add this

Thursday, October 27, 2016

sonate Beethoven



Hammerklavier




        sonate ca beethoven...
 tôn tht tu
                       
                      Ta chém xung phiếm ngà nhng đau thương gin d
                       nh
ư khi màu em ném xung bc chân dung
                       r
i tung bn khi b khung vi
                       ch
ng khác chi bi thương rt khi ý đơn thun
.

                       Ta d
o nhc cho bình hoa khô nước
                       th
tiếng đàn cho hoang di rng sim
                       ta kh
hát cho đàn tiên khc kh
                       ép thân mình d
ưới lp la dày sơn.

                       Ta t
ĩnh vt do chơi mt biến khúc lm lit
                       tay ta què, qu
p quéo ngón trơ xương
                       nh
ưng hơi nhc xuyên mây dy sóng
                       chém vào
đời nhng đau đớn xa xưa.

                       Ta tìm em cho ta xin b
c ha
                       nh
kèm theo nhng ht mc bay xa
                       nh
ư thương cm rt khi ý đơn thun.
                       Ta s
tu mt hành âm sonate
. (Calif. 1991)


...và đau thương ca nàng
Khoảng giữa 1991 từ Santa Ana tôi về San Diego dự tiệc cưới của một người cùng họ trong cái gia đình to lớn rời rạc gọi là hoàng gia ở Huế. Tôi bảo lãnh cô ta và cậu em từ Hongkong bằng cách ký một tờ giấy cho hợp lệ nạp cho USCC, lối các hội thiện ăn tiền của chính phủ rồi đá trách nhiệm cho kẻ khác. Đến Mỹ họ sinh sống riêng rẻ, ít liên lạc, ai mô sống nấy. Thiệt mừng to: họ không liệt kê tôi vào danh sách gia đình để được giới thiệu trước khi ăn uống, ngồi ngay mấy cái loa khét rẹt; không lẽ lấy hai cái chén úp vô lỗ tai.
Vì vậy tôi tự do đi tìm một chỗ trong khu nhà lá. Tình cờ, bàn kia có chỗ trống mấy người ngồi trước đều quen biết gồm gia đình một vị cao niên. Hồi ở San Diego tôi hay đến nhà chơi. Và tôi cũng có dịp làm quen với người con gái lớn trong gia đình. Cô ta đang học đại học nhưng sở thích là hội họa. Tuy qua Mỹ lúc còn rất bé, cô nói và đọc tiếng Việt không kém ai. Tôi cũng thường trao đổi những quan điểm nghệ thuật và thi ca. Riêng về phần cô ta, cô thích vẽ chân dung. Tôi có xem và bình phẩm một số sáng tác của cô trong phạm vi học hỏi.
Hôm ấy cô cũng dự tiệc với bố mẹ. Nhờ khu nhà lá xa ban nhạc, thực khách có thể nói năng và nghe nhau khá dễ dàng hơn. Sau khi cho cô ta biết dạo ấy tôi không viết lách gì, tôi hỏi về các họa phẩm mới của nàng. Lúc ấy người ta đến chào bàn móc túi; cô không trả lời. Hai họ đi rồi, cô nói cô cũng không vẽ vời gì vì bận học nhưng tháng trước, cô cố vẽ chân dung của một người, vẽ hoài vẽ mãi không được. Hình ảnh người đó cứ chập chờn. Đến lần cố gắng thứ tư, cô nổi nóng quẳng cả khối màu trộn sẵn vào khung vải. Cô nói tiếp: tôi thấy nhẹ nhàng tuy nước mắt chảy không hay, tôi chỉ vào khung vải nói “đấy, hình ảnh của anh em đã vẽ xong”.
Chào bàn có nghĩa là khách bắt đầu ra về. Mà chỗ tôi ngồi lại nằm ở góc xó; tức là tiệc tàn. Tôi cáo từ, nại cớ đường xa. Từ đó đến nay tôi không bao giờ gặp lại nữ họa sĩ ấy.
Trên đường về tôi thấy dễ dàng rằng người cô muốn vẽ là người rất thương mến (hình ảnh của anh, nước mắt). Còn chập chờn có nghĩa là xa lạ không rõ, phải vậy chăng?Tôi chứng nghiệm trái lại. Tự nhìn mình (nội quan) là một trong những phương pháp của triết học. Tôi thấy cái chập chờn ấy. Tôi có vợ và ba con ở VN lúc đó. Tôi yêu mến tất cả nhưng không bao giờ tôi hình dung được khuôn mặt của vợ tôi nhưng lại thấy hình ảnh các con rất rõ. Cái có thể gọi là "duy hoảng duy hốt" đến với tôi khi tôi nghĩ đến mộ mẹ tôi ở Huế.
Tôi không có ảo tưởng người trong bức họa là tôi. Tôi chỉ tiếc một điều: không có cơ hội nói với cô ta về những giọt mực bay xa. Những gì ta không nói ra được hoặc giữ trong im lặng là những điều đáng nói nhất và tự nó nó cũng nói rất nhiều, trong nghệ thuật, triết học và cả tôn giáo.
Khi đến trong vùng FM của Los Angeles, cái radio trong xe phát Piano Sonata No 29 của Beethoven. Nó cho tôi suy cảm để viết bài nầy.
Tính cách lẫm liệt (fougueux) nơi đây nhiều hơn những giây phút nhỏ nhoi e ấp nhưng vẫn giữ sự đối thoại giữa đau thương và hoan lạc; giữa mơ ước và thất vọng. Tôi  cứ tưởng đang chém xuống phiếm ngà những đau thương giận dữ, nhưng đau thương của nàng. ttt

