add this

Friday, October 31, 2014

thư viện


thư viện
Tôn Thất Tuệ

Có nhng k sa bun trong k sách
chết bao năm nhăn nhó lp da dày
hn di góc tri Hy Lp
tay nm tê gác trán gi Trường Sơn.

Em chiêu hn tìm chúng sinh tế đ
em m ca như Diêm Vương tha ti
ánh sáng vào hâm khí m bun tênh
nhưng yên lng bao trùm thư vin
em mt đi sc mnh thiên thn.

Em tht bi, bao con người đang khóc
nhng nhà thơ say mèm trong tp giy
nhng thương binh thế chiến mt và hai
cùng chung s vi các nhà tư tưởng
mãi trông ch huy lc cui tay em.

Này, ch cho em con đường cu đ
anh hy sinh làm k ngi đng
hn em gi anh cho mượn xác
mi bui sáng trước khi vào lp
đc em nghe tiếng kêu Nguyn Trãi
nhng u hoài trong thi phm ca Dante.

Em chê bai cu sinh viên kh kho
thư vin sâu cày lên tìm cơm áo
nhưng rùa vàng ch đi vua Lê
trao kiếm báu như trao thân thc n
gi v đâu cho vn nhng ước mong.

Ch trách vi, anh thy sâu dòng nước biếc
anh biết ru nhng dòng mong ước
anh biết bun khi em b lp hôm kia
anh biết thương câu thơ lc bát
hát theo em áo tím đm màu.
Em ch trách anh biết sâu n cười bí n
thư vin bun ch nghĩa khô khan;
vòng tay anh mênh mông h khi hnh
cho rùa vàng dâng kiếm báu minh quân.-

San Jose 12.02.1984

Wednesday, October 29, 2014

nhạc if I were a Rich Man



2
                                                                                               phim  Fiddler on the Roof

"Dear God, you made many, many poor people.
I realize, of course, that it's no shame to be poor.
But it's no great honor either!
So, what would have been so terrible if I had a small fortune?"

If I were a rich man,
Yubby dibby dibby dibby dibby dibby dibby dum.
All day long I'd biddy biddy bum.
If I were a wealthy man.
I wouldn't have to work hard.
Ya ha deedle deedle, bubba bubba deedle deedle dum.
If I were a biddy biddy rich,
Idle-diddle-daidle-daidle man.

I'd build a big tall house with rooms by the dozen,
Right in the middle of the town.
A fine tin roof with real wooden floors below.
There would be one long staircase just going up,
And one even longer coming down,
And one more leading nowhere, just for show.

I'd fill my yard with chicks and turkeys and geese and ducks
For the town to see and hear.
Squawking just as noisily as they can.
With each loud "cheep" "swaqwk" "honk" "quack"
Would land like a trumpet on the ear,
As if to say "Here lives a wealthy man."

If I were a rich man,
Yubby dibby dibby dibby dibby dibby dibby dum.
All day long I'd biddy biddy bum.
If I were a wealthy man

I wouldn't have to work hard.
Yubby dibby dibby dibby dibby dibby dibby dum.
If I were a biddy biddy rich,
Idle-diddle-daidle-daidle man.

I'd see my wife, my Golde, looking like a rich man's wife
With a proper double-chin.
Supervising meals to her heart's delight.
I see her putting on airs and strutting like a peacock.
Oy, what a happy mood she's in.
Screaming at the servants, day and night.

The most important men in town would come to fawn on me!
They would ask me to advise them,
Like a Solomon the Wise.
"If you please, Reb Tevye..."
"Pardon me, Reb Tevye..."
Posing problems that would cross a rabbi's eyes!

And it won't make one bit of difference if i answer right or wrong.
When you're rich, they think you really know!

If I were rich, I'd have the time that I lack
To sit in the synagogue and pray.
And maybe have a seat by the Eastern wall.
And I'd discuss the holy books with the learned men, several hours every day.
That would be the sweetest thing of all.

If I were a rich man,
Yubby dibby dibby dibby dibby dibby dibby dum.
All day long I'd biddy biddy bum.
If I were a wealthy man.
I wouldn't have to work hard.
Idle-diddle-daidle-daidle man.

Lord who made the lion and the lamb,
You decreed I should be what I am.
Would it spoil some vast eternal plan?
If I were a wealthy man.
(from the film: Fiddler On The Roof)






