add this

Sunday, August 31, 2014

người linh không số quân


CW47

người lính không có số quân
Trần Như Xuyên


Lời tác giả: Nhân 30 tháng 4, để nhớ lại những gương chiến đấu của Quân và Dân miền Nam trong công cuộc chống CS xâm lược, xin có một truyện ngắn nói về sự chiến đấu này, đây là chuyện có thực mà người viết từng tham dự năm xưa. Trân trọng.

Tối đó, tôi dẫn Đại đội (ĐĐ) tới điểm đóng quân đêm, đây là ngày đầu tiên tôi nắm Đại đội, sáng nay có cuộc bàn giao ở Tiểu đoàn, người đại đội trưởng tiền nhiệm, cũng là khóa đàn anh của tôi, có sự vụ lệnh đi học khóa quân chánh.
Ra trường được sáu tháng, từ anh thiếu úy mới tò te, giờ đã lên nắm đại đội, quả là thời gian hơi nhanh so với những đứa bạn cùng khóa ở các binh chủng khác như Nhảy dù, Thủy quân lục chiến..., có lẽ họ vẫn còn đang thực tập ở trung đội hay là trung đội trưởng mà thôi. Tôi nắm đại đội hơi nhanh không phải vì mình tài giỏi gì mà năm 67 khi ra trường, như bao đứa bạn khác chọn đi Bộ binh, các đơn vị rất thiếu sĩ quan, như tiểu đoàn tôi về chẳng hạn, có đại đội xử lý là một chuẩn úy, gọi là xử lý cũng không đúng vì trong cấp số coi đại đội thì tối thiểu phải là thiếu úy, nhưng không hiểu sao vào những năm này, sĩ quan quá thiếu, bởi vậy khi vừa tới Trung đoàn, nghe tin có mấy sĩ quan Đà lạt mới ra trường là các đơn vị nhao nhao lên xin, tôi được đưa về Tiểu đoàn 4/46 thì một ông đàn anh khóa 16 đang làm Đại đội trưởng xin ngay tôi về. Ông tên Hồ Trang, khóa 16, ở miền Trung bị thuyên chuyển vào Nam vì dính dáng tới vụ Phật Giáo, ngoài đó ông đã là tiểu đoàn phó nên vị tiểu đoàn trưởng cũng có hơi nể, quay quắt vì việc phải thuyên chuyển xa nhà, bị giam lon, giam chức nên ông gắt gỏng như mắm tôm, ông nghiêm khắc với mọi người nhưng rất chí tình trong việc chỉ bảo cho tôi từng ly, từng tí việc chỉ huy mà dầu sao tôi cũng còn quá mới, quân trường dậy là một chuyện, ra đây đụng với thực tế lại là một chuyện khác.

Cứ như vậy, những lần hành quân, ông cho tôi ở cạnh để học hỏi hoặc cho xuống trung đội để thực tập, 6 tháng sau, khi thấy tôi đã tàm tạm gọi là đủ lông, đủ cánh bay solo được, ông nói với tiểu đoàn trưởng và bàn giao Đại Đội lại cho tôi, trước đó, ông đã thu xếp người đại đội phó đi học để tôi coi ĐĐ được danh chính ngôn thuận.

Nói về tối đầu tiên tôi dẫn ĐĐ đi đóng quân đêm, thường tọa độ đóng quân đêm cùng các điểm phục kích do Tiểu đoàn chấm, tối đó đang di chuyển trên đường tôi thấy có một người đàn bà đi lẫn trong toán đại liên, tôi hỏi thượng sĩ Hội, thường vụ đại đội, ông ta đi lính hồi tôi còn học tiểu học:
- Ai vậy ông Hội, sao có đàn bà lẫn lộn vào đây?
- Thưa thiếu úy, đó là vợ thằng Nở, xạ thủ đại liên, nó ở với ĐĐ lâu rồi, hồi còn trung úy Trang, ông cũng cấm nhưng chỉ được vài ngày là nó lại lẻn xuống sống với chồng nó.
- Tôi thấy không được rồi đó ông, lỡ đêm Việt cộng tấn công thì làm sao, thằng Nở chỉ lo cho vợ nó thì còn đánh đấm gì được.
- Thiếu úy đừng lo, vợ nó phụ nó rất đắc lực, chị ta biết xử dụng đại liên, biết tiếp đạn cho chồng, rồi Thiếu úy coi, hể rảnh là nó lại lau chùi cây đại liên nữa.
- Nhưng lỡ có chuyện gì làm sao mình báo cáo.

Hôm sau tôi gọi Nở lên trình diện:
- Sao cậu không để cho vợ cậu ở nhà mà cho đi theo ĐĐ như vậy, lỡ có chuyện gì thì sao?
- Thưa Thiếu úy, con Ba nó mồ côi từ nhỏ, không có nhà, em đã đưa nó về với má em rồi nhưng má em không ưng nó, cứ kiếm chuyện với nó hoài, cho nó theo ĐĐ, thấy cũng bất tiện, em biết chứ.

Nở thực hiện lời "em biết chứ", vài ngày sau, tôi không thấy vợ Nở đi chung trong toán đại liên nữa, tôi hỏi thượng sĩ Hội, ông ta cho biết Nở đưa vợ ra bến xe về quê mấy bữa nay rồi, tôi có hơi băn khoăn nhưng nghĩ vậy cũng phải, lỡ có chuyện gì thì làm sao, rồi má con sẽ phải hòa thuận với nhau chứ.

Một hôm, hạ sĩ quan quân số cầm về xấp thư của ĐĐ đưa cho tôi, trước đó tôi có dặn anh ta là thỉnh thoảng phải kiểm soát thư từ của binh sĩ xem biết đâu có đứa bị móc nối. Tôi dở xấp thư ra coi thấy có một lá đề tên Nở, khi tôi coi ĐĐ thì Nở không biết chữ, sẵn dịp, tôi hỏi các trung đội xem còn ai không biết chữ gom tất cả lại, đâu cũng được 5,6 người, tôi nói trung sĩ Hiển, hạ sĩ quan CTCT mua tập vở về dậy họ học,"ngày mãn khóa", tôi kêu từng người đưa tờ Chiến sĩ Cộng Hòa cho đọc, ai đọc được, tôi thưởng cho bốn ngày phép, hạ sĩ Nở biết chữ từ ngày đó.

Có bốn ngày phép, Nở không đi đâu cả, anh ta và vợ quanh quẩn chơi ở mấy nhà quen trong xã, hết bốn ngày, Nở về lại ĐĐ.

