add this

Thursday, June 25, 2020

người tù của chế độ CS Tàu



the tank man, Thiến An Môn
người tù của chế độ
Jonathan Mirsky
 2009 điểm sách Prisoner of the State * TTT dịch

Prisoner of the State là một hồi ký chuyển từ băng ghi âm thâu mật của Triệu Tử Dương, một thời giữ chức vụ tối quan trọng trong đảng CS  và chính quyền nước Tàu và cũng là kiến trúc sư của chính sách cải cách đưa nước nầy gần đến vị trí đại cường quốc. Cuốn sách gây nhiều chú ý ở Tây Phương; nhưng ở trong nước nó bị dèm pha, mọi điều liên hệ đã bị chận khỏi internet. Tuy vậy, cuốn sách gây ảnh hưởng mạnh và làm gia tăng số du khách từ lục địa đến Hongkong để mua ấn bản tiếng Tàu.

Prisoner of the State: The Secret Journal of Premier Zhao ZiyangHơn ba mươi năm qua, ngay trước khi xẩy ra vụ thảm sát Thiên An Môn (TAM) vào hai ngày 3 và 4 tháng 6, 1989, Triệu Tử Dương (TTD) bị huyền chức vì có cảm tình với sinh viên. Cho đến khi chết năm 2005, ông đã bị quản thúc tại gia 16 năm. Sinh năm 1919 và vô đảng năm 1938, trong suốt sự nghiệp dù vào lúc nắm quyền uy to lớn, TTD vẫn là một kẻ cô đơn trên chính trường, duy chỉ một mình Đặng Tiểu Bình ủng hộ ông. Nhưng khi quyết định đè nát cuộc biểu tình, Đặng Tiểu Bình (ĐTB) đồng thời đè bẹp TTD. Khi TTD chết vào lúc hoàn toàn bị lãng quên, chính quyền vẫn lo ngại, và báo động đỏ phòng khi bất trắc như lúc Hồ Diệu Bang chết.
Được hỏi về hồi ký của TTD vừa xuất bản, phát ngôn viên chính phủ tránh né bằng cách nói rằng những gì liên quan đến 1989 đã được giải quyết thỏa đáng. Tuy vậy, đại diện báo chí bán chính thức của Bắc Kinh ở Hongkong có phản ứng mạnh mẽ. “Nếu hủy bản án gây xáo trộn năm 1989 là mục đích của nhà xuất bản và báo chí cổ động thì mục tiêu tối hậu của lớp người nầy là thúc đẩy chuyển hóa hệ thống chính trị hiện tại thành một chính thể dân chủ đại nghị”.

Sau lời tuyên bố nầy, báo chí đưa ra các bản tường trình cho thấy vấn đề TAM vẫn còn được hâm nóng. Một nhóm trí thức Tàu cho biết họ vừa họp mặt yêu cầu chính quyền chấm dứt sự yên lặng về vụ thảm sát TAM ba mươi năm trước. Kết quả của nghị hội được chuyển trên nhiều web và email. Đáng chú ý là câu nói của học giả Cui Weiping: “Thời gian cứ tiếp tục trôi qua làm cho sự bí mật to lớn nầy thành khoản trống to lớn. Bí mật nầy thật sự đã làm ô nhiễm không khí bao quanh chúng ta, ảnh hưởng toàn diện đời sống và tâm linh chúng ta”. Ngay cả bây giờ (2009) ba chữ Thiên An Môn bạn viết trên internet đủ mời công an đến gõ cửa nhà. Tuy vậy, tin từ ngoại quốc đã vượt qua sự kiểm duyệt để cho mấy chục triệu người Tàu chưa bao giờ nghe tên TTD biết những gì họ đã mất khi đọc tác phẩm nầy.

Trong thời gian mất tự do TTD đã bày tỏ hy vọng về tương lai chính trị của Tàu mà nếu ai nói lại ngoài đường sẽ vào tù. Ông nói:
Qua thực tế lịch sử, hệ thống dân chủ đại nghị, hơn hết, trên hết, đã chứng tỏ có sức sống. Đó là hệ thống tốt đẹp nhất sẵn có mà dùng; nó có thể làm sáng tỏ tinh lý của dân chủ và thỏa mãn những nhu cầu của xã hội tân tiến. Không một quốc gia phát triển nào dùng một hệ thống khác với hệ thống nầy”.
Nếu TTD đã công khai phát biểu như thế thì ông đã ngồi tù thay vì quản thúc tại gia.

Tháng 12, 2008, hơn 8.500 người Hoa, trong đó có viên chức hành chánh, đã ký vào Hiến Chương 2008 gồm những điểm chính như sau.
Tự do lập hội. Quyền công dân lập hội phải được tôn trọng. Hệ thống đăng bạ các hội đoàn ngoài chính quyền (các hội phải được công nhân) cần được tu chính thế nào để các hội tự khai báo mà đăng bạ. Việc thành lập các đảng chính trị phải được hiến pháp bảo đảm, như vậy phải hủy bỏ đặc quyền một đảng độc quyền nắm giữ quyền hành; phải tôn trọng nguyên tắc cạnh tranh tự do và ngay thẳng giữa các đảng chính trị.

Triệu Tử Dương tại nhà riêng
mirsky_1-070209.jpgTự do hội họp. Hiến pháp qui định rằng tập họp, biểu tình, phản đối và tự do phát biểu là những quyền căn bản của người dân; chính quyền không được can thiệp bất hợp pháp và vi hiến.
Một số người ký bị giữ thời gian ngắn để cảnh sát thẩm vấn. Nhưng thi sĩ Lưu Hiểu Ba bị bắt và mất tích mấy tháng, hiện vẫn bị cảnh sát câu lưu (2009, cập nhật, ông có án tù và  chết 2017 trong thời giam tạm tại ngoại để trị bệnh.).
TTD trong hồi ký thâu băng nầy đã chừng mực nói rằng cần nhiều năm chuyển tiếp trước khi dân chủ được thực thi. Ông khen ngợi thành quả tích cực của Đài Loan và Nam Hàn đã đạt được dân chủ và thịnh vượng.

Nhà xuất bản cho biết các băng nhựa được chuyển lén đến Hongkong bằng nhiều phương tiện, và được nghe bởi những người đã quen giọng nói của TTD, ví dụ Bảo Tống thư ký riêng của TTD và bố của Bảo Phu bĩnh bút coi sóc xuất bản; Bảo Tống đã bị 7 năm tù từ khi TTD bị huyền chức. Bảo Phu có góp công vào việc chuyển lén băng nhựa. Ông nói Tàu là mafia. Khi chúa đảng mafia nghi ai phản bội thì chỉ có giết người ấy thôi. Đó không phải là hành động của một chính phủ hay một đảng hợp hiến. Vì vậy thảm sát TAM phải được tuyên bố và tuyên xử như một án đại hình.
Ngoài những trang cổ súy dân chủ một cách nồng nhiệt, phần còn lại TTD dùng để nói về các đồng nghiệp trong chính trị bộ, một tập thể lãnh đạo già nua, vô trật tự, thiếu thân thiện, chuyên chém lén đâm sau lưng.

ĐTB ra lệnh đàn em không được làm ồn, vì sợ chia bè phái. Do đó các thành viên luôn đồng ý ngoài mặt để phản bội ngay sau đó. Khinh thường đồng nghiệp thì đồng nghiệp cứ để đó, không bao giờ tha thứ; thiếu kính nể đồng nghiệp có thể đưa đến chỗ chết nếu đồng nghiệp được “bề trên” che chở.

Đặng Tiểu Bình
Image result for political cartoons deng xiaopingBề trên trong sự nghiệp của TTD từ thập niên 1970 luôn luôn là ĐTB, người dìu dắt và bảo trợ duy nhất. Khi sự bảo trợ chấm dứt thì đời người được bảo trợ xem như chấm dứt luôn thể. Thật vậy, sau bao năm hoạt động tích cực trong lòng đảng, như trở bàn tay, TTD bị đẩy ra rìa thì làm sao không oán hận. Nhưng ông biết đó là một lần tranh chấp nội bộ mà kỷ luật đảng cấm nói ra ngoài. TTD chỉ trích đích danh những ủy viên như Lý Bằng, Lý Tiên Niệm, Diêu Y Lan, Vương Chấn … Ông than phiền phiên họp quyết định thiết quân luật là bất hợp lệ, trái đảng quy; vì chính ông, với tư cách tổng bí thư phải được mời chủ tọa, đằng nầy họp lúc ông đi xa, mà ông còn không được thông tri.

Hồ Diệu Bang
Cartoon artist “Jiao Yantian” created a cartoon of Hu Yaobang (picture from Sina Weibo)Với sự nghiệp bắt đầu từ thời Mao, các lão tướng bây giờ sợ sẽ bị lớp trẻ dẹp qua một bên. Khi TTD, như một kẻ bị lãng quên, chết năm 2005, chính trị bộ lo ngại đủ điều như hậu quả cái chết của một Hồ Diệu Bang. Chính trị bộ thành lập ủy ban đối phó khẩn cấp, đặt cảnh sát vũ trang trong tình trạng báo động thường trực, ra lệnh bộ hỏa xa theo dõi du khách đến Bắc Kinh.

Phần thứ nhất của cuốn sách có tầm quan trọng đặc biệt đối với độc giả quan tâm đến các diễn biến trong mùa xuân 1989 với cao điểm là thảm sát ngày 3 và 4 tháng 6. Cuộc biểu tình xẩy ra ngay sau khi Hồ Diệu Bang chết ngày 15 tháng 3. Hồ Diệu Bang được giới trẻ thương mến vì ngay thẳng, chất phát, trái ngược với các viên chức khệ nệ và tham nhũng. ĐTB đã chỉ định Hồ Diệu Bang giữ chức tổng bí thư đảng nhưng rồi rức bỏ vì họ Hồ phản đối họ Đặng tấn công trí thức, thanh trừng chứ không đối thoại thảo luận. Khá hèn, TTD không dám bênh vực mà con chê Hồ Diệu Bang táo bạo, thiếu cẩn thận. Lúc ấy TTD đang làm thủ tướng, rất tiếc phải rời bỏ chức nầy để thay thế Hồ Diệu Bang năm 1987.

