add this

Thursday, January 28, 2021

Buồn Thu

Bun Thu

Nãi Th Hà Nhân

Tôi có người bạn nói rằng nếu như thích nghệ sĩ, ca sĩ hay văn thi sĩ nào đó thì chỉ chừng đó, đừng nên tìm hiểu gì thêm vì biết nhiều sẽ làm lòng yêu thích của mình không trọn vẹn. Ngày trước ,,,vẫn cười nó quá khích, sau nầy cảm thấy không sai.

rạp Gia Hội điêu tàn
Có một ca khúc của một nhạc sĩ nói về nỗi đau đớn (của ông ta) khi phải chia tay với người mình yêu vì chàng đã có vợ, con mà nàng là một ca sĩ mầm non chưa có gia đình… Bản nhạc cảm động, buồn da diết (ít nhất với tôi), rồi một lần tôi vô tình thấy ông ta giới thiệu nhạc phẩm ấy của mình với gương mặt hớn hở, tươi vui như giới thiệu một bản nhạc tình hạnh phúc!

Tôi thích đọc truyện của một nữ văn sĩ người Huế vì lối văn là lạ và bà viết nhiều chuyện có vẻ rất thâm cung bí sử của Huế. Sau nầy mới biết là huyễn tưởng, bôi nhọ người khác bằng chữ nghĩa của mình.

Cũng như một nhà thơ nổi tiếng vì thơ cũng như tài nghệ có mấy người vợ ai cũng đều được cưới hỏi đàng hoàng vì chàng chuyên thuê người giả làm cha mẹ mình đến cưới.

Nhiều lắm ...

Không trách người mà chỉ trách mình dễ tin. Câu nói “văn là người” hẳn chỉ là câu nói khi trà dư tửu hậu.

Lắm khi nghĩ đến những ca nhạc sĩ hay văn thi sĩ, rồi nghĩ đến vợ hoặc chồng của họ, tôi thực sự bái phục; phải công nhận họ có cái đầu và trái tim bằng sắt. Tôi thì không đủ can đảm và trái tim tôi mong manh, yếu xìu, chết sớm vì ghen mất.

Huế thời xa xưa

Thu năm nay tới sớm và có lẽ mùa đông cũng tới sớm vì mới chớm thu trời đã lạnh hơn mọi năm. Trung thu năm nay trăng đẹp, không bị mây che mờ như những năm trước nhưng dịch cúm tàu nên đành nhà ai nấy ở. Xem phim xem truyện mãi cũng chán, vào thế giới ảo thì vừa hay người bạn chuyển cho nghe một bản nhạc do ca sĩ nội địa hát. Tôi vốn không thích nghe ca sĩ nội địa hát vì loại ngôn ngữ thiếu trước hụt sau, ngây ngô đến sợ; phục sức thì như những con rối rẻ tiền hoặc như nhà nghèo thiếu vải, hát không một chút truyền cảm. Ngay như họ hát "nhạc vàng”, cũng sao sao ấy.

Tôi không hiểu được mình đã nghĩ gì, có phải choáng váng? Tôi uống một ly trà nóng và xem lại. Cảm giác đầu tiên là tội nghiệp cho nhạc sĩ. Trịnh Công Sơn nếu còn sống, khi nghe mụ ca sĩ nầy hát nhạc của mình như vậy thì e là phải chạy ra sông Hương nhảy ùm xuống sông một phát cho hả tức hoặc chơi nguyên một chai Ông Già Cầm Gậy để lãng quên đời. Cảm giác kế tiếp là một con điên đang phê thuốc hát hò cho hạ hoả. Sau cùng là buồn … buồn ghê gớm ...

Bản nhạc được mụ ca sởi nầy hát tại Huế để kỷ niệm Trịnh Công Sơn!

Nếu như mụ hát ở Hà Nội thì cũng qua quít cho xong, nhưng mụ lại hát ở Huế, kỷ niệm ngày giỗ TCS. TCS được xem như là niềm hãnh diện của Huế (chúng ta không nói đến quan niệm chính trị) và thưởng thức nhạc của ông, dân miền Nam đều biết thưởng thức như thế nào, huống chi dân Huế. Để tác phẩm của “danh nhân” xứ mình bị chà đạp, hạ nhục như thế thì cà chua, trứng thối đâu sao không ném hoặc lôi đầu nó xuống mà vẫn ngồi xem như không có gì thì đúng là … "phi ní lô đia".