Tuesday, October 28, 2014

từ cái chết của Trâm


HOC VIEN QUOC GIA HANH CHANH VNCH
từ cái chết của trâm
tôn tht tu

Tôi đã bị xâm chiếm quá nhiều trên đất Mỹ bằng những loại thư quảng cáo mời mua cái thìa cho đến chiếc xe, cái nhà cũng như rủ xổ số. Từ tình trạng ấy tôi thấy xa lạ với các tờ tin tức của các hội đoàn. Nhưng có một điều làm tôi thấy gần với tờ tin tức nầy cũng như gần lại ngôi trường mà tôi vẫn xem không phải là trường tôi: cái chết của Trâm. Và tôi xin cảm ơn tờ tin tức, Phùng Minh Tiến đưa giữa chợ Bolsa, đã đăng tin Trâm chết. Thật ra tôi đã biết tin nầy ngay sau khi tai nạn xẩy ra và có lẽ lúc ấy xác người bạc mệnh còn nằm ở nhà quàn và nắp quan tài chưa khép kín.
Nhưng sao khi nằm dài đọc mấy hàng tin, tôi vô cùng đau đớn. Tôi ngưng đọc và đặt tờ báo lên ngực chẳng khác những giờ nằm dài trong ký túc xá với cuốn sách trên ngực như để dằn cái sôi động trong ý tưởng về cuộc đời riêng, ý tưởng về cuộc đời mà tôi nghĩ là chung của một khối người hay sâu xa hơn cả những gì gọi là người trong đó có Trâm.
***
Lần thứ hai tôi đến Saigon cách lần trước hai năm. Tôi gặp trời mưa. Thật là ngu si, tôi cứ nghĩ Saigon nóng và không có mưa. Con đường từ sân ga đen thẩm mà sắc thu lại bao phủ tất cả. Tôi thấy mình gần gũi với Saigon vì nơi ấy cũng có bầu trời hơi xám tuy rằng trong tâm thức tôi vẫn nghĩ Saigon nằm trong vùng đất mà tôi yêu thương, vùng đất của Việt Nam. Tôi oán trách tôi ngu dốt hay thầy địa dư không nói rõ để mà nghĩ mặt trời quanh năm ở miền Nam.
Ý thu ấy càng rõ hơn khi ngày hôm sau tôi đến trường quốc gia hành chánh ở đường Alexandre de Rhodes ngồi trong lớp mà mắt cứ để ra hàng cây ngoài công viên màu xanh chai. Tôi thấy thú vị vì cái duyên dáng của thời tiết nếu không thì đã khổ sở lắm vì phải ra đi khỏi một thành phố trầm buồn và dĩ nhiên còn để lại một cô bạn kém tuổi hơn tôi rất nhiều.
Nếu không lầm, tôi có học rằng không khí có hơi nước thì âm thanh vọng lại xa hơn và thanh hơn. Đúng vậy, bầu không khí quanh đại lộ Thống Nhất đã đưa mạnh vào tai tôi mỗi chiều tiếng quân hành của đại đội danh dự đi vào Dinh Độc Lập làm lễ hạ cờ. Tôi cũng còn nghe rõ tiếng giày nhịp đều trên mặt đường ăn nhịp với tiếng kèn đồng và trống.
Tôi gượng ép bảo đó là mùa thu ở Saigon căn cứ vào độ sáng của ngày, thật ra đó là mùa mưa, không biết đầu mùa hay cuối mùa và tác dụng của nó là đưa tiếng quân hành lên cao trong khi chiều đang đi xuống. Và như trên đã nói, nhờ ảnh hưởng của thời tiết tôi yêu mến Saigon hơn.
Nhưng Hòn Ngọc Viễn Đông còn để lại cho tôi một thắc mắc: Saigon cũng có những hàng cây giống như đường Lê Lợi ở Huế chạy qua trường Đồng Khánh của tôi. Khám phá thứ hai của tôi là từ trường đến nhà trọ đường Duy Tân quả có nhiều bóng mát và có nhiều lá rụng trên vĩa hè.


trường cũ Alexandre de Rhodes
Và tiếp theo đây là điều không phải của Saigon, không phải của ý thu hay của hàng cây nơi thủ đô nầy, mà chính là của tôi. Đó là những lần trốn học. Tôi xin nói lại cái đó không phải của Saigon mà chính thật của tôi. Quả vô lý, trời đẹp thế nầy mà ngồi trong lớp, học làm quan à? Lần đầu trong đời tôi thấy điều gọi là mã số hóa con người. Nơi trường tôi, sinh viên phải ngồi nơi ghế riêng của mình. Thấy trống chỗ nào thì giám thị cứ ghi con số, con số ấy chính là tôi; thế thôi.
Nhưng mặc kệ, tôi vẫn đủng đỉnh đi ngang trường, qua bưu điện bỏ vào thùng thơ một bưu ảnh cho cô bạn ngoài kia, rồi đến hàng cây me đường Nguyễn Du ngồi uống café. Thỉnh thoảng những con sâu róm màu vàng rơi xuống đất; màu vàng nhưng pha thêm màu xanh lá non, màu của lá me non mà chúng ăn vào.
Lần trốn học nầy và những lần khác với lý do khác làm cho tôi không nhận trường kia là của tôi. Hơn hai mươi năm sau tôi nhìn lại những ngày ấy và phải thốt ra mấy câu:
        Và quen nếp nhiều lần ta trốn học
        vì ông thầy đích thực của đời ta
        là ngọn núi chiều màu tím thẩm
        rơi xuống sông và nhuộm thẩm dòng sông.
mà rất tiếc, Saigon không có dòng sông ấy, dòng sông xanh lắm ngoài kia, dòng sông chứng kiến bao lần bỏ học, sông Hương. Nhưng nay đã có ngọn núi trời đất rơi thẩm vào lòng tôi cho dù ngọn núi ấy chỉ có những con sâu róm màu vàng và lá me non.
Đó là những ngày của năm đầu tôi học ở Alexandre de Rhodes.

