add this

Friday, January 27, 2017

hoa hồng và sơn ca



Hoa Hng Sơn Ca
                           
                  Nghĩ đến em ta tìm một vần thơ để gọi
                           Cho giờ nầy trong triệu phút triền miên
                           Bình minh đến nắng vàng mộng nhụy
                           Mặt trời non còn tắm ở bờ ao.

Nhưng nghĩ tới bà con thì phải tìm cả bài thơ để gọi vào những giờ phút cuối chờ nghe Gà gáy hầu mong thấy hòa bình (dậu niên lai kiến thái bình).

The One and The Other Asia
Love, if you will, your roses and your nightingales
Those mountains neighbour to the sky
Those microcosms meshed in silk and stone
Those intricate fossil thoughts too old to die.
But remember the river bones dry and their shingles spread like ash
The cattle gasping in fragmented fields
The vultures wheeling down from brazen sky
and the usurer's pious text as he counts his yield.

(Nếu thích, xin bạn hãy yêu thương khóm hoa hồng và lũ sơn ca,
Những ngọn núi cao ngất cao bằng trời
Những tiểu vũ trụ trong tơ tằm trong đất cát
Những nguồn tư tưởng dày đặc đã hóa thạch, không phai mờ vì đã quá xưa.
Nhưng xin nhớ những dòng sông cạn như bộ xương khô, lòng sông như suối tro than;
Những con bò gặm cỏ trong những cánh đồng chia nát xẻ nhỏ li ti.
Những con kên kên bay lượn từ bầu trời trân tráo rồi đâm xuống tìm mồi
Và xấp giấy dày, linh thiêng thần thánh, trong tay người cho vay cắt cổ ghi số tiền lời đã thu được).

William Gordon East, ức đoán là một nhà địa dư làm việc tại thuộc địa Ấn, đã nêu rõ hai cực đoan của tiểu lục địa Ấn Hà làm bức tranh chung của Á Châu. Bên Ấn, ông thánh thì cứ tọa tĩnh, kẻ cho vay tiếp tục cắt cổ. Bên Tàu hơi khác một chút; Khổng Lão Nghiêu Thuấn còn rơi rớt trong lòng người, kẻ cho vay được thay thế bằng Vệ Binh Đỏ, gồm cả tiền thân và hậu thân của chúng.

Tiểu đệ đã gởi gắm khá nhiều tâm tư vào bài thơ và đưa vào bài Hột Kê Ngọc (<- link) giới thiệu thành quả tìm về một nền nông nghiệp nhân bản, dung hòa thiên địa nhân. Đây không phải là hậu thiên của cuộc cách mạng xanh, trái lại là một phản tĩnh, vì cách mạng xanh (green revolution) quảng cáo ầm ỳ, chen giữa chiến tranh lạnh, đã không giải quyết nạn đói mà trái lại gây tốn kém thiệt hại đất đai khô cằn vì phân hóa học và những di lụy khác. Hột kê đã nằm trong danh sách tử tù chung với hàng trăm thứ giống khác đã có tự ngàn xưa, xưa như những tư tưởng hóa thạch ở thung lũng Ấn (Indus Valley) nay đem trồng trở lại với phương pháp khoa học, dùng khá nhiều màu mỡ hữu cơ và luân lưu (renewable) có sẵn tại chỗ.

[Khi Obama đi Cuba, các phân khu của phong trào New Economics đã tỏ ra lo ngại rồi đây Cuba sẽ chuyển nền canh nông để thích ứng với nhu cầu của Mỹ. Tập thể hóa trên đảo quốc nầy đã xìu xìu ển ển và trên thực tế đã chấm dứt, nông dân đã hưởng chút tự do mặc thị (let it be, laissez faire), học được chủ trương “nhỏ mà xinh” (small is beautiful) do một kinh tế gia Áo thực hiện thành công trong vùng Carribean. Nay vì lợi lộc mới, nông dân có thể bỏ cũ đổi hướng quên mối hại lâu dài. như ở VN biến ruộng thành hồ nuôi tôm được ít lâu mà thôi, rồi bỏ hoang, sâu quá không cấy lúa được, chỉ cho ốc bưu vàng sinh sôi nẩy nở].

Nightingale Bird HD Picture

Chắc chắn bà con sẽ yêu những bông hồng và những bé sơn ca. Nhưng con gà tre, cầm tinh năm dậu, vẫn có uy lực trong tiếng gáy, uy lực gọi mặt trời phải thức dậy, để
         
                  Nghĩ đến em ta tìm một vần thơ để gọi
                  Cho giờ nầy trong triệu phút triền miên
                  Bình minh đến nắng vàng mộng nhụy
                  Mặt trời non còn tắm ở bờ ao.

