add this

Tuesday, July 30, 2019

thú đam mê sách của người Hà Nội



thú đam mê sách của người Hà Nội


tác giả: NHH


Có thể nói khoảng trước năm 1990, còn được gọi là “Thời Kỳ Bao Cấp”, dân Hà Nội là những người ham đọc sách nhất thế giới! Tôi là nhân chứng của chuyện này.
Một buổi sáng mùa hè năm 1986, dịp ra thăm Hà Nội. Đang lang thang trên phố Tràng Tiền phía đối diện Công Ty Phát Hành Sách để ngắm phố và tìm cốc cà-phê sáng thì thấy một đám đông phần nhiều là đàn bà và trẻ con, ăn mặc lôi thôi lếch thếch đang xếp hàng rồng rắn chờ mua sách.
Đặc biệt là bên cạnh đoàn người còn có cả xe xích-lô, xe ba-gác, và xe “cải tiến” (loại xe cút-kít tự chế) cũng đang kiên nhẫn đứng chờ.
Vừa định bỏ đi thì một bà trong hàng chạy ra nắm chặt tay tôi nài nỉ:
“Bác làm ơn giúp cháu mua sách với.”
Tôi tìm cớ thoái thác là mình chưa ăn sáng, thì bà ta quát thằng con đứng bên cạnh:
“Mày chạy ra bưng đồ ăn thức uống vào đây ngay để mời ông.”
Một lát sau, thằng bé mang theo cốc nước chè và một nắm xôi dúi vào tay tôi, miễn phí.
Tôi muốn từ chối nhưng dứt ra không được một phần vì bà cứ nắm chặt tay tôi, phần nữa vì quý tấm thịnh tình của bà, dám mời một người không hề quen biết gói xôi để giúp mua sách!
Chờ tôi ăn xong bà mới dúi vào tay tôi tấm phiếu mua sách mà bà chạy chọt được từ cả tháng trước.
Hỏi ra mới biết là dịp hè mỗi năm, công ty phát hành sách lại bán tống bán tháo số sách tồn đọng in từ năm ngoái với giá thật rẻ để có chỗ chứa sách mới in.
Đoàn người mua sách có vẻ háo hức lắm, họ kháo nhau “năm nay trúng lớn” vì tin tức lộ ra từ “bên trong” cho hay năm nay sách bán ra gồm 3 bộ:
Tư Bản Luận, Lê-Nin Toàn TậpHồ Chí Minh Toàn Tập.
Toàn những bộ sách dày, hiếm quý, mỗi bộ nhiều không thua gì Encyclopedia, in ấn công phu trên giấy trắng bóng lưỡng, bìa cứng mầu đỏ có chữ kim nhũ tuyệt đẹp.
Thấy toàn là những sách khó đọc mà không khí mua sách lại sội động như thế nên tôi cũng tò mò hỏi thăm: “Thế trong đó họ có bán tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn không?” thì một bà đứng hàng trước chõ miệng vào:
“Rõ chán cái ông này cứ hỏi ngây ngô, rách cả việc. Người ta xếp hàng mua giấy gói xôi thì mới phải chờ lâu đến thế! chứ mua ba cái sách truyện thổ tả in bằng giấy bèo nhèo thì bán cho chó nó ăn à? Giấy đi cầu thì dùng báo Nhân Dân, vừa đỡ tốn lại dai và tốt hơn nhiều.”
Tôi hãi quá đành giữ im lặng. Cũng may có một số người thấy tội nghiệp nên đứng ra bênh tôi, đám đông chia ra hai phe cãi nhau ỏm tỏi.
Nghe tiếng ồn ào, hai cô “mậu dịch viên”, là hai nhân vật quan trọng nhất của công ty chạy ra hét:
“Các anh chị có im lặng hết không? Mua sách là một hành động văn hóa! Phải chứng tỏ mình là người có văn hóa!
Đám đông tức khắc trở nên trật tự, vì họ biết hai cô này có đủ uy quyền để không bán cho người mà họ thấy ngứa mắt, dù là có xuất trình đầy đủ sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân và phiếu mua sách.
Chờ mãi rồi cũng tới lúc chen chân được vào Công Ty phát hành sách và may mắn thay, tôi được phân phối một bộ Tư Bản Luận.
Trao cho người nhờ vả xong, bà ta cứ cám ơn mãi vì đây là bộ sách dày nhất và quý nhất.
Ngay sau khi sách được chuyển ra khỏi cửa thì việc làm làm đầu tiên của các “độc giả” là xé bỏ những tấm bìa sách quăng ngay xuống đất cho nhẹ, còn giấy in sách thì các ông chất lên xe xích-lô, ba-gác chở về nhà.
Sau khi các “độc giả” giải tán, hai cô mậu dịch viên chạy ra cửa, thấy đống bìa sách xé vứt bừa bãi, tung tóe dưới đất bèn chửi đổng:
“Đéo mẹ cái lũ ăn cháo đái bát, chưa mua thì miệng cứ xoen xoét, chúng em sẽ giữ lòng lề đường sạch sẽ, vừa mới qua sông đã đấm buồi vào sông!”
Nhưng hai cô không phải lo lâu vì chỉ một thoáng sau là đã có đám nhân viên sở tái chế tới tận nơi thu dọn sạch sẽ.
Họ gom góp đống bìa sách, phân loại cẩn thận, đem về xay thành bột, rồi thồn vào trong các chiếc túi vải dài cỡ gang tay để chế biến thành “băng vệ sinh.”
Bìa sách Tư Bản Luận có phẩm chất cao vì xay ra rất mịn, có sức hấp thụ tốt, nên loại băng vệ sinh này được giao cho các cửa hàng cao cấp, để vợ và con gái các ông lớn dùng.
Băng vệ sinh làm từ bìa sách Lê-Nin toàn tập phẩm chất kém hơn một chút nên phân phối cho thành phần “cốt cán”, trung thành với Đảng và Nhà Nước.
Chẳng hiểu sao bìa sách Hồ Chí Minh Toàn Tập thì phẩm chất lại kém đến thế, xay mãi mà vẫn còn xơ, mang vào ngứa ngáy lắm!
Nhưng tới kỳ mà không đeo cũng không xong, dù nhiều khi “ngứa tới độ gãi rách cả ….”

