add this

Monday, February 24, 2020

đường vào nhà xác


See the source image
đường vào nhà xác
The Artifact ** Paris Review Feb 2020
Jordan Kisner * TTT dịch
Trong năm 2018, tôi đã thấy khá nhiều xác chết. Dạo ấy tôi đang nghiên cứu để viết về các nhà khám nghiệm y khoa cho nên tôi đã bất ngờ chứng kiến những cuộc mổ xẻ giảo nghiệm, những cảnh chết chóc, thấy rõ bên trong và bên ngoài những xác người. Các cuộc đối diện nầy hoàn toàn khác với các lần giao tiếp với người đời xưa nay. Những lồng ngực mổ banh, máu me. Có miếng xương mỏng, hình giống vành móng ngựa, chèn giữa sụn trong cổ. Những tử cung đỏ lói đẹp rực rõ nếu đem ra ánh sáng soi. Phần mềm phần dẻo bao quanh não bộ giữ não không rời sọ, phải lấy đục mà nạy; rồi cái sọ rỗng gõ kêu ra tiếng. Da đổi màu, cuốn lại như các cuộn giấy.
Con người sống trong một thân xác sẽ làm gì với sự hiểu biết nầy? Thân thể con người mang ý nghĩa gì?

Hầu hết những tử thi đang nói đây nằm trong chỗ làm việc của một người khám nghiệm y khoa. Những xác nầy trần truồng, có nhãn tên móc ở ngón chân, nằm ngữa và xếp theo các băng ca kim loại. Đồ đạt hay áo quần bỏ vào các bị vải màu nâu để bên cạnh. Các xác nầy theo đúng tiêu chuẩn, thành một “món” trong hệ thống sổ sách để được nghiên cứu, xếp loại và cho đem đi. Trong bối cảnh nầy xác chết như người sống, đồng thời ví như sách trong thư viện.

Đôi lúc tôi thấy một xác người chưa bị mổ xẻ và trở nên vô tính mà thành một phẩm vật. Đặc biệt một hôm vào đêm, tôi đến nhà một người đàn bà chết trên nền nhà trong phòng ngủ. Hôm ấy tôi vào phiên trực. Nếu một điều tra viên nào được chỉ định đến hiện trường để thâu xác thì ông ấy gọi tôi. Người đàn bà nầy là khách hàng đầu tiên trong ngày. Chúng tôi đi xe đến một một khu gia cư yên lặng với ánh đèn xanh đỏ quạt quanh từng hồi.

 Joyland, Atlanta
Quang cảnh nhà thiếu phụ nầy hoàn toàn khác với nhà xác thành phố. Nhà rất bẩn thỉu, gây lợm người. Ngôi nhà đã tành bành sắp sụp; bên trong đầy rác. Toán cấp cứu không có chỗ (và cũng vì sợ rận rệp) đã đem bà ra ngoài sân để làm hô hấp nhân tạo. Có gần cả chục con chó chạy quanh. Cảnh sát viên tại chỗ đã thuộc bài về gia đình nầy: giống như nhiều người trong xóm, bà thiếu ăn nên đi đến tiểu đường cấp 2, rồi đến đau nhức, đưa đến nghiện ngập, đưa đến “anh chị chúa đảng” đường phố, đưa đến bệnh tim gan, đưa đến giải phẩu, đưa đến đủ thứ khác … Dường như bà chết vì nhiễm độc vết mổ, và cũng có thể mấy giờ trước đây bà ra khỏi bệnh viện và uống quá nhiều thuốc. Cho chắc ăn, điều tra viên đề nghị giải phẩu giảo nghiệm.

Giải phẩu loại nầy giúp bạn thực tập kể chuyện. Vì không biết gì về người chết, nhà khám nghiệm y khoa khai quật câu chuyện. Các nhà bệnh lý giảo nghiệm thường nói: mỗi thân xác đều mang một câu chuyện, mà người sống không kể được. Trong trường hợp người đàn bà nầy, giải phẩu sẽ cho biết nguyên nhân chết, nhiễm trùng, tim, v.v….
Theo đúng bài bản, bạn không thể ngừng khi bạn nghĩ đã tìm ra nguyên nhân cái chết. Khoa nầy nhắm đến sự thiết lập một hồ sơ đầy đủ về một thân xác ở một thời điểm đặc biệt. Ông bác sĩ nầy nói với tôi: “nầy, kẻ kia bị phong thấp từ lúc còn con nít”; rồi ông kéo tôi qua bên trái nhìn vết sẹo nhỏ trên tim người đàn bà cở tuổi 50. Ông bác sĩ kia đưa lên trời tấm phim quang tuyến cho thấy một bà lớn tuổi có nhiều vết nứt xương sườn đã lành. Bà té chứ gì; bà ở một mình sau một thời gian chung sống với gia đình.
Một thân xác trên bàn giải phẩu là một vật thể nhưng đồng thời là một tài liệu lưu trữ.

Triết gia Derrida nói rằng tài liệu lưu trữ đóng vai trò của một ký ức giả (như chân giả), bắt đầu từ điểm nơi đó ký ức không hoạt động được nữa, nó đem lại một chỗ dựa, một nền đất từ đó động tác nhớ lại được thực hiện. Vẫn theo Derrida, tài liệu lưu trữ nầy, bên cạnh tự thân, cần một một ngoại viên để giữ các tin tức. Lịch sử cũng thế, cần một khoảng không riêng biệt để giữ những gì còn lại không bị thời gian đào thải. Rồi ông tự hỏi ngoại viên nầy là cái chi chi. Trong đầu óc của chúng ta, có một cái nền, một mặt phẳng, một khoản không để cho những kinh nghiệm in vào, ấn vào, lưu dấu, ngay cả sau khi đã quên. Học giả Linda Haviland cho rằng thân xác là một sự kết hợp ngoài-trong vô cùng quan thiết, đó là một tài liệu lưu trữ hữu tình. Theo lập luận nầy, thân xác cưu mang tự ngã, có khi trở thành tự ngã nhưng vẫn có một nơi để lưu giữ ký ức.

Sự trực diện một người đàn bà chết trên trên nền nhà phòng ngủ nầy, hơn tất cả mọi lần khác, tạo cho tôi đau khổ và bực tức lâu dài, ngay cả sau cuộc phiêu du tìm tòi để viết văn. Trước đó, với tôi, mọi điều đều liền lạc, nối kết không nhiều thì ít. Nhưng sau đó, những thi thể tôi đã thấy làm tôi có ý cho rằng mọi người không có thần sắc khuôn dạng riêng. Cái chết của bà ấy quá sức riêng biệt – tôi thấy nịt vú của bà trên thảm, và tôi thấy khuôn mặt mấy đứa con trai của bà khi chúng lễ phép xin điều tra viên được phép nhìn mặt mẹ trước khi bà được đem đi. Cái chết nầy còn tệ hơn cả sản phẩm của một hệ thống máy móc vô nhân.

Đột nhiên tôi trở nên bất mãn khi nhìn xác các hài nhi trong khu giảo nghiệm; những đứa trẻ dưới đôi mươi tự tử, chết vì hút quá độ ma túy, và cả khi nhìn người sống. Những gì tôi thấy trong kính thủy chỉ là những thể xác đang tiến đến chỗ không có sự sống, và sẽ tới nơi đến là bàn mỗ giảo nghiệm. Tôi biết là kỳ quặt lắm đấy, nhưng cũng giống như tôi tránh quầy xẻ thịt trong siêu thị.