Người đã bắt chước làm ra cung kèn rạng đông cho lính kèn tọ te buổi sáng và dùng hình gà trong dấu chỉ phương hướng trên nóc nhà.

File:Roses Boutons FR 2012.jpg

Mà cứ 12 năm, gà lại về để thiên hạ buồn vui trong câu sấm: thân dậu niên lai kiến thái bình. Mà kiến, là thấy hay xây cất? Thấy thì đã thấy năm trước, năm Thân vào ngày Tết, chết quá trời, thái bình có chộ chi mô; rứa là hết “sấm gầm” rồi đến “sét đánh”: Mười phần chết bảy còn ba, chết hai còn một mới ra thái bình.

Nói để nói mà chơi, chứ có bao giờ an bình đâu, nhờ Cung Tiến giúp một tay: đời quên an bình cho người; đời lập từ những đêm hoang sơ. Thật vậy, theo dịch học, hổn man chi sơ, Bàn Cổ thủy xuất, vị phán âm dương.Từ đó bắt đầu hướng đi ra, phân biệt ta với người, mưa nắng, tinh thần vật chất; tình cảm lý trí… Thế nhân học dịch để biến: thái cực sinh lưỡng nghi; lưỡng nghi sinh tứ tướng, tứ tượng sinh bát quái. Trí giả còn học thêm cách trở lui, phản phục. Trở về sự lắng yên như ước mơ thủy tĩnh của Lão Tử, thu tóm cả trăng sao như gương phẳng trơn tru; trong suốt không chao động rọi rõ tận đáy lòng.

Đó là thứ thái bình hữu cơ đứng trước thứ thái bình vô cơ của loa sắt oang oang suốt ngày ở đầu xóm, hay lau tau nơi miệng chính khứa.

Một qua, chạp đến với trăm ngàn lời chúc nồng ấm của bà con. Lại thấy bồn chồn, bâng quơ, bâng khuâng, e chừng giao động nhẹ. Chẳng phải vì lo thêm một năm kéo gần đến lỗ khi đã quá mức ki vôi “bảy bó”. Nhưng 'bỡ ngỡ xôn xao thắm thiết dạt dào, em biết yêu lần đầu; quấn quít nguôi ngoai, đắm đuối miệt mài, em biết yêu lần cuối (theo Giọt Mưa Trên Lá, PD). Lần đầu hay lần cuối, đôi ta đều phá vỡ sự vây hãm của thời gian.

Đầu năm thân chúc bà con:
an bình như mặt nước hồ yên.
không bị thời gian vây hãm.
thắm thiết dạt dào yêu mình và yêu đời.
 ttt Georgia, sáng ba mươi năm thân, chờ năm dậu 2017



Tuesday, January 24, 2017

đôi guốc gỗ




đôi guốc gỗ chiều ba mươi
tôn thất tuệ

Chiều ba mươi, chiều tuế mộ, phải dùng cả ba chữ cho nó dài lê thê như lòng mình vì nó dư một chữ, mộ là chiều như mộ khúc, serenade, mang tính chất giao tiếp với đêm và chưa thành dạ mà  viết dạ khúc, nocturne.
Những ngày ngồi chơi xơi nước, tôi hay đến nhà một cựu nhân viên chính phủ VNCH, ông cứ nhắc tôi:  sau nầy anh có quyền hành (sic) thì cho công chức nghỉ ngày ba mươi vì nó quan trọng hơn cả ngày mồng một. Ngày cúng ông bà anh biết rồi chớ.

Nhưng tôi nhìn thêm ngày ba mươi là ngày của người nghèo: chợ hai mươi chín chợ nhà giàu, chợ ba mươi chợ nhà nghèo. Hai mươi chín gồm những ngày trước, phải kể từ 20 tháng chạp. Ngó qua bên tây phương, trước Noel gần cả tháng, người giàu đã lên trại thông mua cây ngo thật to, hay mua sớm giá rất cao. Còn phe nghèo chờ đến trưa 24 mua mấy cây ôi.