==================================================

Hà Nội Ngày Tháng Cũ, Song Ngọc, Sĩ Phú






Thursday, July 25, 2019

chuyện vui Hà Lội



miếu thờ “đứt thánh” và quốc tang

Tập làm văn lớp hai: tả cảnh một ngôi miếu gần nhà

Bài làm: Hôm nay chị em dẫn em đi tới một cái miếu gần nhà em. Em và bạn em hay gọi là miếu tàu, vì chính giữa có thờ một ông gì mặt đỏ mà râu dài, bạn em nói là ông Quan công, vì ổng không nghe lời nên bị chết, rồi anh em của ổng chết luôn. Không hiểu sao hôm nay có nhiều người đến thăm miếu, sắp hàng dài thiệt là dài.
Em thấy có một bàn thờ, có để tên là đức thánh trần trên bàn thờ có đặt bảng tên như mấy cái để trên bàn của mấy ông công an. Trên bàn thờ có hình một ông bị hói đầu, da mặt thì trắng hồng, còn môi thì đỏ như son như mấy chị ở gần nhà em. Em hỏi chị em ổng là ai, chị nói là ông trần đại quang, ổng giỏi lắm nhưng chết queo rồi vì cái gì… vi-rúc lạ. Em không biết “rúc lạ” là cái gì, để mai đi học em hỏi thằng beo, thằng đó cái gì nó cũng biết.
Rồi chị em nói thêm, nhưng có người nói không phải, đó là tượng của ông Vỏ nguyên giáp, còn thầy của tao thì nói giống mấy tên họn quan. Em hỏi chị em, họn quan là gì, chị em nói là mấy người bị cắt chim, rồi đưa vào nhà mấy ông vua, giúp việc cho dợ của ổng. Em hỏi chị em, ủa dậy là ông vỏ nguyên giáp bị cắt chim à. Chị em nói chỉ cũng không biết, nhưng chắc là dậy, vì đầu tiên thì ổng đi làm tướng, sau đó ổng chuyển sang làm cái gì đặt dòng cho mấy bà, chắc nếu không bị cắt chim thì làm sao ổng làm được.
Rồi chị em nói là: có người khác nói là hình đó là hình của ông tướng gì ghê lắm tên là đổ bá tị. Em hỏi chị em, nhưng mà em coi trên ti-di thấy ông tỵ mặt đen mà, chị em nói thì lúc lên bàn thờ họ vẻ trắng lại cho nó đẹp. Em hỏi chị, dậy ổng có bị cắt chim không, chị nói chị không biết, nhưng hồi xưa thì ổng đi quýnh lộn, sau đó ổng vô cái gì quốc hội. Quốc hội là chỗ gì, chị nói là chổ người ta cải lộn, nhưng thầy chị nói thỉnh thoảng mới cải thôi, còn lộn thì nhiều. Em hỏi, dậy ông tị quýnh lộn mà vô đó làm chi, chị nói mày nhiều chiện quá, miễn có lộn là được, để ngày mai em hỏi thằng beo nữa.
Rồi thì em thấy người ta bỏ lên trên bàn thờ đó một bảng tên nữa, em đọc là lê đứt anh. Em hỏi chị em, ủa sao thêm tên nữa, chị nói ông này cũng là tướng quýnh lộn, nhưng ổng ra lệnh lộn nên lính của ổng bị chết, nên người ta đưa lên luôn, mày không coi ti-di à, hôm qua người ta làm đám tang cho ổng đó. Em cải lại, có mà, hôm qua em có coi ti-di nhưng thấy nhiều người cười quá, nên em tưởng là đám cưới, em chờ coi hình cô dâu, nhưng không thấy, chỉ thấy có một bà lớn tuổi mặc áo đen thôi. Chị nói, không phải, bà đó là bà Ngân, người ta đọc lộn bả là chủ tịch nước. Em nghỉ cái bàn thờ này sao nhiều người lộn. Em hỏi chị, tại sao em thấy có một ông bịt đầu bằng khăn màu đen, giống mấy người nin-ja quá, chị nói có lẻ vì cha ổng là tướng uýnh lộn, nên ông đeo lộn khăn cho nó hợp. Em hỏi chị, thằng beo bạn em, nó uýnh lộn hay lắm, nó có được lên đây không, chị em cười to, rồi nói đây là bàn thờ của người lớn, thằng beo là con nít mà.

ông Phúc và bà Ngân nói trong bài làm

Em lại thấy một bàn thờ nữa, có bảng tên, em đọc là đức thánh Nguyễn, nhưng em không thấy hình, chỉ thấy ba khuôn hình phủ vải màu đen. Em hỏi chị tiếp, chị nói, mấy người này chưa chết, họ làm sẳn, mai mốt chết rồi bỏ lên luôn, nghe nói là có ông Trọng chi đó chuẩn bị lên. Em hỏi, còn hai cái khung hình kia, chị nói chắc một cái để là để cho ông Phúc, một cái cho bà Ngân. Rồi thì em mắc tiểu quá, em nói với chị là em phải đi tiểu, chị nói em phải đi nhanh.
Em vào nhà vệ sinh, thấy nhiều người lắm, ai cũng cười nói to thiệt là to. Rồi em đi ra ngoài, em gặp ông bảo vệ, ổng nói, thằng nhỏ mày đứng đây rồi ổng đưa cho em một cái khăn quàng đỏ bảo em đeo vô, rồi thêm một cái khung hình nữa bảo em cầm đứng đây. Em thấy trong hình có một ông đội mũ cười cười, một mắt nheo nheo. Một lát, em đưa hình cho thằng bạn đứng gần bên, em nói xạo với nó là em phải đi toi-lét, rồi thì em chạy u về nhà. Em muốn rủ thằng beo, chia phe uýnh lộn.
Mở ngoặc, em viết bài này không biết thầy giáo cho mấy điểm, nhưng em không sợ, vì em biết thầy Linh của em thích nựng con nít lắm, ổng còn dạy, nên có gì em sẽ rủ bạn em đi xin điểm cho em.
Dạ em tên là Lê bảo Cò, mấy thằng bạn em nó hay chọc em là: lò bị kê. Em rủ thằng beo đi uýnh tụi nó.
Nguyên Đại sưu tầm, giữ nguyên lỗi chính tả.





Friday, July 12, 2019

hữu ngã hữu thường


See the source image
Như Lai Thực Tánh
(phẩm 12 kinh Đại Niết Bàn do Thích Trí Tịnh dịch)

Lời thưa trướcMột bài ngắn trên internet về kinh điển PG đưa ra ba điều kiện để công nhận là kinh, luận, của PG gọi là tam pháp ấn, phải xem vô thường, vô ngã và niết bàn là cứu cánh. Người viết nại gốc từ các luận Long Thụ.
Nếu vậy thì Kinh Niết Bàn không phải là kinh Phật.
Theo biện chứng, có vô ngã phải có hữu ngã; một chân ngừng chân kia mới tiến tới để tiếp tục đi. Phẩm thứ 12 của Kinh Niết Bàn nói rất nhiều về hữu ngã. (có hai kinh Niết Bàn khác nhau; kinh Pali và kinh Phạn ngữ). Phẩm 12 nói đây ở phía "đại thừa". Theo ngũ thời (phân chia của Ngài Thiên Thai), thời cuối là Pháp Hoa Niết Bàn (Nhật: Hoke Nehan). Nếu Vô Lượng Nghĩa là tiền luận của Diệu Pháp Liên Hoa Kinh thì Niết Bàn là hậu thiên hay phụ đính. Sau vô số những danh từ những thuật ngữ, Pháp Hoa xuất hiện với ngôn ngữ bình dân đầy tình người. Thế nhưng Niết Bàn thì còn nhiều thuật ngữ hơn nữa, nhưng ngôn ngữ cho thấy tầm nhìn rộng rãi của Phật như (giới) trời phi tưởng, phi phi tưởng, phi phi phi tưởng.
Niết bàn gồm đủ huệ thức và hành trì.
Phẩm 12 chỉ nói đến thường và ngã trong bộ tứ: thường lạc ngã tịnh. Chân ngã nói ở đây vẫn ở trong thế động, không phải là một ý niệm cứng như "je pense donc je suis" của Âu Châu. Phẩm 12 có những điểm quan trọng như sau:
Hữu ngã phải có, là nòng cốt của mọi thứ; đó là chân ngã, Phật tính.
Giáo pháp phương đẳng (rộng rãi) vừa là nước cam lồ, thuốc trị bệnh vừa là thuốc độc giết người.
Tuy không phủ nhận việc quy y tam bảo đúng cách như quy y với chân tăng, không quy y với sư hổ mang, Ngài nói khi nhận chân sự thường tồn của chân ngã, như lai tánh thì không cần quy y gì nữa.
Hy vọng phẩm nầy gây tò mò để quý hữu nghiên cứu thêm. Đọc Niết Bàn rất vui, rất nhiều ẩn dụ thâm thúy. Khi đọc các ẩn dụ nầy, quý hữu sẽ thấy những chuyện trong Tam Quốc, Đông Chu chỉ là những mánh khóe, những miếng võ chứ chưa tới võ đạo và thấy những ẩn dụ nầy giải quyết những khó khăn trong cuộc đời, như Phật dùng để trả lời các câu hỏi hóc búa.
Giáo lý của Phật là một kho tàng vô tận muốn lấy bao nhiêu cũng được tùy sức mà gánh, tùy tánh riêng mà chọn. Do đó, chỉ nên nói sự khác biệt và không cho sự khác biệt là sai trái; chỉ chỉnh sửa những điều rõ rệt trong lịch sử. Căn cứ vào kinh Niết Bàn, vô ngã chưa đủ nhưng thuyết giảng vô ngã đã rất hữu ích để người nghe thấy những điều thiên hạ cho là chính mình, “le moi / the self” chỉ làm khổ mình như khi mất chức trọng quyền cao.
Sau đảo chánh 1963 xuất hiện một số “cao ngạo tăng” thay cho các cao tăng đức hạnh. Từ đó có nhiều người đề cao quy y nhị bảo (Phật, Pháp). Thời nay vấn đề tăng thì như cháo lòng, thịt chó nhựa mận mà không ai thèm ngó đến chuyện quy y. Nhưng nếu có, cũng như trở về 1963, phẩm 12 nầy đã giải quyết: khi liễu ngộ Phật tánh thường trụ thì không cần quy y. Và cứ như phẩm nầy, bạn đã là Phật và không cần quy y gì ráo trọi. Phật là bình đẳng; Phật là bạn. Vả lại Pháp Hoa nói thời mạc pháp (2.000 sau) mỗi chúng sinh là vị hộ pháp (votary of the Law), giữ chánh pháp ít nhất cho chính mình.
Nhưng coi chừng, nói nhỏ mà thôi; thiên hạ nghe cho là phỉ báng Phật đến đốt nhà. “Business Bụt” cũng phá nhà bạn vì sợ mất khách hàng.