Tôi mở lá thư của Nở ra đọc:

Long Xuyên, ngày....

anh hai thương, em diết thơ nầy cho anh là lúc ba giờ phia, em chờ má ngủ mới dám diết cho anh, anh hai ôi, em nhớ anh quá hà, sao số kiếp cứ đài đọa tụi mình hoài, nhớ những lúc điêm tối cùng anh đi đóng quân, dầu gì vợ chồng được gần nhau cũng hơn há anh, hôm anh tiễn em ra bến xe em buồn quá, lúc xe chạy, em thấy như mất mác cái gì quí báo, em khóc ước cả mắt, em cố chìu chuộng má mà má vẫn hổng thương em, thôi để em lên quỳ xinh với ông thiếu úy để em được đi theo anh, liệu được hôn anh, diết thơ nầy xông, mơi sẽ gởi cho anh, anh hai nhớ trả lời em nghe.

Em, Ba.

Một tuần lễ sau khi đọc lá thư của hạ sĩ Nở, buổi tối dẫn ĐĐ đi đóng quân, tôi lại thấy cái dáng nhỏ bé ấy đi chung với toán đại liên, lẫn vào hàng quân, không biết anh Hai có trả lời, trả vốn gì không hay nhớ chồng lên đại, tôi thấy chị ta cố lẩn vào đám đông, chắc sợ tôi nhìn thấy, hoặc có thể biết tôi đã thấy nhưng làm nước liều, có điều hôm nay không mặc bộ bà ba đen thường lệ mà là bộ đồ trận rộng thùng thình, đầu còn đội nón sắt, chị ta tính ngụy trang che mắt tôi, tôi cười thầm trong bụng khi thấy vợ Nở cuốn nguyên một dây đại liên quanh người, tôi mong chị ta đừng gặp tôi mà xin gì cả, chẳng thà để tôi lờ đi như không biết còn hơn là hợp thức hóa cho khó xử.

Năm 67, các tiểu đoàn bộ binh thường có ba đại đội tác chiến, chia nhau vùng trách nhiệm hoạt động, hành quân lục soát từng ĐĐ chung quanh bộ chỉ huy TĐ, đôi khi có cuộc hành quân cấp tiểu đoàn thường là nhảy trực thăng và xa hơn. Ba đại đội trưởng tác chiến đều cùng khóa 21 Đà Lạt gồm Th/U Vũ đình Hà (ĐĐ1), Th/U Lê xuân Sơn(ĐĐ2) và tôi ĐĐ3.

Một tối, Đại đội 1 bị tấn công, ĐĐ2 tối đó đóng xa, giữ con đường từ Long Thượng về Cần Giuộc, tôi nằm cách Hà (ĐĐ2) khoảng 500 thước, Tiểu đoàn mất liên lạc với Hà, kêu tôi lên tiếp cứu, chỗ Hà nằm tôi biết rõ vì đã từng đóng quân ở đây, chắc chắn là địch tấn công từ ngã rạch tấn công ra, tôi dẫn Đại đội chạy băng lên vì tình người bạn cùng khóa, tôi cho Đại đội bắn chặn nơi đầu rạch, nhưng vì không liên lạc được với Hà, tôi sợ quân ta bắn lầm quân bạn, tôi chạy lại cây đại liên, cho chuyển hỏa lực về bên trái, dưới ánh sáng của pháo binh Cần Giuộc, tôi thấy vợ Nở nằm cạnh chồng, tay nâng dây đạn, Nở đang nghiến răng bóp cò, nhả từng loạt đạn về hướng địch.

Như tôi đã nói ở trên, dạo đó ở Long An VC chưa nhiều, chắc khoảng hai chục tên, đợi mình ơ hờ, liều lĩnh tấn công. Cũng tại nơi con rạch này, ít lâu sau, ĐĐ tôi hành quân lục soát ở đây và đụng nặng, sở dĩ đụng nặng vì địch tụ ở đâu về, ém quân trong đám dừa lá dày đặc như vùng bất khả xâm phạm, chắc chúng tập trung ở đây, đợi đêm xuống có giao liên dẫn chúng xâm nhập Đức Hòa, Đức Huệ rồi qua Campuchia, chúng không ngờ ta lùng sục, chúng buộc phải chống trả.

Đám dừa nước cao ngất che dọc theo con rạch, hướng ĐĐ tiến vào là đồng trống, suốt vùng Long An này chỗ nào cũng vậy, bất ngờ ban đầu làm ta có ba binh sĩ bị thương và một chết, tôi xin pháo binh và Cobra lên vùng, hồi đó gọi máy bay ném bom còn là một điều mới mẻ, vũ khí xử dụng là của thời đệ nhị thế chiến, toàn là Garand, Carbin, cả Thompson nữa, ấy vậy mà cây đại liên 30 của hạ sĩ Nở cũng có tác dụng. Nở người hơi thấp nhưng rất khỏe, một mình vác cây đại liên cả với chân ba càng, mỗi lần pháo bắn hay trực thăng phóng rocket là anh ta chạy nhào lên cho gần mục tiêu, lúc đó địch còn lo núp. Khi đã rất gần mục tiêu và có gò đất làm điểm tựa chắc chắn, cây đại liên mới phát huy được hiệu quả của nó, từng loạt đạn bắn ra làm bọn VC không ngóc đầu lên được, cộng thêm pháo và trực thăng bắn liên tục, ĐĐ chiếm được mục tiêu lúc gần tối, địch bỏ lại 6 xác và một số vũ khí. Trận đánh như thế này không đáng kể gì so với sau này khi SĐ 25 rời Long An di chuyển về vùng trách nhiệm mới là Tây Ninh, cuộc hành quân vượt biên năm 1970 cũng như ở Bình Long mùa hè đỏ lửa thì chiến trận lên tới cấp sư đoàn, quân đoàn.

Sáng hôm sau, tướng Phan trọng Chinh, Tư lệnh SĐ xuống quan sát trận đánh và gắn huy chương, tôi đề nghị với TĐT thăng cho Nở lên Hạ sĩ nhất nhưng tướng Chinh là người rất ngặt nghèo trong việc ban thưởng huy chương và thăng cấp, Nở chỉ được cái huy chương đồng, ông bảo huy chương đồng của SĐ 25 bằng huy chương vàng của các nơi khác (!)

Hai ngày sau ĐĐ còn được nghỉ dưỡng quân, tôi xuống tổ đại liên chơi, cả toán đang ngồi ăn cơm, tôi thấy vợ Nở đang mân mê cái huy chương của chồng, thấy tôi, chị có vẻ ngài ngại gật đầu chào rồi bỏ vào trong nhà, tôi nghĩ giá tôi có quyền, tôi sẽ tặng cho chị ấy một cái huy chương của buổi tối yểm trợ cho Vũ đình Hà.

