add this

Thursday, July 14, 2022

Nara, Japan - Quảng Trị, Việt Nam

 

    Ông bà Abe năm 2020

cập nhật: sau khi đăng bức thư nói là của bà Abe Akie gởi chồng là cựu thủ tướng Nhật vừa bị ám sát, chúng tôi được biết bức thư là một bài viết của Ông Vũ Đăng Khuê sống ở Nhật từ khi du học 1972 và mang tên Takenaga Hisahide, luân chuyển trong một cộng đồng nhỏ người Việt, sau đó, bản văn nầy có ghi thêm Nhật Hạ dịch, thì nó trông có lý vì bà Akie không biết tiếng Việt. Google đã dịch qua Nhật ngữ; người Nhật biết ngay là giả và có phản ứng bất lợi. Người Nhật đã quen với nhiều trường hợp người VN ăn cắp nhạc của Nhật; dư luận Nhật không thân thiện qua các hành động bất thiện của người Việt như các vụ trộm, thiếu tinh thần công dân giáo dục. Những điều không hay nầy xẩy ra khi cộng đồng người Việt khắp nơi bị ô nhiễm với đợt di dân thứ hai. Ông Khuê thuộc đợt tỵ nan đi trước nhưng những lời phê phán không phân biệt ai là ai.

Nhận thấy lá thư nầy giả chúng tôi đã xóa, tuy nhiên để độc tham khảo chúng tôi in lại bên dưới ở mục comment.

 

Thư gửi người chồng ra đi, chết ở Nara


***********************************

nắng quảng trị

Tôn Tht Tu * 2014

Gió Lào thổi cháy cả tay kèm theo những hạt cát như tên bắn vào da. Hơi nóng ấy ở Quảng Trị tôi nghĩ đủ sức đập vỡ những phân tử tinh dầu trong những ngọn lá tràm hoang không chờ người cắt về nấu chưng cất thành một dung dịch xanh lục có tác dụng giảm đau nhức, dầu khuynh diệp bác sĩ Tín, dầu tràm Dung ga Huế... Dân cư mắt bét vì cát tác quái lên phần da mỏng thín bên trong con mắt. Trên những truông những độn ấy, chỉ có những cây thấp, chặt về nhà lấp dưới vồng khoai lang cho xốp đất, hoặc bỏ vào chuồng heo đạp sau nầy làm phân. Những rừng chồi có sim, móc...Cây tràm nhỏ lắm không như cây tràm Cà Mâu dùng làm cừ cất nhà.

Dãy Trường Sơn dựng đứng như vách, biến vùng phía tây thành khu đại lục về phương diện khí hậu. Mặt trời mùa hè làm cho không khí căng ra như bong bóng. Hơi nóng từ bên Lào theo nguyên tắc trao đổi nhiệt lượng chạy qua khe núi như cái sấy tóc vào Quảng Trị tiếp giáp biển Đông. Thung lũng Bakerfield bắc thành phố Los Angeles cũng mang hình thái đại lục vì bị chấn ngang bởi một dãy núi ra tận bờ nước. Bầu "nhiệt tình" ấy hằng năm tặng cho Nam Cali lớp sóng nóng (Santa Ana Heat Wave). Nó không tác hại cho dân Mỹ vì điều kiện sinh sống đầy đủ, nhà cửa che kín, máy lạnh v.v...

Dông Hà Quảng Trị 1969

Nhưng với Quảng Trị thì khác. Gió Lào, nó rất lào!, nó đến kèm theo cát bụi và nhất là không thổi cơm được, không thể nhóm lửa. Phải nấu cơm từ khuya, lúc ấy nhiệt độ đại lục xuống thấp, không khí teo lại chờ mặt trời mới phình trương mà đi xuống Quảng Trị.

Trong nắng trưa hè, khoảng 1970 tôi đi qua mảnh đất nghèo xác xơ ấy, tháp tùng bộ trưởng Xã Hội và hai hay ba nhà ngoại giao Âu Châu trong nhiệm vụ thanh sát đời sống của dân di tản các làng nay thành trận mạc. Đoàn thanh tra được hướng dẫn bởi ông trưởng ty địa phương và các nhân viên tòa tỉnh. Đi được một hồi, đột nhiên ông vội vã đưa tay mời đoàn người đổi hướng.

Bên hẻm không người đi

một mái tranh trên cát bều xều như ở bãi biển

một thiếu phụ, duy nhất một người, nói lại chỉ một người

không có áo tang, chỉ có vành khăn trắng,

trên cát bều xều,

trong tư thế nửa ngồi nửa nằm sấp,

bà khóc.