Qua một vụ nghỉ hè ngắn (vì phải học mất hai tháng quân sự) ở Huế nói chưa hết những lời thương mến, tôi vào lại trường nhưng không còn ở vùng có nhiều cây cao, có tiếng quân hành mỗi chiều mà trường mới xây ở đường Trần Quốc Toản bên cạnh những trại lính vĩ đại. Đường trong khuôn viên chưa làm xong, đất đỏ, sình lầy như những bãi sình với những căn nhà cao cẳng quanh đó.
Những cây điệp thấp lè tè mới đặt xuống đất không đủ lá để rụng như ở Duy Tân. Và bụi nhiều lắm. Trần Quốc Toản là huyết lộ của đảng người bay, tên vui dành cho những chiếc cyclo máy chạy vùn vụt nhả khói đen ngòm và tiếng máy la hét rùm vang. Cả một tháng trời trong ký túc xá tôi mới nhận chân một sự thật; không có mưa vào sáng sớm mà chỉ có tiếng ào ào của đảng người bay đánh thức tôi dậy trong cái nóng bừng bừng của miền Nam, trong cơn mơ chập chờn.
***
Trong khung cảnh ấy, và trong thời điểm ấy, Sylvie Vartan xuất hiện ở trường tôi. Sylvie Vartan là ca sĩ trẻ trung của Pháp thập niên 1960, tươi trẻ hơn Dalida; cô nàng có mái tóc vừa ngắn đủ chỉ để hôn nhẹ lên vai như gió thơm để lại chút tình nồng trên cỏ. Sylvie Vartan không đến với chúng tôi qua đĩa nhạc loại 45 vòng; người con gái Paris ấy đã đến với trường tôi: đã đến qua Trâm.