Đầu năm 1968, tôi được đề cử theo học khóa tác chiến trong rừng ở Mã Lai, tôi còn gắn bó với ĐĐ hơn một tháng nữa. Một buổi sáng, đang đứng trước cửa ĐĐ thì vợ Nở bất chợt ngang qua, chắc đi chợ về, thấy tôi, chị ta khựng lại muốn thối lui nhưng không kịp, chị ta làm bạo bước tới và khi ngang qua tôi, vợ Nở mím môi lại và dơ tay chào theo kiểu nhà binh, tôi ngạc nhiên, trong một phản xạ, tôi chào lại, chào xong, tôi mới ngẩn người ra nghĩ: sao mình lại chào nhỉ, hóa ra ĐĐ này có một nữ quân nhân ư? Có lẽ chị ta thấy mọi người trong ĐĐ chào tôi nên khi gặp, chị cũng chào để cho giống như những người kia chăng! Tôi thấy hình như bụng vợ Nở có hơi to ra. Tôi đem điều này hỏi Thượng sĩ Hội thì ông ta bảo: có vẻ như vậy Trung úy.

Tôi gọi Nở lên: - Vợ cậu có bầu phải không?
- Dạ, thưa Trung úy.
- Vậy thì cậu phải đưa cô ta về với bà già đi chứ, bầu bì rồi đi theo ĐĐ mãi sao được, phải lo sức khỏe cho cô ta.
- Dạ, em cũng tính tháng này lãnh lương xong, Trung úy cho em cái phép để em đưa nó về gởi bà già.
- Được rồi, lúc nào muốn cứ lên đây.

Hai ngày sau, ĐĐ được lệnh đóng quân đêm và tổ chức một cuộc phục kích ở sau lưng quán Năm Ngói, một địa danh nổi tiếng về sự khuấy rối của VC nơi đây, tối đó, ĐĐ chạm địch, một tốp nhỏ bọn chúng gặp toán phục kích, hai tên bị bắn hạ, số còn lại nhập qua toán kia thì đụng phải ĐĐ, nhờ toán phục kích nổ súng trước nên ĐĐ không bị bất ngờ, địch bắn rất rát nhưng không chủ ý tấn công nên sau một hồi, chúng rút lui, hình như có chuyện gì xẩy ra ở cây đại liên vì tôi thấy nó nổ được một chập thì im bặt, tôi đảo nhanh vòng quanh tuyến phòng thủ, không có tổn thất nào, nhưng khi tới cây đại liên, tôi thấy có mấy người lố nhố, linh tính cho tôi biết có chuyện không hay, tôi hỏi giật giọng:
- Gì vậy Nở?
Không có tiếng trả lời, tôi bước vội tới, thấy Nở ôm vợ, y tá Thọ đang loay hoay băng vết thương nơi ngực chị ta, thấy tôi, Nở nghẹn ngào:
- Vợ em nó chết rồi Trung úy ơi!

Tôi ngồi xuống, chị ấy bị trúng đạn ở ngực, máu ướt đẫm cả cái áo trận, y tá Thọ đứng lên:
- Chết rồi Trung úy.

Tiếng thằng Năm trong toán đại liên:
- Súng bị kẹt đạn, thằng Nở kéo mãi đạn không lên, con Ba nó chồm dậy mở nắp cơ bẩm, em la nó nằm xuống nhưng không kịp Trung úy.

M2 Browing,  58 kg
Tôi thấy nghèn nghẹn ở cổ họng, từng chứng kiến nhiều cái chết nhưng lần này tôi thật xúc động. Thôi, chị Nở, từ nay chị hết cần phải tránh né tôi nữa rồi, sao tôi lại không cứng rắn hơn nữa với chị, giá tôi đừng tình cờ đọc được lá thư chị viết cho chồng, ừ, đáng lẽ tôi phải cứng rắn hơn, nhất định không cho chị đi theo ĐĐ như vậy.

Tôi báo với thiếu tá Hải, tiểu đoàn trưởng về sự việc xẩy ra, ông có biết vợ chồng Nở, ông cho sĩ quan CTCT/TĐ mua cái hòm, cấp cho Nở một cái xe Dodge để đưa vợ về quê mai táng. Tôi lấy hết tiền có thể có được, cả tiền quỹ ĐĐ đưa cho Nở, buổi trưa cuối năm, trời hơi lành lạnh, chiếc xe chở Nở và quan tài vợ đi ngang qua ĐĐ, tôi đứng nghiêm chào như một lần chị đã chào tôi, chị chết đi mà cái hòm không có phủ cờ, không được mười hai tháng lương, ngay cả không được lên cấp chỉ vì chị là người lính không có số quân.

Mười ngày sau, Nở trở lại đơn vị, trước ít ngày tôi về SG để chuẩn bị đi học. Nở đào ngũ, có lẽ Nở không chịu được cái cảnh mỗi tối vác cây đại liên tới chỗ đóng quân mà không có vợ bên cạnh.


Chị Nở thân mến,
40 năm sau ngày chị mất, hôm nay tôi ngồi viết lại chuyện này về chị, chỉ là một sự tình cờ thôi, hôm nọ tôi đọc loáng thoáng đâu đó người ta nói về những gương chiến đấu của Quân và Dân miền Nam trong công cuộc chống CS xâm lược trước đây, tôi chợt nhớ tới chị, một người không phải là quân, cũng không hoàn toàn là dân, gọi chị là gì nhỉ, chị lưng chừng ở giữa nhưng đã chiến đấu như một người lính thực thụ và đã hy sinh.

Một lý do nữa để tôi viết về chị là vì mới đây, Cộng Sản Việt Nam đã làm ầm ĩ lên câu chuyện về Đặng thùy Trâm, một nữ cán binh CS xâm nhập vào Nam và đã chết ở chiến trường Quảng Ngãi, cô Trâm này chết ở đây nhưng không ai biết nắm xương khô vùi chôn nơi đâu, một người lính Mỹ hành quân qua nơi cô chết và nhặt được cuốn nhật ký của Đặng thùy Trâm, cuốn nhật ký này, như một kỷ niệm chiến tranh của người lính, anh ta đem nó về Mỹ, mấy chục năm sau, nó mới được đưa ra ánh sáng và trao cho mẹ của Đặng thùy Trâm ở Hà Nội.
CSVN chụp được cơ hội này cho xuất bản cuốn nhật ký, dĩ nhiên với nhiều thêm thắt để khơi động đám thanh niên càng ngày càng rời xa chủ nghĩa CS. Đặng Thùy Trâm là một bác sĩ, nhưng không hiểu có được học hành tử tế để thành một bác sĩ không, tôi đã đọc được một truyện khi ở tù ngoài Bắc là có một anh công nhân được tặng danh hiệu anh hùng lao động vì đã phục vụ 15 năm trong phòng bào chế thuốc, và vì phục vụ hăng say và lâu như vậy, anh được thăng lên làm dược sĩ vì quen với công việc bào chế, phong dược sĩ xong, anh ta mới đi học bổ túc văn hóa vì anh ta viết chữ cũng chưa gọn ghẽ mấy. Bởi vậy, tôi không biết bác sĩ Thùy Trâm này trình độ có khá hơn y tá Thọ của Đại Đội mình năm xưa không, hay cũng như mấy bà mụ vườn ở nhà quê.