Những ghi ký của TTD về giai đoạn đầu cuộc phản kháng phù hợp với những điều bên ngoài đã biết hay nghi đúng. Ông công nhận Hồ Diệu Bang là một khuôn mặt đại chúng khả ái; nhiều người phẩn nộ khi Hồ Diệu Bang mất chức và xem đó là nhát chém vào hy vọng cải cách. TTD còn nhớ đã nói với ban thường vụ chính trị bộ rằng không nên cấm các sinh hoạt của sinh viên, họ tụ họp để tưởng niệm như chúng ta tổ chức lễ lạc truy điệu, không khác gì nhau. Ông đã yêu cầu sinh viên trở về trường và nói rằng cuộc đổ máu sẽ được tránh với bất cứ trường hợp nào.
Ngày 19 tháng 4 đang khi chuẩn bị công du Bắc Hàn, TTD bị Lý Bằng chận hỏi vì sao không có phản tác động để sinh viên không tụ họp bên ngoài trụ sở đảng; TTD trả lời không phải việc mình, vã lại đa số sinh viên đã rời công trường.

Ngày 23-04, khi TTD đã đi Bình Nhưỡng, tại phiên họp ban thường vụ, Lý Bằng và phe nhóm đã mô tả cuộc sinh viên biểu tình làm cho tình hình sôi động và trầm trọng tuy thực tế cuộc biểu tình đã thuyên giảm. Biên bản phiên họp xem cuộc biểu tình là một cuộc đấu tranh chính trị có dự mưu và chuẩn bị đầy đủ.
Điều nầy làm ĐTB kinh hồn. Ông cho biết rất lo ngại nếu cách mạng văn hóa trở lại, thứ cách mạng bắt ông bỏ tù và làm đứa con trai tật nguyền. Ông có lẽ nhớ rằng thập niên 1920, sinh viên trẻ như ông đã gây rối loạn để cho chính quyền Quốc Dân Đảng bước vào con đường thất bại, kết thúc với chiến thắng của Mao năm 1949.
Từ miệng của ĐTB, cuộc biểu tình là một xung động chống đảng, chống XHCN. Phải chận đứng ngay như dùng con dao bén cắt sợi dây thắc cổ. Nguy hại hơn nữa, hôm sau Nhân Dân Thời Báo đăng bài bình luận có nội dung y hệt: chống đảng, chống XHCN.

Số người biểu tình gia tăng gấp bội. Ngày 27 từng đoàn người từ các trường xa mấy dặm kéo về; dân chúng hai bên đường hoang hô nồng nhiệt. Khi đến gần điểm hẹn, họ bị chận lại bởi các toán cảnh sát vũ trang; ai cũng lo sẽ đổ máu, nhưng ngạc nhiên cảnh sát bỏ đi, đoàn người ùa vào công viên.

TTD không dấu diếm, từ Bắc Hàn ông đã gởi điện tín ủng hộ hoàn toàn hành động của chính trị bộ. TTD giải thích: tôi không ở trong hoàn cảnh khả dĩ biểu lộ bất đồng ý kiến, tôi đang ở xứ khác, không trực tiếp thấu hiểu tình hình. Từ thời đế quốc xưa cho đến thời Mao, các chức sắc đều nói theo chủ tướng.
Khi trở về nước và sau khi tiếp xúc với các trường đại học, TTD biết số người biểu tình tăng vì bài báo nói trên. Ông cũng ghi thêm, sinh viên xem hình tượng lãnh tụ tối cao của quốc gia chẳng ra thá gì. Nhưng có điều ông không biết. Đó là những học giả đã giúp ông soạn thảo kế hoạch cải cách nay viết nhiều truyền đơn cho biết thực trạng hoạt động của cấp lãnh đạo đảng và chính phủ quá tồi tệ.
Tỉnh nầy qua tỉnh nọ, ai cũng biết ĐTB sắp có hành động đàn áp. Nhưng TTD không để ý, vã lại lúc ấy con cái ĐTB lo cho sức khỏe của bố giảm sút, và một phần Gorbachev sắp qua thăm viếng. Ngày 04-04, ông bình thản đến ngân hàng phát triển Á Châu đọc bài diễn văn do Bảo Tống soạn, bài diễn văn về sau báo hại đời ông. Theo đó, sinh viên không làm gì bậy, “họ chỉ yêu cầu chúng tôi điều chỉnh các sai trái”. Hồi ký cho biết hầu hết sinh viên đã về nhà, “chờ xem” kết quả hứa hẹn.

Trở về trụ sở, TTD đề nghị với đồng nghiệp rằng đảng và chính phủ nên có những hành động tích cực đối với các điều dân chúng lo âu và do sinh viên nêu ra như tham nhũng, chính phủ cần thanh liêm, dân chủ, pháp trị và quyền dân chúng chất vấn công quyền. Phe đối nghịch, đặc biệt là Lý Bằng đã hết sức ngăn chận các đề nghị của TTD. Bên ngoài, một nhóm nhỏ đã bắt đầu tuyệt thực, số người tham dự đông dần.
TTD muốn gặp ĐTB và khi đến nhà thì cả chính trị bộ đã đến trước. Hôm ấy, ngày 17 tháng 5, TTD cảm thấy ”triệu bất tường” cho thời cuộc và cho chính mình. Ông can đảm làm một việc không thể có kết quả là yêu cầu xét lại bài bình luận trên báo, không gọi sinh viên là chống đảng và chống XHCN. Lý Bằng đã đáp lễ rằng bài diễn văn tại ngân hàng Á Châu làm cho biểu tình đông hơn.
Đến lúc này, ĐTB đã có quyết định đầy tai ương, chận đường tương nhượng và phong kín định mệnh của TTD. Ông nói: Vì lẽ không có có cách gì quay lui mà không tạo thêm bão xoáy làm mất quyền kiểm soát, cho nên quyết định là đưa quân đội về Bắc Kinh để áp đặt lệnh thiết quân luật”. Hôm sau TTD khẩn thiết một lần nữa yêu cầu ĐTB duyệt lại bài bình luận và đích thân vài lãnh đạo ra tận nơi nói cho dân chúng biết.

Đây nói về một hồi bi đát trong tấn tuồng TAM mà đến nay những nhân chứng trực tiếp cũng chưa hiểu thấu. Sáng 19-05, lúc trời còn tối, TTD ra tận công viên, theo sau có Lý Bằng nhưng rồi Lý Bằng hoản sợ bỏ trốn, còn để lại Ôn Gia Bảo (sau thành thủ tướng 2003-2013). Trông kiệt sức, mất sắc, TTD xin lỗi, ông nói:
Hỡi các bạn sinh viên, tôi đến quá trễ. Các điều gì các bạn nêu ra đều đáng chú ý, đáng nghiên cứu để giải quyết. Mục địch hôm nay của tôi không phải để được tha thứ. Tôi muốn nói thân thể các bạn đã yếu lắm rồi, đã tuyệt thực sáu ngày và nay qua ngày thứ bảy. Điều quan trọng bây giờ là ngưng tuyệt thực. Tôi biết các bạn làm vậy là mong đảng và chính phủ sẽ có giải đáp thỏa đáng cho những điều được yêu cầu. Tôi nghĩ rằng con đường đối thoại đã mở, tuy cần chút đỉnh thời gian để giải quyết đôi ba vấn đề. Do đó các bạn không thể tiếp tục tuyệt thực cho đến khi mãn nguyện. Thực tế là vậy.
Việc tiếp xúc nầy là sáng kiến riêng. Nhưng đến 11 giờ, TTD không thể tiếp tục vi phạm kỷ luật đảng. Cho nên TTD cảnh cáo rõ ràng rằng lệnh thiết quân luật sẽ được thi hành ngày hôm sau.

Ông đã ý thức đầy đủ rằng các quyết định quan yếu hình thành ngoài sự hiểu biết của ông và như ông nói, vào đêm 3 tháng sáu khi ngồi với gia đình, ông nghe tiếng súng rền vang. Lần xuất hiện ngắn ngủi của ông ở công viên đã “kết tội” ông, làm ông phải bị huyền chức, lý do cho thấy sự khác biệt, bất đồng ý kiến giữa các cấp lãnh đạo chóp bu của đảng.
Điều đáng ngạc nhiên là TTD không nhắc tới cuộc thảm sát, chỉ nói có nghe tiếng súng; ông lại nói rằng đa số những người hoạt động bị bắt, kết án và bị thẩm vấn nhiều lần, ông không nói có ai bị bắn hay không, ông cũng không nói đến cuộc thanh trừng tiếp theo diễn ra khắp nước. Ở một chỗ khác ông ngây ngô nói rằng không ai trong công viên muốn lật đổ đảng. Thực tế đoàn biểu tình đã hô to: đả đảo đảng CS, đả đảo ĐTB, Lý Bằng cút đi.

Gorbachev
Image result for gorbachev cartoonsNgày 16-05, TTD tiếp Gorbachev trong phòng họp ngầm dưới đất mà bên trên là công viên biểu tình. Ông nói với chính khách Nga rằng Tàu vẫn cần ĐTB lèo lái con thuyền quốc gia. Tuy không có tên trong chính trị bộ, ĐTB đã quyết định những chính sách hành động quan yếu bậc nhất. ĐTB hết sức bất mãn khi nghe kể những gì TTD nói với Gorbachev với hậu ý rằng ĐTB trách nhiệm mọi thứ, nhất là TAM.