Hai tay bấu vào nền cát như đang xoa bóp lưng ai.

Trong cái u ám của lòng người và ngoại cảnh tiêu điều

có hai màu rực sáng: màu vàng và màu đỏ.

Lá cờ vàng ba sọc đỏ phủ trên một quan tài.

Túp lều trống vốc, ngoại cảnh, nội tâm

đều nằm hoàn toàn trong quyền thống trị

của ba hiện hữu liên hệ mật thiết dính bó với nhau:

quan tài phủ cờ vàng ba sọc đỏ

thiếu phụ vọc đất,

lon sữa bò có cắm mấy chân nhang đỏ.-


========================================

Solveig Song




Monday, July 11, 2022

Merkel, năng lượng xanh và Đức Quốc


    trạm thu năng lượng mặt trời bị tuyết phủ

Angela Merkel và kinh tế Đức

Stephen Moore * Washington Examiner 7/7/2022,

Tôn Tht Tu tóm lược và tham luận 

Sự ngưỡng mộ Angela Merkel trùm khắp thế giới. Năm 2015, Time đã chọn bà là Person of the Year và gọi bà là “thủ tướng của Thế Giới Tự Do”.

Tuần báo nầy ắc phải trịnh trọng xin lỗi độc giả vì ngày nay, người Đức phải gánh chịu mọi hậu quả cay nghiệt của mọi quyết định của nữ thủ tướng nầy về kinh tế và chính địa. Merkel cố công sắp xếp chỉnh đốn nền kinh tế cho thế kỷ 21 nhưng kinh tế Đức hiện tả tơi.

Business Insider đã tóm lược sự hổn loạn nầy ngắn gọn như sau: Đức sẽ sụm bà chè khi Nga ngưng cung cấp khí đốt. Trong lúc ấy The Daily Telegraph gọi Đức là một anh chàng bệnh hoạn của Âu Châu. Bằng chứng là Đức đang suy tính chia phần (rationing) khí đốt cho từng ngành kỹ nghệ để có thế thoi thóp.

Angel Merkel

Tại sao một trong năm nước giàu nhất thế giới lại chìm nhanh trong vũng lầy kinh tế nầy? Không có lý do nào ngoài quan niệm của Merkel về một nước Đức mới. Merkel chính là nhân vật cách nay hơn thập niên đã quyết định Đức xa lánh việc dùng năng lượng hóa thạch (dầu mỏ) và năng lượng nguyên tử để thi hành chính sách “xanh lục” (green). Cuộc vận động “xanh” nầy được giới môi sinh ca ngợi như một khuôn mẫu mới cho thế giới nhưng làm cho nền kinh tế Đức sạt nghiệp, cho đến khi phải hủy chính sách năng lượng gió và mặt trời.

Mặc dù Trump phản đối, Merkel quyết định thực hiện hệ thống dẫn Nord Stream. Năm 2018, Trump đã thẳng thừng nói Đức sẽ sẽ hối tiếc, quay lại không kịp, một khi hoàn toàn lệ thuộc vào chính sách năng lượng của Putin. Chính phủ Merkel đã công khai châm biếm, xỉ xỏ HK.

Putin không phải là kẻ duy nhất hưởng lợi. Merkel đã giao thương với Tàu, phá hủy chiến lược của Trump là dùng kinh tế đối đầu sự đe dọa của Bắc Kinh. Bà quyết định đưa nước Đức vào hàng ngũ của các quốc gia hiếu chiến như Tàu, Nga và Iran. Bà làm hỏng vai trò của Nato và cắt đứt các mối liên lạc hậu chiến (thế chiến 2) với HK. Bà không chịu đóng góp 4% tổng sản lượng vào quỹ phòng thủ Âu Châu của Nato. Nếu Đức và các nước Âu Châu để ý đến các chính sách của Trump thì bi thảm hiện nay của Ukraine đã không xẩy ra.

Báo chí HK đã theo Merkel kèn cựa với Trump tuy Merkel đang đứng trên bờ vực thẳm “năng lượng xanh”, đồng Euro xuống giá và kinh tế toàn lục địa đang đi xuống. Merkel đã trói chân kỹ nghệ Đức trong chính sách năng lượng tái tạo như khí đốt thiên nhiên và không dùng năng lượng nguyên tử. Tuy thực tế, Đức dùng than đá ngày một nhiều hơn, ảnh hưởng bất lợi, khí hậu thay đổi. Những tưởng dưới sự lãnh đạo của Merkel, đồng Euro sẽ thay thế đồng dollar trong mọi giao hoán trên thế giới. Nhưng Euro sụt giá và còn thua đồng ruble của Nga.