Trên khu đất rộng rãi xuất hiện ba khối nhà lớn theo hình hộp với một nét kiến trúc chung; tòa nhà chính là lớp học và văn phòng; một tòa nhà cho thư viện và bên trên là một thính đường; và tòa nhà kia là ký túc xá ba tầng. Họa đồ còn một tòa nhà trệt nhỏ hơn nhưng cũng rộng bằng một biệt thự. Nhà đó chúng tôi gọi là nhà của Trâm tuy là câu lạc bộ nơi sinh viên ăn uống.
Trâm không học ở đây, Trâm còn ở trung học, có lẽ ở Gia Long. Mẹ Trâm trúng thầu quản lý chuyện ăn uống cho sinh viên. Ngày nào cô nàng cũng đến giúp mẹ nhưng ít khi chúng tôi thấy Trâm xuất hiện. Thỉnh thoảng Trâm ra quày hàng bán thuốc lá lẻ Ruby hay Capstan. Tôi cứ nghĩ cô nàng sợ đám sinh viên nội trú vì đi vào câu lạc bộ là phải đi qua ký túc xá. Bọn chúng tôi rất đoàn kết, mỗi khi Trâm xuất hiện từ ngoài cổng; đoàn kết là qui tụ mắt vào một điểm, cùng la lên những tiếng thật to nhất là hai chữ Sylvie Vartan.
Trước sự tấn công đáng yêu ấy, Trâm thường đến những lúc sinh viên còn ngồi trong lớp, nhất là khi mặc chiếc áo đẹp và mặc theo tây phương, nói rõ là áo đầm. Tôi biết sự xuất hiện âm thầm ấy vì trên căn bản tôi là một kẻ trốn học nhà nghề, trốn học đến độ giám thị coi như một sự công nhiên.
Khu trường mới không có cây xanh mà ngoài đường chỉ có rác và bụi, cyclo máy chạy như bay. Chỉ có hai nơi có thể trốn tránh đó là thư viện và câu lạc bộ. Thư viện cũng khó lòng vì vào giờ học sao ngồi được. Tôi đem thư viện vào câu lạc bộ với vài cuốn sách không dính líu đến các môn học. Từ đó tôi có dịp nói chuyện với mẹ Trâm.
Bố Trâm đã chết ở Hà Nội trong một tai nạn trước 1954. Vì biến chuyển của thời cuộc, người quá phụ đem hai con vào Nam. Trâm có người anh lớn hơn một tuổi. Mẹ Trâm nói tiếng Pháp rất rành và khi nói chuyện với tôi thường dùng các danh từ Pháp văn chen vào câu nói. Người ta tìm thấy ở bà một mẫu chung của thời ấy: có nhan sắc và học vấn nhưng không cho cái nhan sắc ấy bành trướng vì cái tang chồng nhưng không dấu hết cái kiêu sang trong lối ăn mặc giản dị màu trắng hay đen. Điều đó cũng ảnh hưởng y phục của Trâm.
Với giờ giấc bất thường của tôi, mẹ Trâm dành cho tôi một đặc ân; nhiều lúc tôi được dọn ăn một mình trước hoặc sau các bạn. Điều đó thật bách tách, nhất là cách xếp đặt thực khách bốn người một phần, gọi là carré (hình vuông). Nhờ vậy tôi có dịp làm ra vẻ trưởng giả: có một tờ báo trên bàn.
Dạo ấy tôi cố đọc tiếng Pháp để tự học nên mượn được tờ Le Monde của thư viện trước khi báo xếp vào kho. Một hôm, không nhớ lý do gì bà chủ gọi tôi vào phía trong, hình như để giúp bà đem một vật gì nặng ở trên cao vì người làm đi đâu cả. À đúng thế, tôi còn nhớ mẹ Trâm đùa:
- Ông giúp tôi một tay, tôi sẽ thưởng cho một tách nước trà và một phần tư cái bánh cốm Song Hỷ. Trà tàu chính cống. Ông có thưởng thức được chứ? Dân Huế mà.
Tôi đáp:
- Quê lắm bà ơi, tôi chỉ biết uống chè xanh, bỏ vào chút gừng, ăn kẹo đường đen, uống trong cái tô múc canh.
Sau khi giúp mẹ Trâm đem một thùng chén bát từ trên kệ cao xuống, tôi được mời một chén trà. Bộ tách nhỏ xíu đứng quanh cái bình đất màu nâu thường gọi là bình gan gà. Thay vì một phần tư, tôi được cả cái bánh cốm còn nguyên trong giấy thiết. Lần đầu tiên tôi biết nó gọi là cốm, tuy đã nhiều lần ăn, rất quen thuộc với một thứ nếp non xanh lá, nhụy đậu xanh thơm mùi bông bưởi. Với tôi, cốm là một thứ bắp hay gạo ran tẩm với đường đen, vò thành viên tròn bằng nắm tay hay đúc thành khối lập phương. Nó không kiểu cách như thế.
Trâm đứng gần đó, tay cầm một tờ Le Monde có dấu thư viện. Tôi đoan chắc tờ báo tôi để quên nhưng không bộp chộp nhìn của. Trâm như nửa đọc tờ báo nửa đang suy nghĩ điều gì. Bỗng nhiên cô nàng đưa tờ báo cho tôi và hỏi một chữ trong đó. Tôi trố mắt nhìn Trâm. Sao Sylvie Vartan lại đọc một bài về chính trị, vả lại Le Monde rất khô khan và bài vở như muốn viết cho khó ra. Trâm cho biết trong đó có một bài nói về những ngày cuối cùng trước khi Hà Nội bị tiếp thu, có vài điều liên hệ đến vùng gia đình Trâm ở. Mẹ Trâm đọc và Trâm tò mò đọc theo. Tôi buột miệng nói:
- Cô có óc chính trị như thế thì vào cái trường nầy mà học còn tôi có lẽ sẽ bị đuổi nay mai.
- Em dốt lắm, chưa chắc đậu bằng tú tài huống hồ cả ngàn rưởi người thi mà chỉ lấy một trăm. Con gái mà, học gì cho cao. Học làm bếp mà chưa xong. À hôm kia ông bỏ quên tờ báo me bảo cất cho ông, không thì thư viện họ đền cho chết. Me bảo ông chưa già mà quên trước quên sau.
Tôi ngồi mãi bên bình trà, thấy mình già đi cả hai chục tuổi. Hơn nữa đó là chỗ ông bà ngoại Trâm thường ngồi mỗi khi đến thăm chỗ làm ăn của cô con gái góa bụa. Hôm ấy sáng chủ nhật nên quang cảnh yên lặng; sinh viên đi ciné hoặc ở rạp xập xệ Đại Đồng cách trường chừng ba trăm mét hoặc đi xe buýt về Saigon vào Rex ngồi rồi qua café Chùa (La Pagode).
Bên ngoài là ba khối nhà hộp diêm riêng rẻ không ăn nhập vào nhau ngoại trừ sự liên lạc rất nhỏ nhoi là các sợi dây điện từ góc nầy qua góc kia. Khoảng trống ấy dành cho một thứ nắng yếu ớt nhưng không đủ để nêm vào các khe hở của ngoại cảnh. Đó cũng là kẽ hở giữa tôi và trường, không thể lấp kín bằng những bài học khô khan của môn khoa học quản trị kèm với các bài đầy tính cách tuyên truyền hơn là phân tích ở cấp đại học.
Tôi thèm khát cái vĩa hè sách cũ. Tiếng vọng ấy làm tôi bị ray rứt khi đang ngồi trong câu lạc bộ với bóng dáng Trâm qua lại, gần cũng không gần, xa cũng không xa. Tôi nghĩ phải có quyết định là ngồi tiếp ở đây hay ra đường. Tôi sờ trong túi và biết mình có hai đồng.
Với hai đồng đó tôi sẽ huy hoàng vô cùng. Trong đầu tôi, nhanh như chớp, tôi phân tích ngân sách như người ta dạy tôi phân phối ngân sách quốc gia, ngân sách từng cơ quan. Một đồng rưởi sách cũ, năm mươi xu bốn điếu Bastos xanh rồi nằn nì xin thêm trái cốc xanh nhỏ xíu.
Con đường Cao Thắng nghi ngút hương khói như lăng Ông Bà Chiểu. Đó là những cây nhang to bằng ngón tay út để mồi thuốc lá, chỉ có khói mà không dấu vết trầm hương. Những miếng thịt luộc, những sợi lòng heo hay lá gan móc ở xe hàng cháo rung động nhè nhẹ mỗi khi xe chạy qua. Cái xô bồ ấy nó cũng êm ả, nó cũng ăn nhịp với mớ sách vĩa hè. Nó cũng ngọt ngào với chén chè hay chuối xào dừa v.v...
Và chắc chắn nó cũng êm dịu ngọt ngào như cái câu lạc bộ với chén trà ở cạnh Trâm tuy về vật thể và tiếng động khác nhau. Đó là một quyết định khó làm vào một buổi sáng không đặc biệt trong chuổi ngày sinh viên.
***
Những điều tôi viết trên đây nhằm nói rằng ngay lúc ấy cộng đồng nho nhỏ gồm có thầy trò và ngôi trường có thêm những yếu tố ngoại vi nhưng sau nầy cái ngoại vi ấy đã thành nội vi của những ai đưa mắt về ngôi trường cũ với cảm quan và kỷ niệm riêng. Như sẽ nói sau, Trâm đã vào tập thể ấy không qua thẻ sinh viên mà qua một tờ hôn thú với một người bạn cùng trường của tôi.
Giữa định mốc là chén trà nói trên và đám cưới ấy, cuộc đời sinh viên của tôi hoàn toàn khác biệt với lối sống chung của anh em trên mọi khía cạnh. Tôi ít ở lại trường và từ đó ít khi đến câu lạc bộ và dường như chẳng để ý đến con người tên Trâm. Duy chỉ một lần hết sức tình cờ tôi đến nhà Trâm vào dịp Giáng Sinh 1964. Nhà Trâm ở vùng Trương Minh Giảng gần nhà thờ Ba Chuông, trong xóm đạo của người Bắc di cư 1954.