Thưa chị Nở, cả chị và cô Đặng thùy Trâm này là hai người đàn bà ở hai chiến tuyến chết trong cùng cuộc chiến, trong cùng thời gian và độ tuổi cũng gần như nhau, nhưng hai cái chết mang hai ý nghĩa khác nhau. Thùy Trâm bị bắt buộc và tự đi tìm cái chết, còn chị, chị bị chết vì người ta ở mãi đâu vô đây tìm để giết chị, chị chỉ là tự vệ, chị không hận thù ai, không ai dậy chị oán thù, không ai tuyên truyền với chị về chủ nghĩa này, chủ nghĩa nọ và cũng không nhân danh chủ nghĩa để chém giết người khác, chị rất đôn hậu, còn cái cô Thùy Trâm kia đã từ ngoài đó vào đây, mang trong lòng sự thù hận bởi sự tuyên truyền nhồi nhét, miền Nam này nào có cần ai phải giải phóng đâu, cho mãi nhiều năm sau này, người miền Nam vẫn khẳng định rằng họ không cần ai giải phóng cả.

Chị Nở có thấy điều buồn cười này không, trong cuốn nhật ký, Thùy Trâm viết là sao quân Mỹ Ngụy tàn ác, thích chém giết, chị Nở có thích chém giết ai không hay người ta vào đây tìm giết chị, từ ngoài đó lần mò vào tận trong này để tìm giết người ta lại còn hô hoán là sao người ta thích chém giết mình, thật kỳ lạ. Cũng trong cuốn nhật ký, Thùy Trâm than phiền là phấn đấu đã lâu nhưng chưa được kết nạp đảng, đây cũng là lý do vì sao Thùy Trâm đi B, cố gắng trong công tác để chỉ mong được đảng kết nạp, chị Nở có biết cô ta mong được kết nạp để làm gì không, thưa là để có cơ hội được làm lớn, có đảng mới được làm lớn, có làm lớn thì mới có quyền và có tiền, bây giờ cả cái nước Việt Nam này, đảng Cộng Sản thi nhau vơ vét tiền bạc của người dân, chúng giầu lắm rồi, hồi trước mị dân, chúng đem những người giầu có ra đấu tố, gọi họ là địa chủ, giờ thì ai đấu tố chúng? Thùy Trâm này nếu mà không chết và giả như có ô dù, giờ có thể là bộ trưởng y tế hay làm giám đốc một bệnh viện nào đó thì cũng là những con giòi, con bọ đang tham gia đục khoét thân thể Việt Nam.

Cũng là cái chết nhưng chị chết trong vòng tay người chồng, có mồ yên mả đẹp, có nhang, có khói, tội cho cha mẹ cô Thùy Trâm, không biết nắm xương khô con giờ ở chỗ nào, họa chăng là cái bàn thờ với tấm hình cô ấy mà thôi.

Bốn mươi năm đã qua, bây giờ nhiều thay đổi lắm rồi chị Nở ạ, ông thiếu úy trẻ năm xưa giờ là ông cụ già rồi, vẫn khó tính như trước và đang phiêu bạt nơi xứ người, thượng sĩ Hội đã mất, Nở từ ngày đào ngũ tôi không gặp lại, chắc đã có vợ khác. Xin được tạ lỗi cùng chị là đã không giữ được đất nước để rơi vào tay quân thù, thật không xứng đáng với sự hy sinh của chị, chúng tôi làm mất nước không phải vì hèn kém, không chiến đấu, mất nước vì bị phải mất nước.

Quên kể cho chị nghe, mấy tháng sau ngày chị mất, vũ khí được tối tân hóa, những cây Garand cổ lỗ sĩ được thay bằng súng M16, còn cây đại liên 30 nặng chình chịch chị biết đấy, thay thế bằng đại liên M60, nhẹ hơn, bắn nhanh hơn và không hay bị kẹt đạn nữa chị Nở ạ. Thôi tất cả đã qua, chúng tôi vẫn không bao giờ quên những người đã hy sinh vì mảnh đất miền Nam thân yêu, không bao giờ quên được những gương chiến đấu dũng cảm của quân và dân trong việc chống lại quân Bắc phương xâm lược, hôm nay ngồi viết lại những hàng chữ này như được thắp nén hương trang trọng cho chị, thưa chị Nở.
trần như xuyên