=============================================

Như Lai Thực Tánh 

Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật: “Thế-Tôn! Hai mươi lăm cõi có ngã chăng?
Phật dạy: “Nầy Thiện-nam-tử! Ngã tức là nghĩa Như-Lai tạng. Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh tức là nghĩa của ngã. Nghĩa của ngã như vậy từ nào tới giờ thường bị vô lượng phiền não che đậy, vì thế nên chúng sanh chẳng nhận thấy được.
Như cô gái nghèo, trong nhà có nhiều kho tàng vàng vòng, tất cả người nhà không ai biết. Một hôm có người khách lạ khéo biết phương tiện bảo cô gái nghèo: “Nay tôi thuê cô dọn cỏ rác cho tôi”.
Cô gái liền đáp: “Nếu ông có thể chỉ kho vàng cho tôi, rồi tôi sẽ dọn cỏ rác cho ông”.
Người khách nói: “Tôi biết cách thức, có thể chỉ kho vàng cho cô.”
Cô gái nói: “Tất cả người nhà của tôi còn chẳng biếtđược, huống là ông mà có thể biết!”
Khách lại nói: “Nay tôi có thể biết chắc chắn”.
Cô gái nói: “Tôi gấp muốn thấy, ông nên chỉ cho tôi”.
Người khách liền ở trong nhà cô, đào được kho vàng ròng. Cô gái thấy kho vàng lòng rất vui mừng ngạc nhiên lạ lùng, kính trọng người khách.
apaganthus
Image result for agapanthus Nầy thiện-nam-tử! Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy, tất cả chúng sanh chẳng nhận thấy được. Khác nào cô gái nghèo có kho vàng mà chẳng biết. Hôm nay ta chỉ bày Phật tánh sẵn có của tất cả chúng sanh hiện bị các phiền não che đậy. Như cô gái nghèo kia trong nhà sẵn có kho vàng nhưng không thấy được. Hôm nay đức Như-Lai chỉ bày kho báu giác tánh cho chúng sanh, đây chính là Phật tánh. Chúng sanh thấy được tánh nầy lòng rất vui mừng quy ngưỡng đức Như-Lai.
Người khách khéo biết phương tiện dụ cho Như-Lai. Cô gái nghèo dụ cho vô lượng chúng sanh. Kho vàng ròng dụ cho Phật tánh.
Nầy thiện-nam-tử ! Ví như cô gái sanh một trai trẻ nầy mắc bịnh, cô gái buồn rầu tìm y sĩ. Y sĩ đến xem bịnh, dùng ba thứ bơ, sữa, đường phèn hiệp lại bảo cho đứa trẻ uống. Y sĩ dặn cho cô gái, đứa trẻ sau khi uống thuốc chớ cho nó bú, phải chờ thuốc tiêu hóa, rồi mới được cho bú.
Cô gái liền lấy chất đắng thoa trên vú rồi bảo đứa bé: “Vú của mẹ đã thoa thuốc độc, con chớ chạm đến”.
Đứa bé đói khát muốn bú, nhưng nghe mùi đắng trên vú bèn chẳng dám gần. Thời gian sau thuốc uống đã tiêu hoá, người mẹlấy nước rửa sạch vú mình, gọi con đến bú.
Lúc đó đứa trẻ mặc dầu đói khát nhưng nhớ mùi đắng nên chẳng dám đến bú.
Người mẹ bảo : “Vì con uống thuốc nên mẹ lấy chất đắng thoa trên vú. Thuốc con uống đã tiêu hóa, vú của mẹ cũng đã rửa sạch, giờ đây con có thể đến bú không hại gì.”
Đứa trẻ nghe mẹ bảo lần lần đến bú.
Nầy thiện-nam-tử! Đức Như-Lai cũng vậy. Vì độ tất cả chúng sanh nên dạy tu pháp vô ngã. Nhờ tu pháp đó dứt hẳn tâm chấp ngã, được nhập Niết-bàn. Vì trừ những vọng kiến trong đời nên thị hiện pháp xuất thế gian. Lại chỉ rõ quan niệm chấp ngã của người đời là hư vọng chẳng phải chơn thật, nên dạy tu pháp vô ngã để được thân thanh tịnh.
Như cô gái kia chữa bịnh cho con, nên lấy chất đắng thoa trên vú. Cũng vậy, Đức Như-Lai vì dạy tu pháp không nên nói các pháp đều không có ngã.
Như cô gái kia rửa sạch vú rồi kêu con đến bú. Cũng vậy, đức Phật hôm nay nói Như-Lai tạng.
Vì thế nên các Tỳ-kheo chớ sanh lòng kinh sợ.
Như đứa trẻ kia nghe mẹ kêu lần lần đến bú. Cũng vậy, các Tỳ-kheo nên tự phân biệt Như-Lai tạng, chẳng được, chẳng có.
kim châm
Image result for Daylily
Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật: “Thế-Tôn! Thiệt không có ngã. Vì lúc đứa trẻ mới sanh không hiểu biết. Nếu là có ngã thời ngày mới sanh lẽ ra liền có hiểu biết. Do nghĩ nầy nên định biết là không ngã.
Nếu quyết định có ngã, sau khi đã thọ sanh, lẽ ra không chết mất. Nếu tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. là thường trụ, lẽ ra không hư hoại. Nếu là không hư hoại, sao lại có Sát-đế-lợi, Bà-la-môn, Tỳ-xá, Thủ-đà, Chiên-đà-la, Súc sanh v.v… sai biệt nhau. Hiện nay thấy các thứ nghiệp duyên chẳng đồng, các loài đều riêng khác. Nếu quyết định có ngã, thời tất cả chúng sanh lẽ ra không hơn kém.
Do những nghĩa trên đây nên định biết Phật tánh chẳng phải là pháp thường trụ.
Nếu cho rằng Phật tánh quyết định là thường trụ, thời do duyên gì lại nói có sát sanh, trộm cướp, tà dâm, lưỡng thiệt, ác khẩu. Vọng ngôn, ỷ ngữ, tham lam, sân khuể, tà kiến.
Nếu ngã tánh là thường trụ, cớ gì sau khi uống rươu lại say mê.
Nếu ngã tánh là thường trụ, thời kẻ mù lẽ ra thấy sắc, kẻ điếc lẽ ra nghe tiếng, kẻ câm lẽ ra nói được, người què lẽ ra có thể đi.
Nếu ngã là thường trụ, lẽ ra chẳng còn tránh hầm lửa, nước lụt, thuốc độc, dao gươm, kẻ ác, thú dữ.
Nếu ngã là thường trụ, thời những việc đã từng nghe thấy lẽ ra chẳng quên. Nếu chẳng quên cớ gì lại nói: tôi đã từng thấy người nầy ở chỗ đó.
Nếu ngã là thường, thời lẽ ra chẳng nên có niên thiếu, tráng niên, lão thành v.v… Lẽ ra chẳng nên có thạnh, suy, mạnh, yếu cùng nhớ đến việc đã qua.
Nếu ngã là thường, thời nó ở chỗ nào? Nó ở trong nước mũi, nước miếng, hay ở trong các màu sắc xanh, vàng, đỏ, trắng ư!
Nếu ngã là thường, lẽ ra nó phải khắp trong thân, như dầu mè không chỗ hở trống. Nếu như vậy lúc chặt đứt thân thể, thời ngã đó lẽ ra cũng bị đứt !”