Wednesday, October 19, 2016

khởi sinh, cập nhật

Landmine Victims Asiaphotostock, <b>landmine victims</b>
trè em Khmer tỵ nạn trên đất Thái
            khi sinh
tôn tht tu

Năm qua ta gp em trên nng g
mt chân thôi trên mãnh đt hn thù
qu bóng nha em vn đùa
như k có đ chân tay
mt tri ta đi qua người lm bi.

Dưới chân em qu đt tròn như qu bóng
ta xin em dm nát v tung ra
nhào nn li vi vôi h đau kh
em khi sinh mt loài người mi l
loài mt chân
không ging nhng k có hai chân.

Em chng kiến vùng lương tri hy hoi
ta tôn em làm thánh t
đi triết gia nhân loi tin em.

Chút triết lý ta đem khoe bè bn
ta viết bng cây bút mua nơi quày siêu th
tr tin xong ta đi xem hát
ung chén trà ta nhìn người đp công viên.
Ta nào biết mc em làm bng máu
(chưa đn ơn cho nhng yếu t sinh thành
cha m em, hàng cây li xóm
nhng dòng sông cho em ung nước mi ngày)
viết đau kh bng cánh chân lìa thân xác
trên mãnh đt vô tri thù hn
thm máu em cho bi cát thêm rêu.

Nhưng tác phm em viết ra trên đt
không ai biết vì người thích Jean-Paul Sartre
ta lp d ta tôn em làm thánh t
đi triết gia nhân loi tin em.

Này cô bé trên cây nng g
ch say sưa vi danh t ta mi tng
mt danh xưng chng nghĩa lý gì.

Hãy dp tan qu đt ny tung v
nhào nn li vi vôi h đau kh
em khi sinh mt loài người mi l
loài mt chân
không ging nhng k có hai chân.
Em s phán loài người ny không khát máu
th yêu thương
như em ung nước ca dòng sông.-