Trương Minh Giảng Saigon 1971

Image result for đường Trương Minh Giảng SaigonTôi không phải đạo Chúa nên được cho ăn sớm vì cả nhà phải chờ đến lễ canh thức mới tận hưởng các món ăn vào dịp nầy. Cả gia đình tiếp đón tôi và cho tôi cái không khí thân mật thiết yếu. Với trí óc lãng tử và mơ mộng, tôi nghĩ mình như dừng chân một đêm Giao Thừa mà Thế Lữ đã tả trong bài thơ làm phụ bản cho cuốn Đôi Bạn của Nhất Linh. Cái bềnh bồng ấy khiến tôi không ở lại đây lâu mà đi lang thang khắp ngõ để nhìn đèn màu trong các máng cỏ. Lúc ấy lòng tôi cũng đầy cảm thức nguyện cầu chung với sự nguyện cầu của người Ky tô giáo.
Bẳng đi một năm tôi trở lại trường hay đúng hơn là trở lại ký túc xá và có thể nói là bỏ học chứ không phải trốn học nữa. Tôi ở lại lớp vì một lý do đặc biệt. Và theo qui chế nhà trường, năm ấy tôi không có học bỗng. Mẹ Trâm biết điều đó nên bảo tôi cứ ăn cơm ở câu lạc bộ chừng nào ra làm quan rồi trả sau. Để tránh cho tôi mặc cảm thiếu nợ và vì thiện tâm, bà dọn cho tôi những bữa ăn tươm tất hơn thường lệ và hỏi thăm tôi hằng ngày nhiều hơn. Tôi thấy yên ổn về mặt nầy và cố theo đuổi tờ báo của sinh viên.
Năm ấy tôi thấy mình xa đời nhất nếu không muốn nói là cố làm ông già non. Vì lý do thời cuộc, tôi rất chán nản. Tôi cũng không để ý đến Trâm. Tôi nhớ chỉ có một lần tặng Trâm tấm ảnh mua ở xứ khác tháng tám 1964.
Ra trường cả sáu tháng tôi mới trở lại gặp mẹ Trâm để thanh toán các món nợ; vì trục trặc giấy tờ, lương bỗng lèn èn như vậy. Đó là lần cuối tôi gặp gia đình Trâm. Và sau đó ít lâu tôi được tin Trâm về làm dâu trường nầy, nói khác đã thành bà Thọ phu nhân của một đấng ra trường sau tôi một năm.
***
Mãi cho đến khi đi tù tập trung về, cũng rất tình cờ như dạo trước, tôi đi bộ qua khu Trương Minh Giảng. Nhà Trâm năm xưa nay treo cờ hồng thập tự. Ôi thôi nhà đã bị tịch thu; nghĩa là gia đình đã di tản 75 hay vượt biên về sau. Nhưng tôi vẫn mom mem đến hỏi. May quá, phần sau của tòa nhà vẫn còn và do anh của Trâm ở.
Nhờ đó tôi biết mẹ Trâm đã chết; ông bà ngoại còn sống và hiện ở Vũng Tàu vui với một vườn ổi trong sự đau buồn vì đã mất người con gái góa bụa và cậu con trai vẫn còn trong tù lúc ấy đã sáu năm. Có lẽ nhờ vị trí gần biển họ đã đưa một trong hai vợ chồng Thọ Trâm vượt biên và lúc tôi đến thăm, một người còn ở Vũng Tàu chờ đi. Tôi không nhớ ai đi trước, vợ hay chồng. Đến Mỹ, tôi nghe nói gia đình nầy ở Houston, Texas.
Hai năm sau tôi gặp một mình Thọ ở Cali trong một buổi họp mặt cựu học sinh Quốc Học Đồng Khánh. Thọ cho tôi số điện thoại viết trên khăn giấy. Tôi chưa bao giờ gọi. Hai tháng sau tôi nghe tin Trâm chết trong một tai nạn lưu thông cũng ở Cali. Và tôi đọc tin Trâm chết trên tờ tin tức của trường.
*** 

