add this

Monday, March 27, 2017

thềm mưa



photography nature
kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách

thm mưa
tôn tht tu

Em ca nhng gi mưa tm tã
ca thm hoang rêu ph m hơi người
ca lnh but nơi ngày mai vô định,
em ngi nghe nhng gi mưa tm tã.

Ngước lên không bu tri trĩu nng
nhìn ra sân vũng bùn gn sóng
soi vào lòng lng đọng xôn xao
nhng đau đớn trào ra khóe mt,
mt khô cn cho mưa đổ trên cây.

Đường tm dung mt đêm khuya giá lnh
như bin khơi cu xé con tàu
nhng bóng đèn ai thp hi đăng xa
em kinh hãi tưởng còn trên nước.
Sao gi đó anh không yên gic ng
tiếng chân đi hay sương khuya kêu anh dy
để em thy mt khung tri khác l.

Em ca nhng gi mưa tm tã
nét xa xăm anh bâng quơ hát nhc
"đường em đi hn lên mưa nng
em thoát thai hóa kiếp em tr v".
Ôi vô lý,
cho chi nhau nhng ch mong không có
nhc thính phòng ch đau đớn Chopin.

quanh em ch có nhng đìu hiu
mt tiếng kèn xa xăm vng li
trên đĩnh đầu đổ tiếng hc cm.
Mãi tht xa, ôi nhng tht gn
chết đi thôi ôi nhng tiếng mưa rơi.

Mt cuc sng trong tm tay sn có
va như bùn xin tan kiếp hin hình.
Nhm mt li loa vang đĩnh núi
hơi nhc vn hơi nhc dài liên nhp
em hi sinh mt kiếp gi em v.

Đường em đi hn lên mưa nng
em thoát thai hóa kiếp không tr v
xin nh rõ là không anh nhé
nhưng hin din như lũ chim bé mn
quên li lm trùng khi khi sinh
không ra đi không quy tr li
không đày i ai không b ai đày đọa.

Em thương anh mt nhà tu kh hnh
có cây cu lch nước gang tay
g đã mc vì hn lên mưa nng
đường anh đi my độ quanh co.

Em thương anh mt nhành hoa bách dip
ng trong ngày để l triu ngón tay
đường hoa đi không tình nng vương vng
cùng thoát thai để nhy trên mây.

Em ca nhng gi mưa tm tã
tiếng dương cm t mái ngói đổ rơi
nhng âm vang nóng lnh bùi ngùi
em dâng hiến n cười tui mng
để không còn bn rn nhng nguyên do
không vun xi nhng mm tươi na độ
cho hoa n ngoài vòng sinh dit.

Mưa vn rơi, mưa rơi tm tã
không bun đâu, em đắp đổi n cười
cho hoa n ngoài vòng sinh dit.-

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh
tiếng mưa rơi
tôn tht tu

Chiều hôm ấy ngài say giấc mộng
bên bờ suối ngài thả hồn
theo tiếng nhạc triền miên
ôm vũ trụ ngàn tầng trong chiếc lá
ngài ngủ say.
Bừng thức dậy, tiểu đồng đã chạy trốn
ôm sáo ngọc trèo lên cây lộng gió
thả tiếng vàng gọi mộng ngàn phương.
Thần sứ nhạc trầm ngâm mấy nỗi
bên chén trà sương giọt cầm canh.

- Tội phạm thượng ngươi phải đền hóa kiếp.
Ta thương ngươi bé bỏng yêu đời
ôm tiếng sáo đi vào cây bưởi
nụ tầm xuân chớm nở để nghe ngươi
nhưng qui luật của trời ngươi phải chịu.
Tha cho ngươi, chỉ hóa kiếp loài oanh
ta để lại trong đầu ngươi một chút gì của tiền kiếp
một nét nhạc vu vơ làm tiếng gọi
để nhớ lại toàn vùng dịu mát
cây ngô đồng tự hát giữa trời cao
để ngươi nhớ toàn vùng dịu mát
ở cuối đồi thỏ múa mừng trăng
theo điều dẫn của cành vi lô ủy mị.