===================================================








Saturday, August 30, 2014

bất bình tất minh

Sargent Tina Crabapple (Malus sargentii) aka Malus "Sargentina



bất bình tắc minh
phạm đạt nhân

Hàn Dũ - nhà văn, nhà thơ, nhà triết học đời Đường - đã đưa ra một luận điểm mà hầu như ai cũng đồng tình: bất đắc kỳ bình tắc minh. Luận điểm nầy có thể hiểu là :
 - Vật không được bình yên thì kêu lên.
 - Vật không được thế quân bình thì phát ra tiếng kêu.
Luận điểm nầy có thể được chứng minh trên nhiều phương diện: chính trị xã hội, sáng tác văn chương, triết học tôn giáo.
Trước hết về chính trị xã hội:  Một chế độ chính trị không đem lại an bình thịnh trị cho dân chúng sẽ nẩy sinh những phản động lực. Một xã hội bất công sẽ âm ỉ những tiếng kêu than của những con người thấp cổ bé miệng. Hàng triệu triệu những tiếng kêu đó hợp lực lại thành một tiếng nổ lớn có thể lật đổ cả một chế độ. Bằng chứng là chế độ quân chủ chuyên chế của Pháp bị lật đổ bởi cuộc cách mạng 1789. Cuộc cách mạng 1789 nổ ra do sự bất công giữa giai cấp quý tộc, tu sĩ với giới bình dân. Mức sống giữa giai cấp quý tộc, tu sĩ so với giới bình dân có một sự chênh lệch quá lớn. Giai cấp quý tộc thì xa hoa phung phí, giai cấp tu sĩ thì hưởng quá nhiều đặc quyền đặc lợi; trong khi đó, giới bình dân  nai lưng ra làm việc mà chẳng hưởng được gì. Sự mất cân bằng nầy làm nẩy sinh những tiếng kêu không những của người dân mà còn cả đến các nhà triết học, các bậc thức giả như Voltaire, Montesquieu, J.J. Rousseau, ...Tư tưởng của các vị nầy về sau có ảnh hưởng rất lớn đến nền dân chủ của nhiều nước trên thế giới .
Dưới đây là những tiếng kêu phát ra trong lãnh vực sáng tác văn chương. Hàn Dũ cho rằng con người ta vì bất đắc dĩ mới viết văn, làm thơ. Lịch sử văn học đã chứng minh rằng trong những thời kỳ đen tối nhất, những giai đoạn lịch sử rối ren nhất đã xuất hiện những tác phẩm có giá trị nhất. Trong thời kỳ vua Lê, Chúa Trịnh, Đàng Trong, Đàng Ngoài, chiến tranh xảy ra liên miên đã tạo ra một xã hội mục ruỗng, thối nát ; người dân đã phải gánh chịu những nỗi khổ đau cùng cực. Nói như nhà thơ Pháp Alfred de Musset: " Không có gì làm cho ta trở nên cao đại  bằng một sự đau đớn lớn nhất " (Nul ne nous rend si grand qu'une grande douleur).
Nỗi đau đớn cùng cực đã phát ra những tiếng kêu. Tiếng kêu đó phải chăng là những tiếng thơ của Nguyễn Du, của Nguyễn Gia Thiều, của Đoàn Thị Điểm , ...Truyện Kiều của Nguyễn Du là tiếng kêu than của một người con gái tài sắc hiếu hạnh bị vùi dập xuống tận bùn đen. Đã bao lần Kiều muốn thoát ra vươn lên nhưng rồi bị thế lực của các nhà quan nhà chứa ấn dúi xuống sâu hơn ...Những ông quan, kể cả những bà quan hùa nhau xô đẩy Thúy Kiều vào con đường cùng buộc nàng pải bật lên: "Oan nầy còn một kêu trời nhưng xa “.
Chinh phụ ngâm là tiếng kêu than của người chinh phụ tiển chồng đi chiến trận: "Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi".
Cung oán ngâm khúc là tiếng kêu than của người cung nữ nơi cung cấm khi thì được vua yêu quý khi thì thất sủng. Ngoài ra những cuộc tình éo le bi đát, oái oăm và ngang trái đã để lại cho đời những thiên tình sử  như "Sơ kính tân trang”của Phạm Thái , "Hồn bướm mơ tiên” của Khái Hưng , ...
Nỗi đau của những người vợ mất chồng, người chồng mất vợ cũng là những nỗi bất bình phát ra tiếng kêu thương. Đó là Ai Tư Vãn của Ngọc Hân công chúa, Giọt mưa thu của Tương Phố, Linh Phượng của Đông Hồ, Màu tím hoa sim của Hữu Loan ,...
Bất bình tắc minh còn được chứng minh trong lãnh vực triết học tôn giáo: Bất cứ triết gia nào cũng ít nhiều trầm tư về lẽ sống chết chẳng hạn như "tại sao ta sinh ra? tại sao ta chết đi ? " Đó là những thắc mắc siêu hình muôn đời là vấn nạn. Trong nhà thiền, liễu sinh tử là động cơ, là nguyên động lực của việc tu thiền. Giáo chủ của đạo Phật là Tất Đạt Đa xưa vì ý thức được nỗi khổ đau của sinh lão bệnh tử nên mới xuất gia cầu đạo. Rõ ràng sự bất bình về cái chết là nguyên động lực đưa con người đến với tôn giáo.
Suy cho cùng, bất bình tắc minh không chỉ đơn thuần là luận điểm mà còn là đại luật của vũ trụ. Phàm vật gì không cân bằng tất nhiên phải phát ra tiếng kêu; phàm con người không được bình yên thì tất nhiên phải cất tiếng kêu than. Vậy vấn đề là làm thế nào để hạn chế những tiếng kêu than ấy? Phải chăng một trong những thuộc tính của nhà hiền triết lãnh đạo là sự hòa hợp tiết độ (température), là mẫu mực cho sự điều hòa và quân bình (không bất cập, không thái quá). Hiện nay người ta có thói quen sợ hãi về những điều bất cập mà không ai lo lắng về những cái thái quá đang diễn ra tràn lan trong nhiều lãnh vực như thói ham hư vinh, thích chơi trội, lễ nghi quá đà.
Cần thiết phải lắng nghe những tiếng kêu nhỏ và làm quân bình, êm dịu chúng ; nếu không nó hợp lực thành tiếng nổ lớn. Cũng như đám cháy nào cũng bắt đầu từ một que diêm!
(Blog Phạm Đạt Nhân VN)


tạm dung mễ tây cơ




tạm dung mễ tây cơ
tôn thất tuệ

Sao anh đứng nơi hàng cây gỗ chết 
chấn ngang bờ như ranh giới của tình thương 
để anh thả một cái nhìn ảo vọng 
từ đôi mắt anh gác nhẹ trên bàn tay. 
Và tất cả cuộc đời anh để đó 
trên hàng cây thân gỗ với xác gầy 
một cuộc đời rất mỏng, mỏng hơn sợi dây. 

Anh còn lại chút gì nơi tay áo 
chút quê hương hay giọt máu đào? 
Không còn nữa vì chốn kia xa thẳm 
có còn chăng chỉ còn trong giấc ngủ chiêm bao. 

Ai trả lại cho anh chiều đó 
bên mái nhà anh thả gió nhuần sương? 
Ai giật mất của anh chiều đó 
một buổi chiều anh thấy của riêng anh? 

Ai trả lại vườn ngô chín rộ 
để con anh đếm hạt vàng tươi? 
Ai giật mất đường đi lối xóm  
mảnh quê nào ấp ủ cho anh đây? 

Anh đứng yên trong khóe mắt 
nét da khô, vùng xích đạo Mễ Tây Cơ. 
Tôi muốn bay lên trời ngoài trọng lực 
khép đôi chân chờ cho quả đất xoay 
đưa anh đến chốn nầy 
cho tôi gặp và chào anh một tiếng. 
Tôi ngu xuẩn đã mong điều vô nghĩa; 
đợi làm chi 
ở trong anh tôi đã có trong anh.--

Ghi chú: Bài nầy được gợi ý từ hình bìa của tạp chí Refugee của Cao Ủy LHQ 1982 vào lúc nội chiến Nicaragua bùng nổ và kéo dài. Ngày nay, các xứ Trung Mỹ vẫn bất ổn vì tranh chấp giữa các nhóm, và khủng bố bạo động của nhóm ma tuy; dân chúng chạy lên Mễ Tây Cơ trốn tránh. Có chiến tranh có bạo động là có tỵ nạn. Tỵ nạn không nhất thiết phải ra nước ngoài; dân chúng các vùng giao tranh bỏ làng mà đi. Tạm gọi là lánh nạn, nhưng chữ thông dụng nhất trong tiếng Anh là "displaced persons".


mắt biếc, Ngô Thụy Miên, Tôn Thất Tuệ












tôn thất tuệ


Này em ạ, bầu trời xanh bích ngọc
xanh mắt em, không phải của trời xanh.
Mắt em xanh ta bảo bầu trời xanh
rồi chốc nữa dáng em sầu để lộ
trời hóa nâu ta đoan quyết mắt em nâu.
Màu tím thẩm một chiều nhung nhớ
phát từ tim máu tím chết người.