Chủ nghĩa merkelism của Merkel – thủ tướng của thế giới tự do, thế giới của tuần báo Times - là ôm thù lìa bạn, đưa đến một thế giới hổn loạn và một nước Đức thụt lùi.---

Nói thêm …. ttt

Green energy (GE) tại nó không tác hại cũng như Phật nói kinh của Như Lai vừa là thuốc độc vừa là thuốc bổ. Hết sức ngạc nhiên khi chương trỉnh GE của Đức thảm bại để đi đến kết quả đối nghịch là càng lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch mà chương trình chủ trương bài xích. Không có nhiên liệu của Nga thì Đức chét cứng, và nay phải dùng dirty fuel là than đá. Đối với dân Đức, giá điện tăng đều đều và điện mắc nhất ở Âu Châu.

Tuyết đã đánh bại đại quân Napoleon ở Nga và tuyết đánh bại GE của bà Merkel, đã phủ kín hằng triệu tấm tiếp nhận ánh nắng.

GE gồm cả thủy điện. HK đã xây rất nhiều đập, nổi tiếng là Hoover Dam nhưng ngày nay HK đã phá một số đập vì trái với thiên nhiên tạo ra nhiều vấn đề môi sinh. Trong lúc ấy Tàu đã xây thêm nhiều đập và nhiều vùng rộng lớn đã nằm dưới nước mang theo mọi thứ của một nền văn minh mấy ngàn năm. Tàu đã xây chận nhiều đập trên sông Mekong gây thiệt hại cho các quốc gia ven bờ và sẽ làm cho miền Nam VN suy sụp, không có đất bổi giữ đất đã có, nhiều khu nhà mé sông đã sập, lúa không có màu mỡ, cá tôm đều bớt sinh sản, thiếu thức ăn; đó là sự diệt môi sinh ecocide. Cũng như Nga đã giúp Ai Cập xây đập Assam mà Kroutchev đến dự khánh thành gọi là kỳ quan thứ tám của thế giới; đã thay đổi nếp sống quanh sông Nil.

Thủy điện VN còn ghê gớm hơn nữa, đã phá hủy các rừng làm cho thêm lụt, các đập xả lũ tự nhiên như người Hà Nội. Khốn nạn nhất là tại Huế nhiều vụ lụt bất thường mà thực ra là xả lũ. Mỗi lần như vậy thì có một lũ bồi bút, kêu khóc thương la: trời hành cơn lụt.

năng lượng gió, Midwest, USA

Đi xa quá rồi. Tôi phải đấm ngực, lỗi tại tôi ‘me culpa’ đã viết cô bé khăng đỏ năm xưa ở Đông Đức ‘đít còn cay’ như con cà cuống, vẫn giữ nòi CS vọng tưởng về quê hương vô sản nên đã không thấy vũ khí chiến địa (geopolitic weapon) của Putin để tự móc vào lưỡi câu Mát xì cô va. Không bằng một nữ lưu khác là tổng thống Lithuania đã mười năm qua lo xây các trạm nhận khí đốt hóa lõng. Thật ra Putin và Merkel bước vào chính trường gần như đồng thời vào theo hai con đường riêng. Có lẽ Merkel đã thấy thế giới CS không tôn trọng thiên nhiên và đời sống, cứ làm cho được việc nên bà đã chú trọng tới GE, bà đã biết thảm cảnh lò nguyên tử Chernobyl còn nguy hại đến nay. Đức không làm thêm lò điện nguyên tử nhưng ngưng tháo bỏ các lò hiện có.

Mắt khác, phải công tâm mà nói chương trình GE đã bắt đầu từ năm 2000 mà Merkel làm thủ tướng từ 2005, nhưng bà đã thúc đẩy cho đến kỳ cùng.

Người đi sâu vào đường hầm Kremlin không phải là Merkel mà là Gerhard Schroder. Vị tiền nhiệm của Merkel rời chính trường để nhảy vào kỹ nghệ dầu hỏa của Nga, đã là quản trị viên hàng đầu của công ty Rosneft, đại diện quyền lợi Nga trong vùng. Theo tin báo, ông bà Merkel hồi hưu rất nghèo, không như tài phiệt Schroder.

Tuy ở rất xa, đọc lại tài liệu đính kèm, tôi khá buồn vì tôi cho rằng GE sẽ cứu quả đất nầy khỏi thiếu nước vì thay đổi khí hâu. Năm nay Ý đã tuyên bố khẩn cấp cả một miền Bắc khi sông Po chỉ còn 10% dung lượng; nhiều hồ ở Mỹ đã lòi đáy để lộ một thành phố xưa ngập nước, những dấu tích án mạng như xe nhấn chìm, súng, xương cốt nạn nhân. California sẽ chết khô, đang vô vọng mong cầu xẻ nước từ sông Colorado.