Huế huyền sử
Nhưng cũng không trách được, bởi Huế bây giờ không phải Huế xưa của những con đường êm ả, những ngôi nhà êm đềm sau những hàng rào bằng cây xanh ngắt đôi lúc chen lẫn những dây tơ hồng vàng ươm hay ẩn mình sau vườn cây rợp mát mà mỗi hoàng hôn, tiếng chuông chùa nhẹ như có như không cùng mùi hương trầm thoảng bay theo gió. Huế với những tà áo trắng e lệ, khép nép với mái tóc thề đen huyền che dưới chiếc nón bài thơ. Huế với áo dài … vâng, những tà áo dài rất đặc biệt của Huế, riêng Huế.

Cơn sóng đỏ đã cuốn phăng bao truyền thống, tinh hoa, văn hoá cùng những tà áo dài, những thiếu phụ dịu đàng, những mái tóc thề đen huyền của Huế! Nhìn những cô gái, những người đàn bà nhuộm tóc hung như râu bắp, áo dài màu mè, kệch cỡm, màu sắc như chưởi nhau hay những cái áo đầm "thời thượng" quê mùa, những quần tây, áo rộng hở vai, hở ngực được khoe nhặng trên “nhà” và bạn bè của họ, tôi đã ngẩn ngơ tự hỏi: "đàn bà Huế đây ư?”

Đâu rồi những tà áo dài trắng như những bông hoa nở rộ, như những cánh bướm lượn lờ, hay những tà áo màu rất dịu, rất trầm rất “cố đô”.

Đâu rồi những cô gái, những người đàn bà Huế ngày xưa đã khiến tôi một thời ngưỡng vọng, cố bắt chước để có được một chút gì của Huế!!!

Mà đâu riêng gì Huế. Cả miền Nam đều đã không còn!

Huế cắm sừng 2019
Tôi đã ngơ ngác thật lâu giữa những con đường, những khu phố, nhìn những người quanh mình. Tôi như lạc vào một thành phố nào đó, không phải là Sài gòn của tôi; mọi thứ đều xa lạ, từ kiến trúc, con người và ngay cả ngôn ngữ.

Lẽ ra tôi không nên trở về để trong lòng vẫn còn giữ mãi mùi hương ngọc lan của những tháng ngày lang thang trên những con đường Phan Thanh Giản, Phan Đình Phùng, Tú Xương, Lê Ngô Cát. Những ngày mưa nhìn lá me rơi trước trường Quốc Gia Âm Nhạc hay lượm những con cà cuống dưới những gốc cây trước trường Gia Long sau mỗi cơn mưa mà chúng tôi vẫn gọi đùa là trường Mao Bì. Hình như tôi đã khóc. Không! Thật ra tôi đã khóc và đó là lần duy nhất tôi trở lại Sài gòn.

Hãy ngủ bình yên trong đáy tim tôi, để đôi khi nhớ lại, lòng tôi sẽ rưng rưng, sẽ ngậm ngùi để nhớ về một nơi từng là quê hương của mình, một quê hương vàng son rất đẹp, rất thơ nay đã không còn.

"Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?" (thơ Vũ Đình Liên)

Nói mấy cũng không cùng!!!

PS: Không post video vì sợ bẩn nhà mình nhưng bạn nào muốn xem cho biết sự đời thì vào Youtube gõ Hạ Trắng, thanh lam. Lâu rồi, đã mấy năm nhưng cũ người, mới ta.

==================================================

Xin Còn Gi Tên Nhau 

Trường Sa  *  Ngọc Lan

=================

Tuesday, January 19, 2021

Thiên Thư Thời Nguyễn

 







Thiên Thư Thời Nguyễn

Thiên Thư in the Early Nineteenth Century

Lê Minh Khai

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên phận định tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận ở sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

Trần Trọng Kim dịch


Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà vô cùng đặc sắc; hai câu đầu mang nhiều tính chất lịch sử: Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế cư; tiệt nhiên phận  định tại Thiên Thư”. Sông núi đất nước Nam của, do vua Nam ở, và đã phân định rõ trong Thiên Thư. Thiên Thư được dịch thành Heaven’s Book hay Celestial Book. Thư nầy, “book” nầy nói cái gì trong đó? Không ai dám đoán chắc thứ gì ra thứ gì. Nhiều học giả VN cho rằng bản văn là do thiên cơ bút viết ra, nhưng chẳng có gì làm chứng cớ.