Tôi xếp tờ tin tức để lên ngực, nằm dài như một người đang chết tay mỏi nhừ vì một cuốn sách đang đọc với những dòng thơ trường hải, như của Dante, của Nguyễn Du... những ngày nằm dài trong ký túc xá với những ước vọng vỡ tan.
Câu chuyện về Trâm như trên chỉ có thế thôi, không có gì đáng nói, không có gì phải ghi. Mỗi tích tắc trên quả đất có bao người chết vì muôn ngàn lý do: nào đói khổ ở Phi Châu, nào ngã gục trong tù Việt Nam, bom đạn khắp nơi ... Cũng trong tích tắc ấy bao đứa trẻ mới sinh có đủ màu da đen trắng vàng từ những cặp vợ chồng có đầu óc nhuộm đỏ, từ những bà mẹ ngây thơ, từ những thiếu phụ bị hảm hiếp ... Trong dòng sinh thành và hủy diệt ấy có cái chết của Trâm. Có thế thôi. Nhưng sao tin ấy nó làm tôi đau đớn sâu xa, sâu xa vô cùng. Có lẽ tôi đã nhấn chìm nó trong tiềm thức từ khi nghe tin Trâm chết hơn tháng nay. Niềm đau ấy đã được nuôi dưỡng ở đáy sâu vực thẳm, bây giờ như cọp sổ chuồng nhảy ra cấu xé mảnh lòng tôi.
Lúc ấy trong tôi mọi sự đều không đi theo đường thẳng, chỉ có đường cong, đường vòng. Những đồ vật trong kho lẫm trí tưởng đều liên hệ với nhau cho dù không ở trong một cấu trúc thống nhất như các ngôi nhà trường tôi và câu lạc bộ đứng riêng rẻ nối nhau bằng những sợi dây điện.
Một đoạn trong truyện ngắn Les Etoiles (Những Vì Sao) của Alphonse Daudet sống lại như sau: Ở vùng Alpe mùa khô phải đem cừu đi ăn trên núi cao. Chàng chăn cừu chỉ có liên lạc với thế giới bên ngoài bằng hai lần tiếp tế mỗi tháng. Hôm ấy sao người con gái chủ trại làm công việc nầy. Nàng về rồi trở lại vì mưa lũ ngập lối đi, phải ở lại qua đêm nơi hoang dã ấy cùng núi rừng, sương, sao và đàn cừu. Một ngôi sao băng vẹt sáng bầu trời. Chàng chăn cừu nói với người con gái: "một linh hồn vừa chợp tắt, em hãy cầu nguyện cho linh hồn ấy".
Tôi vẫn nhắm mắt. Một vệt sáng chạy qua đầu rồi tắt hẳn. Như người con gái ấy, tôi cầu nguyện cho linh hồn kia, linh hồn của Trâm.
Không biết chuyện gì xẩy ra bên đó, bên đó là bên kia cuộc sống của chúng ta; và không biết cái bên đó có hay không. Nhưng Trâm chết; cái tin ấy cho tôi thấy thêm cái mong manh của cuộc đời. Cái mong manh đó con người đã thấy tự ngàn xưa; chúng ta đã được dạy những điều đó trong thơ văn vào lúc tuổi trẻ đang lên nắm chắc sự sống trong tay. Tri thức ấy đem lại cho thời niên thiếu ý niệm mong manh của tình yêu, tan hợp ngày hè, chuyển trường, lên lớp... Càng lớn tuổi, con người nhận chân và cảm nghiệm sự mong manh ấy chính là cuộc đời mà cao điểm là cái chết.
Chắc chắn tôi không thể đem điều nầy làm một lối dụ dỗ người ta mua bảo hiểm nhân thọ, tuy rằng đây không phải là nghề của tôi.
Chuyện của Trâm chỉ có thế. Nhưng sao nó làm cho tôi dật dờ như sờ được cái chết trong tay. Tôi không thể viết tiếp. Lục lọi mấy bản thảo như một khí giới chống lại các đường thương của ma quái, tôi gặp một đoạn viết chồng trên một truyện ngắn khi gởi tặng một người quen, còn giữ phóng ảnh. Xin trích để gỡ thế bí nầy:
Cho đến nay tôi chưa bao giờ chứng kiến giây phút cuối cùng của một đời người từ sống qua chết; tôi chưa thấy ai chết trận; tôi chưa bao giờ đi xem xử bắn. Tôi chỉ thấy các xác chết đã lạnh, những quan tài phủ cờ trên vùng đất nghèo gió cát Do Linh Quảng Trị, chết vô thừa nhận, chết vì thanh toán trên lề đường ... Nhưng cái chết cứ ám ảnh tôi, tuy không ai khỏi chết dù là Khổng Tử, dù là Albert Einstein, dù là Beethoven.
Cái gì cho cái chết một ý nghĩa nó cũng cho cái sống một ý nghĩa. Cái chết tự tử vì tình cho thấy đời nạn nhân là một cuộc tình. Cái chết của Nguyễn Tri Phương cho thấy tấm lòng đầy đủ với quê hương. Trương Chi mang xuống tuyền đài khối tình trong suốt thủy tinh. Cái chết thành đá của thiếu phụ trên núi là ý nghĩa của chờ mong. Và muôn ngàn cái chết khác trong tăm tối trong quang vinh.
Khi đọc lại phần viết trên, tôi thấy bối rối vô cùng. Thay vì gỡ bí cho cây viết, nó đặt cái chết của Trâm vào một khung cảnh đa dạng mà con người có thể tưởng tượng để thấy quang cảnh bên kia sự sống. Tôi không muốn cho ý tưởng chạy mãi, lạc mãi vào thế giới không hình tượng ấy. Tôi muốn đem tôi về với cái tin Trâm chết.
Nhìn lại cuộc đời lưu lạc của chính mình, tôi thấy cái chết của Trâm như xa hơn trong thời gian, không gian và tâm cảm. Chữ lưu lạc trên đây vừa nằm trong ý nghĩa vật thể tức là sống trên xứ người ta, vừa có nghĩa là đi mãi trong vùng những khát vọng vĩnh cửu không vời đến được.
Trong trạng huống ấy, tôi thèm muốn ngồi yên một thoáng ban mai bên mẹ Trâm, có Trâm qua lại xa xa gần gần, nhìn ánh nắng quện quanh những hạt sương đọng trên cỏ non mà quên đi cái hình thù cục mịch đầy góc cạnh của những khối nhà ở trường cũ.
Từ cái chết của Trâm, tôi nghe rõ tiếng mưa rào rào không có nước đổ, cái mưa đánh vào cửa kính từ họng xe cyclo máy. Tôi sờ được cành cây khô đem cắm trong cái bình vỡ mà đón giao thừa trong ký túc xá. Tôi sờ được những cuốn sách không người đọc nằm miết trong thư viện.
Từ những thứ đó, tôi không còn thấy cái chết của Trâm. Cái nắng ban mai ấy, cái mưa rào không nước ấy, cành cây khô ấy ...là những thứ bảo hiểm nhân thọ cho Trâm trong nghĩa bảo vệ cho chính sự sống trường cửu, không dính líu gì cái bảo hiểm mua bán hằng ngày.
Tôi đã tìm gặp một thứ bảo hiểm nhân thọ đời đời cho Trâm. Tôi không thấy Trâm chết, Trâm ơi!----San Diego 11-1985