Xem thể xác là một tài liệu lưu trữ cũng khá phức tạp đấy. Các tài liệu văn khố theo truyền thống được bảo tồn bởi các giám sự, các quản thủ; những vị nầy biết nội dung các tài liệu. Trái lại, những gì được ghi ký vào thân thể ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Không có uy quyền nào chi phối dinh dưỡng thời thơ ấu, nguồn gốc quốc tịch, địa điểm sống, những vết thương, bệnh hoạn, những nét đặc thù, những thói quen và khung cảnh cộng đồng. Chúng ta cũng không thể thấy đầy đủ cơ thể bên trong lẫn bên ngoài. Nhưng ý thức về vài trò làm chủ thân thể rất mạnh mẽ. Chúng ta bảo vệ nó về luật pháp, điều hoạt theo chiều hướng có lợi, chỉ cho con cháu thấy ý thức nầy. Xem thể xác là một tài liệu hữu tình thì phải hiểu chúng ta vừa là kẻ bị ghi và người ghi những căng thẳng gay go.

Tôi phải mất mấy tháng mới xóa tan hình ảnh những tử thi trong nhà xác. Tôi không còn nhìn người đời qua lăng kính giải phẩu giảo nghiệm. Tôi ít khi nghĩ đến bà cụ có mấy cái xương sườn gãy đã lành.

Đa số những điều ghi vào thể xác đối với chúng ta là những bí mật; không thể nói kinh nghiệm nào lưu dấu, kinh nghiệm nào tàn phai. Những điều nầy đến với tôi khi tôi đi châm cứu. Những căn thẳng, những đau nhức mà cơ thể đã tự giải quyết ngoài ý thức của tôi nay hiện ra rồi dịu xuống.
TMJ Temporomandibular Joint  Disorders
See the source imageĐã mấy năm rồi tôi đã đi chữa trị TMJ, đau quai hàm, chứng bệnh có từ nhỏ, khi bớt khi đau. Một bắp thịt ở quai hàm co bóp mạnh đến độ khi nằm ngữa cái cổ dựt như bàn tay trẻ con vung văng không chịu để người lớn nắm dẫn đường. Thầy châm cứu thứ nhất của tôi là Elizabeth Bishop. Tôi nằm ngữa trên bàn xếp và bị rầy không cởi tất. Khi cây kim châm vào vành đầu của tôi, tôi nhận thấy cả hệ thống bắp thịt quanh da đầu kéo cái hàm siết lại nhưng nhả ra ngay. Sau lần trị liệu nầy, tôi hết chứng đau hàm, đến mấy tháng sau mới trở lui.

Mới đây tôi đến phòng mạch của nhà châm cứu mới, tên Molly Beverage. Bà ta nhiệt tình, dịu dàng; phòng mạch có ghế ngồi thoải mái, và xông nhiều dầu thơm nồng. Lần châm nầy căng gấp bội những lần trước. Mỗi mũi kim đâm vào bắp thịt đau quá tôi phải nín thở để khỏi la làng. Những bắp thịt dưới chân kim co bóp, đàn hồi, không đau đớn quá mức. Nhưng quả là một điều bí mật. Độ nhức nhói tăng khi tôi nghĩ đến kim nầy nằm ở đâu, nơi ngón tay, ngón chân.

Gần cuối buổi trị liệu kéo dài 20 phút nầy, tôi không còn đau đớn. Nhưng tôi ngữi thấy mùi chết chóc, giống như mùi nơi phòng bà kia chết trên sàn nhà, mùi nhà xác, mùi phòng giải phẩu giảo nghiệm. Khi bà thầy rút hết kim bảo tôi ngồi dậy, tôi đảo mắt nhìn quanh thử có con chuột chết sình nào không. Không thấy gì, tôi chào cáo biệt nhưng vẫn ớn lạnh vì mùi khủng khiếp kỳ dị ấy.
Đến khi đã ngồi trong xe, tôi hỏi người bạn lòng của tôi, khi ở trong phòng mạch và được châm cứu như tôi có nghe thấy mùi thối không. Nàng nói không, chỉ nghe mùi dầu hương xông. Hóa ra tôi mộng du chăng, vẫn còn ôm những xác chết như những đồ vật vừa là những tài liệu lưu trữ ghi dấu đời người, những hồ sơ hữu tình.-






Saturday, February 15, 2020

đảng Dân Chủ thiếu tầm nhìn chính xác



hiện nay, nguồn nhân lực đang gia tăng
DC thiếu tầm nhìn chính xác
Dems missing the Biggest Issue of the 2020 Election
Robert W. Merry *** TTT dịch

Theo lối nhìn quy ước, cuộc chay đua làm đại diện đảng DC tranh cử tổng thống nói lên sự mâu thuẩn giữa hai chiều hướng chính trị. Một bên là cơ cấu lãnh đạo đảng “trung-tả”: Joe Biden, Pete Buttigieg, Amy Klobuchar, Michael Bloomberg và một bên là khuynh tả cấp tiến: Bernie Sanders, Elizabeth Warren. Nhưng mấu chốt không nằm ở đó; vấn đề là đường hướng các nhà lãnh đạo quốc gia sẽ đối ứng thế nào với thực tại chính trị của thời đại; nói rõ hơn sự băng vỡ nguyên trạng (status quo) của Mỹ tại bản xứ và trên thế giới. HK đang gặp khủng hoảng của Trật Tự Xưa (The Old Order).

Trật Tự Xưa là trật tự được thiết lập sau Thế Chiến 2. Trong thời kỳ nầy, tổng sản lượng quốc nội (GDP, gross domestic product), ngang ngửa 50% tổng cộng GDP các nước gộp lại; qua thập niên 1960 vẫn giữ tỷ lệ 40%. HK có sức mạnh quân sự vĩ đại. Đồng dollar dẫn đầu trên thị trường thế giới. Quân bình lực lượng được duy trì giữa một bên là Tây Phương do HK lãnh đạo và một bên là CS Nga, nằm ngay sau lưng Âu Châu với 1,3 triệu lính Nga và chư hầu.

Những ngày đó nay đã trôi qua. Mối đe dọa từ Nga trên lưng Âu Châu không còn nữa nhưng HK không rời bỏ quan niệm Nga là mối đe dọa sống chết đối với Tây Phương. Minh Ước Bắc Đại Tây Dương, NATO, xưa kia thành hình để tự vệ, nay đem sức mạnh quân sự lên đến biên giới Nga, sợ Nga trở lại thống trị các vùng ảnh hưởng xưa. HK nay chỉ có 15% tổng sản lượng GDP thế giới, suy giảm cùng nhịp độ với vị thế tài chánh yếu kém. Sự thăng tiến của Tàu đã làm thay đổi nguyên trạng (status quo) thế giới nhưng HK không ý thức điều đó để đương đầu với thực tế một cách hữu hiệu. HK cứ dính mãi vào những cuộc chiến bất tận ở Trung Đông cùng các phiêu lưu quân sự khác.

Tóm lại, thế giới đã thay đổi một cách sâu sắc trong lúc HK vẫn tiếp tục hành động trong một dạng thức cố định. Theo định nghĩa, đó là cuộc khủng hoảng về Trật Tự Xưa.