Tết tạo ra một số người "mua đầu chợ bán cuối chợ", hiểu theo nghĩa bóng, mua quấy quá cái gì đem bán kiếm chút tiền và chờ cho đến gần chiều ba mươi mới mua sắm cúng tết trong lúc nhà giàu đã lên mâm lên cổ. Trên đôi thúng gióng, thế nào cũng có vài cây bông thọ, bứng nguyên cục đất bỏ vào hai ngọn lá thơm thành chữ thập. Mãi cho đến gần đây tôi mới biết ý nghĩa của bông thọ là để lấy phước, theo sự tin tưởng của trong Nam. Bông thọ tròn vo như một thứ viên mãn, tròn trịnh của trời đất, của triết học đông phương. Ở Huế có loại bông thọ tre. Tre?, đúng bamboo ấy mà. Lấy thanh tre, bào mỏng giữ lên phía trên như một đầu tóc xoắn tròn, nhuộm vàng hay đỏ ngả vàng cắm ở trang thờ.

Trở lại chợ 30, bạn sẽ thấy, em ơi hoa rụng tơi bời, giờ đây giấc mộng tan rồi. Những thứ còn lại cho ta thấy mức tiêu thụ của người dân. Thôi hãy thu xếp cho xong. Nhưng sự thể ấy cũng giúp cho người nghèo làm tròn việc đáp ơn tổ tiên, tưởng niệm chiều linh thiêng, chiều tuế mộ.

Những năm còn tiều học, đến Tết là tôi đi bộ qua Thương Bạc xem hàng chưng bán, thích nhất là cây dành dành, đào nguyên gốc mà thả sống trong nước, tôi nhớ nó giống như gardenia mẫu đơn của Mỹ, những con cá long nhãn, đuôi phướn. Tôi thấy các chậu cúc, thược dược. Từ những thứ ấy tôi biết thêm chữ "vàng Bảo Đại", màu vương giả. Về sau tôi thấy thân sinh của Thạch Trúc trồng những hoa ấy trong nhà đẹp làm sao.

Dạo ấy tôi sống bên nhà ngoại. Một hôm cậu Cửu la oai oái đêm qua có kẻ vô cưa ngang cây mai. Cây mai rất quen thuộc nên tôi có thể hình dung những cành bị cắt. Do đó, buổi đi Thương Bạc hôm ấy bắt đầu sớm hơn và tôi đi khắp chợ xem thử có ai cầm cành mai bán hay không. Có vài người cầm cành mai bán, nhưng các cành rất nhỏ so với nhánh mai bị cưa trộm.
Hôm ấy 29 Tết, tôi thấy một người lớn tuổi cầm nhánh mai, mà bên dưới đã hui cháy đen như thường làm (để kéo dài sức sống cành hoa). Ông đi chân đất và đem theo một đứa con trai chừng bảy tuổi cũng chân không. Khi đã xế chiều tôi đi về; trước tôi trên cầu Trường Tiền hướng về phía An Cựu, hai cha con ông ấy cũng đi và mang theo cành mai, có nghĩa không bán được.

Hôm sau ngày 30, tôi trở lại như thói quen và canh chừng có ai bán mai trộm nhà mình hay không. Hai cha con ông ấy vẫn mang cành mai cũ ra bán. Quá giữa trưa tôi vẫn thấy ông kiên nhẫn cầm bảo vật ấy. Vì ngày Tết, tôi phải vào phía Tam Tòa nhà bác tôi, phía trước nhà ông tổng giám thị Đóa. Xế chiều, tôi trở về Bến Ngự.

Và trên cầu Tràng Tiền như hôm qua hai cha con hướng về hữu ngạn. Người cha hình như không ôm cầm cái gì cả nhưng thằng con có đôi guốc gỗ mang quanh cổ như vòng hoa chiến thắng. Tôi chỉ ghi nhận như rứa.
Hơn 60 năm, hôm nay tôi viết lại, nước mắt chảy hồi nào không hay. Anh chị em chúng ta đã là cha mẹ, ông bà nội ngoại. Lúc nhỏ cha mẹ chúng ta hay nói nuôi con mới biết công ơn cha mẹ.


Đứng ít nhất hai ngày trời bán cho được cành mai mua cho con đôi guốc gỗ. Ông có cưa trộm cành mai của kẻ khác không? Nếu có, xin cho tôi chia xẻ nghiệp quả nầy, xin cho tôi cùng sám hối. Và xin trời đất, các đấng linh thiêng ghi cho ông cái tội sinh phúc. "Felix culpa, felix culpa", cái tội phải làm người cha nghèo.--


       xuân quên
              tôn tht tu

                 Ta mê ng không thy gì trđất
                  không thy ta mt k lưđày
                  nhng bóng ma ln quđọng b mi
                  như réo gi tên ta tng nhp.