Friday, October 7, 2016

giấc mơ ngàn, cập nhật

File:Gloomy Forest.jpg


Giấc Mơ Ngàn Ngc Bích, Thái Thanh
tôn tht tu

Beethoven cho trình làng cầm tấu khúc vĩ cầm duy nhất cuối 1806. Người độc tấu cà ngẵng lại còn thêm phần ngẫu hứng của mình. Sự thất bại chua chát nầy làm cho tác giả phải chuyển qua dương cầm viết lại từ đầu đến cuối. Nhưng mãi đến gần 40 năm sau Felix Mendelssohn cùng cậu bé 12 tuổi Joseph Joachim đưa nhạc phẩm nầy lên đĩnh cao, được công nhận là cầm tấu khúc trong sáng nhất, đầy sức sống nhất, và cũng beethovenesque nhất. Ngày nay nói đến vĩ cầm thì không quên nói đến nó; và bất cứ diệu thủ nào cũng nhờ nó làm nhãn hiệu cầu tòa.
Nhắc đến chút nhạc sử nầy để nói tiếng hát của Thái Thanh đã làm sống dậy nhiều bản nhạc, và lần nầy xin nêu vài cảm nghĩ nhân khi nghe Thái Thanh qua Giấc Mơ Ngàn của Ngọc Bích. Lâu lắm khi mới qua Mỹ, tôi nằm mơ thấy một người đàn cầm tấu khúc nói trên, anh ta chạy loạn chiến tranh và vùi cây đàn trong đống lá. Tôi thức dậy và tiếng đàn vẫn bên tai nghe còn rõ hơn; thì ra cái la dô nhỏ xíu ở đầu giường qua làn sóng FM đang phát thanh ngón đàn của một ai đó. Kinh nghiệm mộng thực ấy, chiều nay, khi đang ngủ trưa với giấc mơ khí trời mát dịu của hơi thu; tôi thấy có ai hát nhạc đề chính của bản nhạc nầy và tôi ngâm câu thơ cổ: vi lô hiu hắt như màu khơi tiêu. Tôi thức dậy, tiếng Thái Thanh như tiếp nối giấc mơ ngàn.

avatar ca si Thái Thanh
Thái Thanh

Văn Cao vào Saigon nói rằng hát như Thái Thanh mới là hát; phải chăng Văn Cao đã quá sợ tiếng hát opera “ruộng” bắt chước của Nga hay lối hát sắt máu mà Trung Tâm Cán Bộ Chí Linh đã bắt chước như muốn đâm chém người ta trên màn hình Saigon VNCH? Phải chăng Văn Cao muốn nói Thái Thanh hát Thiên Thai? Nếu Văn Cao nghe bài nầy thế nào ông cũng nói như vậy. Tôi phải mượn Văn Cao vì không biết fa sol la si đô.
Trong phương thức lấy cái nầy diễn tả cái kia, tôi đã thưa với các bạn rằng nếu Văn Cao là Sebastian Bach thì Phạm Duy là Beethoven. Riêng ở đây bản nhạc của Ngọc Bích rất thánh thiện, rất spiritual như các tác phẩm của Văn Cao. Dĩ nhiên đó là cảm quan về hơi nhạc, trong lúc đề tài vẫn nằm trong nét chung, rất quen thuộc. Ngọc Bích viết chửng chạc, như những tác giả khác đã nắm vững điều mình muốn diễn tả, nằm trong dòng nhạc với những khuôn mặt “ít ồn ào” như Nguyễn Văn Quỳ (Dạ khúc), Nguyễn Thiện Tơ (Nhắn Gió Chiều), Việt Lang (Tình Quê Hương)  v.v… Nắm vững, tôi muốn nói không bị lấn cấn giữa ký âm pháp tây phương và ngôn ngữ Việt Nam. Theo Tô Hải, ngoài Bắc đã học nhạc lý của Nga Sô, và họ đã viết làm sao mà hai chữ hải quân, phải hát là hai quần. 

Khả năng ấy của Ngọc Bích góp phần giúp cho Thái Thanh phát âm rất rõ ràng và có những phân đoạn (phrasing) sắc bén và tài tình. Thái Thanh không hát uốn éo như cô con gái. Tôi không đề cập đến Ý Lan. Nhưng tôi muốn nêu trường hợp của Lara Fabian qua bài Je suis malade của Serge Lama. Lối ca réo rắc của Lara hấp dẫn phút đầu nhưng nghe kỹ thì thấy cô nàng không diễn tả được nhiều, nhất là qua cái lỗi “làm nát bài” với lối ngắt câu ở giữa các thành ngữ. Lối trình bày nầy rất đại chúng, rất nhiều kịch tính nhưng không thấm thía như lối trình bày chân phương của Dalida hay chính tác giả. Lời lẽ phân minh, cung đoạn rõ ràng là những căn cứ vững chãi đưa dẫn người nghe vào trạng thái phi trọng lực, vùng không biên giới của nội tâm của tác giả, người trình diễn và kẻ thưởng thức. Chân thật, chân nguyên, không mánh khóe. Những bài hát rõ ràng không che dấu những ý thơ đơn giản nhưng sống mãi qua thử thách thời gian. Một ví dụ trong lịch sử âm nhạc cận và hiện đại là những bài của Brothers Four như Green Field…Ca sĩ Quỳnh Giao đã ca ngợi nghệ thuật xướng ca của Anh Ngọc khi đưa dòng nhạc lước như thuyền trên sóng êm, chứ không đập vỡ bản nhạc như đá ngầm chạm hông gỗ. Cô muốn nói đến những  sự cắt khúc lên xuống làm cho có vẻ ai oán mà thật sự phi nhạc lý và phi nghệ thuật; căn bệnh của một thời, nói chung là thiếu cái “mỹ” (esthetique) trong mọi sinh hoạt của con người hiện nay.
Tôi đã làm quen với bản nầy qua Khánh Ly. Nhưng KL nhiều lúc chỉ hát bình thường, hát hằng loạt, mặc dầu cô đạt tỷ số cao những lần trình diễn gọi là hay, không có trường hợp quá xệ xa cách những lần sáng giá. KL hát tự nhiên, như không phải cố gắng, nhưng ít khi lột hết tinh túy (texture), ngoại trừ những bản như Vũ Nữ Thân Gầy, Đêm Trên Sông Trăng. Cô đã không làm được việc nầy với Giấc Mơ Ngàn.