Trong chính trị quốc nội, sự khác biệt giữa quan niệm chính thống và thực tế còn thê thảm hơn nữa. Hãy nêu vài ví dụ về sự châm thủng Trật Tự Xưa. Trong thời đại xưa ấy, đảng chính trị trội yếu là đảng Dân Chủ (DC) với lực lượng cử tri nòng cốt là giai cấp công nhân Mỹ, cũng có nghĩa là lực lượng khổng lồ người da trắng. Trên thế giới, không ai dám thách thức quyền năng kinh tế HK; nền kinh tế Mỹ nằm trong sự lãnh đạo của những kẻ làm việc, những kẻ hành động xây dựng. Giữa thành phần ưu tú và quảng đại quần chúng có sự thân thiện và tương kính.

Sự phát triên kinh tế bền vững đã nâng cao mức sống cả nước. Những yếu tố làm thành định nghĩa thế nào là HK được thiết lập và công nhận chung. Việc nhập cư xẩy ra trong trật tự và được kiểm soát đúng mức nên không tạo ra xáo trộn nào. Phân biệt giai cấp không trầm trọng.

Những điều nầy nay đã thay đổi. Đảng DC đã bỏ giai cấp công nhân để đại diện cho điều phân tích gia Ron Brownstein gọi là “liên minh của những kẻ người đang lên” (Coaliton of the ascendant): các nhóm thiểu số sắc tộc, người mới nhập cư, lớp trẻ thiên kỷ mới, người da trắng có bằng cấp cao và một số người da trắng ở Midwest đủ để đưa một người của họ vô White House. Nhưng họ không đủ phiếu làm việc nầy trong cuộc bầu cử vừa qua.

Việc làm rỗng nền móng kỹ nghệ đã tác hại các cộng đồng da trắng ấy và đưa cơ cấu chính trị xưa vào chỗ xao động bất an. Ngày một gia tăng sự đố kỵ giữa giới tạm gọi là ưu việt và giới trung cấp Mỹ. Sự tài chánh hóa nền kinh tế đã thay thế lớp người hành động, xây dựng – tức là những kẻ tạo ra công ăn việc làm – bằng những quan lại tài chánh đã được chia phần lời rất lớn trong các dịch vụ chuyển nhượng mà không tạo thêm gì cho thịnh vượng chung. Thập niên 1960, tổng sản lượng chia cho khu vực tài chánh 2,5%, ngày nay lên 8,3%. Các ngân hàng lớn đã thống trị Ngân Khố và Quỹ Dự Trữ Trung Ương. Sự phát triển kinh tế nhợt nhạt không như trước. Những yếu tố đầy cảm tính như nhập cư đã đục phá cơ thể chính trị quốc gia.

Như vậy, rõ ràng trong chính trị quốc nội cũng như trên đấu trường quốc tế, HK đang trực diện sự băng vỡ “nguyên trạng” (status quo) và đang gặp những thách thức chính trị vô cùng khó khăn. Thế nhưng những thách thức ấy không làm các chính trị gia nhủ lòng liếc mắt để ý. Họ tránh né. Luôn luôn, chính trị gia là những kẻ sau cùng chịu công nhận các sự kiện; vì họ đầu tư quá nhiều trong trật tự cũ và dùng những lập luận không còn giá trị. Những kẻ tầm thường, bình dân đều thấy trước các thực tại, các biến chuyển của thời đại mới.

Slide 23 of 51: Gary Varvel/CreatorsNhận định vừa nêu ra đây sẽ được minh chứng qua cuộc chạy đua ứng cử viên của đảng DC. Trước nhất, hãy nói về Joe Biden, tiểu bang Delaware. Tuy chưa bao giờ làm một người có đầu óc và chiều sâu, JB lại là con người của thời buổi, theo nghĩa tốt nhất của danh từ nầy. Ông đã tạo cho chính mình một nhân dạng hữu dụng. Tuy nhiều lần phát ngôn sai lệch, ông tránh thái độ cứng rắn và những định kiến và ông cũng tỏ ra độc lập suy nghĩ. Ông là chính trị gia ngành lập pháp, khôn ngoan, thiết lập mối quan hệ với những người chống đối vừa phải, thỏa hiệp với các phe nhóm.
Nhưng vào thời nguyên trạng băng hoại, JB trở thành một nhân vật hoàn toàn không thích hợp và không có hướng đi. Khẩu hiệu tranh cử dai dẳng bền bỉ của ông là phải loại bỏ Donald Trump, với hệ luận ngầm là một khi làm được như vậy, tự động xứ sở sẽ trở lại ngày xưa tốt lành ấy. JB quên rồi đó. Trump biểu hiện sự thắt chặt tình cảm chính trị xuyên ngang giới trung hạng Mỹ, lớp người chưa bị diệt, chưa bị đào thải. Trong lúc ấy JB không có sự khắng khít tình cảm nào với nguyên trạng đang bị hao mòn.

Cựu thị trưởng South Bend, Pete Buttigieg, là một chính trị gia “liberal” thuộc Trật Tự Xưa. PB nhiệt tình cúi đầu tuân theo đường lối chính thống kỳ dị của đảng DC: rất ít hay không cấm phá thai, giải tội cho điều bây giờ gọi là tội vượt biên giới bất hợp pháp; cấp quyền công dân cho kẻ nhập cư bất hợp pháp; hợp pháp hóa hút và buôn bán cần sa; lương tối thiểu 15 đô một giờ. Ông cũng cố sức đưa đẩy các đề tài hóc búa cho êm xuôi. Ông muốn tăng ngân sách quốc phòng nhưng sẽ rút quân mọi nơi về nước. Ông cẩn thận không ủng hộ việc sửa sai các di lụy thời nô lệ, ông chỉ hứa sẽ nghiên cứu vấn đề. Ông tránh xa việc bãi miễn nợ học phí sinh viên, ông chỉ hứa sẽ thành lập chương trình liên bang hổ trợ tài chánh để về sau không còn ai mang nợ đại học.
Tổng gộp mà nói, PB không đưa ra một viễn tượng nào, một đường hướng nào để điều dẫn quốc gia. Ông là một chuyên gia giải quyết từng vụ một, một nhà trí thức trong khoa chính trị học, một người vá víu.
Amy Klobuchar
Cho đến bây giờ, thượng nghị sĩ Amy Klobuchar và cựu thị trưởng New York, Michael Bloomberg, chưa cho thấy khả năng nhận định chính xác hiện tình hay đưa ra cách thay thế. Nhiệt tình và tự nhiên một cách đáng yêu, Amy Klobuchar chỉ gặm quanh viền các đề tài công quyền và không cho thấy bà có ý thức về thời buổi đang chuyển mình. Trong lúc ấy, Michael Bloomberg, kẻ có viễn tượng trong sáng về doanh nghiệp thế kỷ trước, bây giờ chưa thấy dấu hiệu ông sẽ dùng viễn tượng thành công ấy để chận đứng cơn bảo xoáy đang đeo đuổi HK và thế giới.