                 Ta lng yên làm người xa l
                  vì tên ta đã để đâu xa
                  hn chan cha nhng gì xưa cũ
                  xó nào đâu mà đặđể tên ta.

                 Ta vn ng chiu xuân nơđất l
                  ý xuân nng ru ta ng thêm say.
                  Đừng lay động cho mơ xuân vn thm.
                 Ta mơ người quên bng cái tên ta
                  mà ch nh mt dòng thơ vô nghĩa
                 ta viết ra không nói vđời
                 cho mi mđêm khuya ngâm vnh
                cho côn trùng nhy múa vi hn oan.

                 Xin quên ta, k điên cung vì hư o
                 xuân đã v và nhn giăng tơ
                 ta vo, vn còn đeo câu thơ vô nghĩa
                 chưa dám quên vì còn thương em vô tn
                 em sang sông ra sch nợ trn
                 đời tinh khiết cn chi thơ nhc ngườơi!







Saturday, January 14, 2017

hình dáng xưa


hình dáng xưa
qua nét họa Mori Izumi


















           ---------------------------------------------------------------------------------------------------


                            Túp lều trống vốc, ngoại cảnh, nội tâm
                            đều nằm hoàn toàn trong quyền thống trị
                            của ba hiện hữu liên hệ mật thiết dính bó với nhau:
                            quan tài phủ cờ vàng ba sọc đỏ
                            thiếu phụ vọc đất,
                            lon sữa bò có cắm mấy chân nhang đỏ.
                                                                  
                       nắng quảng trị (ß-xin xem tiếp)]

          ------------------------------------------------------------------------------------------------------


---------------------------------------------------------------------------------------------------------

Con chó vàng gy m chy nhanh vào nhà, nét sung sướng ngot đuôi mng r. V hn đi chân đất t ngoài vào, tay cm chiếc nón lá rách tơi, mc chiếc áo trn hoa dù hoen , vá chng cht nhiu lp. Hn có cm nghĩ bà ta vá thêm cho dày, vì chiếc áo thô dùng ngoài chiến trn không đủ sc chng li các tia nng cha vào vai gy ca cô hc trò năm xưa.

Nếu xưa kia mt ai đó đã ny sinh ý nghĩ v rn ri trên loi vi y để d hòa đồng vi thiên nhiên hu tránh con mt ca địch, thì nay chiến y ny li lc lõng ni bt ra. Nếu nó không b l ra trong khung cnh rng núi ny, thì nó cũng l ra đầy đủ trong thi gian. Chiếc áo y lưu du mt khon đời đã qua, mt cuc chiến tàn li than tàn chưa lnh hn.

Người ta đi mua nhng th áo y trên vĩa hè, trong ch tri vì nó đủ dày, đủ bn cho công vic nhc nhn. V hn cũng làm như vy, mua cho hn c năm ri nhưng không mc nên c trn tri sut ngày, nghĩ rng tht da hn còn bn hơn chiếc áo dù kia; c để dành v chiếc áo đàn ông, chiếc áo phn li ý hướng ngy trang ca tác gi, đặt trong thi gian.

NCười (ß xin xem tiếp)

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

Vài nét v tác gi Tiger Mori Izumi
Một thân hữu đồng nghiệp gởi cho chủ vườn gà tre một số tranh vẽ của Tiger Mori Izumi, ông chỉ nói vì đã lâu năm làm cho Cục Quân Nhu VNCH, ngành may mặc ông thấy Mori đã nghiên cứu rành rõi quân phục của Quân Lực VNCH, không có chi tiết nào sai lạc. Thật vậy, họa sĩ xứ Phù Tang nói ông đã từ nhỏ say mê thương mến QLVNCH và tìm hiểu càng nhiều càng tốt. Khuynh hướng tình cảm nầy được xây dựng và nuôi dưỡng bởi lòng thương mến dành cho người Việt và sự tôn trọng tính chất nhân bản chi phối mọi hoạt động của miền Nam.

Vị cựu sĩ quan Quân Nhu nói trên không nói gì thêm về ngưởi vẽ, ông chỉ bày tỏ một nỗi sầu vạn kiếp:

                        Nhìn vào nước mắt rưng rưng
               Một thời dĩ vãng tưởng chừng hôm qua.