Nhưng đấy chỉ là một trong những “tội” của TTD. Không những một mình ĐTB mà các trưởng lão nay đã ra khỏi chính trường cũng căm ghét sinh viên. Cuốn The Tiananmen Papers, xb 2001, cho biết hôm trước vụ thảm sát, tại một phiên họp của ban thường vụ, phó chủ tịch Vương Chấn đã dõng dạc tuyên bố: Cái lũ vô lại ấy. Bọn đó là bọn gì mà dám dẫm lên chỗ linh thiêng là TAM. Chúng ta sẽ phái quân đội đến nắm đầu bọn phản cách mạng nầy. Thưa đồng chí Tiểu Bình, nếu không làm việc nầy thì Quân Đội Giải Phóng nuôi ăn để làm gì?

See the source imageĐTB đáp: phải làm điều ấy, còn không thì không bao giờ chúng ta được tha thứ. Phải làm như vậy, còn không dân chúng sẽ làm loạn. Kẻ nào đứng dậy lật đổ đảng CS sẽ phải chết phơi thây sình thối. Lũ tạm gọi là dân chủ hay đối lập chỉ là căn bã xã hội. Quý vị hãy để một phút tưởng tượng chuyện gì xẩy ra nếu nước Tàu rơi vào cơn bão xoáy nầy; còn tệ hơn cách mạng văn hóa.

Đó là những điều TTD không đồng ý. Nhưng điều kỳ dị trong hồi ký là TTD không biết quyền lực và mưu lược của nhóm chống ông. Khi ông bị huyền chức không được thông báo, chức vụ tổng bí thư đã chuyển qua Giang Trạch Dân, chính ủy Thượng Hải (về sau làm chủ nước). TTD được áp dẫn về nhà để bị giam lỏng cho đến ngày chết.

Tại tư gia, ông viết nhiều thư than phiền không được đối xử theo đúng luật và lệ, ông hỏi làm sao ban thường vụ có thể hành động đúng lý khi chỉ ba trong năm người có mặt, hai người vắng mặt (TTD và một đồng chí cảm tình viên, Hồ Quý Ly (Hu Qili). Tại một phiên họp trung ương đảng, TTD bị kết tội chia rẻ đảng và khuyến khích tạo loạn. TTD phúc đáp rằng đảng thay trắng đổi đen, tung tin thất thiệt, giống như thời cách mạng văn hóa.
Cũng giống như hồi ký về sau, những lần than phiền khiếu nại nầy không một chữ về cuộc thảm sát TAM. TTD hẳn phải biết chuyện gì xẩy ra. Ông thường được thân nhân thăm viếng và một đồng chí cũ tên Zong Fengming đã lén lút thành công nhiều lần vô nhà thăm. TTD không biết hay sao mà chỉ nói nghe súng rền vang khi ngồi trong nhà.

TTD là con đẻ của chính cái đảng hiện đang thanh trừng mình. Gia nhập năm 19 tuổi và qua bao thập niên, kể cả thời gian bị tù cưởng bách lao động thời cách mạng văn hóa, ông đã chứng kiến và nhúng tay vào các hành động ngoài luật và lệ. Thật vậy, từ 1983 đến 1987, ĐTB điều hoạt cuộc tấn công giới trí thức, kêu đích danh từng người. TTD cũng gọi tên nhà khoa học Phương Chi kết tội trốn khỏi nước chỉ trích ĐTB, tuy người nầy hiện ở Bắc Kinh, lúc ấy chưa xin tỵ nạn ở tòa đại sứ HK.
Đối với một kẻ lão thành trong đảng, đã giữ các chức vụ hàng đầu, bị quản thúc tại gia là điều đau đớn và lạnh lẽo. Độc giả có thể cảm thông những dòng nầy của TTD. Nhưng ông được thoải mái ở nhà, tiếp thân nhân, không bị tù như thuộc viên Bảo Tống và hằng ngàn người khác, vạ lây cho gia đình bị thanh trừng. Con gái của ông giữ địa vị chỉ huy một khách sạn danh tiếng ở thủ đô, thư phòng của ông đầy các thứ sang quý. 
TTD đi dần vào lãng quên. Nhưng khi ông chết lãnh đạo CS rất ưu lo, đã báo động đỏ cả nước, phòng khi trái gió trở trời như trường hợp Hồ Diệu Bang từ trần.

Giai tầng cầm quyền hiện nay và những kẻ kế vị – trong một nước vẫn treo bức ảnh khổng lồ của Mao ở TAM – sẽ không bao giờ tha thứ TTD đã cổ súy một nền dân chủ đích thực cho nước Tàu, mặc dù ông nói sẽ phải thi hành trong nhịp độ chậm. Tệ hai hơn là lời nhận định về ĐTB: một thứ đội trưởng, một thứ cai, của các bậc lão thành trong đảng, ĐTB luôn chủ trương độc tài. Ông hết sức phiền bực, dị ứng đối với các cách bày tỏ ý kiến như biểu tình, phản đối, thỉnh nguyện thư…

Đừng quên rằng chính TTD, chứ không phải ĐTB, là kiến trúc sư của kế hoạch canh tân cho dù nhờ ĐTB đồng ý hổ trợ mà có kết quả.
Một khi được lưu hành dễ dàng hơn hiện nay, hồi ký Người Tù của Chế Độ sẽ đem lại những kết quả, hiệu ứng nào? Bĩnh bút Bảo Phú trong lời bạc hùng hồn không trả lời trực tiếp, và phần nào hoài nghi khi ông viết:
Nếu không có cải cách chính trị, không có sự kiểm soát lẫn nhau giữa cách ngành công quyền (lập pháp, hành pháp và tư pháp); thị trường sẽ bị lủng đoạn, thao túng bởi chính quyền tham nhũng xuyên qua các vụ làm an dơ bẩn.
Để chấm dứt bài điểm sách, tác giả hân hạnh trích lời của giáo sư quá cố Lucian Pye thuộc Massachusetts Institute of Technology:
Các niên giám lịch sử chỉ để đôi chương ngắn dành cho những người tạo ra tiến bộ kinh tế. Nhưng các tài liệu ấy có rất nhiều chương dài quan trọng dành cho những vị thực hiện cải cách chính trị, đem lại an bình cho người dân.   China’s Dictators at Work: The Secret Story


=============================================================================

Two young Vietnamese refugees wear oversized GI issue coats as they stroll the streets of their tent-city at the Camp Pendleton Marine Corps base in Southern California on May 7, 1975.
 Đầu tháng 5, 1975, 
hai em bé VN di tảng, tai căn cứ TQLC Pendleton, San Diego
 mặc hai field jacket lính Mỹ

===========================================================================


Saturday, June 20, 2020

PG đến với Tây Phương



PG đến với Tây Phương
A BUDDHIST ANTHOLOGY
Manas Journal, May 11, 1983*** TTT dịch

Ít nhất trong hai thế kỷ vừa qua, các học giả Tây Phương – cùng những giới khác như là kẻ đi xâm chiến, hành chánh gia, doanh nhân, và giáo sĩ – đã xem xét hay nghiên cứu các tôn giáo Đông Phương, và dần dần biết thêm vấn đề nầy nhiều hơn trong mấy chục năm rồi. Ngày nay (1983), người Tây Phương có thể đọc những điều học giả Đông Phương nhận định về tôn giáo Tây Phương có suy nghĩ sâu sắc và nghiên cứu đầy đủ, không hời hợt.
Minh chứng điều nầy, chúng ta có thể dùng công trình của Sarvepalli Radhakrishman, người trong nhiều năm đứng đầu chi vụ tôn giáo và triết học Đông Phương của đại học Oxford, những bài viết về triết học Ấn Độ được nhiều người dùng làm tham khảo nghiên cứu. Khi Ấn độc lập ông làm đại sứ tại Nga rồi về nước làm phó tổng thống.

Trong một bài thuyết trình ở đại học McGill (xuất bản dưới nhan đề Đông và Tây, 1956) ông nói:
“Không một dân tộc nào, một nhóm người nào, được độc quyền phát triển nền văn minh nhân loại. Chúng ta phải công nhận và hoan nghênh những thành quả của mọi quốc gia để tiến đến tình huynh đệ phổ quát. Đặc biệt trong vấn đề tôn giáo, chúng ta phải tìm hiểu sâu rộng công trình của các hiền giả của các nước khác, của các thời đại khác nhau.
Hòa bình không phải đơn thuần là không có chiến tranh. Hòa bình là một cảm thức tương ái mạnh mẽ, là sự ghi nhận chân thành các ý nghĩa và giá trị của kẻ khác.
Chúng ta không những muốn có sự ngồi chung Đông Tây mà còn cần có sự gặp gỡ tinh thần của đôi bên và sự hòa nhịp thương mến.”

Khi những dòng nầy được viết ra ba mươi năm trước, thế giới chỉ có chút ít hòa bình. Ngày ngày báo chí đầy rẫy tin tức chiến tranh lớn, chiến tranh nhỏ, xung đột, đe dọa.
Tuy nhiên, ở một mức độ khác trong mối giao tiếp người và người, một sự gặp gỡ giữa các tư tưởng và hòa đồng tình thương đã bắt đầu, vào lúc (Tây phương) đang mất ảnh hưởng của các tôn giáo truyền thống của tiền nhân. Nói khác, đã có thời gian thuận lợi để làm tái sinh những suy tư về tôn giáo-triết lý.