Bài thơ nầy xuất hiện cuối thế kỷ 11 (Lý thường Kiệt chống quân Tàu ngoại xâm). Đầu thế kỷ 11, năm 1008, một cuốn “Thiên Thư” được phát giác tại kinh đô nhà Tống. Suzanne Cahill viết về sự việc nầy như sau:

Ngày 12 tháng 02 năm 1008, một cai gác cỗng hoàng thành đã bắt gặp một tranh cuốn màu vàng bằng lụa, có niêm khằng và buột bằng dây chỉ xanh, treo lửng từ mái ngói của một cỗng thành của Đại Nội. Tống Hoàng Đế Triết Tông (trị vì từ 988 đến 1022) phán rằng cuộn lụa nầy rõ ràng là một món quà trời cho và gọi nó là Thiên Thư 天書; vua quan vui mưng tiếp đón trọng thể.

Câu chuyện nầy và nội dung hết sức phúc tạp. Nhưng theo Suzanne Cahill, sử gia Tàu xem đó là phản ứng vô hiệu hóa sức mạnh quân sự hiển nhiên của tiểu quốc Tây Hạ; hoặc là phản ứng tình trạng bè phái chia rẻ trong triều; hoặc dùng cho cả hai mục đích. Nói khác sự xuất hiện Thiên Thư cho vua Tống có sự giúp sức của Trời để cai trị và thi hành các chính sách cần thiết vào giai đoạn nguy hiểm, ngoại xâm.

“Thiên Thư” trong bài Nam Quốc Sơn Hà trông như đóng vài trò của Thiên Thư phát giác trong cỗng thành triều Tống. Tuy vậy, không chắc ý nghĩa thực sự của nó là gì.

Vài thế kỷ tiếp theo, học giả VN dùng danh tự Thiên Thư một cách dễ hiểu hơn bằng cách giảng luận trong bối cảnh Lão Giáo, rồi cho nó biến thái qua Khổng Giáo. Khổng học cho rằng trời và đất đều có những giềng mối. Những giềng mối nầy được được giải bày qua các ký tự, văn viết của bậc thầy trong Cửa Khổng. Các vị nầy có đức hạnh công chính ghi lại trung thực các quy luật, các nghi lễ của từng vương quốc. Đồng thời cho biết biên cương của các vương quốc được ấn định theo những mô biểu của trời trong tinh thần hòa hợp tam tài, thiên địa nhân.

Qua đến đầu thế kỷ 19, Lê Quang Định, học giả đại thần, đã dùng danh tự “Thiên Thư” trong tinh thần nầy khi viết bài biểu trình vua Gia Long rằng ông đã hoàn tất tập địa dư nhan đề Nhất thống dư địa ký (Gia Long thứ 5, 1806).

Bài biểu có đoạn viết như sau:

Từ thời Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân qua đến các triều đại Lý, Trần, Lê, Thiên Thư đến Hoành Sơn là dứt. Các tiên vương dựng nước chỉ gồm đất Chàm và Chân Lạp cùng bốn châu Qui Nhơn, Hoài An, Quảng Nam và Bình Thuân. Vào lúc ấy, đất đai vẫn còn chia cắt ở Linh Giang (Sông Danh). Dân chúng không biết đọc, công sở chánh quyền rất nhiều nhưng hổn tạp. Nay nhờ Hoàng Thiên giúp sức, nước nhà đã có một vương triều; đất nước chạy từ phương đông bọc đến chu vi phía nam. Biên cương đã được ổn định; đất đai qui tập về một mối. Giáo huấn của chư Thánh truyền khắp nơi. Tổ tiên nhà Nguyễn đã đưa thanh giáo 聲教 (giáo dục thanh khiết hóa)) đến phía Nam Hoành Sơn. Có nghĩa là Thiên Thư được quảng bá khắp Đàng Trong từ Đèo Ngang mà xuống Nam Vực. Thuận ý Trời Đất, thuận lòng dân. Tiếp tục Nam Quốc Sơn Hà ngàn năm trước.

 Xuất xứ: Thiên Thư in the Early Nineteenth Century




Monday, January 18, 2021

Thơ Tôn Nữ Thu Hồng (1922 - 1946)







êm đềm

Tôn N Thu Hng

 

Hi tưởng nhiu mai, dưới ánh dương,

Em va tnh gic, dy bên giường,

M em đôi mt đầy âu yếm,

Vây bc chim khua, rn gic hường.