Phật bảo Ca-Diếp Bồ-tát : “Thiện-nam-tử! Ví như nhà vua có đại lực sĩ. Trên trán lực sĩ gắn hột châu kim cương. Lực sĩ nầy cùng người đánh vật. Hột châu kim cương bị đầu kẻ địch đụng lún khuất trong da, nơi đó thành vết thương. Liền nhờ y sĩ cứu chữa. Y sĩ tài giỏi xem vết thương biết là do hột châu lún vào ở khuất dưới da. Ysĩ hỏi lựcsĩ : “Châu kim cương trên trán của ông đâu rồi?”
Lực sĩ kinh hãi đáp: “Hột châu trên trán của tôi đã mất rồi ư? Nó rơi rớt ở đâu?” Nói xong lo rầu khóc lóc.
Y sĩ an ủi: “Nay ông chẳng nên buồn khổ. Vì lúc ông đánh vật, hột châu lún vào ở ẩn dưới da, bóng nó hiện ra ngoài. Lúc các ông vật đánh nhau, lòng quá giận tức, nên hột châu lún vào trán mà chẳng hay biết”.
Lực sĩ chẳng tin lời của y sĩ. Nghĩ rằng: Nếu hột châu ở dưới da, máu mũ chảy tuôn cớ sao hột châu chẳng trồi lên. Còn nếu hột châu ở trong gân, lẽ ra không thể thấy. Hoặc giả y sĩ gạt gẫm ta chăng? Bấy giờ y sĩ cầm gương soi trên mặt lực sĩ. Hột châu kim cương hiện ánh sáng trong gương. Lực sĩ nhìn thấy, ngạc nhiên mừng rỡ.
begonia
Image result for Begonia
Nầy thiện-nam-tử! Tất cả chúng sanh cũng như vậy. Vì không được gần gũi bực thiện-tri-thức, dầu có Phật tánh mà đều không nhận thấy. Bị tham, sân, si che đậy. Vì thế nên đọa địa ngục, súc sanh, ngạ quỹ, a-tu-la, chiên-đà-la, sát-đế-lợi, bà-la-môn, tỳ-xá, thủ-đà. Sanh vào trong các dòng đó, nhơn tâm tưởng mà gây ra các thứ nghiệp duyên. Dầu được thân người, nhưng phải điếc, đui, câm, ngọng, què, thọt. Thọ các quả báo trong hai mươi lăm cõi. Vì tham, sân, si, che lấp bổn tâm, nên chẳng biết Phật tánh. Như lực sĩ kia hột châu vẫn ở trong thân mà hô đã mất.
Cũng vậy, chúng sanh chẳng biết gần gũi thiện-tri-thức, chẳng biết bảo tạng Như-Lai, nên tu học vô ngã. Như hạng chẳng phải bực thánh, dầu nói là có ngã, nhưng lại chẳng biết chơn tánh của ngã.
Hàng đệ tử của ta cũng giống như vậy, vì chẳng biết gần gũi bực thiện-tri- thức, nên tu học vô ngã mà chẳng biết chỗ thật của vô ngã. Còn chẳng tự biết chơn tánh của vô ngã, huống lại có thể biết chơn tánh của ngã.
Nầy thiện-nam-tử! Đức Như-Lai nói các chúng sanh đều có Phật tánh, ví như y sĩ chỉ hột châu kim cương cho lực sĩ, các chúng sanh nầy bị vô lượng phiền não che đậy chẳng biết Phật tánh. Nếu dứt hết phiền não, bây giờ mới đặng chứng biết rõ ràng. Như lực sĩ thấy hạt châu trong gương sáng.
Tạng Như-Lai vô lượng chẳng thể nghĩ bàn như vậy.

Nầy thiện-nam-tử! Ví như núi tuyết có một vị thuốc tên là dược vị. Thuốc đó rất ngọt, ở dưới lùm bụi rậm, người không thấy được. Có người nghe mùi thuốc liền biết chỗ đó chắc có thuốc ấy. Thuở trước có vua Chuyển Luân ở nơi núi tuyết nầy đặt những bộng cây để tiếp lấy thuốc. Lúc thuốc đó chín thời từ đất chảy ra chứa vào trong bọng cây, mùi vị thuốc ngọt ngon. Sau khi vua đã băng, thời thuốc đó hoặc chua, hoặc mặn, hoặc ngọt, hoặc đắng, hoặc cay, hoặc lạt, tùy địa phương của thuốc sanh ra mùi vị đều khác nhau. Nhưng vị thật của thuốc đọng ở nơi núi như mặt trăng tròn. Người phàm ít phước dầu có đào xới chỉ luống khốn khổ mà không thể được. Lúc có thánh vương ra đời, vì phước lớn của vua, liền đặng vị thật của thuốc.
Nầy thiện-nam-tử! Mùi vị tạng Như-lai cũng như vậy, bị các rừng bụi phiền não che đậy, chúng sanh mê mờ chẳng thấy được.
Dược vị trên kia dụ cho Phật tánh. Bởi các phiền não nên sanh ra các thứ mùi vị sai khác như là địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, Trời, người, nam, nữ, sát-lợi, baà-la-môn, tỳ-xá, thủ-đà v.v…
Phật tánh hùng mãnh không thể hư hoại, vì thế nên không ai có thể sát hại được. Nếu sát hại được thời Phật tánh dứt, nhưng Phật tánh trọn không thể dứt, vì không bao giờ tánh có thể dứt được.
Như tánh của ngã tức là tạng Như-Lai không có gì phá hoại, đốt cháy được tánh ấy. Dầu không có thể phá hoại, nhưng chẳng thấy được. Nếu chứng đặng vô thượng chánh đẳng chánh giác mới thấy được tánh. Do cớ đó nên không ai có thể sát hại được.

Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Nếu không ai sát hại được, thời lẽ ra không có nghiệp bất thiện?”
Phật nói: ”Nầy Ca-Diếp! Thiệt có sát sanh. Vì Phật tánh của chúng sanh ở trong thân ngũ ấm, nếu sát hại ngũ ấm, gọi là sát sanh, đã có sát sanh, thời đọa ác thú.
Do nhơn duyên của nghiệp mà có sát-lợi, bà-la-môn, tỳ-xá, hủ- đà, chiên-đà la, nam, nữ v.v… hai mươi lăm cõi sai khác lưu chuyển trong dòng sinh tử.
Người chẳng phải bực thánh vọng chấp tướng của ngã là lớn hay nhỏ, bằng hột cỏ, hoặc bằng hột gạo, hột đậu, nhẫn đến bằng ngón tay cái. Họ vọng sanh các thứ tưởng tượng như vậy. Tướng của vọng tưởng không có chơn thật.
Tướng ngã xuất thế gian, gọi là Phật tánh. Nhận lấy ngã nầy, gọi là rất lành.
Nầy hiện-nam-tử! Ví như có người giỏi biết kho báu dưới đất, liền lấy cuốc bén đào đất, thẳng đến đá bàn, cát, sỏi, có thể đào qua không khó, chỉ đến lớp kim cương thời không thể xoi thấu.
Luận về chất kim cương, tất cả dao búa không thể làm hư bể. Phật tánh của chúng sanh cũng lại như vậy, tất cả nhà biện luận, thiên-ma, ba-tuần, cho đến các hàng trời, người, không thể phá hoại.
Tướng ngũ ấm là hữu vi, tướng hữu vi dụ như đá, cát, sỏi, có thể đào, có thể xoi. Phật tánh dụ như kim cương, không thể phá hoại được.
Do nghĩa nầy, nên phá hoại thân ngũ ấm thời gọi đó là sát sanh.
Nầy thiện-nam-tử! Nên biết quyết định rằng Phật pháp chẳng thể nghĩ bàn như vậy.
pensée, pansy
Image result for Pansy

Nầy thiện nam-tử! Kinh đại-thừa phương đẳng như chất cam lồ, cũng có lúc như thuốc độc.
Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “Do nhơn duyên gì mà Đức Như-Lai nói kinh đại-thừa phương đẳng như chất cam lồ, cũng có lúc như thuốc độc”.
-  Nầy thiện-nam-tử ! Nay ông muốn biết nghĩa chơn thật của tạng Như-Lai chăng ?
Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật: “ Tôi nay thiệt muốn biết nghĩa của tạng Như-Lai”.
Bấy giờ Đức Thế-Tôn nói kệ rằng:
Hoặc có người uống cam lồ.
Hại thân mạng mà chết sớm.
Hoặc có người uống cam lồ,
Thêm tuổi thọ sống được lâu,
Hoặc uống thuốc độc được sống,
Có người uống độc mà chết.
Trí vô ngại như cam lồ,
Đó chính là kinh Đại thừa.
Kinh điển Đại thừa như vậy,
Cũng gọi là chất thuốc độc.
Như bơ, đề-hồ v.v…
Nhẫn đến các thứ đường phèn.
Uốngvào tiêu hóa là thuốc .
Chẳng tiêu hoá thời thành độc.
Kinh Đại- thừa cũng như vậy,
Nơi người trí là cam lồ,
Kẻ ngu chẳng biết Phật tánh.
Nghe đại-thừa thành thuốc độc.
Với bực thanh văn, duyên giác.
Pháp đại thừa là cam lồ.
Cũng như trong các mùi vị.
Chất sữa là hơn tất cả.
Những người siêng năng tinh tấn.
Nhờ nương nơi pháp đại-thừa
Đặng đến nơi Đại-Niết-bàn.
Thành bực vua trong loài người.
Chúng sanh chứng biết Phật tánh.
Được chất cam lồ vô thượng
Thời không sanh cũng không tử.
Như Ca-Diếp Bồ-Tát thảy.
Nầy Ca-Diếp ông nên phải
Khéo phân biệt pháp tam-quy,
Thật tánh của pháp tam-quy.
Thời là chơn tánh của ngã.
Nếu có thể gẫm xét kỹ,
Tánh của ngã có tánh Phật.
Nên biết những người như vậy
Đặng chứng nhập tạng Như-Lai.
Biết ngã cùng biết ngã sở.
Người nầy đã được xuất thế.
Tánh, Phật, Pháp, Tăng, Tam-Bảo.
Là bực đệ nhứt vô thượng.
Kệ trên đây của ta nói.
Phật tánh đó nghĩ như vậy.

Ca-Diếp Bồ-Tát nói kệ bạch Phật:
Tô inay đều chẳng biết.
Quy y nơi Tam-Bảo.
Thế nào sẽ về đến.
Vô thượng vô sở úy ?
Chẳng biết chỗ Tam-Bảo.
Thế nào là vô ngã?
Quy y Phật thế nào,
Mà đặng nơi an ổn?
Quy y Pháp thế nào,
Xin Phật vì tôi nói.
Thế nào đặng tự tại?
Thế nào chẳng tự tại ?
Quy y Tăng thế nào,
Lại đặng lợi vô thượng?
Thế nào thuyết chơn thật,
Đời sau thành Phật đạo?
Đời sau nếu chẳng thành,
Thế nào quy Tam-Bảo?
Nay tôi không dự biết,
Nên tuần tự quy y.
Thế nào chưa thai nghén,
Mà tưởng sẽ sanh con?
Nếu biết ở trong thai,
Thời gọi là có con,
Con nếu ở trong thai,
Chắc sẽ sanh chẳng lâu,
Đây gọi là nghĩa con,
Nghiệp chúng sanh cũng vậy.
Như lời Phật đã nói,
Người ngu chẳng biết được.
Do vì họ chẳng biết,
Luân hồi ngục sanh tử,
Giả danh Ưu-bà-tắc,
Chẳng biết nghĩa chơn thật.
Xin Phật rộng phân biệt,
Dứt trừ lưới nghi cho.
Đức Phật trí huệ lớn,
Xin thương vì phân biệt,
Xin nói nơi Như-Lai,
Tạng báu rất bí mật.

Ca-Diếp ông nên biết,
Ta nay sẽ vì ông,
Khéo mở tạng bí mật,
Cho ông đặng dứt nghi,
Nay phải hết lòng nghe :
Ông trong hàng Bồ-Tát,
Thời đồng một danh hiệu,
Với Đức Phật thứ bảy.
Người quy y nơi Phật,
Thiệt là Ưu-Bà-Tắc,
Trọn chẳng lại quy y.
Những thiên thần nào khác.
Người quy y nơi Pháp,
Thời lìa sự sát hại.
Người quy y Thánh-Tăng,
Chẳng cầu các ngoại đạo,
Quy Tam-Bảo như vậy,
Thời đặng vô-sở-úy.

Ca-Diếp bạch Phật rằng:
Tôicũng quy Tam-bảo,
Đây gọi là đường chánh,
Cảnh giới của chư Phật,
TướngTam-bảo bình đẳng.
Thường có tánh trí huệ,
Tánh ngã và tánh Phật,
Không hai không sai khác,
Đạo nầy Phật khen ngợi,
Thẳng đến chỗ ở an.
Cũng gọi chánh biến tri.
Nên được Phật tán thán.
Tôi cũng đến Phật đạo
Của Đức Phật ngợi khen. Là cam lồ tối thượng.
Các cõi chỗ không có.