GE làm nhớ lại Green Revolution (cải cách canh nông) đã thất bại và gây nhiều hệ lụy vào thập niên 1960. Du nhập lúa ngắn hạn nhưng cần nhiều phân bón hóa học, làm cho khô đất và nông dân cụt vốn. Ấn Độ đã quay về cái ‘green’ thật sự, tự nhiên, dùng cái hay của ngàn xưa bỏ đi những râu ria tân thời vô lối.

GE của Mỹ cũng thê thảm. Mấy chục năm trước Bob Dole, thủ lãnh CH thượng viện như McConnell, đã lobby cấp cho công ty nông nghiệp Archer Daniels Midland hai tỷ để nghiên cứu nhiên liệu hữu cơ nhưng công ty nầy đã dùng tiền để chế biến các sản phẩm từ bắp, nhất là corn syrup hiện nay thay đường trong nước ngọt, nguyên do của phì lũ. Một công ty năng lượng mặt trời đã năn nỉ ỉ ôi TT Obama cho vay nửa tỷ, để rồi tuyên bố phá sản phủi tay hai tháng sau. Đấy là đường lối corporate welfare cho đại công ty bên cạnh welfare food stamp cho người nghèo.

Xưa lắm, sấm của Đức Thầy Tây An có nói về sau xứ nào nhiều mặt trời sẽ giàu và nhiều thế lực. Có ở đây nên hiểu là có chế biến năng lượng mặt trời. Nhưng hiểu cách khác, các quốc gia nhiều mặt trời hiện là các xứ muslim, được phép có bốn vợ; con cháu sẽ chiếm cả thế giới; trong lúc các nước phát triển thì lão hóa, nhiều người già không chịu chết và sinh suất rất thấp.

GE không nghĩa là không đụng tới thiên nhiên. Hằng triệu tấm thu (solar panel) chiếm không gian của những cánh rừng cũ, thay đổi hệ thống môi sinh (ecosystem). Các cánh đồng trồng bắp ở Midwest ngưng sản xuất vì chủ đất cho thuê để đặt trụ gió biến điện; tiền thuê mới gồm cả tiền chính phủ tài trợ (subsidy), ngồi không mà ăn. Việc nầy ảnh hưởng tốt cho môi sinh vì không trồng bắp ở Midwest thì không có phân bón hóa học chảy vào sông Mississippi để vào vịnh dưới sâu nhưng làm kỹ nghệ phân bón mất thị trường, giảm sản lượng của bắp mà giúp chính phủ tiết kiệm ngân quỹ.

Với kinh nghiệm Đức về GE có lẽ nên theo chương trình “Small but Beautiful” dựa theo lý thuyết Buddhist Economics của Schumacher. Chừng mực trong khả năng từng cộng đồng, không bị ảnh hưởng quá mạnh mỗi khi có thay đổi. Kinh nghiệm Đức và cục diện chiến tranh hiện nay cho thấy thế giới là một sự nối kết giữa mọi yếu tố; thế giới cực đại hay cực tiểu đều giống nhau trong sự tương sinh tương hợp. Nói theo triết học tây phương là interconnectedness, một lối diễn đạt quan niệm trùng trùng duyên khởi trong Phật học.-

Xin tham khảo về năng lượng xanh của Đức ở đây

==================================================

Sebastian Bach Music

Monday, July 4, 2022

You didn't

 

tỉnh lộ 7B, cầu Sông Ba Phú Yên 1975








But you didn’t, Merrill Glass

Tôn Thất Tu

Tôi thật khó nghĩ bắt đầu thế nào để giới thiệu bài thơ của một tác giả ít ai biết tới. Tôi mong tác giả không phải là một thi sĩ. Khi một người không phải thi sĩ mà làm thơ thì hay lắm, khi một người đầy óc thi ca mà viết văn xuôi thì nghe ngọt ngào, có lẽ đó là lý do Boris Pasternak đã mê hoặc người đọc qua Doctor Zhivago.

Merrill Glass ít ai biết, chuyện kể rằng bà trở thành góa phụ vì người chồng trẻ đã chết ở Viêt Nam. Chàng lên đường khi vợ chồng có đứa con bốn tuổi. Nàng không đi thêm bước nữa và nuôi con một mình. Nàng chết lúc 70 và lúc ấy cô con gái đã tìm thấy bài thơ trong nhật ký của Merrill.