Dễ hiểu nhất KL không có tài rung trong hầu hết các lần trình diễn. Ngược lại Thái Thanh trong link nầy hát chậm như bước nhẹ của thu sang, chấm phá như bước chân thời gian.
Những vibrato ấy, thật quá khó như của trời cho, như gió rung cành, một thứ vi phong xuy động nói trong kinh Di Đà. Dĩ nhiên, vibrato trong opera tây phương thiếu gì nhưng ít khi ta tìm được những thứ ngọt ngào vừa trong sáng. Một cách dễ kiểm chứng nét độc đáo nầy là so sánh sự trình diễn cùng một tác phẩm của Thái Thanh với một ca sĩ khác thuộc nhóm “top ten”. Ví dụ Dòng Sông Xanh cùng với Mai Hương. (Thái Thanh là cô ruột của MH). Những vibrato ấy như một ai lay cửa, dai dẳng và tha thiết: kìa thức dậy đi, coi nhanh “trời thu, nắng thu chìm trong rừng”, hãy nghe đây “tiếng chuông chùa ngân dài” cũng sẽ rơi vào vô tận như hòn sỏi vào hồ lắng.

Thông thường các danh thủ, hay danh ca, khi trình bày, trông như độc lập với nhạc trưởng hay ca trưởng, nhưng trên thực tế họ tùy thuộc những vị nầy; nói khác, sự độc lập chỉ trong ngón nghề nhưng đường hướng chung phải ăn khớp với quan niệm của người chỉ huy tổng quát. Không hiểu TT có chịu sự coaching của kẻ khác hay không. Thiết nghĩ lúc ban đầu thể nào cũng có sự dìu dắc của Hoài Trung và Hoài Bắc. Thái Thanh tiếp nhận quan niệm chân phương dịu hiền ở Hà Nội trước 1954 và năm 1953 TT đã hát Ngọc Lan của Dương Thiệu Tước. TT, theo ngu ý, đã tự tìm cho mình một lối trình diễn phi thời gian, vượt thời gian. Nếu vậy trong bài hát nầy, TT không cần một ai truyền một chiêu thức, chỉ điểm một yếu huyệt để chinh phục cái thinh không uyển mịn của nghệ thuật và tâm thức.

Thinh không tự nó là vô tận, chỉ thấy được với các thị hiện, các hóa thân – emanation - : giấc mơ nhạt trong gió ngàn hay suối ngàn, bóng em lả lướt…Lời của Ngọc Bích là vài nét thủy mạc trong bức tranh tàu. “Xa một kiếp hồn yêu người nơi tranh thủy mạc, vớ mây trôi chắp nối suối tóc dài, hòa mộng thực chuyển vần thực mộng, tắm suối hạc, hồn để quên ý lạc” (ttt) Thật vậy, người nghe bềnh bồng giữa cái thực, cái không thực, cái xa cái không xa. Tiếng chuông chùa ngân dài, đôi cánh chim rừng bay vào nơi mà ánh trời thu khuất mất chìm.