Ta thưa em câu thơ Đoàn Thị Điểm
Áo chàng đỏ tựa ráng pha
ngựa chàng sắc trắng như là tuyết y.
Em có biết nơi mắt người chinh phụ
máu dâng tràn vì đau khổ chia ly
phun tia máu vào ráng trời nhuốm đỏ
cho áo chàng đỏ tựa ráng pha.
Lòng thiếp lạnh như tuyết rơi ngoài ngõ
nên ngựa chàng cóng lạnh dưới làn tuyết y.

Ôi em ơi, trời xanh bích ngọc
ta mừng ghê, mắt em còn biếc, mắt em xanh.


mắt biếc
ngô thụy miên
ngọc lan

--> tiếng hát Ngọc Lan

Friday, August 29, 2014

trưa nắng nơi tạm dung



tranh trừu tượng: vườn  nắng trưa, Nijole Rasmussen, USA
trưa nắng nơi tạm dung
tôn thất tuệ


Một hôm tôi mải miết nhìn chòm hoa tím dưới chân đồi như một mái tóc trên hai thân cây giữa đám ruộng. Cái tim tím trăng trắng nhẹ nhàng êm ả, nhẹ nhàng đến độ cây cuốc trong tay như muốn bay bỗng lên cao. Đó là lúc cây bằng lăng nở rộ.

V
ợ tôi đến đây mấy năm rồi còn tôi mới đến sau ngày cải tạo về. Tôi ngừng đây nói cái nầy em có hờn không. Tôi có người vợ không đẹp chi cho lắm nhưng rất duyên, mang máng hao hao giông giống cô bạn đâu đây trong khung cảnh đặc biệt nầy. Nhà tôi rất thích những cành hoa bằng lăng tim tím ấy.

T
rên vũng ruộng sâu nơi hai thân cây bằng lăng lớn bằng cột nhà đứng dưới mái tóc kia, vợ chồng tôi cuốc xới trồng lúa qua ngày. Cây bằng lăng tỏa ra một bóng mát lúc nắng hạn. Khi hoa nở rộ thì ruộng khô vì nó chỉ nở vào nắng như dạo nầy ta đang nói chuyện đây. Ruộng khô tuy nằm ngay bờ suối mà không tài nào tát nước vào vì chỉ có hai vợ chồng, các con còn nhỏ quá. Chúng tôi không đuổi kịp độ bốc hơi và nước rút qua kẽ nứt. Cạnh bờ suối tôi vực lên thành những mảnh ruộng nhỏ như chiếc giường nằm mà chim chóc cứ đến chiếm hết thóc. Đuổi chúng đi thì chúng núp vào cây bằng lăng. Thằng em tôi cứ nằn nì chặt cho được cây bằng lăng.

nơi tôi sống không có gì là hoa, nhất là khi nắng ráo khô cằn. May cho tôi có khóm hoa bẳng lăng tim tím trăng trắng nhẹ nhàng, nhẹ nhàng làm cây cuốc nặng nề như muốn bay bỗng lên. Mà cũng giống như nơi đây ta tạm dung chẳng có gì là hoa. May mà còn có cành hoa nho nhỏ tim tím kia cho đời còn dễ thương. Trẻ em nghịch thật, trèo lên cây bẻ hết, may ra còn một cành hoa, em thấy không?

y thế mà thằng em tôi cứ đòi chặt cho được cây bằng lăng kia. Quanh gốc cây năm nầy tháng nọ, nhổ cỏ lúa thì quẳng vào đấy. Nó thành mô cao, chuột vào làm tổ phá lúa. Một hôm vợ chồng tôi nhất quyết san bằng đống cỏ mục lẫn đất cho ruộng thêm vài chục gốc rạ. Lúc ấy mới biết rằng bên dưới là hai gốc cây lớn đã bị cắt ngang còn lại như hai tảng đá của tiên ông ngồi đánh cờ. Còn hai thân bằng lăng kia chỉ là hai nhánh nhỏ cố vươn lên trong thế hệ mới mà vẫn cho khóm hoa trăng trắng tim tím kia.

T
ôi đau đớn nhìn hai gốc cây đen sì mất trong đống cỏ mục và chính chúng cũng bắt đầu mục. Tôi nhất quyết không bao giờ cho đốn cây bằng lăng.

À
mà em có bao giờ vào rừng chưa? Ở vào thế kỷ cải tạo nầy, chắc em đã vào rừng một lần thăm nuôi anh em hay bố mẹ. Cây cối trong rừng làm em kinh hãi với thân đen sụi sần sù. Nhưng cây bằng lăng bao giờ bao giờ da cũng trắng mà thân lại mảnh mai vươn lên thẳng thớm mà hoa lại đẹp. Nó chào em đấy.

Trông kìa trước mắt chỉ còn một nhánh bông bằng lăng tim tím mà thôi. Dẫu sao cũng còn một cành hoa cho cái khô héo nầy. Khi nó tàn mưa trời sẽ trút xuống, đất sởi mềm và hạt mộng vươn lên. Mưa trời sẽ rơi xuống làm lắng đọng những xôn xao của lòng mình, khơi những mạch máu mới cho con tim. Thung lũng kia sẽ xanh thêm, đẹp thêm.


giờ ngủ trưa của cây bằng lăng (ảnh VN)
Có bao giờ em đứng trên lầu building đầy nhóc người nhìn xuống dưới kia thăm thẳm thung lũng chạy dài và đôi mắt em cũng chạy dài theo nó như một nét nhạc chạy dài vào nơi vô tận. Và mưa kia sẽ đi đến nơi mắt em ngừng nghỉ. Hoa bằng lăng tim tím kia sẽ chết đi đem mưa trở lại. Dấu hiệu mưa đã rõ ràng. Lạ nhỉ sao mưa cần cái gì báo hiệu. Trong cuộc đời cái gì cũng cần báo hiệu cả sao? Có cái gì không cần báo hiệu mà nó đến hay không? nó đến bao giờ mà mình không biết không? Có cái đó hay không, em?

T
ôi cứ nhìn mãi cánh bằng lăng kia, nó cũng nhẹ nhõm như khóm bằng lăng ở nhà tôi lúc làm lụng mệt mỏi, chống cán cuốc bên đám khoai mì nhìn mãi không thôi cái hoa tim tím ấy.