Vài FB cho rằng gia đình nầy ở Mỹ. Một web site nói rằng Merrill sinh ở Queensland, Australia nhưng có thể nàng kết hôn với một người Mỹ và ở bên Mỹ. Australia cũng gởi quân qua VN và cũng có nhiều thương vong. Không ai biết Glass là tên chồng hay tên từ bé (maiden name). Chết nhiều quá, không ai buồn đi tìm chồng nàng là ai. Thậm chí nhiều web đã sửa “Việt Nam” thành Irak và đề tên tác giả vô danh.

Bài thơ bên dưới không mang một chủ đề mới. Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi, xưa nay ra trận có ai về?! nhưng nó hấp dẫn vì ngạc nhiên, điều chàng không làm to lớn quá như trận mưa chụp lên đầu cây cỏ, những cặp tình nhân trên bãi biển. To lớn quá trước mông mênh vô định, thiếu phụ ôm con; nàng không có ảo tưởng chồng về để chờ đợi như thiếu phụ thành tượng đá (Hòn Vọng Phu).

Tôi nghĩ trường hợp Merrill Glass là “nhất y nhất oản” như Đỗ Hữu với bài ‘Sầu Ai Lao’ (thực sự cộng thêm một bài nữa) đủ để ghi tên vào thi sử quê nhà; cũng như Lê Trạch Lựu chỉ một bài “Em Tôi” đủ để làm cho nhạc sử dài thêm một trang.

[Cập nhật, Võ Hương An đã thêm tên vài nghệ sĩ nhất y nhất oản: Nguyễn Nhược Pháp, Lê Hoàng Long, Phạm Phú Tư, Thâm Tâm đã thành bất tử].

 

But You Didn’t

by  Merrill Glass

Remember the day I borrowed your brand

new car and dented it?

I thought you'd kill me,

but you didn't.

And remember the time I dragged you to the beach,

and you said it would rain, and it did?

I thought you'd say, "I told you so"

But you didn't.

Do you remember the time I flirted with all

the guys to make you jealous, and you were?

I thought you'd leave

but you didn't.

Do you remember the time I spilled strawberry pie

all over your car rug?

I thought you'd hit me,

but you didn't.

And remember the time I forgot to tell you the dance

was formal and you showed up in jeans?

I thought you'd drop me

but you didn't.

Yes, there were lots of things you didn't do

But you put up with me, and loved me, and protected me

There were lots of things I wanted to make up to you

when you returned from Vietnam.

But you didn't. –

 

Nhưng anh không làm thế!

Merrill Glass

TTT dịch

Bọn mình nhớ lại xem, ngày em mượn của anh

chiếc xe hơi cáu cạnh mới ra lò rồi đụng cho nó móp méo.

Sợ quá, thế nào anh cũng giết em.

Nhưng anh không làm thế.

Còn nhớ một lần em kéo anh ra bãi biễn,

Anh dùng dằng nói trời sắp mưa, rồi mưa thật.

Thế nào anh cũng càu nhàu: “đã bảo rồi mà”.

Nhưng anh đã không làm thế.

Anh còn nhớ chứ, hôm ấy, em cợt đùa

với đám bạn trai để trêu anh;

anh nổi ghen thật. Em nghĩ anh sẽ bỏ em.

Nhưng anh đã không làm thế.

Anh còn nhớ lần em vung vãi trên sàn xe

dĩa bánh dâu nhão.

Em chờ anh sẽ đánh em.

Nhưng anh không làm thế.

Rồi em đã quên nói rõ buổi dạ vũ tại nhà rất trang trọng

để anh đến với chiếc quần jean không giống ai.

Ôi thôi rồi, anh sẽ cho em ra rìa, cho em “đi phép”.

Nhưng anh đã không làm thế.

Vâng, có lắm điều anh không làm;

anh xúy xóa, làm lành với em, yêu em, bảo vệ em.

Có lắm điều em muốn bù đắp cho anh

Khi anh từ chiến trường Việt Nam trở về.

Nhưng anh đã không làm.

Anh đã không trở về với em.-

 

Sầu Ai Lao

Đỗ Hữu

Đã lâu trăng cứ vàng hiu hắt

Mây cứ sầu tuôn núi võ vàng

Lá vẫn phai chàm trên sắc áo

Mưa nguồn thác đổ đá mù sương.

Giữa ngày lạc lõng trên rừng rậm

Với nắng bâng khuâng mây thuở nào

Với núi xanh lơ chiều tím nhạt

Mây trời bàng bạc sầu Ai Lao.

Lưng đèo quán gió mờ hun hút

Thôn bản nằm trơ dưới nắng chiều

Tai vẫn nghe đều dòng thác đổ

Người ơi, thương nhớ biết bao nhiêu!