thược dược
Image result for Dahlia

Đức Phật bảo Ca-Diếp Bồ-Tát: “Nầy Thiện-nam-tử! Nay ông chẳng nên như hàng thanh-văn, cùng hàng phàm phu phân biệt ngôi Tam-bảo. Nơi đại-thừa đây không có tướng tam-quy sai khác, vì trong Phật tánh đã có pháp và tăng. Nhơn muốn hóa độ hàng thanh-văn và phàm phu, nên phân biệt nói tướng tam-quy sai khác.
Nầy thiện-nam-tử ! Bồ-Tát nên suy nghĩ như thế nầy, nay thân của ta đây quy y nơi Phật, nếu chính nơi thân nầy đặng thành Phật đạo, đã thành Phật rồi, chẳng nên cung kính lễ bái cúng dường các đức Thế-Tôn. Vì chư Phật đều bình đẳng. Khắp vì chúng sanh mà làm chỗ quy y. Nếu muốn tôn trọng pháp thân xá lợi, thời nên lễ kính tháp miếu của chư Phật, vì muốn hóa độ chúng sanh, cũng làm cho chúng sanh đối với thân của ta tưởng là tháp miếu mà lễ bái cúng dường. Những chúng sanh đó, lấy pháp thân của ta làm chỗ quy y.
Tất cả chúng sanh đều nương theo pháp tà ngụy chẳng chơn thật, ta sẽ tuần tự vì chúng sanh nói pháp chơn thật.
Nếu lại có chúng sanh nương theo phái chẳng phải chơn tăng, ta sẽ vì chúng sanh làm chỗ chơn tăng để chúng quy y.
Nếu có người phân biệt ba pháp quy y ta sẽ vì họ mà làm chỗ quy y duy nhứt, không ba pháp sai khác.
Đối với hạng sanh-manh, ta vì họ làm nhãn-mục.
Ta lại sẽ vì hàng thanh văn, duyên giác mà làm chỗ chơn quy.
Nầy thiện-nam-tử! Như vậy, bồ-tát vì vô lượng chúng sanh ác và những người trí mà làm Phật sự.
Nầy thiện-nam-tử ! Ví như người lúc ra trận chiến đấu, tự nghĩ rằng trong đội ngũ đây, ta là người thứ nhứt, tất cả binh sĩ đều nương cậy nơi ta.
Cũng như vương-tử suy nghĩ thế nầy, ta sẽ điều-phục các vương-tử khác, nối ngôi đại vương giữ gìn nghiệp bá chủ, để đặng tự tại, khiến các vương tử đều phải quy y. Vì thế nên chẳng được sanh tâm hạ liệt. Như vương tử, vua và các quan cũng như vậy. Nầy thiện-nam-tử! Bồ-Tát cũng suy nghĩ như vầy: Thế nào ba sự cùng ta đồng một thể.

Nầy thiện-nam-tử ! Đức Phật nói ba sự tức là Niết-bàn. Như-Lai đó gọi là Vô-Thương-Sĩ. Ví như thân người, đầu là trên tất cả, chẳng đồng với tay chơn lóng đốt. Phật cũng như vậy, là bực tôn thượng, chẳng phải háp cùng tăng.Vì muốn hóa độ các thế gian, nên thị hiện những tướng sai khác, ví như bực thang kia.
Vì thế, nay ông chẳng nên như hàng phàm phu, nhận biết tướng ba pháp quy y sai khác. Đối với đại-thừa, ông phải như dao bén mạnh mẽ quyết đoán.
Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật: “Thế-Tôn! Tôi vẫn biết, nhưng cố ý hỏi, chẳng phải là không biết, tôi vì các vị bồ tát đại dõng mãnh, mà bạch hỏi chỗ thật hành thanh tịnh không nhơ, muốn đức Như-Lai vì các bồ tát tuyên nói những việc kỳ-đặc, tuyên dương kinh điển Đại-thừa Phương-đẳng. Đức Đại-Bi Thế-Tôn hôm nay đã khéo giải thuyết. Tôi cũng đã an trụ trong pháp đó. Chỗ thật hành thanh tịnh của bồ tát mà Phật đã nói đó, tức là tuyên thuyết kinh Đại Niết-Bàn.
Thế-Tôn! Nay tôi cũng sẽ rộng vì chúng sanh diễn dương tạng Như Lai bí mật như vậy, cũng sẽ chứng biết chỗ tam-quy chơn thật.
Nếu có chúng sanh nào có thể tin kinh Đại-Niết-Bàn nầy, người đó thời có thể tự nhiên rõ thấu chỗ ba pháp quy y. Vì tạng Như-Lai có Phật tánh vậy.
Có người tuyên nói kinh điển nầy, thời đều nói rằng trong thân vẫn có Phật tánh. Người nầy bèn chẳng cầu ba pháp quy y nơi đâu xa. Vì đời vị lai đây, thân ta bèn sẽ thành tựu ngôi Tam-Bảo. Phật tánh như vậy chẳng thể nghĩ bàn, ba mươi hai tướng, tám mươi thứ tốt cũng chẳng thể nghĩ bàn”.

túy cầu
See the source imagePhật bảo Ca-Diếp Bồ-Tát: “Lành thay! Lành thay! Nầy Thiện-nam-tử! Ông đã thành tựu trí huệ rất sâu. Nay ta sẽ lại vì ông nói pháp chứng nhập Tạng Như-Lai.
Nếu ngã là có, thời là pháp thường chẳng rời nơi khổ. Nếu không có ngã, thời tu hạnh thanh tịnh không được lợi ích.
Nếu cho rằng các pháp đều không có ngã, đó là đoạn kiến, nếu cho rằng có ngã thời là thường kiến.
Nếu cho rằng tất cả hành pháp là vô thường, thời là đoạn kiến, cho rằng các hành pháp là thường, thời lại là thường kiến.
Nếu nói là khổ, thời là đoạn kiến, nếu nói là lạc, thời lại là thường kiến.
Tu tất cả pháp thường đó, thời sa nơi đoạn kiến, tu tất cả pháp đoạn đó, thời sa nơi thường kiến. Như bước đi, cần phải do chưn trước, mới dời đặng chưn sau. Người tu pháp thường, pháp đoạn, cũng lại như vậy, cần phải do nơi đoạn và thường.

Do nghĩ nầy, nên người tu các pháp khổ đều gọi là chẳng lành, người tu các pháp lạc, thời gọi là lành. Người tu các pháp vô ngã, thời thuộc về phiền não, người tu các pháp thường, thời gọi là tạng Như-Lai.

Niết-bàn không có nơi chốn. Tu những pháp vô thường, thời là tài vật, tu những pháp thường, gọi là Phật, Pháp, Tăng, và chánh giải thoát.
Nên biết Phật pháp trung đạo như vậy, xa lìa hai bên mà nói pháp chơn thật. Người phàm phu ngu mê đối trong pháp đó không nghi, như người gầy yếu, được uống thuốc bổ, thời khí lực khỏe khoắn.

Những pháp hữu, vô, thể tánh chẳng nhứt định. Ví như tứ đại tánh nó chẳng đồng, đều trái phản nhau. Lương y khéo biết tùy món đại nào phát bịnh mà điều chỉnh đó.

Nầy thiện-nam-tử ! Cũng vậy, đức Như-lai đối với các chúng sanh, cũng như vị lương y, rõ biết thể tướng sai khác của các phiền não mà dứt trừ, khai-thị tạng Như-Lai bí mật, Phật tánh thanh tịnh thường trụ chẳng biến đổi. Nếu cho rằng có, thời lẽ ra trí chẳng nhiễm. Nếu nói là không, bèn thành vọng ngữ. Nếu nói là có, lẽ ra chẳng nên nín lặng. Lại cũng chẳng nên hý luận cãi cọ, chỉ nên cầu được rõ biết chơn tánh của các pháp.

Người phàm phu hý luận cãi cọ vì chẳng hiểu tạng Như-Lai. Nếu nói pháp khổ, người ngu bèn cho thân là vô thường, chẳng có thể biết nơi thân có tánh lạc.
Nếu nói vô thường, người phàm phu chấp tất cả thân đều là vô thường, như ngói chưa hầm chín.
Nếu là người trí nên phải quan sát, chẳng nên nói tất cả đều vô thường, vì nơi thân của ta có chủng tử Phật tánh.
Nếu nói vô ngã, người phàm phu sẽ cho là tất cả Phật, Pháp đều không có ngã. Người trí nên phải quan sát vô ngã là giả danh chẳng thật, rõ biết như vậy chẳng nên sanh nghi.
Nếu nói tạng Như-Lai là không tịch, người phàm phu nghe như thế sanh kiến chấp đoạn diệt. Người trí nên phải quan sát Như-Lai là thường, không có biến đổi.
Nếu nói giải thoát dụ như huyễn hoá, người phàm phu sẽ cho rằng chứng đặng giải thoát tức là dứt mất. Người trí nên phải quan sát đức Như-Lai giải thoát, dầu có đến đi, nhưng vẫn thường trụ không biến đổi.
Nếu nói vô minh làm nhơn duyên mà có các hành pháp, người phàm phu liền phân biệt tưởng rằng có hai pháp: “minh” đến “vô minh”. Người trí rõ biết tánh đó vốn không có hai. Tánh không hai đó tức là thật tánh.
Nếu nói các hành làm nhơn duyên có ra thức, người phàm phu cho rằng có hai: “hành” cùng “thức”.