*

Vn bui êm tri, du mát hương

Chưa bng đôi mt cha yêu đương!

M hin ta ca, khi ch ngóng,

Em thy lòng vui, lướt dm đường.

*

Cũng có nhiu đêm, gió rít vang,

M em m nng thc trong màn,

Em ngi mơ sách người xưa ước,

Nếu có thì em cũng ước tràn.

*

Nếu có thì em: “ước m lành,

Cha cho nhiu bánh vi nhiu tranh,

Cây me cao quá, bên vườn bác,

Nghiêng xung cho em b mt cành”.

*

Có lm hoàng hôn, mi ct đùa,

Quên rng bãi b sóng chiu khua.

Và nhà cơm đợi, ch em vng,

Em sp hàng năm, để chy đua.

*

Ri đến trăng nhô mi vi v,

Cha cười, song cũng ch roi đe:

“Mai còn chơi chm thì con liu

Sm sa vài mo để đón che.

*

Ai có như em, mt u thi?

Đi tìm bướm bt để nuôi chơi,

Búp bê đem tm hơ cho m,

La bén vèo! Thôi, cháy mt ri!

*

Rõ là em cũng quá lôi thôi,

Ai ch còn ghi quãng u thi,

Đằng đẵng đường trường cơn gió bi,

Duy còn ôn li nhng ngày vui.


 

Xóm bờ hồ, Huế, êm đềm ngủ trưa


Tôn N
Thu Hng
  * (1922-1948)

Tôn Nữ Thu Hồng, sinh ngày 19 tháng 7 năm 1922 tại Tourane (Đà Nẵng), nhưng quê quán gốc là làng Thần Phù, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên. Bà thuộc dòng dõi hoàng tộc nhà Nguyễn, trước học ở Tourane, sau vào học trường Đồng Khánh.

Năm 18 tuổi (1940), bà cho xuất bản tập thơ đầu tiên (và cũng là duy nhất): Sóng thơ. Tập thơ in đẹp (chưa rõ tên nhà xuất bản), có tựa của Đạm Phương nữ sĩ, và tranh vẽ bìa của nữ họa sĩ Mộng Hoa.

Giới thiệu Thu Hồng, quyển Thi nhân Việt Nam có đoạn viết:

“… người có cái ý rất đáng quý là diễn đúng hình dáng riêng của hồn mình. Có thể vì thế mà giọng nói của người có vẻ ngọng nghịu rất ít có trong thơ ta....

Thực ra, Thu Hồng cũng chỉ là trẻ con ở cái giọng, khi người ta muốn sống hoài trong thời thơ ấu…(vì) người thiếu nữ ấy đã biết tình yêu là "mầm chán nản" và người ước ao:

Mầm chán nản chớ len vào niên thiếu,

Chớ len vào sớm quá, tội em mà!

Em nghe như thời ấy vẫn còn xa,

Em chầm chậm để mong còn xa mãi,

Hãy là hoa, xin hãy khoan là trái,

Hòa nồng hương mà trái lắm khi chua.

Thật là ngây thơ trong trắng :

Kìa trăng vỡ trong hồ khi nước động,

Sóng lao xao lấp loáng, ánh xa ngời.

Và búp hoa nghểnh dậy đón hương trời,

Cây tuôn bóng, lửng lơ, đò chẳng lướt!

Cảnh đẹp cứ dàn thêm bước bước,

Lời ngợi khen mỗi phút lại thay thay.

Tơ lòng với đẹp đêm nay

Rộn ràng thổn thức vì say nhiệm màu.

(Sóng thơ - Tơ lòng với đẹp)

Lúc ấy chỉ ngoài 20 tuổi, nữ sĩ đã bắt đầu nhận thức được cái kiếp ngắn ngủi và buồn tẻ của con người, diễn tả qua bài thơ "Lịch".

Lịch

Lịch trên tường mỗi ban mai tay xé,

Xé dần, đem vứt xuống giỏ mây đan.

Phải đây là xác chết của thời gian?

Mỗi tờ xuống, một ngày đi biệt tích?


