài nước thắc mắc Gorbachev có biết và điều khiển vụ nầy hay đã hoàn mất sự kiểm soát. Tôi không quả quyết gì nhưng tin rằng Gorbachev muốn tình hình diễn ra như vậy.VB phát giác mọi tài liệu liên quan cuộc đảo chánh 1991 đã bị tiêu hủy nhưng tác giả nhấn mạnh huyền thoại nhóm bảo thủ và phản động quyết chống Gorbachev; thông tin bóp méo nầy giống như huyền thoại đối nghịch giữa nhóm tự do và bảo thủ.

VB lý luận rằng văn khố cho biết không một cơ quan nào kể cả KGB dám hành động tự ý mà không có sự chấp thuận của Gorbachev. Sự chuẩn bị tình trạng quân luật đã bắt đầu mấy tháng dưới sự lãnh đạo của Gorbachev. Mặc dù có nói đã đổi ý, Gorbachev vẫn chủ định trở lại Moscou nắm quyền nếu kế hoạch thành công.

Dưới con mắt nhà điểm sách, VB chỉ trích quá đáng nữ thủ tướng Anh Margaret Thatcher, Ronald Reagan và Bush. VB cho rằng tây phương, khi ủng hộ Gorbachev và chính sách cải cách, chịu trách nhiệm việc không thể thực hiện cuộc cách mạng dân chủ thực sự tại Liên Xô. Người đọc có thể hỏi VB có chắc rằng hàng trăm triệu người sau bức màn sắt sẽ cùng Tây Phương triệt hạ CS nếu Tây Phương ủng hộ tầng lớp bất đồng chánh kiến thay vì Gorbachev. Phải chăng các cải cách của Gorbachev tuy chưa toàn bích đã đi đúng hướng?

Một nhà phê bình khi đọc Judgment in Moscow đã nhận xét rằng VB không biết hay không nhìn nhận rằng perestroika của Gorbachev đã giảm thiểu tương tranh hạch nhân ở tầm mức đầy ý nghĩa.

Nếu VB cần tìm một người để trách móc, người ấy là Yeltsin, người tác giả đã cho qua hầu có thì giờ chỉ trích Gorbachev. Sau khi đã qua mặt Gorbachev, Yeltsin tái lập mật vụ an ninh thay KGB bị giải tán mùa thu 1991, cho phép hình thành nhóm tư bản “du côn”, giàu có trên sự thiệt hạ của người dân Nga.

Công ty Random House đã mua bản quyền Judgment in Moscow năm 1995 nhưng không ấn hành vì VB phản đối các hiệu đính của bĩnh bút Jason Epstein. Epstein không thích lối hành văn lê thê và lời phê bình các chính khách Mỹ không yêu nước. Mặc dầu hiệu đính nằm trong diễn trình xuất bản, VB cho đó là kiểm duyệt chính trị. Phản ứng nầy dễ hiểu vì VB đã quen với hệ thống pháp luật Nga, bắt buộc phải viết theo nhà cầm quyền.

Các bĩnh bút không đồng ý với VB rằng Tây Phương không thắng Chiến Tranh Lạnh, trái với dư luận đương thời.

Nhưng ngày nay, VB không còn bị chê bai khi ông nhấn mạnh rằng tội phạm trong chế độ CS không bị triệt hạ mà còn hoành hành. Kinh tế gia người Nga Andrei Illarionove 2021 nhận xét rằng: hãy xem những kẻ chiến thắng năm 1991 đã giữ những chức vụ cao cấp, (tổng thống, thủ tướng, chủ tịch thượng hạ viện v…) không có ai không thuộc đảng CS hay KGB.

Nếu Tây Phương thắng Chiến Tranh Lạnh thì vì sao Tây Phương đang đối đầu với một Kremlin hiếu chiến, can thiệp vào bầu cử các nước và lập lại kho vũ khí hạch nhân. Vì sao Nga đàn áp bắt bớ truy tố những người biểu tình ôn hòa?

VB trước đây đã thúc dục Yeltsin trừng trị tội phạm CS như kiểu tòa Nuremberg, nay hoàn hoàn tuyệt vọng. Nga bây giờ là một màn bi hài kịch, những thủ lãnh hàng thứ hai trong cấp đảng cũ, các tướng lãnh trong KGB đang điều khiển những nhà dân chủ và những vị cứu  Nga thoát khỏi CS; cuộc sống của họ vô nghĩa, những hy sinh của họ không ai công nhận.

Không ngạc nhiên khi VB chỉ trích mạnh mẽ Putin. Năm 2008, theo đề nghị của giới dân chủ, ông tranh cử chức vụ tổng thống nhưng bị từ chối, ông không ở đủ 10 năm trước ngày bầu cử.

Từ khi chính quyền Nga không tái tục chiếu khán thẻ thông hành năm 2014, VB không bao giờ trở về quê cũ. Có lẽ VB vẫn mang trong tim hy vọng đồng hương sẽ thách thức phản kháng chế độ Putin như ông đã làm thời son trẻ một kẻ phản kháng trong hòa bình. Nghe tin VB chết nhà báo Ukraine Matvey Gnapolsky đã chia buồn như sau. “Ông không thể chờ ngày Putin ra đi. Nhưng nhiều kẻ khác sẽ chứng kiến giúp và nhớ đến Vladimir Bukovsky”.----

Xin đọc thêm cùng blog nầy: Gorbachev cầm vàng lội sang sông



 










Xuất xứ: Jugement in Moscow 


''