Ở đây hơi đá chiều vây khắp

Khép chặt mình tôi giữa núi rừng

Buồn quá ngày đi đêm trở lại

Hoàng hôn hoa bản phấn rưng rưng.

Người có theo tôi lên dốc nắng

Nhìn xem hoa rải sắc trên đường

Chiều nay gió thổi buồn ghê lắm

Lá đổ sau chân một lối vàng.---

 

Em tôi, Lê Trạch Lựu, Sĩ Phú


Saturday, July 2, 2022

thỏa ước Budapest 1994 về Ukraine...

 



Hứa lèo * Budapest Memo

Tôn Tht Tu

Trong thời gian còn là USSR (Liên Xô, Union of Soviet Socialist Republics), Nga đã tồn trữ tại Ukraine 1/3 vũ khí hạch nhân, giao cho Belarus giữ một số dàn phóng lưu động và Kazakhstan một số rất ít đầu đạn nguyên tử. Khi Liên Xô giải tán, ba cộng hòa nầy độc lập và tiếp tục giữ những vũ khí trên. Họ trở thành những quốc gia có nguyên tử (nuclear nations).

Nga Anh Mỹ đã vận động để ba nước nầy trở thành nước không hạch nhân và ký hiệp ước không phát triển bành trướng hạch nhân.

Để thi hành việc giải trừ hạch nhân, Belarus sẽ trao lại cho Nga những dàn phóng lưu động; Kazakhstan từ lâu đã tự động chuyển giao các đầu đạn cho Nga; Ukraine đồng ý cho tháo gỡ và hủy bỏ vũ khí hạch nhân và từ bỏ vị trí quốc gia thứ ba về hạch nhân.

Để bù đắp việc giải trừ nầy, Anh, Nga và Mỹ cam kết tôn trọng độc lập và chủ quyền của ba nước nầy trên lãnh thổ ấn định bởi biên giới hiện hữu. Tại Budapest, Hungary, ngày 5 tháng 12, 1994, tổng thống Nga Yelsin, tổng thống Mỹ Clinton và thủ tướng Anh Major đã ký ba thỏa ước giống nhau đều gọi là Budapest Memorandum nhưng ký riêng với thủ lãnh từng nước Belarus, Ukraine và Kazakhstan. (Xin xem một trường hợp là Ukraine bên dưới).

từ trái, Yelsin, Clinton, Major ký Budapest Memorandum

Sau đó, bằng những văn kiện riêng, Pháp và Trung Cộng, hai quốc gia hạch nhân, xác nhận ủng hộ và tự xem như đã ký kết các memo nầy.

Chúng tôi sao lục thỏa hiệp quốc tế ấy để chứng minh các cường quốc hạch nhân Âu Mỹ đã ngậm miệng để Nga sáp nhập bán đảo Crimea một cách công khai (Thực tế có vài phản ứng lấy lệ). Nga còn ủng hộ các vùng ly khai. Hai hành động nầy đã quá rõ rệt không tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của U. Nga đã đe dọa bằng cách đồn trú dọc biên giới 200 ngàn quân, chuẩn bị cuộc chiến hiện nay.

Trước và sau khi điều quân, Nga viện cớ rằng Nga không dùng nguyên tử như Memorandum đã cấm và Nga nói U nguy hại an ninh của mình nên phải tấn công. Ngoại trưởng Nga cho rằng U đã vi phạm memorandum nầy khi cho phép phong trào homosexual hoạt động, dung dưỡng và dùng nhóm phát xít. Lời cáo buộc nầy viễn vông không ăn nhập với thỏa ước Budapest.

Dự thảo văn kiện quốc tế nầy không được nồng nhiệt tiếp đón ở Ukraine; một số chính trị gia chủ trương giữ lại một số vũ khí hạch nhân để làm vốn nhưng thực ra U không thể xử dụng mà phải cưu mang như của nợ, thôi thì cho tháo gỡ để đổi lấy bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; hoặc sẽ phải bỏ ra rất nhiều tiền để tìm cách dùng các vũ khí ấy, U đủ khả năng thông minh trí tuệ để làm. Ở khía cạnh khác, dân chúng còn nhớ lò nguyên tử Chernobyl ở ngay trên đất U đã hư hại, hiện còn nguy cơ phóng xạ.

TT Mỹ Clinton phải ghé U trên đường từ Nga về nước để dàn xếp. Nhưng có lẽ lý do U ngần ngại là điều khoản chỉ cấm các nước xâm phạm bằng hạch nhân như hiện nay Nga đã lợi dụng.