Ông biết rõ lẽ vô thường không hơn thì cũng bằng người khác, nhưng ông vẫn buồn vì còn là người. Cách nay chừng một tháng vị hiền thê đã qua đời tại thị xã San Clemente, California. Ông im lặng dấu nước mắt, chỉ thông báo cho một số rất ít người quen; ông cũng nói lẽ sống chết là vậy, thành trụ hoại không ... nhưng vẫn buồn vì mình không phải là cỏ cây. Kinh nghiệm tâm linh ấy cho thấy nỗi sầu theo hai câu thơ trên không phải là đầu môi. Người đời và đời người có khác chi nhau.

Tranh Mori linh hoạt, năm cô mặc đại lễ như đang đi, diễn hành qua khán đài; làm tôi nhớ đến một lời bình phẩm của Los Angeles Time về một cuộc triển lãm tranh xưa của Tàu biểu hiện sự vận chuyển của đời sống và thiên nhiên như có khuôn mặt không đứng yên. Mori dùng chính một đề tài, một khuôn mặt, đi theo những hình trạng khác nhau của các bộ quân phục. Ông có rất nhiều bức vẽ loại nầy với nhung phục các nước như Thái Lan, Lào, và cả Pháp.

Nếu không nhầm, trước đây Viêt Nam mình Lê Trung có nét vẽ riêng dành  cho cùng một người đẹp rất chi là Nam Kỳ, mọi người biết nhờ tranh làm bìa các báo Xuân; khi thì hái sen, ghe nhỏ cày lên mặt hồ hoa lá chen nhau; khi thì mơ màn trong vườn cau như đang chờ nhà chàng đem khay trầu đến cưới. Tàm tạm, có thể gợi lên phần nào bởi tranh quảng cáo xà bong Cô Ba.


Mori nằm trong Hội Bảo Vệ Truyền Thống QLVNCH tại Nhật và hằng năm trình diễn cảnh sinh hoạt nhà binh. Mori thường đóng vai người lính tên Thanh.

Một đoạn tự sự của tác giả trên blog riêng:

Từ lúc còn nhỏ, tôi đã chú ý đến đồng phục quân sự nói chung. Đến tuổi 17, tôi khởi sự sưu tập đồng phục QLVNCH và tự học về lịch sử chiến tranh VN. Một sự tình cờ lạ lùng, tên trường trung học của tôi lúc ấy viết tắt là Koshi Nam 越南, đọc theo Hán Việt là Việt Nam. Tiếp theo, trong suốt 10 năm tôi cùng bạn bè tham dự các cuộc trình diễn lại cảnh sinh hoạt của QLVNCH, trong vai người lính Bộ Binh, Pháo Binh, Kỵ Binh, Quân Cảnh, Nhảy Dù, Biệt Động Quân, Địa Phương Quân, Lực Lượng Đặc Biệt, Nha Kỹ Thuật, Cảnh Sát Quốc Gia.  Đam mê dành cho QLVNCH không bao giờ dứt. Đồng thời tôi nghe tiếng nói của các cựu binh sĩ trên internet và hiểu sự khổ đau của dân Việt dưới ách CS.
Có chừng 10 ngàn người Việt tỵ nan ngay sau ngày 30.4.75. Đa số dân Nhật không hiểu chiến tranh VN và không hiểu tại sao “giải phóng” đã dồn hơn triệu người vào đường trốn chạy. Tôi cảm thấy mình có nghĩa vụ  giúp đỡ những nạn nhân nầy.



(I've interested in a military uniforms from child age.
When I was 17, I started to collect uniforms of the QLVNCH, and study the history of Vietnam War on an individual basis. (By a curious coincidence, my old high school which I attend in that time called "
越南(Koshi-Nan)" as an abbreviation, it's a same Chữ Hán with "Việt Nam".
Then I've joining a Vietnam War re-enactment event in Japan with my friends over 10 years. Through that, we have playing a part of the QLVNCH soldiers, such as Bộ Binh, Pháo Binh, Kỵ Binh, Quân Cảnh, Nhẩy Dù, Biệt Động Quân, Địa Phương Quân, Lực Lượng Đặc Biệt, Nha Kỹ Thuật and Cảnh Sát Quốc Gia. Our passion for QLVNCH never decline.
At the same time, I've reading a voice of QLVNCH veterans on Internet to learn the history of that war deeply. Through that, I learned a hardship of the Vietnamese people who are repressed by the Communist Party of Vietnam.
In actuality, over 10,000 Vietnamese refugees came to Japan after 1975. However, most Japanese people don't know the true history of Vietnam War and why the "liberation" by Ho Chi Minh made over one million refugees.. I feel so sorry about them as a Japanese. So I decided to be helpful for them, as a person who knows their hardship).
ttt

sayonara daisukina hito
tạm biệt người tôi yêu