Người trí rõ biết tánh đó không hai. Tánh không hai đó tức là thật tánh.

Nếu nói thập thiện, thập ác có thể tạo tác, không thể tạo tác, đường lành, đường dữ, pháp lành, pháp dữ, người phàm phu nghe đó cho là có hai, người trí rõ biết tánh đó không hai. Tánh không hai đó tức là thật tánh.
Nếu nói nên tu tất cả pháp khổ, phàm phu cho rằng có hai, người trí rõ biết tánh kia không hai, tánh không hai đó tức là thật tánh.
Nếu nói tất cả hành pháp là vô thường thời tạng Như-Lai cũng là vô thường, phàm phu cho rằng có hai, người trí rõ biết tánh đó không hai, tánh không hai đó tức là thật tánh.
Nếu nói tất cả pháp vô ngã, tạng Như-Lai cũng không có ngã, phàm phu cho rằng có hai, người trí rõ biết tánh đó không hai, tánh không hai đó tức là thật tánh.
Ngã với vô ngã nơi tánh không có hai thứ.
Tạng Như-Lai, nghĩa tánh vô lượng vô biên như vậy, là chỗ mà chư Phật đều tán thán, hôm nay ta ở nơi trong kinh thành-tựu tất cả công đức này đều đã nói rồi.
Nầy thiện-nam-tử! Ngã cùng vô ngã tánh và tướng không có hai thứ, ông phải trân trọng thọ trì như vậy, ông cũng phải ghi nhớ giữ gìn kinh điển nầy. Như ta ngày trước trong kinh Đại-Bát-Nhã cũng nói ngã và vô ngã không có hai thứ.
vạn thọ
See the source image

Nầy Thiện-nam-tử! Như do sữa thành lạc, do lạc thành sanh-tô, do sanh-tô thành thục-tô, do thục-tô đặng chất đề-hồ. Chất lạc đó là từ sữa sanh ra, hay là nó tự sanh, hoặc do cái khác sanh ư, nhẫn đến đề-hồ cũng lại như vậy. Nếu từ cái khác sanh, thời là lẽ ra chẳng phải do sữa mà thành. Nếu chẳng phải từ nơi sữa sanh, thời sữa thành vô dụng đối với lạc, bởi sữa vốn không có lạc. Nếu lạc, tự nó sanh lấy nó, lẽ ra chẳng từ sữa lần lần biến thành lạc. Nếu lần lần biến thành, thời là chẳng sanh chung. Nếu chẳng sanh chung thời cả năm thứ không đồng một thời. Dầu chẳng đồng một thời nhưng quyết định chẳng phải từ nơi chỗ khác mà có.
Phải biết trong chất sữa đã có tướng của chất lạc. Vì nhiều vị ngọt nên chẳng thể tự biến; nhẫn đến chất đề-hồ cũng lại như vậy.
Do con bò cái ăn cỏ, uống nước, huyết mạch chuyển biến mà đặng có sữa. Nếu nó ăn cỏ ngọt thời sữa nó nhiều vị ngọt. Nếu nó ăn cỏ đắng, thời sữa nó có lẫn vị đắng. Núi Tuyết có thứ cỏ tên là phì-nhị. Bò cái ăn cỏ nầy, thời đặng thuần chất đề-hồ, không có những màu xanh, vàng, đỏ, trắng, đen.
Do cỏ lúa làm nhơn duyên mà sữa bò có màu vị khác nhau. Cũng vậy, các chúng sanh do minh cùng vô minh, vì nghiệp làm nhơn duyên mà sanh có hai tướng. Nếu vô minh chuyển thời biến làm minh. Tất cả những pháp thiện, bất thiện, v.v…, cũng lại như vậy, không có hai thứ.”

Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật: “Thế-Tôn! Như lời Phật nói, trong sữa có tướng lạc, nghĩa đó như thế nào? Thế-Tôn! Nếu nói rằng trong sữa quyết định có tướng lạc, do vì vi tế chẳng thấy được, thế sao lại nói từ nơi sữa mà thành lạc. Phàm trước vốn không mà nay có thời gọi đó là sanh. Như lạc đã vốn có, sao lại nói là sanh. Nếu nói trong sữa quyết định có tướng lạc, thời trong cỏ lúa lẽ ra cũng có sữa, và trong sữa lẽ ra cũng có cỏ lúa.
Nếu nói trong sữa quyết định không có lạc, thế sao nhơn sữa mà đặng thành lạc. Nếu trước vốn không, sau mới sanh ra có, thời cớ gì trong sữa chẳng sanh ra cỏ lúa?
- Thiện-nam-tử! Chẳng nên nói quyết định trong sữa có lạc hay trong sữa không lạc, cũng chẳng nên nói từ nơi khác mà sanh.
Nếu nói trong sữa quyết định có lạc, thời chất và vị của hai thứ sao lại khác nhau. Vì thế nên chẳng nên nói trong sữa quyết định có chất lạc.
Nếu nói trong sữa quyết định không có lạc, cớ sao trong sữa chẳng sanh vật khác. Đem chất độc pha vào trong sữa, lúc sữa đó thành lạc, thời chất lạc đó giết chết người, vì thế nên chẳng nên nói rằng trong sữa quyết định không có chất lạc.
Nếu nói chất lạc từ nơi khác mà sanh, thời cớ gì trong nước lã chẳng sanh chất lạc, mà phải từ nơi sữa, vì thế nên chẳng nên nói chất lạc từ nơi khác mà sanh.
Nầy thiện-nam-tử! Bò cái kia ăn cỏ tiêu hoá biến thành bạch huyết, do phước lực của chúng sanh, cỏ huyết biến thành sữa. Sữa nầy dầu từ nơi cỏ huyết mà ra, nhưng chẳng đặng nói là hai thứ, chỉ đặng gọi là từ nhơn duyên mà sanh. Chất lạc, nhẫn đến đề-hồ cũng lại như vậy.
Do nhơn duyên nên sau khi sữa mất biến thành chất lạc, ủ đông, hâm nóng, đó là nhơn duyên. Nhẫn đến đề-hồ cũng lại như vậy. Vì thế nên chẳng đặng nói quyết định rằng trong sữa không có tướng lạc.
Nếu nói từ nơi khác mà sanh, thời ngoài sữa không do đâu để có chất lạc.
Nầy thiện-nam-tử! “Minh” cùng “vô minh” cũng lại như vậy. Nếu chung với phiền não thời gọi là vô minh, nếu chung với tất cả pháp lành thời gọi là minh. Do đó nên ta nói không có hai tướng. Vì thế nên trước kia ta nói bò cái ăn cỏ phì-nhi ở núi Tuyết, thời sanh thuần chất đề-hồ. Phật tánh cũng vậy.
Nầy thiện-nam-tử! Do vì phiền não che đậy nên chúng sanh chẳng thấy Phật tánh, như người phước bạc chẳng thấy được cỏ phì-nhị.
Như trong biển lớn, dầu đồng một vị mặn, nhưng trong đó cũng có nước ngọt ngon, vị đồng như sữa. Như nơi núi Tuyết, dầu sanh nhiều cỏ thuốc, nhưng cũng có cỏ độc.
Thân của các chúng sanh cũng lại như vậy, dầu có giống rắn độc tứ đại, nhưng trong đó cũng có diệu dược, tức là Phật tánh. Phật tánh chẳng phải là pháp tạo tác làm ra, chỉ vì phiền não khách trần che khuất, nếu chúng sanh nào dứt trừ được phiền não, thời liền thấy được Phật tánh thành đạo vô thượng.
Ví như giữa hư không, giăng mây nổi sấm, trên ngà của tất cả voi đều sanh bông. Nếu không có sấm nổ, thời bông không sanh.
Phật tánh của chúng sanh cũng lại như vậy, thường bị tất cả phiền não che khuất nên chẳng thấy được. Vì thế nên ta nói chúng sanh không có ngã.
Nếu được nghe kinh điển Đại-Niết-Bàn vi diệu nầy, thời được thấy Phật tánh như bông hiện trên ngà voi.
Dầu nghe tất cả tam muội trong khế kinh, mà chẳng nghe kinh Đại-Niết-Bàn nầy, thời chẳng biết được tướng Như-Lai vi diệu. Như lúc không có tiếng sấm, thời chẳng thấy được bông trên ngà voi.
Nếu được nghe kinh nầy rồi, liền biết tạng Phật tánh của tất cả Như-lai nói. Như trời sấm thấy bông trên ngà voi. Được nghe kinh nầy liền biết tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.
Do nghĩa trên đây, nên nói Đại-Niết-Bàn là tạng Như-Lai thêm lớn pháp thân, như lúc trời sấm, bông trên ngà voi nhờ đó mà được sanh thêm.
Nếu có thiện-nam, tín-nữ, có thể tập học kinh điển vi diệu Đại-Niết-Bàn nầy, nên biết những người đây có thể báo được ân Phật, thật là đệ tử của Phật.
opium poppy
Image result for opium poppy
Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật: “Thế-Tôn! Phật tánh ấy rất sâu, khó thấy, khó vào như thế nào?”
Phật nói: “Nầy thiện-nam-tử! Như trăm người mù đến lương y để trị bịnh mắt. Lúc đó lương y dùng kim vàng lột màng mắt của họ, lột xong, giơ một ngón tay hỏi rằng: Thấy không? Người mù đáp rằng: Tôi vẫn chưa thấy. Lương ylại giơ hai ngón, ba ngón; người mù mới nói rằng thấy mờ mờ.
Nầy thiện-nam-tử ! Kinh điển Đại-Niết-Bàn vi diệu nầy, lúc đức Như-Lai chưa nói cũng lại như vậy. Vô lượng Bồ-tát dầu đầy đủ thật hành các ba-la-mật, nhẫn đến bậc thập-trụ vẫn còn chưa thấy được Phật tánh. Lúc Như-Lai đã nói, mới thấy được chút ít. Lúc Bồ-Tát nầy đã được thấy, đều nói rằng: “ Thế-Tôn! Lạ lùng thay, chúng tôi lưu chuyển thọ vô lượng sanh tử, thường bị vô ngã làm mê lầm.