The Buddha Eye:  An Anthology of the Kyoto School (Nanzan Studies in Religion and Culture)Sự đóng góp lớn lao cho việc thay đổi Tây Phương là Phật Giáo (Zen) ở Mỹ Châu và Âu Châu, đặc biệt ở Mỹ. Mức độ ảnh hưởng đã được lượng định bởi Thomas Merton, một giáo sĩ TCG La Mã ít hôm trước khi ông chết vì tai nạn. Ông nói: Zen và TCG là tương lai. Câu nầy được trích dẫn bởi Frederick Franck trong The Buddha Eye (NXB Crossroad, 1982).
Tuyển chọn và hiệu đính bởi Planck, tuyển tập nầy gồm các bài nghiên cứu của Nhật thuộc trường phái tư tưởng Kyoto, chủ xướng sự gặp gỡ Đông Tây vượt trên những dị biệt. Các triết gia xứ Phù Tang đã thông suốt văn chương triết lý Tây Phương và thường nêu các sự song hành giữa triết học Âu Châu và giáo lý PG.

Bàn về điều gọi là “ý nghĩa lịch sử” của PG, Nishtani Keiji đề cập sự khác biệt giữa các phong trào chính trị ý thức hệ và mục tiêu của PG. Ông nói:
“Dĩ nhiên, “chuyển hóa xã hội” không bao hàm rằng PG có một lý thuyết xã hội riêng cho chính mình hay đề xướng cách mạng xã hội, vì lẽ PG không phải là “một phong trào chính trị”. PG làm chuyển hóa sâu rộng nội tâm và giúp phát triển con người căn bản thăng hoa đến chỗ đẹp nhất như hoa nở chưa từng thấy. Nói gọn, PG tác động như một nguyên động lực trong xã hội bằng cách cống hiến những phương cách để con người tự chuyển hóa đến chỗ tốt đẹp. Như vậy, PG đã gây một ảnh hưởng sâu đậm, tuy bên ngoài trông như một ảnh hưởng gián tiếp”.

Trong lần phát biểu ý kiến tại New York năm 1949, học giả Hồ Thích, lúc ấy là đại sứ Trung Hoa Dân Quốc ở HK, nói rằng:
“một sự kiện lịch sử ai cũng biết là Ấn Độ đã xâm chiếm và thống trị nước Tàu về văn hóa hai mươi thế kỷ rồi mà không cần phải đưa một người lính qua biên giới. cuộc chinh phục nầy không do Ấn Độ áp đặt trên đầu lân quốc. Nhưng đó là hệ quả do phía người Tàu đã tình nguyện tìm tòi, tình nguyện học, tình nguyện hành hương và tình nguyện chấp nhận.
"Lời giải thích chính đáng là PG đã thỏa mãn những nhu cầu mà người Tàu lúc ấy cảm nhận rõ rệt là cấp thiết. Trung Hoa cổ đại chỉ có quan niệm đơn giản về sự đền bù từ hành vi thiện ác nhưng Ấn đã cho chúng tôi quan niệm về nghiệp, tức là quan niệm nhân quả xuyên qua sự hiện hữu quá khứ, hiện tại và tương lai”.
Hồ Thích
Hu Shih 1960 color.jpgTrong việc nầy, chẳng có một quan niệm siêu hình trừu tượng nào: ai dùng bạo lực sẽ khổ đau vì bạo lực. Không có một người theo PG chân chính mà tham gia hay dấy lên chiến tranh. Gandhi chính là một Phật giáo đồ, ông đã tái tạo sự kính nễ dành cho Ấn Độ, làm hãnh diện những đứa con của tổ quốc Ấn.

Trở lại triết gia Nishitani Keiji nêu trên, ông nói thêm:
“Ngày nay người ta có khuynh hướng cho rằng chuyển hóa xã hội là một chuyện, chuyển hóa con người là chuyện khác; và phải chuyển hóa xã hội trước. Nhưng trong thực tế, hai việc nầy không thể tách rời một cách đơn giản như thế. Nhiều người tiến bộ ở Nhật quả quyết rằng cuộc khủng hoảng hiện nay từ bom nguyên tử là kết quả của chủ nghĩa tư bản tân thời, hay độc quyền tư bản đế quốc; những chủ trương ấy đã ngăng chận diễn biến tất nhiên của lịch sử. Theo các thành phần nầy, phương cách duy nhất để giải quyết khủng hoảng nầy là cách mạng xã hội. Khủng hoảng nầy không hoàn toàn một mình do chủ nghĩa tư bản; khư khư đòi cách mạng xã hội là tối thượng và không còn gì hơn, chính điều đó đã góp phần lớn tạo ra khó khăn hiện nay.
"Thủ tướng Nga Malenkov tuyên bố vũ khí hạch nhân sẽ tiêu diệt khối tư bản lẫn khối Xô Viết và nền văn minh nhân loại; sau đó ông bị mất chức. Tờ báo chính thức của đảng Pravda chỉ trích rằng lời tuyên bố ấy hoàn toàn sai lạc về ý thức hệ. Lập luận chính thức từ nay sẽ là: trong chiến tranh hạch nhân, chỉ có Tây Phương bị tiêu diệt, và Liên Sô sống còn”.

Đã nói đến mức đó thì còn chi là vấn đề chuyển hóa xã hội hầu giải quyết khủng hoảng nguyên tử. Điều đó cũng cho thấy rõ sự khác biệt giữa sự chuyển hóa chính trị và chuyển hóa con người. Nhưng khi hầu như không thể giải quyết những vấn đề quốc tế, các xung đột nói chung, tại sao chúng ta không đi bằng đầu múi dây kia là sự chuyển hóa con người.

Kannon, by Kano Hogai (1883) [Public Domain Image]Ngã là đề tài chính xuyên qua tuyển tập nầy và trở thành đề tài thiết yếu trong giai đoạn chuyển tiếp nầy. Ở Tây Phương, các điều tin tưởng cũ đã phai mờ hay biến mất; các quan niệm khoa học đang bị soát xét lại bởi chính các nhà khoa học. Không ai nắm được cái gì gọi là chắc nịch. Cho nên quan niệm sinh thành, diễn biến nội tâm gây nhiều chú ý ở Tây Phương.
Triết gia Abe Masao đã giảng một bài kệ đại thừa, tóm lược như sau.
Câu một và câu hai nói về niềm vui được sinh làm kiếp người sau bao đợt luân hồi. Câu ba và bốn tri ân về cơ duyên gặp giáo lý của Phật, ít ai được cơ hội nầy. Hai câu cuối nguyện rằng chừng nào còn làm kiếp người thì có thể và phải nuôi dưỡng Phật tính bẩm sinh bằng cách làm theo lời Phật dạy để ra khỏi luân hồi. Do đó, PG quán xét và bảo vệ tính cách tích cực của sự hiện sinh, của đời sống. Nói khác, PG có trọng tâm là con người.
Nhưng con người phải từ bỏ ngã chấp để đến mức hoàn vũ tức là đến chân ngã, đó là lúc giác ngộ để biết rằng vạn hữu đều vô thường. Sự cứu rỗi của PG không có gì khác hơn là sự thức tĩnh, là giác ngộ, nhờ bỏ ngã chấp mà thấy vũ trụ uyên nguyên, giải thoát khỏi cái tôi ích kỷ, khỏi sự mê chấp vô lý; nhưng không lìa đời mà hành động một cách tích cực và sáng tạo trên thế giới và trong lòng nhân loại.-

Phụ họa của người dịch

See the source imageVirgil Georghiu, trong Giờ thứ 25 nói rằng khi Tây Phương sụp đổ, Tây Phương sẽ được cứu vớt bởi ánh sáng từ Đông Phương. Lập tức ông minh định Nga Sô không phải là Đông Phương vì Nga Sô cũng là sản phẩm của Tây Phương. Lý do phân định là vì ngôn ngữ thời ấy gọi Nga Sô là East là Đông, đối nghịch với Tây Phương là West. Nói theo Georghiu, nước Tàu theo CS cũng không được xếp là Đông Phương, tuy China trong lịch sử hầu như là cái dù che cho cái gọi Đông Phương. Thế mới khổ chơ. Nhà văn Võ Hương An vừa chuyển cho chúng tôi bài nói về truyền thống văn hóa Trung Hoa được duy trì và phát triển bởi Đài Loan.
Về ý kiến của Gheorghiu, trước đây khá lâu, 1919, Edmond Holmes đã nói điều gần giống trong cuốn The Creeds of Buddha, các tư tưởng lớn gặp nhau, không sao.

Ý kiến của Hồ Thích có phần hơi quá, nhưng ông là người Tàu nên không ai bắt bẻ. Các nhà dịch thuật Trung Hoa rất tài tình đã chuyển một ngôn ngữ nhiều tưởng tượng đa âm lê thê qua một ngôn ngữ độc âm, chính xác, cô đọng. Họ đã phải dùng những danh từ hiện có mang phần nào giông giống hao hao điều muốn nói trong kinh Phật rồi dần dần biến thành những thuật ngữ. Có một cuốn sách nhiều chi tiết, tôi quên nhan để và tác giả ỷ y vào internet thì tìm không ra để mua từ Amazon. Thiền của Tàu là Chan, là một dung hợp tuyệt vời giữa PG và Lão Giáo; từ Chan qua Zen của Nhật để đưa ra thế giới.

=================================================================

Annam, Vietnam 1931 - The daughter of Annamese royalty poses - © W. Robert Moore/National Geographic Society

Huế 1931 - cô Nguyễn Thị Cẩm Hà - (Mệ Bông) 
 ái nữ của bà Chúa Nhất tức Công chúa Mỹ Lương (chị vua Thành Thái)

======================================================


Monday, June 15, 2020

cái hòm của bà nội


20111123-Wikie C funeral processions.JPG
tranh Tàu: khóc mướn và nhạc đám ma

Cái hòm của bà nội

Coffin Keeper **Wenguang Huang *** TTT dịch


Khi chín tuổi, tôi ở chung phòng với một quan tài. Cha tôi đóng cái hòm nầy làm quà sinh nhật thứ 73 cho (bà) nội, gọi nó là “thọ mộc”, cái tên kỳ dị cho cái hộp mà bà sẽ nằm trong đó để chôn xuống đất. Việc chôn xuống đất đã có lệnh cấm sau khi cộng sản cầm quyền, do đó tôi không thể cho ai biết.
Nội về sống với gia đình tôi khi 72 tuổi vào năm 1974, lúc ấy bà luôn bị ám ảnh về cái chết gần kề. Nội biết các danh ngôn xưa, nhất là câu: “Khi đến 73 hay 74 thì Diêm Vương sẽ gọi về”, nội muốn chuẩn bị đầy đủ để chết cho xong. Sau Tết, nội bắt đầu bèo nhèo với bố (của tôi) về cách thức sắp xếp chung sự. Nội muốn được chôn theo lối cổ truyền. Nội thường làm bố khổ tâm bực mình về các lề thói xưa nhưng rồi bố luôn có thể xoay ngược tình thế. Tuy vậy, trong chuyện nầy, nội rất cương quyết chống lại mọi cố gắng làm nản lòng.