T
ôi không sợ một chú bé tinh nghịch nhảy tót lên bẻ cành hoa cuối cùng kia. Vì nó đã hiện diện, báo hiệu cho một mùa mưa sắp đến; nhiệm vụ hoàn tất. Cứ thế mà chờ mưa thôi. Hay có khi đã mưa rồi. Mưa từ nguồn. Mưa chuyển từ mạch nước của lòng đất. Chuyển đến trời cao, chuyển đến nguồn rồi chuyển đến ta.

Cứ nhìn hoa bằng lăng dưới vực ruộng kia, vợ tôi thấy vơi đi chốc lát cái khổ đau của thời cuộc, cho dù thân thể mục nát dần như hai gốc cây bằng lăng chìm mất trong đám cỏ mục. Người vợ ấy duyên lắm, vâng, duyên lắm, có cái nét hao hao giông giống cô bạn đâu đây trong khung cảnh đặc biệt nầy. Giờ đây tôi sống lại trong một cảnh đồng quê dậy nắng nơi chỉ có hoa bằng lăng vào lúc khô ráo và nơi vợ tôi vẫn cuốc đất trồng khoai để nuôi con./-

Thursday, August 28, 2014

muốn chồng

  • Single Men Step Forward as Beautiful Brazilian Women from Noiva do Cordeiro Appeal for Suitors
Chuông Quốc Học: muốn chi? Trống Đồng Khánh:
muốn chồng

Noiva Do Cordeiro kêu gọi nam nhân độc thân nhảy vô làm chồng 600 thiếu nữ xinh đẹp.  Cộng đồng thôn xã nầy ở Đông Nam  Brasil gồm toàn các nường; một số nhỏ có chồng nhưng chồng chỉ được về cuối tuần; còn con trai 18 tuổi thì phải đi ở chỗ khác.
Một nường nói đã lâu lâu lắm  mới hôn được một cụ đàn ông : "chúng tôi mơ ước được yêu và có chồng nhưng đồng thời không muốn ra thành phố mà kiếm đức lang quân. Quý ông vô đây lấy vợ và phải tuân theo tập tục lề lối của chúng tôi".
Năm 1891, Maria de Lima bị dứt phép thông công vì đã bỏ người chồng bà bị ép kết hôn; gia đình cũng khai trừ. Maria đến vùng hẻo lánh nầy, thành lập một thứ xưa kia gọi là commune anarchiste, chẳng ai cai trị ai (theo lý thuyết). gồm những phụ nữ bị xã hội ruồng bỏ. Người đời cho cái thôn xã nầy cái tên xấu xa: xóm đĩ.
Lịch sử cộng đồng nầy cũng có một thời dưới quyền thống trị của đàn ông. Cháu nội của Maria lấy một ông mục sư; ông nầy xây một nhà thờ, dân chúng đến làm lễ. Khi ông chết, mấy nường đến phá nhà thờ để hủy bỏ nam quyền. Một người nói: chúng tôi tin có Chúa trong lòng, không cần phải quỵ lụy một gã đàn ông buộc làm cái nầy cái nọ.
Bây giờ mấy bà mấy cô thấy cần có đàn ông, nhưng vẫn duy trì cái thứ "mẫu hệ" Nam Mỹ nầy. Mấy nường kêu gọi theo kỹ thuật mới của thời điện tử... Lúc xưa Việt Nam mình thì chổng mông kêu trời: trời ơi trời hỡi cho tôi tấm chồng. Chổng mông thì sexy hơn tuýt tơ, phây búc...e ông trời khoái hơn mà xỉa cho một trự để đi cày.
Xin xem xuất xứ đây

vết đạn xuyên from the bullet hole



Thư Viện Abraham Lincohn, Saigon 1964...


from the bullet hole
tôn thất tuệ
From the old skull sheltering my grey mass
I saw in the sluggish world someone
sowing a soybean seed, a single one
on the sandy tape along the shore.
@
Doubtlessly, you've passed the fiery land
around the boiling front up North
embalmed by wild eucalyptus bushes
in the fragrance released from the leaves
by the almighty solar disk.
There a soldier died, fingers holding fast the ground.
His half stood alone nearly dead nearby.
Untamed gusts bid farewell in bowls of dust
mummifying the carcass and the past.
@
Don't you know her, the young collegian?
Charming, she came embrace the epitaph
as if embracing his warm body.
She sighed inwardly, strictly in the realm of the heart
but a drop of diamond betrayed her
by falling down, watering the weed.
Frail hand, on the stone, inscribed in a twist
Vergissmeinnicht, a German word for forget me not
and name of a flower the forget-me-not.
Armed opened, eyes to skies, she cited a verse:
Over here became one a lover and a gunman 
and the Death who thundered the soldier
with a lethal blast has chosen my darling.*
The sheer melancholy over the vale remained integral.
@
Naughty is the slim sight from pupil desks.
Give me a bullet in the chest
And from the bullet hole
I will see and I will love
the eucalyptus wreathed battle guy,
the young college student with her vergissmeinnicht
and the one sowing a soybean seed on the salty beach
claiming divinely the eternal rhythm to his search.----

* Disclosure : the third part [the scene of a college student visiting her lover's tomb] was conceived through a vague memory of mine regarding a poem from a bilingual anthology (French and English ) displayed in the lobby of the United States Information Service, Saigon VietNam around 1962-1963 at the opening of its new location and  The Abraham Lincoln Library. The title of the poem and the book as well as the name of the author escape my recollection. At the time, the collection was not available to borrowers. But please be advised that the German word "vergissmeinnich" was from there, not from me, a German illiterate.



vết đạn xuyên
tôn tht tu
Có một kẻ cuộc đời rách nát
tay nâng niu hạt đậu ươm mầm
gieo trên cát đất khô muối mặn
tưới tin yêu bằng mồ hôi và nước mắt.
@
Có khi nao em qua vùng hỏa tuyến
mặt trận Bắc, Quảng Trị mờ khói súng
mùi khuynh diệp xoa êm cơn thống khổ
khi mặt trời đập vỡ lá tràm tươi.
Có anh lính chết nguyên trong nhung phục
mười ngón tay bấu vào đất nóng
quá yêu thương đất mẹ ngàn năm.
Cô vợ quê đứng bên thành khối đá.
Lũ gió chướng ôm ngàn nắm cát
ướp xác người cho sống với thời gian,
vĩnh biệt anh đưa anh về cõi lạc.
@
Và đây nữa, cô sinh viên trường luật
ôm tấm bia như ôm thân chàng nóng ấm.
Nàng nuốt khóc nhưng khóc đầy hồn rỗng
thế mà sao mắt đổ giọt kim cương
phản bội nàng, tưới vùng cỏ úa.
Tay yếu mềm viết không trên đá trắng
nét vòng vo như tóc rối gió không buông
ôi anh ơi, bâng khuâng tím còn tên nào khác nữa?
"chớ quên em"  là dòng họ của loài hoa.
Cô bé mộng vung tay mở rộng
nhìn xa xăm mà hát một lời thơ.
Nấm mộ nầy chôn chung người yêu và tay súng.
Nhưng Tử Thần trong đường thương ma quái
khi đấu sức với người lính chiến đã giết luôn
người tình yêu dấu của đời tôi.*
Thu hoang sơ vẫn im nguyên qua đáy núi.
@
Em đã thấy nhưng ta nhìn quá hẹp
ghế trường làng lé đé bờ ao.
Hãy giúp ta bằng viên đạn qua người
xuyên vết trổ, ta học bài đau khổ
xuyên vết trổ ta biết yêu người lính
vòng hoa trán kết bởi những ngọn lá tràm
cô nữ sinh lòng bâng khuâng tím
cuối góc hồn sầu mộ chiêm bao
yêu kẻ yếu gieo mầm trên đất chết
xin niềm vui cho đồng loại ngoài trong.-