Tay ngần ngại cũng thôi đành vô ích,

Lúc bình minh trong sương sớm chưa phai

Là giấy biết thân mình không thể gắng

Người đâu khác dẫu trăm ngàn cay đắng,


Vói tay dài mong níu lại ngày đi

Ý điên rồ người đeo đuổi làm chi,

Tờ mỏng quá, khác đâu ngày qua chóng!

Tình lưu luyến khiến âu sầu phấp phỏng

Lịch cùng ta nào có khác chi nhau?

*

Lịch hàng năm đem thay đổi một màu

Người một tuổi chớ mơ mòng lui lại

Lịch còn mãi, đời đâu dài được mãi?

Tờ rã tan ra tro bụi chôn vùi...

Một giọng thơ tinh tế sâu đằm. Năm 1941, bà và thơ của bà được Hoài Thanh-Hoài Chân giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam (xuất bản năm 1942). Năm 1968, bà lại được Nguyễn Tấn Long-Nguyễn Hữu Trọng giới thiệu trong bộ sách Việt Nam thi nhân tiền chiến (quyển trung), xuất bản tại Sài Gòn. Và theo sách này, thì nữ sĩ Tôn Nữ Thu Hồng đã chết trong một trường hợp bi đát.

Thu Hồng là trí thức nói tiếng Pháp thành thạo, nhà cô thường tụ tập các thanh niên trí thức. Cô bị nghi ngờ làm gián điệp cho Tây, bị công an Việt Minh bắt, giam giữ và tra khảo mấy tháng trời, không lấy được cung. Cuối cùng, giết nhầm còn hơn bỏ sót, cô bị thủ tiêu giữa rừng Thừa Thiên. Nàng thơ ra đi ở tuổi 26. Năm đó là tháng chạp năm 1948.

-------------------------------------------------

Trên đây là phần thứ nhất trong một tài liệu rất dài về các nhà văn học bị sát hại trong thời kháng chiến như Nhượng Tống, Khái Hưng v.v...Nội dung và dàn bài không khác với mục Thu Hồng của Wikipedia.

Cung Tiến * Nguyệt Cầm * Qunh Giao

-------------------------------------

Sunday, January 10, 2021

khung ngọc

 


Mute swan family










(Dẫn nhập:
Khung Ngọc * đã đăng Nov 2014)
Mấy hôm rày, hoàng thân Tôn Thất Để gởi cho nhiều hình ảnh thầy trò ở Biên Hòa mà tôi không có cơ duyên biết đến. Nhưng nói đến trường, thế hệ trên dưới thất thập không tránh khỏi những bồi hồi, ngậm ngùi. Trường là nơi linh thiêng, dù đối với những kẻ trốn học như tôi. Trường có những thứ rất xa như ông hiệu trưởng, những thứ rất gần như cụ cai. Bên Khải Định ngày còn ở rể tại Đồng Khánh thì có cụ Thậm, về chốn cũ do Pháp trả lại thì có anh Đức, ông Diên đánh chuông. À há, ông Diên là cứu tinh. Lớp Tam C2 trên lầu của tôi, bức hình Ngô Tổng Thống xoay về cỗng, phản chiếu làm sao mà tôi là kẻ duy nhất thấy ông Diên cầm cây dùi sắt đi vào nhà chơi để đánh chuông đổi giờ hay tan học. Từ đó tôi là cái đồng hồ mang lại nhiều vui thích ngắn hạn cho gần cả lớp. Cũng tại QH, nay nghĩ lại sao mình yếu bóng vía không dám bắt nạt Thạch Trúc đòi mời ly chè bông cau tại quán anh Đức; lính bữa mai cai lính bữa hôm; cô nàng mới từ ĐK qua học đệ nhất.

Ông Diên là nhạc công percussion, đưa cao tiếng chuông như cách nhấn của câu hỏi. Thật vậy, cái chuông hỏi: Muốn chi? muốn chi? Tiếng trống của ĐK đi xuống theo câu trả lời đậm đà: Muốn chồng, muốn chồng.; hoặc làm đày: à, chị muốn chồng, mấy em đi chỗ khác chơi, ra gốc cây học bài, phi tú tài bất thành phu phụ, đó là giá rẻ chớ chị còn muốn cử nhân tiến sĩ.

Nền văn hóa bằng cấp ấy được diễn tả đầy đủ qua cảnh cha mẹ đứng chờ cả ngày, có khi hai ngày, kết quả thi viết tú tài bán và toàn.