Budapest memo cũng như mọi hiệp ước trong lịch sử không bao giờ được thi hành, nói cũng bằng thừa.

Tin mới nhất TT Kazakh trong tháng 6 nầy đến Moscou dự hội nghị kinh tế đã không đồng ý công nhận hai nước mới thành lập tách từ đất U, ông nói gián tiếp đó là không tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của U. Kazakhstan cũng được hứa độc lập trong một Budapest Memorandum. Putin đã giúp xứ nầy bằng quân đội để dẹp nội loạn nhưng ông vẫn còn gián tiếp đe dọa bằng một sử quan vô lối: Kazakhstan y hệt như Ukraine là một sản phẩm của CS Bôn sê vit Nga. Kazakhstan là cộng hòa cuối cùng tuyên bố độc lập và cho đến nay vẫn ở trong quỹ đạo của Nga. Nhưng đây là một quốc gia cổ đại, lâu đời hơn Nga. Xứ nầy đã thành một quốc gia muslim sau khi bị xâm chiếm bởi Mông Cổ thế kỷ 13. Vào thời nầy Mông Cổ cũng chiếm vùng Rus để Rus tách riêng thành Nga và Ukraine. Bải học nầy cho thấy từ việc lớn đến việc nhỏ, đi theo CS thì chóng hay chầy sẽ tróc da nát thịt.

Sự kiện Nga xâm chiếm và sự kiện bốn nước ký kết thỏa hiệp để cho Putin tự do hành động có ảnh hưởng sâu rộng đến việc tài giảm binh bị. Budapest Memo bù đắp việc ba nước gia nhập hiệp định không phát triển hạch nhân. Ukraine cho biết Budapest Memo không còn hiệu lực và có nghĩa U được quyền phát triển hạch nhân.

Công tâm mà nói, U đáng được ca ngợi vì thỏa thuận tháo gỡ 1/3 kho vũ khí của CS Liên Xô. Đó cũng là công lao của Bill Clinton. Trong xứ Mỹ, Clinton đã vận động kiểm soát vũ khí cá nhân. Ông cũng đã gần đến thỏa thuận của Bắc Hàn hủy bỏ chương trình hạch nhân để đổi lấy phát triển kinh tế. Nhưng người kế nhiệm, Georges Bush không tiếp tục, đến độ một số nhân viên cũ đã gởi thư cho Bush Senior lưu ý Bush Junior đừng quên chuyện nầy. Bush con thì lo theo đuổi vũ khí hạch nhân của Saddam Hussein, làm cho Irak sập nát hơn U hiện nay; tuy vũ khí sát hại hằng loạt là một tiểu thuyết hoang đường (Saddam Hussein’s mass destruction weapon is a fiction).

Học giả Marianna Budjeryn, chuyên về tài giảm binh bị, cho rằng:

HK và các quốc gia có vũ khí hạch nhân cần tái lập tin tưởng của các nước không có vũ khí chiến lược nầy, ngõ hầu các nước nầy tin rằng họ sẽ không thiệt thòi khốn khổ vì đã từ chối mua hay chế các vũ khí tác động mãnh liệt nầy. Đối với HK và Anh Quốc, một trong những phương cách thực hiện mục tiêu nầy là duy trì cũng cố Budapest Memorandum và hậu thuẫn những chế độ phi hạch nhân, và cụ thể là tìm cách chấm dứt chiến tranh hiện nay và thi hành thỏa ước nầy để tái lập toàn vẹn lãnh thổ cho Ukraine.

 

Budapest Memorandum of 1994 / Ukraine

Hoa Kỳ, Liên Bang Nga và Anh Quốc (Liên Hiệp Vương Quốc Anh và Ái Nhĩ Lan),

Hoang nghênh chào mừng Quốc Gia Ukraine chấp thuận Hiệp Định Không khuếch trương vũ khí hạch nhân với tư cách một nước không có vũ khí hạch nhân;

Xét vì Ukraine cam kết loại trừ vũ khí hạch nhân ra khỏi lãnh thổ trong một hạn kỳ ấn định;

Xét rằng những sự thay đổi trong tình hình an ninh thế giới, gồm cả việc chấm dứt Chiến Tranh Lạnh, đã đưa đến những điều kiện thuận lợi để giới hạn sâu đậm lực lượng hạch nhân,

Xác định những điểm sau đây:

1.- Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Anh Quốc tái xác nhận cam kết hậu thuẩn Ukraine, trong tinh thần nghị quyết cuối cùng của Ủy Ban An Ninh và Hợp Tác Âu Châu, bằng cách tôn trọng độc lập, chủ quyền và biên giới hiện hữu của Ukraine.