Hậu thư
Không nhớ năm nào, ít lâu sau khi đến Mỹ, giữa thập niên 1980 tôi đọc mấy câu thơ của Rose Nguyễn trên một tập san sinh viên. Cô chỉ nói đến những tàn phá của chiến tranh nhìn từ ngôi nhà mẹ (From the mother’s window). Do đó tôi viết From The Bullet Hole như một tham luận muốn nói cô hãy nhìn cuộc chiến đầy đủ hơn; không biết họ có đăng hay không.
Mãi cho đến thời gian rất gần đây, khi tôi đầu hàng computer phải dùng internet, email giúp tôi liên lạc với một số bạn cũ từ thời mới qua tiểu học, những người bạn xa cách từ lâu không riêng gì cuộc đổi đời tai ách. Một trong những đứa “cúp ca rê” (cắt tóc ngắn hơn nhà binh) là Vũ Minh Châu đang ở tỉnh Côn Luân (?) Cologne, Đức Quốc. Hôm nhớ đến hắn tôi đã nghẹt thở (nghĩa đen), không phải vì hắn nhưng cả một thời thơ ấu 1952, 1953… đè nặng lên ngực. Tôi phải viết vội mấy chữ để xem mình còn linh hoạt hay không. Tôi đã viết Chiều chưa có tên. Tôi chợt nhớ trong bài tiếng Anh nói trên có chữ vergissmeinnicht không biết đánh vần ra sao, “đừng quên tôi” vừa là tên hoa forget-me-not. Lúc ấy tôi có ý viết qua tiếng Việt thích ứng với ngôn ngữ của mình, nó thành bài Vết Đạn Xuyên, 2009.

           Over here became one a lover and a gunman
           and the Death who thundered the soldier
           with a lethal blast has chosen my darling.*

           Nấm mộ nầy chôn chung người yêu và tay súng.
           Nhưng Tử Thần trong đường thương ma quái
          khi đấu sức với người lính chiến đã giết luôn
          người tình yêu dấu của đời tôi.

Để khỏi mang tiếng đạo văn như các chính khách trên thế giới, tôi xin nói rõ vì sao có hai phần trích ngay bên trên từ hai bản Anh Việt. Khoảng 1962, 63, người Mỹ đã mở rộng Phòng Thông Tin (USIS) và thuê trụ sở lớn đối diện thương xá Tax, cạnh rạp Rex. Vì người Việt biết tiếng Pháp, Abraham Lincohn chưng ngay ở cửa vào sách báo song ngữ Anh Pháp. Anh Pháp thì tôi chỉ lai rai “to be, to have”, “être, avoir” nhưng chụp được cuốn thơ song ngữ, tôi đọc bài Vergissmeinnicht.
Nay tôi quên hết, chỉ nhớ bài thơ tả cảnh một nữ sinh đi thăm mộ người yêu chết trong thế chiến, cô viết trên bia đá chữ vergissmeinnicht, rồi nói:
          Ici se mêlent l’amant et le tueur;
          mais la Mort qui frappa le soldat
          d’un coup mortel a choisi mon amant.

Tôi cố đọc lại vài lần nữa nhưng gặp một người quen rủ qua Pole Nord; tôi xếp sách ngay theo tiếng gọi của hương café, mà uống chùa, không mất tiền. May ra còn nhớ khung cảnh và một câu mà sử dụng lai rai…..
2014, khi thu ngấp nghé muốn nhảy vào rừng thưa.

kinh cô đơn













kinh cô đơn
tôn thất tuệ

Giọt nước mắt thầm buông như suối ngọc
trôi về xa quá vực cô liêu.
Ôi suối ngọc hãy về nguyên ủy:
những ưu tư đau đớn xót chua
những ước mơ thầm kín sâu xa
những tin yêu tha thiết mặn mà.

Nơi khởi thủy của dòng đời có thật
xin suối ngọc tìm về quê cũ.
nước mắt ơi hãy vỡ tung ra
trả lại ta thương cảm đậm đà
ta sẽ kết một vòng tràng hạt
đếm cô đơn từng giọt, tiếng cô đơn.
Kinh cô đơn ta niệm hằng giờ.

Trả lại ta thương cảm đậm đà
ta sẽ kết một vòng tràng hạt
đếm cô đơn từng giọt, tiếng cô đơn.
Kinh cô đơn ta niệm hằng giờ.
                  
               

Wednesday, August 27, 2014

dạ khúc

"WINTER MOON 3 watercolor landscape painting" by Barbara Fox:

dạ khúc
Nguyễn Văn Quỳ

Đêm v trong bước phong sương lùa gió phũ phàng.
Ai cười kiếp sng mong manh, l thm cung đàn
Ai ct chén mong say sưa quên hn su
Mơ dáng xưa trong tiếng tơ ngp ngng ai oán.
Đem v trên bến cô liêu m xóa chiu tà
Lan thm ngơ ngác run nghe sương chìm băng giá.
Hn ai v rn tiếng than như chp chn
Hòa tan cùng nhp sóng nước reo mt mùng vng xa.
Còn tiếc khi hoa lòng tươi sc xuân
Ngi ánh mt in hình xuân trng trong
Mái tóc xanh ngát hương đời
Gió du hin nh rung lên ngàn li thơ
Nim tin ngt ngây trong bao đợi ch.
Nhưng ngày xanh thm mau phai, tàn áng mây vàng
Cây bun xao xuyến thương hoa rã ri theo gió
Màn đêm lnh lùng lp cánh nhung mn màng
Git sương su nng lá thm buông.-

                               Hover to preview or click to install vintage fabric_03 

                               Trần Thái Hòa hát dạ khúc