Image result for michael bloomberg cartoon
tỷ phú Bloomberg: tôi không chạy, chỉ đi bộ; 
running cũng có nghĩa tranh cử

Elizabeth Warren là một người chủ trương “vì dân” cổ điển. Bà ghét người giàu và thế lực của doanh nghiệp, đến mức bà muốn phóng đại uy quyền chính phủ đủ to lớn để nắm đầu các kẻ thù nguy hại ấy. Hơn cả Biden và Buttigieg, bà muốn đảo lộn sự cân bằng các quyền lực chính trị trong nước. Nhưng khác với các nhà vì dân bảo thủ với chủ trương đưa quyền lực chính trị trở về tay dân chúng, bà muốn đem quyền lực nầy vào tay chính phủ liên bang ở mức độ chưa từng thấy; quyền lực nầy sẽ được sử dụng bởi những đạo quân chuyên gia quản lý quây quần trong thế giới riêng ngoài sự kiểm soát của dân chúng.
Warren tự nhận, sai, thuộc giống Da Đỏ
See the source image
Dù được nhìn như thế nào, đó cũng là một viễn tượng EW sẽ đưa nước Mỹ đi vào. Viễn tượng đó lấy ra từ cuốn sách trứ danh xuất bản 1941 của James Burnham: The Managerial Revolution.
Tác phẩm nầy nêu lên luận cứ nói rằng: xung đột mâu thuẩn to lớn nhất của thời đại hiện kim không phải là giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, mà giữa một bên là chủ nghĩa tư bản và một bên là một tập hội trung ương hóa đang thành hình, nằm dưới sự thống trị của giai cấp quản lý mới, gồm những người cầm đầu doanh nghiệp, các chuyên gia, các thơ lại công chức chính quyền cùng các loại chuyên viên khác. Theo Burnham, giai cấp mới nầy sẽ thiết lập hệ thống trung ương với nhiệm vụ kế hoạch hóa, làm suy yếu mọi nền dân chủ đúng nghĩa bằng cách áp đặt uy lực của tập đoàn quản trị viên trên toàn thể xã hội.

Viễn tượng của EW là viễn tượng của Burnham, đúng hơn là trong sách của Burnham. Burnham, học giả, kinh tế gia, thấy viễn tượng ấy mà lo sợ, bối rối. Khác với Burnham, EW ôm lấy nó một cách sung sướng, nhiệt tình làm bửu bối, đồ bản tương lai quốc gia.

Một người khác có viễn tượng là thượng nghị sĩ tiểu bang Vermont, Bernie Sanders, tự nhận theo chủ trương xã hội dân chủ. Ông minh định ngay rằng không có nghĩa là ông chấp nhận lý thuyết chính phủ làm chủ mọi phương tiện sản xuất; ông chủ trương thể lệ hóa các doanh nghiệp tư nhân, tái phân tài nguyên và lợi tức trong hệ thống tư bản chủ nghĩa. Ông nêu Đan Mạch là khuôn mẫu xã hội nhắm tới.

Trong quá khứ ông thực tế đã hô hào quốc hữu hóa các kỹ nghệ chính yếu, gồm khu vực sản xuất vật phẩm, năng lượng và ngân hàng. Ông đã có lần đòi hỏi quốc hữu hóa toàn thể khu vực năng lượng. Năm 1976, ông yêu cầu Vermont tịch thu, không bồi thường, tất cả các công ty điện lực trong tiểu bang. Ông cũng đã đề nghị đánh thuế với biểu suất 100% phần lợi tức quá một triệu.

Trở lại chuyện 2016, trong số các nhân vật nhắm đến ghế tổng thống, có hai người nói cho cử tri biết rằng họ nhận ra nguyên ủy của bệnh tình ê ẩm của Mỹ, rằng Trật Tự Xưa đang hấp hối và cần có hành động đưa HK vào tương lai mới. Hai người ấy là Donald Trump và Bernie Sanders. Sanders trong lớp áo tả khuynh và nhiệt tình ý thức hệ / Trump với cá tính cứng cỏi bất thường như thử ném ly rượu vô tường không có lý do.

Giờ đây giữa giao lộ tranh cử, hai nhân vật của chúng ta đứng dưới vòm trời của hai đảng. Nói vậy không bao hàm DC Sanders sẽ được chỉ định tranh cử hay nói CH Trump sẽ tái đắc cử. Sanders có thể đi quá xa, quá điểm cao phải dừng để giữ vị trí hàng đầu. Số phận của Trump, như của các tổng thống tại vị tái tranh cử, tùy thuộc kết quả việc làm bốn năm qua. Giờ đây cả hai nhân vật của chúng ta sẽ có cơ hội chứng nghiệm duyên thầm, ý nghĩa châm ngôn sau đây của Charles de Gaulle: chính khách có thể quả cảm cương quyết và kiên chí nhẫn nại; nhưng nếu không biết rõ các đặc tính của thời đại thì không tránh khỏi thất bại.


Slide 14 of 51: Walt Handelsman/The New Orleans Advocate





Sunday, February 9, 2020

tình khúc màu xám


Tình khúc màu xám
Ode to Gray
Meghan Flaherty *** ttt dịch

Màu xám là màu chả ai thích dành làm của riêng. Đó là màu các phòng nằm bệnh viện, màu áo ngụy trang mùa đông, màu rác rển, màu của thỏa hiệp, màu của sự phức tạp dày cộm. Màu nầy đóng vai trung gian hoàn hảo nhất giữa trắng và đen. Nó sống dai dẳng trong thế giới đậm đặc nầy mà không ai thấy.

Đó là màu áo lính, màu chiến thuyền, màu ảm đạm. Đó là màu cây chết; màu của các sự sống bị lửa đốt cháy thiêu rụi. Đó là màu của kỹ nghệ, của sự đơn điệu đồng đều. Nó vừa thiếu mỹ thuật vừa gây lộn xộn, màu của nhẫn nhục, màu tận thế. Nó đem lại thời tiết xấu, báo trước sự u ám; nó là màu thoái thân của các màu đã mất sắc. Đó là màu tuổi già.

Không có tài ba văn vẻ gì nên tôi phải đi theo màu xám vậy. Tôi nhận thấy rất dễ dàng ăn mặc màu xám đậm nhạt khác nhau, không khó như đã tưởng. Tôi mua “xôn” cả ôm áo quần trắng đen, pha trắng pha đen, nhợt nhạt như nước rửa chén hay màu sương mùa đông. Tôi còn có ít nhất năm cái áo len cánh màu xám cổ lỗ sĩ, xám xịt.

Mẹ thường bảo tôi là kẻ không biết điệu; mẹ cho đó là một sai trái cần sửa lại. Mẹ muốn cả thế giới, trong đó có tôi, ăn diện màu sắc rực rỡ. Nhưng tôi chả bao giờ tuân theo. Tôi theo quan niệm thời trang của Vladimir và Estragon (hai nhân vật yếm thế trong kịch của Samual Beckett); và bắt chước y phục của bà nội gốc New England. Tôi chọn đường lối riêng là không khoa trương, tôi chọn màu xám, nó thích hợp với tánh rụt rè và giảm bớt vọng ngoại. Đó là màu của sự im lặng, dễ đi cùng với đạo sĩ chấp tay mà không cầu xin nài nĩ một thứ gì. Nó không bao giờ hét la, không bao giờ hối thúc. Đúng như họa sĩ Pháp Jean-Auguste-Dominique Ingres nói: “tốt hơn, nên chọn màu xám thay vì màu sặc sở”.