2.- Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Anh Quốc tái xác nhận có nghĩa vụ từ chối đe dọa hay dùng vũ lục chống lại sự vẹn toàn lãnh thổ và độc lập chính trị của Ukraine và không dùng vũ khí của mình chống lại Ukraine trừ trường hợp tự vệ hay theo đúng hiến chương Liên Hiệp Quốc.

3.- Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Anh Quốc tái xác định cam kết hậu thuẩn Ukraine, trong tinh thần nghị quyết cuối cùng của Ủy Ban An Ninh và Hợp Tác Âu Châu, bằng cách từ chối dùng cưỡng ép kinh tế để đặt quyền thi hành chủ quyền của Ukraine dưới quyền lợi riêng trong mục đích trục lợi dưới mọi hình thức.

4.- Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Anh Quốc tái xác nhận cam kết sẽ tức khắc vận động LHQ có hành động trợ giúp Ukraine – một quốc gia thành viên không có vũ khí hạch nhân trong Hiệp Định không khếch trương vũ khí hạch nhân- nếu Ukraine trở thành nạn nhân của một sự xâm chiếm, hay đe dọa xâm chiếm có dùng vũ khí hạch nhân.

5.- Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Anh Quốc tái xác nhận – kể cả đối với Ukraine – cam kết sẽ không dùng vũ khí hạch nhân chống bất cứ quốc gia nào không có vũ khí hạch nhân mà là hội viên kết ước hiệp định không khuếch trương vũ khi hạch nhân trừ trường hợp bị tấn công vào dân chúng, lãnh thổ, quân lực và đồng minh, bởi chính quốc gia ấy hợp tác với một quốc gia có vũ khí hạch nhân.

6. Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Anh Quốc sẽ tham khảo hội ý khi có những vấn đề liên quan đến những điều cam kết trên.

Thỏa hiệp nầy có hiệu lực khi ký, lập thành bốn bản có giá trị như nhau bằng tiếng Anh, Nga và Ukraine.

 

Ukraine: The Budapest Memorandum of 1994

The following is the text of the Memorandum on Security Assurances, known as the Budapest Memorandum, in connection with Ukraine’s accession to the Treaty on the Non-Proliferation of Nuclear Weapons, signed Dec. 5, 1994. The United States of America, the Russian Federation, and the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland,

Welcoming the accession of Ukraine to the Treaty on the Non-Proliferation of Nuclear Weapons as a nonnuclear-weapon state,

Taking into account the commitment of Ukraine to eliminate all nuclear weapons from its territory within a specified period of time,

Noting the changes in the world-wide security situation, including the end of the Cold War, which have brought about conditions for deep reductions in nuclear forces,

Confirm the following:

1.-The United States of America, the Russian Federation, and the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland, reaffirm their commitment to Ukraine, in accordance with the principles of the CSCE [Commission on Security and Cooperation in Europe] Final Act, to respect the Independence and Sovereignty and the existing borders of Ukraine.

2. The United States of America, the Russian Federation, and the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland, reaffirm their obligation to refrain from the threat or use of force against the territorial integrity or political independence of Ukraine, and that none of their weapons will ever be used against Ukraine except in self-defense or otherwise in accordance with the Charter of the United Nations.

3. The United States of America, the Russian Federation, and the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland, reaffirm their commitment to Ukraine, in accordance with the principles of the CSCE Final Act, to refrain from economic coercion designed to subordinate to their own interest the exercise by Ukraine of the rights inherent in its sovereignty and thus to secure advantages of any kind.

4. The United States of America, the Russian Federation, and the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland, reaffirm their commitment to seek immediate United Nations Security Council action to provide assistance to Ukraine, as a non-nuclear-weapon State Party to the Treaty on the Non-Proliferation of Nuclear Weapons, if Ukraine should become a victim of an act of aggression or an object of a threat of aggression in which nuclear weapons are used.

5. The United States of America, the Russian Federation, and the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland, reaffirm, in the case of the Ukraine, their commitment not to use nuclear weapons against any non-nuclear-weapon State Party to the Treaty on the Non-Proliferation of Nuclear Weapons, except in the case of an attack on themselves, their territories or dependent territories, their armed forces, or their allies, by such a state in association or alliance with a nuclear weapon state.

6.The United States of America, the Russian Federation, and the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland will consult in the event a situation arises which raises a question concerning these commitments.

This Memorandum will become applicable upon signature. Signed in four copies having equal validity in the English, Russian and Ukrainian languages.


tranh  hoa lyli, Hòa Lan, mừng Budapest Memo 1994