See the source image


Monday, October 27, 2014

vạn thọ vô cương, cháo lươn mát rọt



vạn thọ vô cương
cháo lươn mát rọt

*****
Quà vặt là một nét văn hóa chung cho cả nước mình. (Văn hóa theo xã hội học là lối sống). Nhưng việc nầy nổi bậc ở Saigon vì, về kinh tế, đô thị này giàu có hơn, và về tâm tính, người Saigon rộng rãi hơn, không câu nệ .Tôi không biết sinh hoạt ngoài Bắc trước và sau 1954. Cách đây hơn bốn năm tôi có đọc một bài của nữ sĩ Lê Minh Hà, gốc Hà Nội và hiện ở bên Đức nói về quà ở Hà Nội sau 1954. Lê Minh Hà không cho thấy tính chất sinh động và nhiều sắc thái như ở Saigon.
Tôi sinh ở Huế và biết Huế cùng với miền Trung nghèo hơn Saigon, thấy rất rõ. Còn tâm tính thì người Huế dĩ nhiên không bộc trực như người xề gòn, xề xòa hồn nhiên. Nhưng dân Huế thuộc loại tổ sư ăn hàng, ăn theo kiểu xứ Huế. Ngồi trong nhà chễm chệ có người gánh vào tận nơi. Những bà bán hàng rong nầy sống nhờ lớp người có tiền chứ còn người dân thì nghèo, năm thì mười họa mới có một tô bún, lại còn xúc chén cơm nguội thêm vô nước bún còn thừa.