Người nghe cảm nhận sự cô đơn như đứng trên bãi cát vàng nghìn dặm không thấy khói cơm chiều. (bình sa vạn lý tuyệt nhân yên). Nhưng cái cô đơn nầy thật đáng yêu, nó minh hiện chủ thể, còn biết mình đang biết sương chiều buông mờ, cũng như tác giả câu chữ Hán nầy đã tự hỏi Kim dạ hà xứ túc (đêm nay trọ ở phương nao?) Nói là cô đơn đáng yêu để phân biệt với cái cô đơn giết người. [Cái cô đơn nầy cấu xé lương tri, nó đã vô hóa (annihiler) con người làm cho cuồng điên, phải tự sát. (Lời cuối của Dalida: Pardonnez-moi, la vie m’est insupportable )].
Các bạn của mình ơi, có thiệt như ri nơi tui ở: chiều nay “trời thu nắng thu chìm trong rừng”.                       thân mến, 6/2012


 


Ngc Bích gic mơ ngàn Thái Thanh

Chiu nay nng thu chìm trong rng,
Ng
ng đây nghe gió theo mây vàng
Lãng du lên m
y cung đàn
Th
i chinh chiến trôi ngày tháng bên sui ngàn
Ngày thu ánh s
ương chiều buông m!
Lòng khách say s
u muôn kiếp nh!
Nh
ai cười trong nng vàng
Bao ngày xuân t
ươi thm nay đã phai tàn

Thu v
! chìm theo bóng huyn
Phòng tôi
đơn chiếc thêm tình lưu luyến!
Thoáng nghe r
n rp tiếng ca
Bóng em lã l
ướt, lã lướt! Em cười vui, em cười vui
Làn tóc xõa xu
ng, nhp đưa vi cung đàn tiếc đi
Tình duyên
m áp chn cô phòng
Lòng ng
ười phong sương bt mơ màng.

R
i khi tiếng chuông chùa ngân dài
T
xa đôi cánh chim tung bay
Phút giây
đã thy tơi bi
Làn h
ương xa trong chiu vng không tiếc người
G
p nhau ước mong thành duyên h!
R
i n chia lìa không tiếc nh!
Gi
c mơ nht trong gió ngàn
Riêng mình ta than v
i đôi la chim r
ng!

Thu v! chìm theo bóng huyn
Phòng tôi 
đơn chiếc thêm tình lưu luyến!
Thoáng nghe r
n rp tiếng ca
Bóng em lã l
ướt, lã lướt! Em cười vui, em cười vui
Làn tóc xõa xu
ng, nhđưa vi cung đàn tiếđi
Tình duyên 
m áp chn cô phòng
Lòng ng
ười phong sương bt mơ màng.

Tree Branch by mengshuen

Sunday, October 2, 2016

thu muộn





thu muộn
tôn thất tuệ

Thì ra mùa thu đã đến hơn tuần rồi nhưng nóng quá còn hơn những ngày giữa hè. Mà thu, đông tính theo thời tiết, không theo tử vi và lịch Tàu như ngày Tết là đầu xuân. Nơi tôi sống, bốn mùa có đấy tuy phân biệt không quá rõ như miền Bắc của địa cầu; khá khác với Miền Nam VN chỉ có mưa nắng hai mùa. Người Tàu dùng hai câu thơ cổ nói thu về: Ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ cộng tri thu (chỉ một ngọn lá nhạt màu đủ làm cho trăm họ thấy thu về). Nhưng người mình có lắm cách nói thu sang.

Gần nửa năm, không có mưa, ngoài những giọt nước mắt của Ngưu Lang Chức Nữ không ướt đất, lau lách cũng khô. Thú rừng như nai ra ăn ngày, rừng sâu nắng cũng thiêu đốt, cỏ cũng hết, suối cạn rồi chăng. Những cây lớn trong rừng California chết khô. Nắng hạn khắp nơi trên thế giới chưa đủ làm người thấy tai ách “nhà kính” (green house) vì quá nhiều khí cát bô ních vì xăng dầu; quá nhiều thứ tiêu hoại lớp ozone chận bớt hơi nóng và các tia tím và đỏ. Nóng quá người đời dễ sôi máu bắn súng lung tung; sâu bọ vi trùng sinh sản nhiều hơn.