Đảng đã chỉ thị thiêu với một lập luận thực tế: chôn tốn đất canh tác, phát triển. Nhưng cũng có lý do ý thức hệ, nghi lễ tống táng nặc mùi tôn giáo, điều đảng quyết tâm tẩy rửa.
Bố đã tốn công sức trở thành công nhân gương mẫu và vô đảng nên thừa biết rằng việc chôn nội là một khó khăn chính trị sẽ thiệt hại địa vị trong đảng mà bố đã khổ công leo lên. Cách mạng văn hóa đang đi xuống nhưng làm theo các tục lệ xưa vẫn đem lại những bất lợi rắc rối. Tôi còn nhớ đã cùng cả lớp đến dự buổi công khai tố giác một người đã tổ chức đám cưới cho con gái theo lối xưa ở làng quê, bên ngoài Tây An. Một người địa phương đã mật báo cho chính quyền rằng người cha đã thuê một cái kiệu sơn đỏ để gánh cô dâu, điều nầy đã có lệnh bãi bỏ.
Trong trường, tôi đứng đầu nhóm thiếu nhi CS, nhóm chúng tôi dự thi hát hằng năm với bài: đả đảo Khổng Tử và chống cổ tục; do đó tôi thấy đám tang cổ truyền là điều kinh tởm. Tôi còn nhớ đã thấy đám ma của một bà lão trong một thôn ấp nơi lệnh cấm không nghiệt ngã cho lắm. Thân nhân mặc áo trắng, khóc lóc kêu than. Đứa cháu nội đi trước dẫn đầu một đám rước, mang một cây tre móc một tràng phan bằng giấy; tôi không hiểu ý nghĩa những chữ viết trên ấy nhưng bố nói đó là lời cầu mong một hành trình êm xuôi đến thế giới bên kia và đầu thai vào chỗ tốt. Tôi rúm người khi nghĩ một ngày kia sẽ cầm cây tre như thế. Bạn bè trong lớp sẽ gọi tôi kẻ lừa đảo, hát nhạc CS ở trường nhưng làm theo hủ tục ở nhà. Hơn nữa, chúng sẽ cười vào mặt nếu tôi mặc áo trắng thế kia.

Trước tiên, bố cố gắng nói với nội bỏ qua ý định ấy. Trong bữa cơm, bố kể tên những lãnh tụ CS danh tiếng chủ trương hỏa thiêu; những trường hợp bị trục xuất khỏi đảng vì theo lối xưa từ đó cuộc sống đổ nát. Bố nói sau khi dự lễ thiêu của người bạn cùng sở, bố thấy chuyện ni không sao. Khi chết thì hồn đi mất, còn cái xác nề hà chi. Nội lắc đầu lia lịa, nội nói: “Mẹ không muốn bị tra tấn bằng lửa sau khi chết; công nhân lò thiêu không bao giờ cạo sạch than tro mà chỉ lấy một phần; vậy thì biết xương của ai của ai. Con sẽ cúng vái mẹ người ta vào lễ Thanh Minh”. Nội đứng dậy, xếp dọn bàn ăn.
Mẹ (của tôi) không chịu cảnh chồng bị hạ dễ dàng như vậy nên nói: “Mẹ muốn chôn ở chỗ nào; đâu có nghĩa trang trong tỉnh nầy.” Nội phản pháo: Ai nói chôn trong tỉnh nầy: "ta sẽ trở về làng xưa ở Hà Nam, chôn bên mộ chồng”.
Chúng tôi trố mắt không tin. Nhưng đó là một điều mới mở đầu một diễn biến mới.
Ông nội đã chết vì bệnh lao hơn 40 năm nay, được chôn vào đại địa trên bờ Hoàng Hà. Bà thường khoe ông thầy địa (phong thủy) đã chọn chỗ tốt tạo nên phát đạt cho cả mấy thế hệ sau. Nội tin rằng đoàn tụ với ông nội là hoàn tất chu kỳ thế hệ, có nghĩa hậu duệ, tức là tôi, chị tôi, em trai tôi, sẽ hưởng mọi ân sũng. Bà nói: việc nầy đâu phải cho mẹ mà cho tương lai của cả gia đình”.

Khi nội bày tỏ cương quyết về cái chết đang đến, bố rút lui dần dần, ít nói trong bữa ăn. Thỉnh thoảng thức giấc nửa đêm, tôi nghe bố thầm thì với mẹ về nội.
Giống như nhiều người Tàu khác thời ấy, bố nồng nhiệt ủng hộ đảng. Tôi thấy bố rất hùng dũng tự tin trong các buổi họp công cộng nhưng ở nhà thì khác. Một lần trong trường, cô giáo đọc cho nghe một bài bình luận về chữ hiếu của Khổng Tử, cô lập lại câu: Nếu cha mẹ hay thân nhân của các em làm những hành vi phản cách mạng, các em không nên ngần ngại tố cáo”. Tôi kể cho bố nghe; bố gạt ngang cho là tuyên truyền. Bố nói: chỉ có lũ ngu đầng mới phản bội cha mẹ đã nuôi dưỡng chúng. Bố bảo đừng nói ngoài đường những gì nghe trong nhà.
Sau mấy tháng suy nghĩ tính toán, bố đã có định tâm riêng. Một tối, sau bữa ăn, bố bảo chúng tôi ngồi lại rồi tuyên bố: Nội đã hy sinh rất nhiều cho chúng ta; nay đến phiên chúng ta, chúng ta phải hy sinh phần nào cho bà. Chúng ta phải tiết kiệm tiền bạc và lập một kế hoạch để giúp nội đạt ý nguyện khi chết. Các con không được phép nói với bạn bè những điều dự định làm. Đấy là một bí mật của chúng ta”.

Như để nhấn mạnh sự khẩn thiết của kế hoạch, ít hôm sau nội bệnh. Cơn sốt không thuyên giảm tuy nội dùng thuốc trụ sinh bố mua trong công ty. Theo ý kiến của người cùng sở, bố đạp xe ra ngoại ô tìm gặp bác sĩ Tú có kinh nghiêm y lý cổ truyền. Tuy tin mọi điều tân thời, bố hoài nghi y khoa tây phương. Đốc Tú làm việc tại một công ty sản xuất tấc nhưng tối về nhà làm nghề thuốc thảo dược kiếm thêm tiền. Ông bị bắt nhiều lần và ông thấy bích chương treo ngay trong xưởng tố cáo ông, nay ông chỉ giúp cho người quen thân.
Đốc Tú đến nhà, bắc mạch, xem lưỡi xem mắt của nội rồi đi đến kết luận nội bị nhiệt bốc mạnh gây nhiễm độc bên trong. Ông quẹt một danh sách dài tên cây thuốc. Hôm sau vì nghỉ học, tôi đem toa nầy đến cửa tiệm sặc mùi xạ hương, chất đầy thảo dược. Tôi nhìn thấy chủ tiệm lấy từ mấy cái thẩu thủy tinh xếp trên tường, nào là rễ cây, lá cây, thứ nầy thứ kia… đem cân rồi quết, rồi trộn và gói thành sáu bịch.

Trong sáu tối, bố lấy một gói trút xổ vào một ấm đất, đổ thêm nước và nấu trên lò than mấy giờ đồng hồ. Thuốc sắc kẹo còn chừng một chén, nội uống thứ nước đen sệt ấy mặt mày nhăn nhó cố nuốt cho trôi. Bệnh đã làm hao mòn sức lực nhưng không làm giảm quyết chí của nội. Nội bảo bố phải làm cái hòm. Tôi đoán nội lo rằng nếu không có cái quan tài thì bố sẽ cúi đầu tuân phục đảng và thẩy xác nội vào lò thiêu ngay khi nội chết.

Trong mấy ngày liền sau đó, bố về nhà sớm nhưng rồi đi ngay; bố ở lại đến khuya nhà một người bạn đặc biệt mà chúng tôi kính cẩn gọi là Bác Lý để bàn luận về di lụy chính trị từ việc sắp xếp chôn cất nội. Bác Lý quen bố từ 20 năm nay khi cùng học nghề, hiện đứng đầu Văn Phòng Kỹ Nghệ Nhẹ của tỉnh; văn phòng nầy giám sát công ty của bố. Bác ngợi khen lòng can đảm của bố. Bác nói: Mẹ của anh đã cam khổ nhiều, nay việc làm của anh chính là để đền đáp cho bà. Bác nói thêm bác sẽ che chở bố, nếu có chuyện gì xẩy ra nhưng bác tin sẽ không sao nếu kế hoạch được thi hành âm thầm, không rềnh rang. Bác giải thích: Anh thuộc thành phần vô sản, mẹ anh nghèo, là người đàn bà quê không biết chữ, cho nên tôi nghĩ mọi sự sẽ được cho qua dễ dàng.
Lúc ấy tôi đã biết khu vực nầy ăm ắp những bí mật, vẫn có người sống nghề đóng hòm tuy luật pháp trừng trị gắt gao người làm và người mua. Nhưng bố chấp nhận nguy hiểm nầy vì cái hòm sẽ làm nội khỏe hơn và an tâm hơn.
Đi học về tôi thấy nửa sân trước chất đầy ván bách dày. Vài kẻ hàng xóm tò mò gật đầu ghi nhận lời giải thích của bố là sẽ làm một số bàn ghế giường tủ. Họ đều biết nội bệnh và gỗ nầy là thứ thường dùng làm hòm nhưng không ai nói gì, chỉ khen gỗ đẹp và quí hiếm.