Năm năm tiểu học và bảy năm trung học, chương trình không có chỗ dạy bạo động. Dĩ nhiên không tránh những điều vô lý. Vô lý như bắt thằng nhỏ 14 tuổi nghị luận luân lý “nhân chi sơ tánh bản thiện”, câu nói đông tây kim cổ chưa ai đồng ý với nhau. Đôi giày nhảy đầm và đôi giày đi làm bên nào nhẹ hơn, trong lúc thằng nhỏ chưa biết đôi guốc gỗ tròn hay vuông. Cũng như cuối thập niên 60, miền nam mới có vài giờ truyền hình, ít ai có TV, may lắm là đánh đu cửa sổ nhà người dòm ké; thế mà bộ giáo dục ra đề thi tuyển: em hãy tả một buổi gia đình ngồi bên nhau xem TV.
Chương trình soạn theo lối kiến thức tổng quát, biết cái nầy một chút cái kia một chút, để cùng đi với chuyên gia một đoạn ngắn mà không lạc đường (faire un bout de chemin avec le technicien sans s’égarer).
Tựu trung, theo thiển ý, có một nền móng nhân bản, không mang tính chất phi nhân.

Văn hóa là chút gì còn lại sau khi đã quên tất cả. Sau cuộc đổi đời, trí óc của tôi là cái bàn cạo sạch láng (tabula rasa). Nhưng cảm ơn tiềm thức, kho lẫm ngổn ngang; buồn vui không chiếm hết mà còn chừa một xó nhỏ cho những ý đạo, những ước mơ xưa cũ không vời đến được.

Những ước mơ ấy chạy nhanh với ngôn ngữ thô lỗ, hay đúng hơn những dòng thô lỗ chạy nhanh cho kịp những ước mơ trào lên khi cửa lòng mở ra. Trong hoàn cảnh ấy Khung Ngọc ra đời. Khung ngọc là mái trường tranh tre cho các em tỵ nạn, vừa là ngôi trường biểu tượng trong tâm thức mà tôi theo học cho đến giờ chót trên cõi Diêm Phủ Đề nầy.

Vì phải ra khỏi trại, tôi bỏ lững không cho chấm dứt. Rứa mà có chỗ dùng, nó như sự học của mình, biết bao giờ cho đủ để mà thôi. 
Tôi cũng xin cảm ơn người con gái ôm một mảnh gỗ làm con số của hồ sơ, miếng gỗ được xem là con thuyền trong lý lịch của cô. Trên đất liền, cô đã hét la trong đêm như mê ảo loạn. Sau mấy ngày cung phụng liền tay, cô được một người lớn tuổi đưa ra phía sau tàu. Ông nói tiếng quốc tế làm sao cho cô hiểu là cô phải đi không thì chúng sẽ giết. Ông tròng cái phao cho cô và xô cô xuống biển. Ước chừng nửa ngày sau, gió, thần linh, ơn trên …đưa một mành ván đến gần, cô chụp lấy tăng sức nổi cùng với cái phao; hơn một ngày nữa cô tấp vào bãi cát, bất tĩnh. Ông già buộc cô đi tìm cái sống trong cái chết. Cô tìm được, và may hơn một nữ bác sĩ nhà ở Cầu Lòn đã chết vì sự đòi hỏi thô bạo của nhóm chủ ghe cào trên vịnh Xiêm La. (chỉ một trong vô số trường hợp khác).

Khi mở trường tranh tre nầy, cô dạy toán lớp nhì tiểu học và là cô giáo của Khung Ngọc.

Nhân bài giới thiệu trường xưa của bạn Để, tôi xin đội ơn các thầy mà tôi không nhớ ai là ai. Tôi xin tưởng niệm đến thầy Liên, vùng Nam Giao, dạy hai chữ i tờ và dạy viết chữ i bằng gạch sổ đứng và nghiêng. Tôi xin tưởng niệm đến thầy Cao Hữu Hoành dạy những tư tưởng khai phóng và nhân bản của thế kỷ 18 “Ánh Sáng” với Montesquieu, Diderot, Rousseau. Thầy đã giảng từng chương truyện ngắn Candide của Voltaire, thầy nhấn mạnh cái thâm sâu của câu cuối cùng: Il faut cultiver notre jardin.

Vâng, phải trồng tỉa vun xới mảnh vườn của chúng ta; mảnh vườn trồng rau đậu sống qua ngày, mảnh vườn của tâm hồn của hoa tạng, mảnh vườn của liên kết tin yêu: ôi, nhân loại trong ta; ôi, nhân loại ngoài ta.