Em có biết nơi rừng kia bát ngát
bao nhiêu cây bao ngọn suối dài.
Cái em gọi vô biên ngoài tầm gọi
đo bằng tiếng hoa sim mê dại.
Thế giới ấy chiều sâu đo bằng ánh mắt
hai chiều kia bằng tiếng thở dài
chiều thứ bốn, thứ năm và thứ sáu
của hồn thơ của ý nhạc của tâm linh.

Khuất xa bờ trí tưởng thường tình
loài oanh vũ chỉ đem về tiếng hót
thuở xa xưa của thế giới bên kia
nửa hạt cát trong biển dài vạn dặm
nửa hạt cát mòn đi vì khắc khoải
vì cuộc đời vì cơm áo
và mòn mỏi còn lại
phần tư, phần tám hay phần mười.
Phần còn lại đầu kim hạt mọng
làm hành trang cho nghệ sĩ
ôm giữ lấy trong tim làm mạch sống.
Vươn tay nầy, làm thơ soạn nhạc
như oanh vũ sáng mai chào nắng mới
gọi tiếng ngày sau giấc ngủ đêm qua.
Vươn tay kia, tìm về thế giới của hài đồng
cắp sáo ngọc đem cho đồng loại
tấu trên cây gọi gió mỗi ngày.
Tìm về đó nhớ về âm mưu bại lộ
một âm mưu non trẻ và thần tiên
chân dại và hồn nhiên.
Thất bại rồi, chỉ còn chút đặc ân khi hóa kiếp
chỉ u ơ như người ngọng, người câm
nhưng tiếng ấy, tiếng hót của loài oanh vũ
hay những gì sáng tạo
là thứ tiếng có quê nơi vô tận
mãi xa kia có đến bảy tám chiều.

Và anh thấy những gì viết lên giấy
cũng vô duyên như ngọng như câm
không diễn đạt những gì anh thấy được
không diễn đạt những gì anh không thấy được
nhưng thấy rồi như thấy giọt mưa rơi.

Trong tâm cảm sáng nay trời mưa nhẹ
anh làm sao nắm trọn tiếng mưa rơi.
Anh bối rối mượn lời ca người khác
thả tâm tình theo lá ngửa bàn tay
hứng giọt nước từ trời cao rơi xuống
ghi nỗi niềm dung hợp trong mưa.
Từ nước mắt mẹ già hay quả phụ
tiếng đóng đinh Chúa chết giữa ngày
lời Phật dạy thầm thì cùng giun dế
những yêu thương quấn quít nguôi ngoai
những yêu thương quấn quít miệt mài
và cho đến tiếng khóc trẻ nhỏ
mái tóc già trắng bạc với thời gian.*

Ôi em ơi, một sáng mai trời mưa nhẹ
không làm sao nắm trọn tiếng mưa rơi.
Anh cố viết như loài oanh vẫn hót
anh héo mòn với tục lụy trần gian.
Anh còn đây thân mang nửa hạt cát
nửa hạt cát trên biển dài vạn dặm
của thế giới bên kia
nửa hạt cát mòn đi vì khắc khoải
vì cuộc đời vì cơm áo
và mòn mỏi còn lại
phần ngàn, phần triệu đến tận không
để thành câm
đứng trầm kha giữa trời mưa tấm;
tiếng mưa rơi đi lạc ngoài hồn;
đứng trầm kha giữa trời mưa tấm
không làm sao vói níu
tiếng mưa rơi.---
           -------
           * Giọt Mưa Trên Lá, Phạm Duy

* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Đặng Thế Phong đêm thu Thái Thanh

flower, yellow, frangipani, plumeria, white yellow


Thursday, March 16, 2017

gia long trường cũ

Gia Long 1925
Gia Long 1925




















Gia Long trường cũ
Võ Th Hai

Trường Gia Long từ trước năm 1975 chỉ toàn nữ sinh. Chúng tôi ca ngợi tà áo dài trắng thướt tha của người nữ sinh như là hình ảnh sống động làm toát lên vẻ hiền hoà, đoan trang, đằm thắm của một cô gái. Chỉ cần nói “tà áo Gia Long,” thì người ta hình dung ra được những cô nữ sinh thướt tha, chăm ngoan của một thời. Còn bây giờ, MK có cả con trai, nếu gọi “tà áo MK” thì các bạn hình dung được gì?
Có lần, một nhiếp ảnh gia chụp tấm ảnh cổng trường NTMK giờ ra chơi với thật đông học sinh nam nữ túa ra hai bên. Khi sử dụng để thể hiện hình ảnh ngôi trường nữ trung học Gia Long ngày xưa, người ta phải dùng photoshop để điều chỉnh, để biến chiếc quần tây của tất cả nam sinh thành tà áo dài của nữ sinh, và mớ tóc húi cua của nam sinh thành mớ tóc thề của nữ sinh. Điều đó cho thấy, tự thân hình ảnh của học sinh trường MK không thể được coi là Gia Long.
Gia Long là tên gọi một trường nữ trung học toạ lạc tại quận 3, Sài Gòn đã bị đổi thành trường trung học công lập Nguyễn Thị Minh Khai. Bây giờ, sự gán ghép Gia Long – MK chỉ là gượng ép, chứ thực tế không có một trường học nào được gọi là “Gia Long – MK.” Vậy tại sao dựng thêm một cái tên ghép không cần thiết như thế?!!!!!!
Gia Long là ngôi trường dành riêng cho nữ sinh. Chúng tôi được đào tạo thành một lớp phụ nữ thế hệ mới, hiền thục, tài năng, đức hạnh. Chính sách giáo dục được áp dụng tại trường Gia Long trọng đãi các giáo sư để nhằm mục đích đào tạo các nữ sinh theo đúng tiêu chuẩn. Các cựu hiệu trưởng từng đích thân chọn các sinh viên tốt nghiệp hạng cao của trường đại học Sư Phạm về dạy tại trường, coi trọng khả năng và phẩm hạnh của thầy cô giáo đứng trên bục giảng.
Có người trong chúng tôi bị cô giáo cú đầu, hoặc bị cô ném cuốn tập rơi vào hồ bơi ướt mẹp, cũng sẵn lòng chấp nhận, không một lời than thở. Còn trong thời kỳ của các bạn, cô giáo Hồ Thị Hoa Lâu dạy toán dùng thước khẽ vào mông của học trò thì ngày hôm sau cô lập tức phải viết bản kiểm điểm thật dài để tường trình theo đơn kiện của một cán bộ, phụ huynh của cô nữ sinh MK.

Khuôn viên trường Nữ Trung Học Gia Long
sân trường Gia Long
Gia Long là một trường lớn, cho ra đời nhiều thế hệ nhân tài. Con gái miền nam Việt Nam trước năm 1975 chỉ mong thi đậu vào trường Gia Long với hy vọng trở thành một nữ sinh đủ tiêu chuẩn tài năng và đức độ, những người phụ nữ tài đức song toàn. Vì vậy mà hầu như ai cũng phải cố công học thật giỏi, nhiều người phải học các lớp luyện thi, gọi là lớp tiếp liên và mất một, hai năm trời để thi đậu cho bằng được vào trường Gia Long. Cô cựu hiệu trưởng Trần Thị Tỵ của trường Gia Long từng mạnh mẽ từ chối thư đề nghị đặc cách tiếp nhận các thí sinh xin thi vào trường không đủ tuổi. Còn ở MK, điều đó là hoàn toàn không cần thiết; chỉ cần là con em cán bộ cao cấp là được ưu tiên thu nhận vào trường.

Nội dung học tập của học sinh hai trường Gia Long và MK cũng hoàn toàn khác, đặc biệt là trong lĩnh vực lịch sử và luân lý. Con người xuất thân từ trường Gia Long có khái niệm về dân chủ, về chính thể tam quyền phân lập rõ ràng. Còn học sinh MK thì coi chính sách độc đảng toàn trị là mô hình cai trị toàn hảo. Vì vậy sự hình thành nhân cách và lý tưởng của con người được đào tạo từ hai trường Gia Long và MK cũng hoàn toàn khác nhau.