Tôi bị cuốn theo màu xám, nhưng là xám theo ước mơ, theo mộng mơ. Không phải là màu xám của mây bão hung dữ, không phải màu xám cứng đờ của đá khối nơi cơ sở kinh doanh. Tôi thích màu xám thanh tịnh: mùa xám tự nhiên nơi lông cừu mưa ướt; như tâm thức trong họa phẩm của Gerhard Richter; đường vằn xám nơi cột đá đánh dấu đường hay cột đá lưu niệm từ ngàn xưa. Tôi muốn nắm mọi màu xám nơi hạ giới: màu hoa hồng héo, cây cải úa, rau húm nhầu, màu xám mốc trên phó mát, trên đồng xu cổ. Mắt người có thể nhận biết năm trăm – không phải chỉ năm mươi – ánh màu xám. Paul Klee gọi đó là màu giàu có nhất, màu làm cho các màu khác ửng lên.

Nếu bạn yêu cầu một em bé học trò kê khai màu sắc của cầu vồng, bạn sẽ nghe cô hay cậu ấy hát bài ROYGBIV Seven colors: red, orange, yellow, green, blue, indigo, and violet (bảy màu: đỏ, cam, vàng, lục, xanh, chàm và tím). Newton lúc đầu chỉ kê năm màu, sau đó thêm màu cam và màu chàm, tương ứng với bảy nốt nhạc. Aristote cũng kê bảy màu nhưng đi từ trắng qua đen không phải từ đỏ qua tím, có vàng, đỏ thẩm, tím, lục và xanh đậm. Bây giờ trong trường, các em học mười một màu tiêu chuẩn, tức là thêm: đen, trắng, nâu, hồng rồi lại thêm màu xám nữa thành mười hai; lần cộng chung cuối cùng an ủi êm lòng màu xám, màu bị bỏ quên, không được nhắc tên.

 Bánh xe màu của Sigfridus Aronus Forsius.

Trước Newton, thế kỷ 17, Sigfridus Aronus Forsius, thiên văn gia Phần Lan, đã biến bánh xe màu sắc thành một quả cầu. Ông chọn năm màu: đỏ, vàng, lục, xanh và xám; bốn màu đầu trải ra như những sợi dây ràng quanh. Trong đồ hình nầy, trắng và đen là hai cực, nhạt bắc, đậm nam. Kinh tuyến hàng đầu, dĩ nhiên, là màu xám, màu yêu quý của hai cực nam bắc. Đó cũng là màu mà các màu khác phải đi qua. Ở trung tâm màu sắc ấy có một khối màu xám muôn sắc.

Eva Heller trong cuốn Die wahre Geschichte von allen Farben (Chuyện màu sắc) nói rằng chỉ có một phần trăm (1%) người trả lời thăm dò ý kiến cho biết đã chọn màu xám là màu yêu thích cá nhân. Từ đóm tôi thấy tôi là kẻ duy nhất trong thế giới quanh tôi đã lọt vào đám khốn nạn khốn khổ nầy, cái thứ quen thân với lũ khó ưa.

Web phụ nữ Bustle bảo rằng tôi sợ dấn thân vào bất cứ việc gì. Bustle nói:  Màu xám không có rung cảm, chán ngắt, tách biệt, do dự. Những người chọn màu xám làm màu chính không có khuynh hướng rõ ràng thích hay không thích một sự việc, một sự vật, một nhân thể; không có đam mê. Nhưng tôi lại thích. Trên kệ, chén dĩa màu xám, giường ngủ, chăn nệm cũng thế. Màu này gọn gàng và chỉ có một sắc nên đem lại sự an bình.

Henri Cartier-Bresson (1908-2004)
Henri Cartier-Bresson.jpgHeller cho rằng màu nầy “quá yếu” không thể xếp vào giới nam; đồng thời “quá cứng cỏi” không thể xếp vào giới nữ. Nó không ấm, không lạnh, không thuộc về vật chất và không thuộc về tinh thần.
Ít nhất từ năm 1826 với kết quả in ảnh, ngành nhiếp ảnh đã ghi ký, đã nhận dạng thế giới, một phương cách trình bày sự thật rõ ràng với nhiều chi tiết. Nhưng đã qua bao thập niên, không ai nhận ra điều thiếu sót. Cơ cấu của thực thể không được trình bày trong đen và trắng, mà nằm trong năm trăm ánh màu của màu xám.

ảnh William Eggleston
Nhiếp ảnh gia đen trắng Henri Cartier-Bresson đã nói với nhiếp ảnh gia màu William Eggleston: “này bạn William, màu là đồ bỏ, bô sịt”. Trong thực tại trắng đen, màu xám là nòng cốt là xương sống, nó không một chút sượng sùng chua chát. Nó đóng thay vai trò của các màu khác, cho nên André Gide nói màu xám là màu của sự thật. Nhìn kỹ ảnh trắng đen, màu sắc xuyên qua mọi vật, thấm vào nhận thức. Ảnh của Eggleston cuồng nhiệt trong sắc thái, ngoạn mục, ngọt ngào nhưng có phần thái quá; hầu như cống hiến một hình thái khác thay cho thực tại. Mắt của chúng ta cần sự yên nghỉ, cần chút kín đáo nếu không nói là bí mật; nhu cầu ấy chỉ được thỏa mãn trong tế nhị. Dorothea Lange trước cơn bão Technicolor đã không bị cuốn theo và vẫn theo đường lối trắng đen cố hữu.

Người đời đã sai lạc khi cho rằng màu xám nhạt nhẽo. Goethe có câu nói bí hiểm nhưng nghe lạ lùng: màu xám là tổng thể của mọi lý thuyết; vì lý thuyết có màu xám; cho nên lý thuyết về màu xám cũng có màu xám; nhưng thực tại của màu xám lại không có màu xám đen. Phải chăng Geothe muốn nói thực tại trong nhận thức chủ quan?

In this photo taken Thursday, May 11, 2017, the iconic photograph Migrant Mother looks out at the exhibit "Dorothea Lange: Politics of Seeing," at the Oakland Museum of California in Oakland, Calif. The three major themes of the Lange display are the Great Depression, the home front during World War II and the urban decline and postwar sprawl in California. Running through August 13, the exhibit includes 100 of Lange's photographs, including recognized works as well as new, improved unframed prints that have been digitally scanned. (AP Photo/Eric Risberg) ORG XMIT: FX501 Photo: Eric Risberg / Copyright 2017 The Associated Press. All rights reserved.
 Dorothea Lange: bà mẹ nhân công lưu động (migrant worker)
thời Suy Thoái 1929, trên vùng Viễn Tây của Mỹ

Điện ảnh gia, kiêm văn sĩ, kiêm đủ thứ…Derek Jarman đã viết: "Màu xám là thế giới buồn tẻ mà các màu sắc sẽ rơi thỏm vào đó, nhưng cũng từ đó màu sắc trổi dậy hát vang”. Màu xám có tính chất trung hòa, cân bằng và đáng quí nhưng rất dễ bị lung lay, đồng thời là tay ôm mọi màu khác như hứng những giọt máu của họa sĩ. Màu xám chào đón tất cả: chiếu sáng cái đã sáng, chiếu sáng cái đang âm u. Xám là cứu cánh của ánh sáng. Xám có rất nhiều khả thể, có tính chất mở đường (liminal), đóng vai xúc tác cho việc hình thành cuộc đời; vì cuộc đời là một diễn trình hình thành, un devenir, a becoming.