Vĩ Dạ là nơi của bà con vua, hoàng thân quốc thích. Cho nên khoảng từ 10 giờ trưa, con đường Thuận An dành cho mấy bà nách cái rỗ bán chả bò, bánh ít bánh ram. Khá hơn một chút là có cái gánh, vừa cháo bò, bánh nậm ….Lại thêm những gánh chè với tiếng rao lớp lang: chè đậu xanh đậu ván bánh tráng chè kê. Bà bán cháo thì văn chương hơn chút xíu: vạn thọ vô cương, cháo lương nóng hổi. Vạn thọ vô cương, cháo lươn mát rọt (ruột).
Huế thời xa xưa không có việc đứng ăn ngoài đường, các bà các cô ngồi một mình ở quán cốc sẽ được nhìn với con mắt ít thiện cảm. Phần tôi, một tháng sau khi vào Saigon, tôi đã ăn đứng, ngồi bệt, hay ngồi đòn. Trong các chợ trong nam, hầu như không ngoại lệ, hàng quà vặt chiếm một diện tích khá lớn. Ngay trong chợ Bến Thành, ngồi dưới các sạp hàng mà ăn những thứ ngon nhất, theo tôi. Ai cao lớn một chút thì phải ngồi khòm.
Tôi không biết về hàng vặt ngoài Bắc, nhưng tôi đoán việc nầy cũng hấp dẫn qua câu nói: ăn chơi ngon hơn ăn thật. Nó có giá trị như khẩu hiệu tranh cử, hay vài chữ ngắn gọn thâu tóm nội dung của một chính sách.
Ăn chơi ngon hơn ăn thật đã làm cho một thương gia ở Nam Cali giàu khi ông dùng nó làm khẩu hiệu chính cho mấy nhà hàng của ông “chuyên trị” các món Bắc chính cống. Bánh đúc đậu rán; bún ốc, bún thang, chè đường, bánh tôm… không thiếu một thứ gì.
Những hình ảnh bên dưới làm bừng lên một Saigon ngon ngọt như chén chè thưng. Bừng lên tiếng nói của Thanh Thúy, của Minh Hiếu, của Lệ Thanh quá nửa đêm ngồi ăn bánh cuốn ngõ hẻm nối Phan Đình Phùng và Trần Quí Cáp vùng Chợ Vườn Chuối. Bừng lên hình ảnh sinh viên trường hành chánh ra góc Cao Thắng/Phan Thanh Giản mua mì thịt, mua Bastos xanh từng điếu.
Và quan trọng nhất đối với tôi đã gặp cô bé theo Lê Hữu Bôi đi mua bánh mì, cô nầy sau thành vợ tôi, và hiện là một nông dân trong vùng quê của Georgia.
Xin được phép trích lại đoạn nói về góc đường nầy trong hồi ký 'Từ Cái Chết của Trâm':
Tôi sờ trong túi và biết mình có hai đồng.
Với hai đồng đó tôi sẽ huy hoàng vô cùng. Trong đầu tôi, nhanh như chớp, tôi phân tích ngân sách như người ta dạy tôi phân phối ngân sách quốc gia, ngân sách từng cơ quan. Một đồng rưởi sách cũ, năm mươi xu bốn điếu Bastos xanh rồi nằn nì xin thêm trái cốc xanh nhỏ xíu. 
Con đường Cao Thắng nghi ngút hương khói như lăng Ông Bà Chiểu. Đó là những cây nhang to bằng ngón tay út để mồi thuốc lá, chỉ có khói mà không dấu vết trầm hương. Những miếng thịt luộc, những sợi lòng heo hay lá gan móc ở xe hàng cháo rung động nhè nhẹ mỗi khi xe chạy qua. Cái xô bồ ấy nó cũng êm ả, nó cũng ăn nhịp với mớ sách vĩa hè. Nó cũng ngọt ngào với chén chè hay chuối xào dừa v.v...ngưng

Nhưng điều tha thiết tôi muốn nói qua những hình ảnh nầy là: tướng tại tâm sinh. Không phải giờ nầy ai ai cũng có những khuôn mặt như hai cô áo dài bên gánh hàng, khuôn mặt của các bà hàng gánh. … của tất cả. Những người ta thấy trong mấy tấm hình nầy chưa dính líu cảnh đấu tố, như cô gái kia ở Nghệ An kéo người ta ra đấu đến chết và chung cuộc chia của chỉ được cái ghè (cái chum) để muối dưa, muối cà, mặt mày hung tợn, sát khí đằng đằng. ttt

Biết quá, cần chi phụ đề!!!!











Sunday, October 26, 2014

chào buổi sáng

Carry Ackroyd Early Song
tiếng hót sớm mai, early song, tranh Carry Akroys
chào buổi sáng
đặng trùng dương

Đêm qua tôi thy tôi đã chết
Và hóa ngôi sao đu cui tri
Tôi biết bây gi tôi vĩnh vin
Xa ni bun đau, xa ni vui.

tyu

tn tri cao tôi lp lánh
Nh nhàng như cánh gió phiêu du
Bnh bng như chiếc thuyn gia bin
Trong như git nước mt không màu

tyu

Trong cõi vô cùng thanh tnh y
Bng thương nh trn gian xiết bao
Tôi mun bun vui và gin ghét.
Tôi mun quanh tôi nhng ánh màu

tyu

Bi hi khi biết là cơn mng
Ra vườn tôi đng đón ngày lên
Chào tôi mt đóa hng hé n
Mng tôi lá vy nh trên cành

tyu

Bui sáng tri trong như tháng giêng
Lưng tri chim hót tht bình yên
Trong khu vườn lá màu xanh lc
Hoa c và tôi mt cõi riêng.

(ninh-hoa.com)

Phụ bản
Beethoven
Hành âm thứ nhất
Dương cầm