Image result for china during cultural revolutionNhững ngày ấy, không thể tìm ra một người thợ mộc. Cha thằng bạn học của tôi là trưởng xưởng mộc trong công ty của bố, một lần cáo bệnh xin nghỉ vài ngày nhưng ông bí mật qua tỉnh bên làm kiếm thêm tiền. Có người báo cho đảng ủy; hai công an lôi đầu ông về, đứng cúi đầu nhận tội trong một buổi họp công cộng có sự tham dự của mọi công nhân và gia đình. Chúng tôi đưa tay lên hét lớn: đả đảo lòng tham tư bản.
Bố nhờ bạn bè tìm giúp một người thợ mộc nhưng không kết quả. Khi hết sức tuyệt vọng thì bố gặp may, một người lao công ra tay giúp. Biết tình trạng sức khỏe của nội, ông tình nguyện đem tài nghề gỗ ra giúp và hứa sẽ đem thêm hai người bạn đến làm cho xong chiếc hòm nội kỳ nghỉ lễ Lao Động Quốc Tế. Nếu mẹ đủ sức cung cấp thịt và rượu ngon thì họ làm công không, ngõ hầu không ai bị kết tội làm lén ngoài giờ.

Chừng 8 giờ sáng ngày 1 tháng 5, mẹ kéo cả lũ anh chị em tôi khỏi giường và bảo qua xóm bên mà chơi, nhớ câm mồm không nói chi hết. Đến trưa, chúng tôi trở về nghe thơm mùi gỗ bách, sân đầy dăm bào và mạc cưa. Mâm cơm đã dọn sẵn ra bàn nơi phòng khách. Một chai Xifeng (Tây Phong tửu) loại rượu quí bố mua chợ đen đứng bên nồi cơm nóng bốc hơi và mấy dĩa thịt và rau cải.

Xifeng Tây phong tửu
See the source imageThịt heo và gạo bán theo tem phiếu; mỗi người lớn mỗi tháng được mua một cân thịt heo và một cân gạo. Mà gạo thì sản xuất phía nam phải chở lên phía bắc xa xôi, cho nên chúng tôi thường ăn mì sợi và bánh mì bắp. Miệng tôi đầy nước bọt vì thấy và ngửi mùi thơm nơi bàn tiệc vào lúc mẹ kéo tôi vào bếp chỉ cho miếng bánh bắp và hứa sẽ cho ăn đồ thừa nếu ngoan trước mặt khách. Tôi biết ấy là vì nội và tương lai của gia đình. Thù tiếp thịnh soạn mấy ông thợ mộc sẽ làm mất khẩu phần tem phiếu của chúng tôi, chúng tôi sẽ không được ăn thịt trong một thời gian rất dài.

Cuối ngày hôm sau, dăm bào và mạc cưa đã dọn sạch khỏi sân, nhường chỗ cho một cái hòm lập phương vĩ đại có chạm trỗ theo lối xưa của Tàu, đặt trên hai giá gỗ. Tôi lấy một cái ghế đẩu đứng lên mới nhìn rõ bên trong. Nó rộng lắm đủ cho hai nội nằm, tôi hỏi bố vì sao cần một chỗ to như thế cho một người nhỏ thó như nội. “Con đừng quên rằng bà sẽ được quấn trong một cái mền bông và mặc nhiều lớp áo”. Tôi gật gù nhận hiểu và cười rộ khi bố nói: "nào ai lại ép nội dẹp lép nhét vô hòm”.
Sau khi lau chùi lần cuối, mấy ông thợ và bố đem chiếc hòm vô nhà. Nhà nhỏ nên tôi tự hỏi sẽ để chỗ nào mà tránh mọi con mắt xoi mói chung quanh. Giường nội chiếm gần hết phòng khách; mấy chị em gái tôi nêm cứng một phòng. Chỉ còn phòng của bố mẹ, cũng là phòng của tôi và một đứa em nhỏ nữa. Tôi âm thầm ghi nhận rằng tấm phản tôi nằm đã tháo ra từng miếng, dành chỗ cho cái hòm. Còn một khe hở giữa nó và bức tường đủ cho tôi chen vào nằm. Suốt mười sáu tháng sau đó, tôi thành kẻ giữ hòm. Tôi còn nhớ đêm đầu tiên, tôi run lẩy bẩy tuy trời nóng, khi tôi nghĩ một ngày nào đó nội sẽ chết, không bao giờ trở lui; cô giáo nói chết là hết, thân xác như chén nước đổ xuống đất khô, không còn chi nữa. Tôi nhớ lại chuyện một phụ nữ mắc nghẹn mà chết; gia đình đem chôn. Ba ngày sau có tên trộm đến đào mồ tìm đồ quý giá trong hòm. Khi nắp hòm được cạy ra và xác được hất qua một bên thì thức ăn trong cổ phọt ra, người chết mở mắt đứng dậy; tên trộm sợ chạy la làng. Khi nội chết, nội có trở lui không, làm sao mà nhấc cái nắp hòm nặng trịch nầy?


Image result for chinese herbal medicine pharmacyKhông biết cái hòm trừ được tà hay nhờ hiệu quả của thuốc đốc Tú ra toa mà nội bình phục. Nhưng chúng tôi sống như tình trạng bị địch vây. Bố lẫn mẹ ngày ngày canh cánh sợ có người cùng sở trong khu tập thể nầy tố cáo.
Cái hòm vẫn ở chỗ cũ. Từ khi nội khá, nó thành nơi cất giữ những bao bột mì hay bắp mua chợ đen phòng khi thiếu hụt, nó được che phủ bởi giấy báo và tấm khăn vải nên trông như các thứ đồ gỗ khác trong nhà.
Nội qua 73 và luôn nhắc nhở bà sẽ chết nay mai. Vào một tối, dưới ánh đèn điện yếu ớt, bố mẹ bàn định xúc tiến kế hoạch đưa xác nội đến cạnh mồ ông nội. Bố và tôi (con trai và đích tôn) sẽ là những nhân vật chính trong “dự án của gia đình họ Hoàng tại ga xe lửa ngầm”.
Nếu nội chết vào mùa đông thì sẽ nhờ người có xe hàng âm thầm chở ngay về quê quán của nội, nhưng phải mất 26 giờ trên những con đường bùn lầy nguy hiểm. Nếu không có xe hàng, thì gia đình có quen một người làm kỹ sư máy tàu hỏa có nhiều móc nối với trạm ga, hòm sẽ được bao kín và nhét vào toa chở hàng. Nếu không có tàu hàng mà chỉ có tàu khách thì không dùng hòm, xác nội sẽ được quấn trong chăn bông để nằm trong toa khách, nói dối bệnh nặng. Chở xác trên tàu khách là điều cấm kỵ nên chúng tôi an lòng sự móc nối tin cậy. Nếu bị phát giác, xác nội sẽ bị đẩy xuống đất trạm tới để đem đi thiêu, đồng thời cha con tôi sẽ bị bắt.
Nếu nội chết vào mùa hè thì đem chôn vùng quê kế cận, ba năm sau sẽ bốc mộ cải táng chôn gần ông nội. Tốn kém, hai lần ma chay nhưng rất “khả thi”.

Lương bố rất thấp mà bố luôn bị ám ảnh vì việc tiết kiệm từng xu. Mẹ thì theo sát thị trường kiểu Mao; cửa hàng chính phủ trống vốc, không đường, không dầu, không mỡ. Khi nghe tin có hàng đến thì mẹ đứng chờ hàng giờ để mua cái này cái kia nếu có thể. Ngày lãnh lương bố bảo mẹ đưa hết tiền, ông cất vào hộc bàn để điều hành ngân sách gia đình.
Kế hoạch chôn nội dựa vào một điểm mấu chốt là tìm cho ra chỗ chôn ông nội. Nội nhớ chỗ ấy trên một doi đất nhỏ bao quanh bởi Hoàng Hà khi sông chảy qua làng xưa. Năm 1977, bố nhét túi xách đầy tiền và quà về sinh quán để tìm mộ cha trong vùng Hà Nam, Thiểm Tây.

nạn đói 1942-43 tại Hà Nam, 4 triệu người chết

Image result for henan china famineTin bố về làng chạy rất nhanh; chẳng mấy chốc, bố được tiếp đón bởi cả một tiểu đoàn thân nhân, mấy ông, mấy bà, thân quyến nội ngoại. Nhưng nhân vật chính cần liên lạc là hai người anh họ. Người lớn tuổi nhất là Hoàng Phú San, xã trưởng. Vì biết rõ khu vực, hai người nầy chỉ mất chút thời gian ngắn đưa bố đến một ngôi mộ không bia giữa lùm cỏ cao tận đầu gối và bảo là mộ của ông nội. Ông hứa sẽ đích thân theo sát việc chôn cất nầy hoàn tất tốt đẹp. Bố mang cái bị không trở về nhưng được an lòng.
Mặc dù chúng tôi khá nghi ngờ qua bao thay đổi mấy chục năm, bố bảo hãy cứ tin và đọc cho tôi viết bức thư cảm ơn bác xã trưởng kèm 40 quan để lo sửa sang ngôi mộ; 40 quan là cả một tháng lương của mẹ!