=========================================================


===============================




Friday, February 7, 2020

nét đẹp của toán học



Image result for math
Toán học, nét đẹp tuyệt vời
The Aesthetic Beauty of Math
Karen Olsson*** ttt dịch

Năm 1939, khi chiến tranh đã được chuẩn bị chờ bùng nổ, nhà toán học tài ba của Pháp tên André Weil dự định bỏ nước qua Mỹ. Ông ba mươi ba tuổi và không muốn phục vụ trong quân đội; ông nhận rõ mục đích đời mình là toán học, không phải làm lính. Nhưng cuộc đào thoát khó khăn không như ông tưởng vì, như ông kể lại, Hoa Kỳ rất nhiệt tình với những ai không cần Hoa Kỳ nhưng lạnh lùng với những kẻ cần đến tá túc dung thân.

Khi chiến tranh bắt đầu, André du lịch Phần Lan và cố lẫn tránh ở thủ đô Helsinki nhưng ông bị bắt đưa về nước ngồi tù mùa xuân 1940 chờ ra tòa về tội đào ngũ. André được an ủi bù trừ, vì trại giam không quấy rầy, cho phép ông làm việc riêng tư là đọc sách và viết thư, đặc biệt thư cho cô em gái Simone Weil, một triết gia, một nhà tư tưởng.
André Weil (1906-1998)
Jean-Pierre Serre
Việc người anh mất tự do làm Simone khổ tâm, nhưng cũng nhờ đó cô biết những nghiên cứu toán học cao đẳng của André có tính chất mật truyền. Simone viết cho anh: Anh có thì giờ, anh cố giải thích cho em nghe công việc anh ra sao nhé.
Nhà toán học trẻ trả lời chả biết lấy đâu chỗ nào mà nói. Giải thích việc làm của ông cho một người không biết toán học thì như giải thích một giao hưởng cho người không thể nghe, người điếc. Nhưng ông tìm ra một ẩn dụ, gọi toán học là nghệ thuật về những vật liệu cứng; toán học là một cố gắng nghệ thuật. Cô em thì hoài nghi, nghệ thuật là nghệ thuật gì? Vật liệu cứng là gì? Cô viết: Ngay cả thi sĩ cũng cần đến ngôn ngữ, còn việc của anh hoàn toàn là trừu tượng, những sự trừu tượng hóa mà thôi.

Nói rằng toán học là một nghệ thuật, nói rằng một trong những đặc tính chính yếu của nó là cái đẹp … đều làm chúng ta ngớ ngẩn ngỡ ngàng tuy được các nhà toán học tô vẽ tài tình; tâm trạng của Simone Weil không khác. Khi được trình bày giải thích bởi một nhà toán học, một nhà khoa học về ngành học thuật riêng, chúng ta thấy những điều nêu ra mơ hồ, tuy không dám nói sai lạc.
Simone Weil (1909-1943)
Simone Weil 04 (cropped).png

Cùng năm André Weil ở tù, nhà toán học Anh tên G.H. Hardy đã ra công giải thích một cách hùng hồn cho người ngoài môn toán biết hấp lực thẩm mỹ của toán học, qua một luận văn dài như cuốn sách. Đó là tác phẩm: Biện bạch của một nhà toán học. (A Mathematician’s Apology).

Thư từ qua lại của hai anh em Weil cùng luận văn nầy xuất hiện trong thời chiến, do đó Hardy vội vã lên tiếng rằng toán học có một giá trị nội tại, không quan hệ đến việc sử dụng quân sự. Lời biện minh nầy vừa văn hoa vừa sâu sắc. Tác giả lúc đó trong vòng tuổi sáu mươi, cảm thấy đã qua thời hương sắc, cho rằng viết về toán học là dấu hiệu đời đi xuống.
Hardy viết: “Nhà toán học, giống như một họa sĩ hay thi sĩ, là kẻ tạo ra một mô thức; nhưng nếu mô thức nầy nhiều tính cách thường tồn hơn công trình của hai vị kia, chính là vì nó được cấu thành bởi những ý tưởng”. Theo ông, ý tưởng trong toán học “xứng tiền” đáng giá vì mang những yếu tố như sau: một tính cách tổng quát nào đó, một chiều sâu nào đó, một sự bất ngờ nào đó, kèm theo tính chất tất yếu và tiết kiệm ngôn từ.

Image result for black hat and rabbitViệc theo đuổi toán học của tôi chấm dứt khi tốt nghiệp cao đẳng nhưng những vang vọng nầy vẫn đúng với tôi và có thể dùng để thẩm định một bài thơ hay. Thanh lịch tao nhã là chữ có thể dùng để chỉ một thành quả của toán học. Sự kiến tạo nầy như một màn ảo thuật nhưng khác là không cần động bàn tay, không có gì dấu diếm, lớp nầy trên lớp nọ để thành cái mũ đen và con thỏ trắng nhảy ra.

Triết gia hay hỏi cái đẹp nằm ngay trong vật thể hay trong trí tưởng. Nhưng Hardy cho thấy nó nằm trong cả hai. Theo ông, một nền toán học tốt đẹp sẽ trở thành vĩnh cửu như một áng văn tuyệt đẹp, sẽ tạo nên sự thỏa mãn tình cảm nội tâm người đời, năm nầy tháng nọ, qua các thế kỷ, các thiên niên ….
Các cuộc nghiên cứu gần đây về não bộ đã củng cố quan niệm thỏa mãn nội tâm nầy. Bác sĩ chuyên khoa não bộ Semir Zeki, Anh Quốc, vài năm trước đây, cho thấy não bộ của nhà toán học đang chiêm ngưỡng thành quả toán học hoạt động giống như não bộ của người xem tranh nghe nhạc ở mức thưởng thức cao độ.

Trở về hai anh em Weil, ngày nay bức thư cuối cùng André gởi em gái được trích thuật và chú ý rất nhiều. Lý do: Bức thư không nêu lịch sử “khó nuốt” về những con số mà bức thư trình bày diễn trình tìm kiếm phát giác toán học. Theo André, tiến bộ toán học thành đạt nhờ sự xem xét tính cách tương cận của khu vực nầy khu vực khác. Những lý thuyết tương cận xà nẹo qua lại như các liên hệ tình duyên bất chính đưa đến những kết quả đầy hoan lạc cho người nghiên cứu sành điệu.

Simone không chút hoài nghi về giá trị của toán học nhưng cô nghĩ rằng nghiên cứu toán học trong tay André và các người đồng thời đã trừu tượng, nay trừu tượng hơn. Cô nghĩ rằng hình học xưa kia của Hy Lạp là sự kết tinh của hiểu biết toán học và là một trong những thành quả văn minh Hy Lạp. Trong nền văn hóa ấy, nghệ thuật, khoa học và toán học là những nhịp cầu giữa người và linh thiêng; thẩm mỹ là con đường đến ân phước. Cô viết: toán học, trước hết và trên hết, là một bài thơ huyền nhiệm do chính God viết ra”.