Nhưng rồi thu mang gió trở lại, làm cho mùa thu dịu êm, ý vị, nội tâm hơn sự ào ạt mùa xuân ong bướm. Một số cây có hoa xuân thì nay thu về cũng nở thêm, như những điểm chấm phá của tranh thủy mạc. Đối với thảo mộc, nếu xuân làm sống lại mùa đông chết thì thu xoa dịu ngày hè nức da. Một vị sư ở Canada đã quá khen hoa sen còn nở trong khi mọi thứ đã chết từ mùa thu, bài viết đã được ca ngợi và chạy khắp internet, làm như hoa sen hiện diện với mục đích duy nhất cho Phật giáo làm biểu tượng. Mùa thu lý tưởng trồng cây, mùa thu rất nhiều hoa nhất là cúc. Cây mát sinh rễ rồi ngủ yên mùa đông, xuân đến thì tiếp tục, hè về rễ đã đủ sâu mà chịu đựng. Tỷ số thành công mùa xuân ít hơn thu.

Có lẽ sự trầm lắng của ý thu đã làm cho người đời bỏ nhiều công sức sáng tạo nghệ thuật về thu nhiều hơn xuân.
Loại lá cứng đổi màu thì loại lá mềm vừa vàng đã rụng khắp chốn. Lối đá triền đồi ít khi đặt chân lên như được phủ bởi lớp tuyết mà nắng yếu còn quấn quít yêu thương chưa chịu đi. Lúc chiều về trong rừng thưa, không tránh được những bâng khuâng, những đau thương đã lắng, những hoài niệm. Khó mà biết ngũ uẩn giai không. Thôi thì hãy lấy độc trị độc, bèn nhớ hai câu vè của chính mình:

         Gió lạc bâng khuâng, bâng khuâng hú
         Sao rụng vô thường, vô thường ru.

Người xứ quê muốn viết thêm về cảnh xế bóng nhưng vẫn còn bị đè nặng bởi sự tịch liêu từ ngày qua, và nhớ câu thơ của Đỗ Hữu như một mặc khải, như một chớp sáng lòe: Lá đổ sau chân một lối vàng. Đành phải ngưng, và chỉ đưa lên tấm ảnh “khách và chủ”, vịt nhà tiếp ngỗng trời Canada. Những con ngỗng nầy ăn bắp chung, bây giờ đã về xứ lạnh nhường bắp cho nai đến trú ẩn trong mùa săn bắn sắp đến ba tuần nữa.

Thời gian còn lại từ đây của thân hữu xin dành cho Thái Thanh, Verlaine và Đỗ Hữu.



Thái Thanh  Git Mưa Thu, Đặng Thế Phong

avatar ca si Thái Thanh


Verlaine  Chanson d’Automne
Les sanglots longs
Des violons
De l'automne
Blessent mon cœur
D'une langueur monotone.
Tout suffocant
Et blême, quand
Sonne l'heure,
Je me souviens
Des jours anciens
Et je pleure;
Et je m'en vais
Au vent mauvais
Qui m'emporte
Deçà, delà,
Pareil à la f
euille morte.


                Autumn Twist Encore Azalea Picture

                Đ H   
                  Sầu Ai Lao
Đã lâu trăng c vàng hiu ht
Mây c su tuôn núi võ vàng
Lá vn phai chàm trên sc áo
Mưa ngun thác đ đá mù sương.

Gia ngày lc lõng trên rng rm
Vi nng bâng khuâng mây thu nào
Vi núi xanh lơ chiu tím nht
Mây tri bàng bc su Ai Lao.

Lưng đèo quán gió m hun hút
Thôn bn nm trơ dưới nng chiu
Tai vn nghe đu dòng thác đ
Ngườơi, thương nh biết bao nhiêu!

 đây hơi đá chiu vây khp
Khép cht mình tôi gia núi rng
Bun quá ngày đi đêm tr li
Hoàng hôn hoa bn phn rưng rưng.

Người có theo tôi lên dc nng
Nhìn xem hoa ri sc trên đường
Chiu nay gió thi bun ghê lm
Lá đ sau chân mt li vàng.---


Mi đọc
Về Thái Thanh xin xem Giấc Mơ Ngàn
Về Đỗ Hữu xin xem Sầu Ai Lao và Tây Tiến