GIA-LONG-1975--10B11

Nữ sinh Gia Long được đào tạo bằng kỷ luật nghiêm khắc, nhưng các em vẫn còn tính chất rắn mắc, dễ thương của lớp “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”. Lời kể của chị Trần Thị Thanh Quan (1955 – 1962) nói về chuyện các chị thích leo lên mái nhà cho thoả thích, liền tìm cách chơi thật mạnh để cố tình làm văng quả cầu lên nóc nhà, để có dịp trèo lên tận mái… Gia Long không thiếu hình ảnh các cô nữ sinh cột vạt áo dài vào nhau để chơi u trong sân trường. Tính chất rắn mắc còn nguyên ở nhiều phụ nữ cựu nữ sinh Gia Long nay thành bà nội, bà ngoại. Năm 2000, tôi từng chứng kiến cảnh các niên trưởng của mình đồng loạt leo lên cây sầu riêng ngồi vắt vẻo trên cành, coi dễ thương sao. Còn hình ảnh các bạn nữ sinh MK leo lên cao, có thể để lộ những đường cong da thịt, hẳn sẽ trở thành điều cấm kỵ trước mặt các bạn nam sinh trong giờ ra chơi, và niềm vui thú “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò” của các bạn NTMK sẽ hoàn toàn không giống các bạn Gia Long.

Môi trường giáo dục dành cho nam sinh và nữ sinh không bao giờ đồng nhất, sẽ tạo ra khoảng cách về phương pháp dạy và học không giống nhau ở cả hai ngôi trường Gia Long và trường MK.

Nữ sinh trường Gia Long năm 1969 với chiếc áo dài thướt tha.

Gia Long là cái tên đã mất, cùng với Sài Gòn. Hiện nay, người ta nhớ về ngôi trường Gia Long với hoài niệm, cũng như hoài niệm về một Sài Gòn xưa đã dần dần mai một, và luyến tiếc không nguôi về cái đẹp, cái hay đã bị tiêu huỷ, bị bóc gỡ đi. Gia Long là tên ngôi trường đã đi vào lịch sử, thì chỉ có những người đã theo học tại ngôi trường ấy mới luyến tiếc đong đầy. Còn các bạn MK vào học khi ngôi trường đã đổi tên, nhắm mắt lại, trong đầu của bạn hiện lên những hình ảnh nào, những kỷ niệm nào còn lại của Gia Long? Chắc chắn là không.

Không có chung một mẫu số, không có chung những kỷ niệm, cuộc sinh hoạt sẽ không bao giờ thú vị và vui nhộn, cũng không giúp ta lột tả đầy đủ tính chất của thuở học trò để cùng vui, cùng hát, cùng nhắc lại kỷ niệm ngày xưa. Trước 1975, nữ sinh Gia Long có trò chơi “chị em hộc tủ” vì đó là hai người con gái, hai chị, em và chơi đúng trò “chị em.” Giờ đây, nếu học sinh MK chơi trò đó, thì không chắc là trò chơi “hai anh chị em” mà có thể sẽ biến thành thứ trò chơi khác.

Chúng tôi quan niệm rằng hội cựu học sinh là một tổ chức ái hữu, tương thân tương trợ, được lập ra giữa những người có chung một tính chất hoặc đặc điểm nào đó, căn cứ trên một nhu cầu thực tế. Vậy thì vì sao Việt Nam CS lại không cho phép thành lập hội cựu nữ sinh Gia Long ngay tại trong nước, chỉ quy tụ các cựu nữ sinh Gia Long đang sinh sống ở Việt Nam, giống như các hội cựu nữ sinh Gia Long ở khắp thế giới hiện nay?

Còn tôi, khi nhắm mắt lại, chỉ nhìn thấy dĩ vãng của Gia Long hiện về. Trong tôi không có bốn chữ NTMK, vì vậy ước mong  mọi người thông cảm nỗi niềm của những kẻ không thể lấy cái tên NTMK làm hành trang ký ức tuổi thơ của chính mình.--

..................................................................................

Lam Phương thu sầu Ngọc Lan