Về sau André và Simone đều đến được đất Mỹ. Người anh hưởng một một sự nghiệp lâu bền và vinh hiển; cô em vượt đại dương đến Anh và chết 1943. Trong hồi ký xuất bản 1992, André còn nhớ cuộc nghỉ mát vùng núi cùng bố mẹ khi cả hai còn nhỏ.
“Em tôi còn giữ mãi trong đầu cuộc du hành nầy, trong thư, em nói rằng phong cảnh núi rừng, chỉ một lần quyết định, đã in vào trí não của em sự trong sáng tinh khiết của linh hồn. Còn tôi, tôi có một ấn tượng hoàn toàn khác biệt. Những tia sáng xuyên mây chiều khi mặt trời xuống thấp làm tôi nghĩ tới những mặt phẳng hình học kết tụ đồng thời, lớp lớp”.

Đối với núi rừng hay đối với toán học cũng thế, vẻ đẹp qua ngành học thuật riêng nơi Simone là sự giao tiếp huyền nhiệm với thiêng liêng; với André là sự liên hệ xà nẹo qua về “bất chính” của những lý thuyết tương cận, những mảnh toán số gần giống nhau.
Chúng ta cũng vậy, có ai hỏi đẹp cái gì, đẹp chỗ mô, đẹp thế nào, chúng ta mỗi người sẽ trả lời khác nhau. Chẳng có gì mà lo mà sợ.


Image result for albert einstein

Tuesday, February 4, 2020

Khói thuốc Pall Mall



Khói thuốc Pall Mall
Jill Talbot *** ttt dịch
Tôi lớn lên trong khói thuốc Pall Mall của (bà) ngoại. Khoảng không giữa ngoại và mẹ thật nguy hiểm. Những lần mẹ con tôi đi qua vùng đông Texas thăm, hai bà đều ngồi gần nhau trong sự yên lặng bền bĩ mà ý niệm thời gian của đứa bé sáu tuổi (là tôi) cảm biết là lâu lắm, nhiều giờ trôi qua. Mẹ ngồi trên salon bọc gấm, ngoại ngồi trên ghế nệm nhung vàng. Phòng nào cũng treo ít nhất một bức tranh – hình hoa hồng và hoa cúc – do chính ngoại vẽ. Tôi ngồi trên nền nhà, đếm những tiếng đồng hồ từ những chiếc đồng hồ đứng, xếp theo hành lang bên trong; không có cái nào gõ chung với cái nào. Sau khi ngoại đủng đĩnh đi vào phòng dưới rồi trở ra tay cầm chĩnh bằng thủy tinh chạm leng keng nhiều lần vào cái ly cối bầu dục trong suốt, sau khi ấy, chúng tôi ra về. Mẹ không bao giờ quên gập mình qua cái ghế vàng để hôn chào ngoại. Mẹ không bao giờ đi mà quên nói “Con yêu mẹ lắm” như một tiếng than đêm dài quá. Tiếp đến, cánh cửa lưới kêu ót ét, mẹ chưa bước chân ra thì ngoại buông ra lời ngọt êm: thương con lắm, Martha Jo của mẹ.

Hôm tôi phát giác tôi sẽ có con, tôi ngồi trong xe trên bãi đậu trước phòng mạch bác sĩ, tôi khóc òa, tôi khóc nghẹn ngào.
Vài tháng sau khi mẹ chết, tôi đứng trong bếp nhà mẹ cùng Mary và Jean, hai người bạn hiền của mẹ, quen nhau từ khi vô lớp một vỡ lòng. Trong khi tôi lấy từ kệ cao từng món đồ sành rồi gói trong giấy báo, hai dì giúp con tôi, Indie 16 tuổi, thu xếp bộ dĩa mà ngoại đã cho bố mẹ tôi làm quà cưới năm 1969. Bộ tách sứ nầy do tay ngoại vẽ những hoa hồng màu hồng, có tay cầm viền vàng và chữ ký tắt của ngoại dưới mỗi món. Mẹ của Mary và Jean cùng học lớp hội họa với ngoại. Dì Mary hay nói: biết làm chi cho hết ngày giờ nơi thị trấn nhỏ xíu nầy vào thập niên 1950. Cả hai dì vẫn còn sống trong tỉnh lẻ ấy.

T
ôi đặt thùng giấy bìa cứng lên bàn ăn và tôi tự hỏi câu hỏi tôi chưa bao giờ hỏi mẹ: ngoại nghiện rượu tệ đến mức nào? Đang trớn tiếp tục gói, hai bà quay qua kể chuyện xưa: ngoại lái xe đường trường xuống vùng đất thấp; đánh một giấc ngủ trưa khi cắm trại với Nữ Hướng Đạo, đăng báo tìm túi xách màu đỏ bỏ quên ở một trong hai nơi đã đến.
Bỗng dưng nỗi sầu mất mẹ dâng lên, khuấy động tâm tư tôi: thương tiếc, hối hận, sầu bi. Những lần sờ chiếc áo ấm của mẹ, dùng cái muỗng lường, nghe những dĩa nhạc Patsy Cline, tôi thấy đau nhức cả thân thể như những âm thanh hổn độn không tiếp tấu của những chiếc đồng hồ đứng. Nhưng tôi cũng biết tôi và mẹ không cùng nhịp phách.
Mấy thùng giấy đã ràng kỷ, Mary và Jean cầm xách tay ra về. Tôi đi theo ra tận ngõ, tôi buột miệng nói rằng tôi không nghĩ mẹ đã thương yêu tôi thực sự. Mary ôm tôi, nói nhỏ vào tai tôi: Jill, mẹ con thương con lắm đó. Jean thì thở dài: cô ấy không bao giờ học cách yêu thương.
Mười tám năm trước, với đứa con gái lớn dần trong bụng, tôi biết tôi đang cất giữ một quá khứ khó khăn: chuyện mẹ và ngoại rồi đến chuyện mẹ và tôi. Tôi cảm thấy quá khứ ấy vẫn tiến tới như đồng hồ tích tắc, tích tắc và tích tắc mà tiến đều.

Khi rời nhà để vào đại học xa, tôi thường một mình về vùng đông Texas nầy để thăm ngoại. Không hơn gì một đứa bé, tôi chỉ biết (đó là) một bà vợ góa cất giữ hột điều trong hộc tủ bếp; một người đàn bà luôn giả vờ không có rượu trong phòng xép phía sau. Trong những chuyến độc hành ấy, ngoại thường kể cho nghe những chuyện về mẹ, về người đàn ông mà ngoại viết thư ủy lạo thời chiến “John thân mến”, về lần ngoại bắt gặp mẹ và Mary hút thuốc (Mary chối); nhưng phần nhiều ngoại dành thời gian đấu láo tán gẫu về người hàng xóm bên kia đường. Lắm lúc chúng tôi cười ngất làm ngoại sặc khói thuốc Pall Mall, ho trối chết.


Indie cùng cỡ chân với mẹ nên giữ một số giày của mẹ. Cháu thích nhất đôi da lật màu đen cao cổ, gót nhọn, cháu mang đi nghe nhạc, đi dự tuyển, những dịp đặc biệt. Tuần rồi, trước khi đi nhạc hội Jazz, cháu phải ra tiệm mua keo dán lại gót giày đã hở.
Tôi không bao giờ biết mẹ và Indie liên lạc trò chuyện thư từ với nhau thế nào cho đến khi mở một gói quà, món quà cuối cùng mẹ cho cháu. Đó là cái mền lông vịt, vải bọc nền màu đen hiện lên hình hoa lá hồng tươi. Indie nói cả hai bà cháu chọn cái mền ấm ấy. Thỉnh thoảng tôi vào phòng Indie vuốt thẳng hoa lá cho ngay bằng.