Thung lũng Subligna, Georgia ngày cuối năm 2012


khung ngc
tôn tht tu

Con rn mướt ngn ngơ tìm ch ng
con dế mèn trông ngóng di cát êm
con cú v bun tênh không mun quày tr li
th tiếng kêu thương nh nhng cây điu.
Anh quì xung t ơn và t li
đám c tranh và nhng ngn lá điu
c côn trùng thú vt và chim muông
nhng mc đá nm yên như thin đnh.
Anh t ơn và t li vi muôn loài
b tt c khung tri tương mng
đi v đâu ai chng biết đi v đâu.
Anh ch biết đt ny ca h
em dm lên bên du bước ca hc trò
mt lũ tr hn nhiên như dế mn.

@

Đây mt thu rng cây hoang di
nng cháy nng mà c mát êm nhung
gió đùa lnh mà côn trùng không rên xiết.
Li cây c anh nghe rõ tng ngày
nhc ca tri vuốt nh nhánh me khô.
Có nhng lúc anh tưởng là Đào Nguyên trong tay áo
Lc vào rng nghe hát tiếng trong xanh
ru thng kh hn ai lưu lc.

@

Và gi đây anh bước vào khung ngc
mt khung tri tui ngc ca em thơ.
Anh vn gi Vườn Đào nơy
chút Đào Nguyên anh mơ mãi trong lòng.
Thôi hãy nhn Bng Lai là có tht
đ tâm hn ngơi ngh ước mơ
đ không chết khô cn trong cuc sng.

@

Sau mt chuyến đi dài trên nước
sóng thuyn ru hơi ngp gió ngàn
ta đã thy bin mây là mt
c ci tri dc ngược đo điên.
Ta không thy ánh trăng ngà ngc
trăng hin lành trăng nh trên cành cây.
Ri tâm cm ni lên dông t
xoáy cõi lòng bão la đng cay.

@

Nhưng khung ngc gi đây in nếp
tm gương lành như mt nước h yên
em soi sáng tâm hn m dng
anh soi sáng hn thơ ý nhc
ta thp sáng tâm hn đám tr.

Em nghe đây mt mu chuyn đi xưa
chuyn trong rng n Đ
rốn suy tư ca Châu Á nín thinh.
Tiếng săn đui người la người hét
h m già đang đi phút sinh con
nhưng phi chy rt rơi con  li
lc vào rng không tìm được du con thơ.
Và h bé ln lên bên đàn sói
và tưởng mình là sói,
nói tiếng sói, ung sa sói.
Nhưng hôy, h con
bước lng lơ h yên lng gió
nhìn xung nước h không thy mình là sói
mà giòng di ca mt loài vương gi
Chúa Sơn Lâm ta mang giòng máu trong người.

H kiêu hnh h đã thy được mình
tung bung phi làm loa gi núi
báo tin lành cho muôn loi thn dân
gi sinh h ca mt hoàng t h
truyn quan thái s ghi vào đá
ngày sinh đích thc: ngày hôm nay
ngày ta gióng tiếng gi rng.

@

Anh đã nói em soi tâm hn m dng
cho lng yên như mt nước h yên
em khơi li nhng gì đã mt
trong phi nhân trong ý hướng bo tàn.
Trên h lng lòng em tri rng
mt cánh đng em gieo m tình thương.
Anh mun nói "tâm đin" danh t ca các c.
Đây mt li ta mượn ca Nguyn Du:
"cái tâm kia mi bng ba ch tài"*,
mt kết lun xây lên bng tng khúc rut;
ôi đon trường ta biết sau my ngn giáo dâm;
nhng khúc rut em ct ra em đ li
trên quê nhà mà không phi quê ta.

@

Anh biết ch
        lòng nh nước bun quay cát bi
        ni nh nhà ai hát nước mt rơi.
Nhưng bi thm su thương xin gói li
du trong lòng như mt khi riêng tư
cho tri dy khi ngun cơn thác lũ
khi hét lên trong gic ng lon mê.

Ai cũng kh trên đon đường hin hu
tm thân ny đi dp tm thân tôi
"mảnh qun hng hoen  rượu rơi"**
Tỳ bà do tiếng ca trên nước
v tranh đi v khuôn mt mi người.
Dù thế y vn tin yêu mà sng
mảnh vườn ta ta trng xi cho ngày mai
tìm thăng hóa t tim ta thăng hóa
tình thăng hoa nơi lũ tr tinh hoa.