Nầy thiện-nam-tử ! Phật tánh ấy rất sâu như vậy, khó biết khó thấy, chỉ Phật biết rõ, chẳng phải hàng Thanh-Văn, Duyên-Giác đến được. Người trí phải quan sát như vậy để rõ biết Phật tánh.
California poppy
See the source image
Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật:”Phật tánh vi-tế khó thấy như vậy, thế sao nhục nhãn mà có thể thấy được.”
Phật bảo Ca-Diếp Bồ-Tát: “Nầy thiện-nam-tử ! Như trời phi-tưởng phi-phi-tưởng kia, cũng chẳng phải hàng nhị thừa biết được, chỉ tin theo khế-kinh mà biết. ccc

Phật nói : “ Ví như hai người làm bạn thân nhau : Một người là vương tử, một người là dân hèn, hai người đó thường qua lại nhau, lúc đó người nghèo thấy vương tử có một con dao tốt, trong lòng thích muốn, thời gian sau, vương tử mang dao trốn qua nước khác. Một hôm, người dân hèn ngủ nhờ nhà người khác, giữa giấc ngũ mơ nói con dao! con dao! Người nhà nghe được bắt nộp cho vua. Vua gạn hỏi: Nhà ngươi nói con dao, nay ở đâu? Người dân bèn thuật rõ việc trước. Nay nhà vua dầu giết thần, banh xẻ tay chân cũng không thể tìm được dao. Thần cùng vương tử vốn là bạn thân, trước kia, dầu mắt được thấy con dao, nhưng còn không dám chạm đến, huống lại cố ý lấy.
Vua lại hỏi: “Lúc nhà ngươi thấy dao, hình dạng giống thứ gì?" 
Người dân bèn thưa: “Tâu Đại-Vương, thần thấy con dao ấy giống như sừng dê đen”.
Vua nghe xong, vui mừng cả cười, bảo rằng: “Nhà ngươi chớ sợ, ta tha cho ngươi, trong kho tàng của ta, đều không có thứ dao ấy, huống là ngươi thấy con dao nơi vương tử”.
Lúc đó nhà vua lại hỏi các quan: “Các khanh từng thấy con dao đó chăng?” Nói xong vua liền băng. Triều thần liền lập vương tử khác lên làm vua.
Tân vương lại hỏi các quan: “Các khanh từng thấy con dao đó chăng? Hình dáng nó như thế nào?”
Các quan đồng tâu: “Chúng thần từng thấy hình nó như sừng dê đen”.
Vua nói: “Trong kho tàng của ta, chỗ nào mà có thứ dao hình dạng như vậy?”
Lần lượt bốn vị tân vương tra tìm con dao ấy đều chẳng đặng.
Sau đó, vị Vương tử đào vong ngày trước, trở về nước, được tôn làm vua. Khi lên ngôi xong, tân vương nầy lại hỏi các quan: “Các khanh có thấy con dao đó chăng? Hình dạng nó thế nào?”
Các quan tâu: “Chúng tôi đều thấy”. Rồi đua nhau trình bày hình dáng của con dao. Người thì nói sắc dao thanh tịnh như hoa sen xanh. Người lại nói hình như sừng dê. Người thì nói dao màu hồng đỏ như lửa. Người lại nói dao đen tuyền như rắn đen.
Nhà vua cả cười bảo: “Các khanh đều chẳng thấy biết hình dáng thật của con dao của ta”. Nói xong bỏ đi.
Nầy thiện-nam-tử! Bồ-Tát xuất hiện nơi đời nói tướng chơn thiệt của ngã cũng như vậy. Như Vương-tử mang con dao tốt trốn qua nước khác.
Người phàm phu ngu mê cho rằng tất cả đều có ngã, có ngã. Như người dân hèn ngũ nhờ nhà người khác, mơ nói con dao! Con dao!
Hàng thanh văn, duyên giác hỏi các chúng sanh, tướng của ngã như thế nào? Đáp rằng “Tôi thấy tướng của ngã lớn bằng ngón tay cái. Có kẻ nói, như hột gạo. Có kẻ nói như hột cỏ. Cũng có kẽ nói tướng của ngã ở trong tâm, sáng rỡ như mặt trời”.
Những chúng sanh đó đều chẳng biết tướng của ngã. Như các quan chẳng biết hình dáng của con dao.
Bồ-Tát nói tướng trạng của ngã, hàng phàm phu chẳng rõ biết, vọng tưởng ra các hình tướng của ngã, như những người nói hình dáng của con dao, giống như sừng dê đen v.v…
Các hạng phàm phu đó, tuần tự nối nhau mà sanh những tà kiến.
Vì dứt những tà kiến đó, nên đức Như-Lai hiện ra đời, nói pháp vô-ngã. Vương tử bảo các quan: Trong kho tàng của ta không có thứ dao như vậy.
Nầy thiện-nam-tử! Hôm nay đức Như-Lai nói ngã chơn thật gọi là Phật tánh. Phật tánh như vậy ở trong phật pháp của ta, như con dao tốt kia.
Thiện-nam-tử! Nếu có kẻ phàm phu, có thể nói đúng, đó chính là do vì tùy thuận Phật pháp vô thượng. Nếu có người khéo phân biệt tùy thuận tuyên nói như đây, nên biết người đó chính là Bồ-tát.-

See the source image

=========================