Lần ấy trong bệnh viện, khi tôi biết đến lúc phải nói điều cần nói, tôi cầm tay mẹ. Tôi bắt đầu: “cảm ơn mẹ” thế rồi, chữ nghĩa ngôn tự chạy tuốt vào cổ họng; tôi nói không ra lời. Buồn quá, đáng tiếc thật, còn dịp nào nói.

Thời Indie còn bé xíu, tôi thường đứng một chân, chân kia trên ghế cao và để Indie trên vế; tôi cầm tay cháu đánh nhịp hát “đô rề mi”, làm cho cháu thấy âm thanh hòa cùng nhịp tim, cùng hoa nở và mưa rơi. Indie không nhớ đâu.
Nhưng bây giờ tôi nhớ và lần đầu tiên ý thức điều cần thiết, là quay ngược chiều kim đồng hồ và đổi hướng ba động của quả lắc.




Saturday, February 1, 2020

thời gian và im lặng



nữ thần Isis
Le temps et le silence
Caroline Halley des Fontaines

Sur tes murmures j'ai traversé les mers et les déserts,
Là-bas, entre les temps et les silences,
Je t'ai cherché dans des paysages inconnus
Que seuls les peintres auraient pu approcher par le sacré de leur imaginaire.
J'ai vu des femmes battre le blé sur les pas de porte
Et des vieux attendre le passage des nuages.
Les enfants faisaient des feux le long des chemins,
Et y parsemaient des fleurs qui filaient telles des étoiles dans le ciel.
Des chants allaient et venaient du centre de la terre,
Les silences devenaient parallèles.
Des jours et des nuits sont passés.
Je suis partie dans le désert blanc, là-bas,
Les temples des hommes s'érigeaient jusqu'aux ciels,
Le temps les avait dépassé et la pierre avait la couleur de l'éternel.
Un enfant se confondait avec le sable, et s'immergeait d'une pyramide.
Les odeurs d'encens persistaient en fumées et semblaient mener à des jardins invisibles.
Je suis restée avec le nommé gardien d'Isis en haut de la montagne,
Et ensemble on a allumé des bougies qui ont éclairé toute la vallée perdue dans le brouillard.
Il y avaient des femmes et des enfants qui venaient prier pour leur salut en invoquant le soleil noir.
Une veille femme parlait seule,
Elle disait qu'elle avait vu des milliers d'oiseaux blancs descendre du ciel,
Qu'ils avaient emmené tous les enfants qui voulaient voir la mer.
Puis ils se sont transformés en rivières
Qui ont traversé le monde pour éteindre les flammes des hommes.
Les enfants ne sont pas revenus,
Mais les rivières ont redonné la couleur aux fleurs et aux paysages.
Depuis les jours se lèvent et se couchent
Et je marche le long des rives avec comme seule étoile l'écho de tes murmures
Parfois le regard dans le ciel,
En espérant secrètement
Voir naître des nuages cet oiseau blanc,
Phoenix de légende.

Thi gian và im lng
Caroline Halley des Fontaines * Tôn Thất Tuệ dịch

Những lời thì thầm của anh đã đẩy em qua những biển cả những sa mạc,
dưới đó, dưới thấp kia, giữa thời gian và im lặng.
Em đã đi tìm anh trong những phong cảnh chưa từng biết
mà kỳ thật chỉ những danh họa mới đến được nhờ sức linh thiêng của trí tưởng tượng.
Em đã thấy nhiều thiếu phụ đập những bó lúa vào thềm nhà lấy hạt
và những lão phụ ngồi chờ mây qua.
Trẻ con đốt nến dọc theo bờ đường, rải hoa từng hàng như sao sa.
Từ lòng đất trổi lên những tiếng hát, những âm vọng đến rồi đi.
Im lặng – và những nỗi niềm im lặng – tràn đầy khắp chốn khắp nơi.
Ngày đến đêm đến, rồi đêm đi ngày đi.
Em dấng bước vào sa mạc dưới kia trống vắng;
những đền đài người xây lên tận trời xanh;
thời gian đã vượt qua những công trình nầy
để lại màu thời gian miên viễn trên tường đá.

Một đứa bé mất dạng trong màu cát
và từ chân một kim tự tháp, nhấn mình vào đất như vũng lầm.
Hương trầm bay theo khói, hướng về những vườn hoa xa khuất
Trên đĩnh núi cao,
em đứng chung với tráng sĩ lên canh bảo vệ nữ thần Isis
cùng thắp những ngọn nến chiếu sáng thung lũng trong sương mù dày kín.
Có những thiếu phụ và trẻ con đến cầu xin vinh hiễn, niệm tên mặt trời đen.

Một bà già tự nói trỗng đã thấy ngàn con chim trắng từ trời cao bay xuống;
rồi chúng kéo trẻ con ra biển xem cho biết biển; rồi chúng thành những con sông chảy khắp thế giới để dập tắt ngọn lửa lòng của thế nhân.
Không thấy đám trẻ kia trở lui.
Nhưng những dòng sông mới nầy đã hồi sinh màu sắc cho phong cảnh núi rừng.
Rồi từ đó, ngày lên, rồi ngày tàn, rồi lại lên rồi lại tàn.

Và em, em như một ngôi sao đơn chiết, em thả bộ dọc bờ sông,
mang theo âm vang những lời thì thầm của anh,
thỉnh thoảng nhìn lên trời thầm kín mơ ước
từ mây ngàn lớp lớp nẩy sinh con chim trắng ấy,
chim Phụng huyền thoại của em.

Image result for pendulum clock
The Time and the Silence
Caroline Halley des Fontaines 
translation by Tôn Thất Tuệ

Upon your murmurs, I crossed the seas and the deserts,
down there, between the times and the silences.
I was looking for you in unknown landscapes,
accessible solely to great masters in paint through their sacred imagination.
I’ve seen women threshing grain against doorsteps;
Elderly ones expecting the passing-by of the clouds.
Children burnt candles along the roads,
Scattered flowers in lines like bright stars in the blue.
Songs shuttled from the center of the earth.
The silence reigned. Days and nights were gone.
I set forth into the void desert down there
The temples by men went high up to the skies.
The time overtook them by leaving on the stones
the imprint of the eternity.
A child self-conflated with the sand then submerged near the pyramid.
Sandal perfumes remained in smokes
and seemingly proceeded to invisible gardens.
I was staying in the height of the mount
with the appointed guard of Isis; together we ignited the lights
illuminating the valley engulfed in thick fog.
There were women and children coming to pray for their salute,
invoking the name of the black sun.
One old lady spoke alone to none,
saying that she did see white birds in thousands
descending from the roof of the world,
that they took along with them young lads, who wished, to see the sea.
Then these winged species turned themselves into rivers
crisscrossing the whole surface of the planet
in order to extinguish the flames of mundane men.
The young lads didn’t come back.
But the rivers gave back the color to flowers and landscapes.
Since then the days knew how to rise and how to set.
As for me, me no other than a lone star,
in the echo of your murmurs
I walked along the shores;
now and again, facing up the look toward the celestial firmament
secretly longing the birth from the clouds
of that white bird, the Phoenix in legends, mine!