Năm 1972, tôi rời Tây An để học cao đẳng tại Thượng Hải. Cuối năm ấy, công ty của bố xây xong một chung cư gạch đỏ năm tầng. Vì thâm niên, bố được cấp một căn tầng trệt.  Chỗ nầy có vòi nước chảy, nhà bếp tân tiến nhưng các phòng thì nhỏ hơn. Do đó không nơi nào mà để cái hòm của nội. Nó được nằm êm ở một góc kín đáo trong nhà kho, sau những đóng gạch đỏ cao.
Nhưng ác nghịch của “dự án đồng quê” nầy là nhịp nhanh của chương trình canh tân hóa của Đặng Tiểu Bình. Chính quyền địa phương muốn làm con đường xuyên qua nghĩa trang của ông nội và biến khu nầy thành nơi trồng cây ăn trái để tăng lợi tức cho xã. Gia chủ được thông báo cần di dời trước khi xe ủi sang bằng khu vực.
Bố phản đối việc di dời nầy qua lời lẽ cứng rắn trong thư gởi bác Phú San. Người xã trưởng hồi đáp rằng ông đã chống lại xã ấp để bảo vệ ngôi mộ; đã nằm trước xe ủi đất được phái đến cày. Ông đã thành công trong việc nầy nhưng ông phải hối lộ viên chức hành chánh. Bố rất cảm động trước nghĩa cử nầy và đã gởi thêm tiền cho ông ấy hối lộ.
Năm 1985, bác Phú chết vì bệnh tim; bố nhận tin với đủ thứ khổ đau, vì người vừa qua đời vô cùng thiết yếu cho dự án chôn nội. Bố phải nhảy qua người anh họ kia là Hoàng Mạnh San và được hứa mọi sự sẽ được thi hành theo dự định. Để đền ơn, bố đem về nhà đứa con 17 tuổi của bác Mạnh cho ăn ở và tìm việc làm; có ai từ quê lên tỉnh bố đều nhờ đem thư và quà cho bác ấy. Tuy vậy cuối cùng mộ ông nội vẫn bị sang bằng nhưng bác nói đã làm dấu để không mất mộ.

Tôi ra trường 1976 và có chỗ dạy học gần nhà. Mỗi kỳ lương tôi đểu đem một phần lớn về đưa bố đóng vào quỹ hậu sự của nội. Chị tôi bị gia đình phản đối kết hôn với người quen gốc thôn quê nhưng đã lấy được lòng của bố mẹ khi gia đình chồng tương lai cam đoan có chỗ chôn nội trong nghĩa trang của xã. Bố chấp nhận phòng khi hữu sự.
Bố 40 khi bắt đầu gánh trách nhiệm đoàn tụ ông bà nội; lúc ấy tôi mới vào tiểu học. Năm 1988, bố đã bước vào tuổi 60, tóc đã bạc. Tôi đã làm nghề thầy giáo; em trai tôi đã học xong trường dạy nghề; chị và em gái đều đã lập gia đình. Khi ngồi lại với nhau, chúng tôi thường yêu cầu bố thư thả thảnh thơi, đừng tự dồn ép lo cho kẻ khác; chúng tôi đã đưa bố đi một vòng Thượng Hải; khi nào mở miệng bố cũng nói chuyện dành các nguồn tài chánh để nuôi con và lo cho nội.

Một lần cuối tuần tôi về thăm tôi thấy bố ho liên tu bất tận. Suốt đời bố luôn bị sưng phổi nên bố bảo chẳng có gì lo. Nhưng thật sự bố bị ung thư phổi. Sau một tuần hóa trị, mặt bố tái nhợt, thân gầy thấy rõ. Nhưng đáng ngại hơn là tâm thần bố coi bộ không còn vững.
Lúc ấy nhằm vào khi Tàu đi vào con đường kinh tế hấp hối, chuyển tiếp từ chính sách kế hoạch hóa trung ương. Giá các thứ cần thiết cho đời sống hằng ngày tăng gấp năm lần. Qua một đêm, đồng bạc mất hết giá trị. Một lần còn nằm trên giường bệnh, bố lẫm bẫm nói một mình: tiền bạc cả nhà tiết kiệm hai mươi năm nay bây giờ không đủ để mua một cái TV màu. Bố trông thất vọng trước sự sa sút nầy.
Tuy bác sĩ không hứa hẹn điểu gì khả quan, bố bảo tôi hãy đi học cho có tương lai. Đêm cuối ấy, bố trốn bệnh viện về nhà tiễn tôi đi Thượng Hải. Đêm ấy bố đưa cho mẹ giữ chìa khóa mở hộc tiền và bảo mẹ phải hứa sẽ không cho nội biết.

Gần một tháng sau, điện tín ngắn của mẹ bảo tôi về gấp bố sắp chết. Tôi đi tàu đêm về Tây An, mãi xế chiều gần tối hôm sau mới đến. Một thân nhân đón tôi và đưa thẳng đến bệnh viện. Bố còn tĩnh nhận ra tôi nhưng ba giờ sau thì bố hôn mê. Hôm sau bố chết. Thế là xong, thi hài sẽ đem xuống nhà xác của thị xã rồi đưa qua lò thiêu. Bố là một đảng viên gương mẫu thì theo chỉ thị của đảng làm thế là phải rồi.
Nhưng mẹ và bà con thì muốn khác, có mấy phần lễ lạc theo truyền thống rồi cũng đem thiêu. Nhà treo nhiều băng vải và màn đen làm nổi bậc những vòng hoa giấy màu trắng và những bộ áo tang màu trắng chị và em gái tôi mặt. Tôi chỉ chít khăn trắng. Ngày đầu tôi ôm hình bố, dẫn đầu đám con của bố và một số thân nhân khác diễu quanh khu vực, khóc lóc kêu than, gọi hồn bố trở về. Ngay giữa giao lộ chính, cô của tôi vẽ một vòng tròn, để vào trong đó một cọc tiền giả, châm lửa và kêu tên bố. Gió thổi tro giấy và cô bảo tôi rằng bố đã về nhận tiền.
Lễ phát tang khá rềnh rang. Nhiều người vái trước hình bố và đốt tiền giấy trong cái chum. Hôm sau là ngày đưa xác bố đi thiêu. Bà cô hôm qua đốt tiền giấy giữa đường bảo tôi phải ôm cái chum ấy đi trước đám ma, khi đến ngã ba kia thì ném xuống đường cho nó vỡ tung, cô nói cái chum là thân xác đã cầm giữ hồn bố, nay chum vỡ, bố được giải thoát mà đi đầu thai tái sinh.

Tại nhà thiêu, loa không ngừng phát ra những lời chia buồn xưa rích. Khách đưa tiễn khá đông, thay nhau phát biểu ý kiến. Phần đông khách sáo, nói theo khuôn mẫu như tận tâm vì đảng. Vài người chân thành. Một cộng sự viên của bố đã ca ngợi lòng hiếu thảo của bố, khen bố đã đóng cho nội cái hòm. Khổ thật, cái hòm là bí mật của gia đình, một mối nguy không chừng.
Trước khi bắt đầu ma chay bố, nội được chở trên chiếc xe ba bánh đến nhà một thân nhân khác để không thấy cảnh đứa con trai duy nhất lìa đời trước mình. Xong cuộc, tôi rước nội về, bà như đứa trẻ ngơ ngác, ngớ ngẩn, bà con trong họ nói bố đã hớp hồn bà đem theo. Phần tôi, tôi vừa thương và hận nội, vì nội mà bố đã hy sinh cả cuộc đời, không còn cái gì trừ ra cái xác của bố.
Tôi trở lại Thương Hải học tiếp. Mẹ ở lại Tây An thường nhắc đến nghĩa vụ tuân thủ kế hoạch của bố về chung sự của nội và lo cho nội đến ngày cuối đời. Mẹ không cho tôi biết nội chết và tự lo đám ma, về sau tôi mới được kể lại sự tình.

Một chiều thu 1979, mẹ thấy nội không chịu ăn nữa, đầu gục xuống vai, bác sĩ đến bắc mạch thì nội đã lìa đời bình an ở tuổi 87.
Kế hoạch của bố thật tài tình; mẹ không phải làm gì nhiều. Một cái lều tạm được dựng trước căn nhà. Cái hòm được kéo ra khỏi góc nhà kho. Bạn bè đến giúp mẹ mặc cho nội bộ áo liệm đã may sẵn hơn mười năm. Nhiều người đến viếng lần cuối; có kẻ dùng những dung vải đỏ quấn quanh xác nội rồi trao cho trẻ con để hưởng lộc “thọ” của nội.
Khổ cho mẹ là người đông quá; đám ma to mà có cái hòm; mẹ phải giảm gần hết số người đi đám. Theo kinh nghiệm của người bà con làm cảnh sát giao thông, một đám ma đi chôn chật đường đã bị cảnh sát giải tán đưa hòm về nhà thiêu thay vì đến nghĩa địa. Mẹ không muốn điều nầy xẩy ra cho nội, kế hoạch bao năm nay đã đến giờ cuối, đừng để hỏng bét.
Mờ sáng mới bốn giờ, ba chiếc xe khách và xe hàng đến. Hòm của nội đưa lên xe hàng, một số thân nhân được lựa chọn lên xe khách. Âm thầm lên đường, giờ sáng lưu thông thưa thớt, đoàn xe đã đưa nội chạy quanh thành phố cho nội nhìn lần cuối đô thị mà nội xem là quê nhà sau khi sống hơn 50 năm.
Trời hết mưa. Hòm của nội được đặt vào huyệt mộ của một nghĩa trang nhỏ nhìn xuống phía nam của thành phố. Bình tro cốt của bố đặt ở góc trái cuối hòm; đó là vị trí con đứng ở chân mẹ được mẹ che chở nuôi nấng.
Mẹ nói, một mình, không có chồng, không có con trai mà làm thế là quá sức rồi, đưa nội về quê nơi doi đất Hoàng Hà sẽ tính sau; vã lại, chôn nội ở đấy đã được bố dự trù.