Anh quì xung xin em soi sáng
nhng em thơ như h nh lc đàn
ri phi sng trong vùng lang sói
tìm nơi em h gương gió lng
mt h gương soi rõ ánh trăng sao
và lũ tr soi lên tìm nhân tính,
biết tình người và được khai sinh.
Anh quì xung vì trong em có M
M Nhân T và M Quán Thế Âm.
Chính vì thế anh theo em vào khung ngc.

@

Có nhng lúc anh ngi bên ghế đá
nng trĩu lòng cho đá cui lên mây
cho ý tưởng giam cm nơi thiêđàn hay đa ngc
phá then vàng đt cháy bc tường ngăn
dù  đó là nơi Cung qun x loài tiên
và đa ngc có by ác qi.

U tch lng trm bun tiếng gi
não n trĩu cánh tay.
Dành tt c cho em ngun tâm cm
như ánh sáng còn vương màu nng.
Anh nh bé như côn trùng xi đt
s tiếng sét chiu dông mưa gió.
Anh xin em mt bóng cây im rm
mng cu vng ni li hai vùng mây.

@

Chiu hôm y mt bui chiu nng m
anh đng mãi nhìn ngôi trường em dy
gió bng bnh tóc lc theo đường mây.
Anh ch nghe nhc nng ca ngày
ngày hôm đó em quên anh đi vào lp.
Anh tr li con người ích k
anh thm ghen vi lũ hc trò.
Ai hóa kiếp cho tôi thành đa nh
tôi ngi nghe cô giáo ging bài
tôi s viết mt khúc ca rt do
vì cô tôi mc chiếc áo màu hng nht
hoa không cài nhưng v nh tà áo bay
màu hng ngc như khung tri tui ngc.

Tôi quá s cô giáo hi bài
nhng công thc toán hc mà cô dy
không giúp tôi hiu được tà áo bay
không hiu được màu hng ng nh
chui hoa màu rt do như bàn tay
cô tôi v đường bay vòng qũi đo
đưa con người khám phá cõi lòng sâu
nơi trú n ca vườn hoa nhân loi.

Tôi lơ đãng nhìn hàng rào xanh ngc
gii mây hng lơ lng tri cao
tôi hon s vì mt cô giáo
tà áo bay bay mãi vi cao.
Mt quay li nhìn lên bng
cô còn đây, cô vn mc chiếc áo hng
và t đó tôi chăm chú như người ngoan đo.
B sui tóc hoa vàng đã tr
mimosa hoa n hoa màu vàng
phn tre mt rơi t mái lá,
phn thông vàng tri th trên tóc ai.

Mt bui chiu sao tri đp thế
cây câm nín nghe li yên lng
nghe thì thm si đá k nhau
khúc đường ngn giăng ngang khung ngc.
Anh mun ngh như ngày xưa ngh hc
xung bến đò xem nhng con đò đi
tà áo trng dài theo mn g
dòng sông Hương xanh biếc đã đi màu
màu trng đp thiên nga trường Đng Khánh.

Nhưng lũ tr kéo anh v vi thc ti
gi sinh ng mt tun my bui.
Bên danh t thc tế như đng lúa
anh vn ging mt li thơ bình d:
Đường Sa trng hay Ngân Hà vt li
kéo hoa sen phơi nhy trưa hè
mùa ngh nng ve kêu gc phượng
chia tay nhau ri gp li mùa thu.

Xin đng trách đem li ru ng.
Tâm hn tr là bài thơ tuyt diu
tr làm thơ khi mp mé n cười
và hát nhc khi ê a gi m.
Ai dy được mt bài thơ nhân loi
 nơi em,  nơi lũ hc trò.
Ai xóa được mt bài thơ nhân loi
dy trong em ri chuyn đến ngàn sau.

Trại TN Thái Lan 12.1982

(chưa hoàn tất như dự định và sẽ không bao giờ hoàn tất. Khung cảnh là ngôi trường tranh tre trong trại tỵ nan. Cô giáo trong bài đã được hải tặc buông tha, thà xuống biển với một miếng gỗ làm phao trôi vào bờ).
* Kiều, Nguyễn Du
* *Tỳ Bà Hành, Bạch Cư Dị