Tôi nghĩ người đàn bà nầy đã giải trừ “nghĩa vụ” đã hứa với người chồng quá vãng trong một bối cảnh chính trị và xã hội không thuận tiện, nếu không nói là ác nghiệt. Mẹ đã cố vượt qua các nghịch cảnh mà sống. Nhưng hai hôm sau lần đột quỵ, mẹ chết vào ngày cuối năm, 31 tháng chạp 2005. Bình tro cốt của mẹ được chôn cạnh mộ của nội, nghĩa là cạnh bố luôn thể.
Tôi đã định cư ở Mỹ khá lâu trước giờ mệnh chung nầy, mẹ sống với em tôi ở Tây An, tôi chỉ về xứ tiễn đưa mẹ mà thôi. Sống tại Hoa Kỳ, tôi quên dần những điều CS nhồi sọ, tôi quay về những tập tục xưa để nuôi dưỡng những ký ức về các thế hệ trước, nội, bố, mẹ. Hàng năm vào lễ Thanh Minh tôi thiết lập bàn thờ có hoa quả nhang đèn vái lạy tiền nhân. Một lần tôi về xứ đến nghĩa trang nhỏ hẹp nầy. Tôi đem theo một bị dollars giả, đốt trước mồ. Sao tôi không nói với mẹ, mà chỉ nói với bố: “Bố, bố đừng sống khắc khổ nữa, đã có nội chăm lo. Có tiền đây, ăn uống no say, đừng bóp hầu bóp cổ nhịn đói cho khổ thân”.   Coffin Keeper * Paris Review 193, Summer 2010



========================================================

Saturday, June 13, 2020

kiện cái quần đen


kiện cái quần đen
Nguyn Khiết, Australia

Một chiếc quần dài của một ông chánh án da đen đáng giá mấy chục triệu Mỹ-kim - vụ kiện khiến cả nước Mỹ cảm thấy xấu hổ với thế giới.
Cách nay đúng 15 năm, một sự việc không đáng kể đã xảy ra tại Mỹ đi đến một vụ kiện khiến cả thế giới chê cười. Người khởi kiện là một ông da đen. 
chánh án Joy Pearson
Ngày 3 tháng Năm 2005, Roy Pearson đem đến tiệm giặt ủi Custom Cleaners của ông bà Soo Chung - công dân Hoa Kỳ gốc Đại Hàn - tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn một chiếc quần dài để nhờ giặt ủi. Pearson hẹn hai ngày sau sẽ đến lấy. Ngay sau đó, ông bà Chung gửi chiếc quần dài đó và những quần áo khác của khách hàng về nơi giặt ủi. Sang ngày hôm sau, nhân viên lại gửi trả chiếc quần đó đến một tiệm khác, vì hai ông bà có đến mấy tiệm.
Ngày 5 tháng Năm, Pearson trở lại tiệm để nhận chiếc quần thì ông bà Chung tìm không ra. Y làm dữ khiến ông bà Chung phải xin lỗi và cam kết sẽ tìm ra chiếc quần cho y. Vài ngày sau, họ tìm ra chiếc quần đó và mời Pearson đến lấy. Pearson đến, nhưng y  bảo rằng quần đó không phải của y, và y đòi tiền bồi thường. Ông bà Chung xin bồi thường 3 ngàn Mỹ-kim nhưng Pearson chê ít. Ông bà Chung đưa lên 4 ngàn 600 Mỹ-kim nhưng y vẫn chê. Cuối cùng, ông bà Chung đưa lên 12 ngàn Mỹ-kim thì cười nhạt, và nói rằng sẽ kiện ông bà Chung ra toà đòi bồi thường nhiều hơn.

Lúc đó, Pearson là một trong những chánh án chuyên xử các vụ kiện tụng liên quan đến việc quản trị và hành chánh. Sau một thời gian chuẩn bị, Pearson nạp hồ sơ kiện tụng lên Toà Thượng Thẩm District of Columbia. Y tđòi bồi thường tổng cộng 67 triệu Mỹ-kim. Ngay lập tức, y bị vợ làm thủ tục ly dị vì vụ này
.
Ngày 30 tháng Năm 2007, Pearson tự ý giảm số tiền đòi bồi thường xuống 54 triệu Mỹ-kim. Y giải thích rằng số tiền này bao gồm nửa triệu Mỹ-kim tiền thủ tục luật sư mà y phải trả cho chính y ta, 2 triệu Mỹ-kim tiền bồi thường thiệt hại tinh thần cho y ta, 90 ngàn Mỹ-kim tiền y phải bỏ ra để mướn xe đem quần áo đi một tiệm giặt khác và 51 triệu 500 ngàn Mỹ-kim còn lại sẽ chia đều cho những người đã từng đem quần áo đến tiệm của ông bà Chung mà không hài lòng. Pearson nhấn mạnh rằng trong tiệm của ông bà Chung có tấm bảng ghi rằng "Bảo đảm thoả mãn" (Satisfaction Guaranteed) thì y có quyền đòi hỏi những gì mà y xét thấy cần để làm thoả mãn. Y còn bảo rằng ông bà Chung đã có ý lừa đảo khi trưng tấm bảng nói trên mà bằng chứng rõ ràng nhất là y không hài lòng về tiệm giặt ủi này.

ông bà Chung
Ngày 12 tháng Sáu 2007, Toà Thượng Thẩm District of Columbia bắt đầu xét xử. Pearson ra toà, khóc sướt mướt, nói rằng y vô cùng đau khổ vì tiệm giặt ủi Custom Cleaners làm mất chiếc quần độc đáo vô giá.
Vụ kiện kéo dài đúng hai tuần lễ. Ngày 25 tháng Sáu 2007, chánh án Judith Bartnoff tuyên phán Peasron thua kiện với những chi tiết như sau: phạt Pearson 12 ngàn Mỹ-kim vì đã kiện tụng vô lý và còn hăm doạ bà vợ cũ, Rhonda Van Lowe. Khi xảy ra vụ "mất quần", Rhonda vẫn còn là vợ của Pearson và là đồng chủ nhân của chiếc quần nên có quyền góp ý kiến cũng như quyết định trong vụ kiện, nhưng Pearson đã bác quyền của Rhonda.
Toà còn tuyên phán Pearson phải trả tiền phí tổn kiện tụng cho ông bà Chung, nhưng ông bà này cao thượng, miễn xá cho Pearson với lý do là đã nhận được tiền ủng hộ của công chúng, đủ để trang trải.
Ngày 11 tháng Bảy 2007, Pearson thỉnh nguyện xin toà tái xử, khai rằng trong lần xử trước đó, Chánh Án Bartnoff đã xử sai khiến y bị thua kiện. Toà bác đơn của Pearson.
Ngày 2 tháng Tám 2007, Pearson bị một vố nặng khác. Một uỷ ban được thành lập để tái xét vai trò chánh án của Pearson. Y ta được bổ nhiệm vào năm 2005 với nhiệm kỳ hai năm. Bây giờ, qua vụ kiện này ai cũng thấy Pearson không có tư cách, không trung thực và cố tình diễn nghĩa sai lạc để cầu lợi. Vì thế nên họ không gia hạn cho Pearson thêm một nhiệm kỳ nữa. Pearson khiếu nại nhưng không thành công.
Ngày 2 tháng Năm 2008, Pearson kiện uỷ ban nói trên ra toà, nói rằng họ đã có thành kiến với y nên không tái bổ nhiệm y. Pearson đòi được làm chánh án như cũ đồng thời nhận thêm 1 triệu Mỹ-kim tiền bồi thường.
Ngày 23 tháng Bảy 2009, Chánh Án Ellen Segal Huvelle xử Pearson thua. Y lại kháng kiện nhưng  khai rằng Chánh Án Huvelle xử y ta thua kiện là để trả thù vụ y kiện ông bà Chung.
Ngày 27 tháng Năm 2010, Toà District of Colombia Circuit xử y thua kiện.
Về phần ông bà Chung thì được ủng hộ từ khắp nơi. Tại Mỹ, riêng American Tort Reform Association và Institute for Legal Reform đã tổ chức gây quĩ trợ giúp pháp lý cho ông bà và nhận được 64 ngàn Mỹ-kim. Công chúng cũng giúp ông bà được gần 100 ngàn Mỹ-kim nữa. Trong khi đó thì số tiền mà ông bà phải trả cho các luật sư và trạng sư chỉ có 84 ngàn. Lẽ ra thì Pearson phải trả số tiền này theo như toà đã tuyên phán nhưng ông bà Chung cao thượng, tự ý thanh toán số tiền này, một nghĩa cử cao đẹp với mong muốn rằng Pearson sẽ không kháng án, kéo dài thời gian gây trở ngại cho ông bà. Rất tiếc là tên Pearson kia không biết điều, và nó đã trả giá rất đắt, thân bại danh liệt, gia đình tan nát.
Riêng phần gia đình Chung thì mặc dù thắng kiện và được công chúng ủng hộ mọi mặt, vẫn có ý định bỏ tất cả mọi sự để trở về quê hương Đại Hàn sinh sống. Sau khi nghe khuyên giải, ông bà đổi ý một phần, bán tiệm Custom Cleaners đi và chỉ giữ lại một tiệm.
Vụ kiện này gây chú ý trên toàn thế giới. Tờ Wall Street Journal và Washington Post gọi đây là "Vụ Kiện Chiếc Quần Vĩ Đại" và gọi Pearson là "Chánh Án Quần Quái Dị". Đài BBC gọi vụ kiện này là American Nightmare để đối lại hai chữ cửa miệng American Dream. Tờ Fortune Magazine liệt vụ kiện quần này vào thứ 37 trong tổng số 101 vụ kiện quái đản nhất trong lịch sử.----

Image may contain: tree and outdoor
Huế xưa, rất xưa