add this

Friday, September 29, 2017

một linh hồn lưu vong, Solzhenitsyn






Solzhenitzyn, Một Linh Hồn Lưu Vong
Jennifer Tran


 Alexander Solzhenitsyn ăn mừng 81 tuổi vào ngày 11 tháng Chạp, năm 1999. Ông sống sót Cuộc Nội Chiến, Cuộc Chiến Lớn, và Cuộc Chiến Lạnh; kinh qua trại tù Stalin, gọng kìm Brezhnev; chiến đấu với ung thư khi lưu đầy nội xứ, như một người được lệnh trình diện học tập cải tạo tại vùng đất Kazakhtan xa xôi; cưỡng lại mọi mùi vị của chủ nghĩa duy vật Tây Phương; xoáy hết đời mình vào công việc viết lách, như là tay lưu vong giầu có, tại một tư thất được bảo vệ bằng camera, hàng rào điện tử, tại vùng Vermont, Mỹ; Như ông đã tiên đoán sống, như chính mình đã tiên đoán, cho tới ngày chứng kiến sự sụp đổ của C Sô Viết. Và sau đó, trở về quê hương trong chiến thắng.
Nhưng chiến thắng nào thì cũng có mùi vị cay đắng của nó! Những tác phẩm của ông đã một thời mang Tin Mừng: Hãy Hy Vọng Dù Không Còn Hy Vọng (Hope Against Hope), nay nằm nhấm bụi bặm, nhường giá sách cho những "mầm non văn nghệ" chẳng có một cơ may sống dai hơn, ngay cả cuộc đời của chính họ. Những tân lãnh tụ của một nước Nga mới, chính họ thúc giục Solzhenitsyn hãy mau mau trở về với đất mẹ, đã mau chóng thay đổi thái độ, sau khi nghe những lời chỉ trích khó nuốt của ông trên màn ảnh TV, đa số khán thính giả khác đã vội vàng đổi đài, khi vừa mới thấy bóng dáng của ông ló ra. Ông hiện sống lặng lẽ kế bên bà vợ Natalya trong một căn nhà gần Moscow, yên trí một điều: ta sẽ có chỗ đứng, ở trên đỉnh, trong lịch sử đất nước của ta, trong thế kỷ 20.

aleksandr solzhenitsyn archipelago gulag  Con người này đã từng phát điên lên, khi nghe triết gia người Pháp, Jean-Paul Sartre, sau một lần viếng thăm ngắn ngủi cái nôi của cách mạng thế giới, đã tuyên bố: "tha hồ phê bình ở Xô Viết" (there is total freedom of criticism in the USSR); rằng những công dân Xô Viết không có ý định đi du lịch ở hải ngoại, bởi vì họ quá yêu thương quê hương, làng mạc, bà con lối xóm, đến nỗi không thể rời bỏ, dù chỉ dăm ba ngày!
Solzhenitsyn hiểu rằng đồng bào của ông, đâu phải ai cũng có cơ may, hoặc có đủ can đảm, cầm trong tay một ấn bản in lén lút tác phẩm của ông. Họ biết những sự thực nóng bỏng ở trong những tác phẩm của ông, những cuốn tiểu thuyết, và nhất là tác phẩm mang tính cách tài liệu lớn lao của ông, Quần Đảo Gulag: họ biết chúng, qua những tiếng còn tiếng mất, của những làn sóng ngắn các đài phát thanh Tây Phương.
Tuy gần như phát điên vì những nhận xét của Sartre, ông vẫn biết, ở Tây Phương, ít nhất cũng có hai người đã thực sự hiểu rõ yếu tính của Chủ Nghĩa Cộng sản Xô Viết; một là George Orwell (tác giả những cuốn sách như là Trại Loài Vật, 1984…); người kia là Robert Conquest, một sử gia về (thời kỳ) khủng bố của Stalin. Ông này còn là một thi sĩ. Solzhenitsyn đã từng nhờ Conquest chuyển thành thơ vần (verse), tác phẩm đầu tay của ông, Những Đêm Phổ (the Prussian Nights), một bài hùng ca được làm trong tù, và chỉ được ký ức ghi nhớ.
Solzhenitsyn: Một Linh hồn Lưu vong, là một tiểu sử mới nhất về ông, của Joseph Pearse. Theo người điểm sách trên tờ TLS December 10, 1999, có một điều thật là ngạc nhiên: cuộc đời của Solzhenitsyn, đầy bão tố, đầy biến động như thế, trải dài suốt thế kỷ… vậy mà không được mấy tay chuyên môn viết tiểu sử quan tâm. Trước đây đã có cuốn Alexander Solzhenitsyn: A Century in His Life, của một nhà văn người Anh D. M. Thomas, (583 trang, nhà xb St. Martin’s Press, NY, 1998). George Steiner, khi điểm cuốn này (NY Times Book Review March 1, 1998), đã cho rằng, do thiếu tính cách khách quan của một sử gia, và thiếu khả năng sàng lọc dữ kiện, những trở ngại này đã khiến Solzhenitsyn không thể miêu tả đất nước của ông, trong cơn đọa đầy sa xuống tình trạng dã man… nhưng ông đã thành công trong việc lật tẩy, cái gọi là đạo đức Cộng sản, và từ đó, nhìn ra sự sụp đổ của nó. Cuộc đời của ông cho thấy, ngay cả ở trong thế kỷ hung bạo, là thế kỷ của chúng ta, sự can đảm của một cá nhân không thôi, đã làm nên điều phi thường. "Một linh hồn lưu vong" chấm dứt bằng bản dịch một số thơ xuôi của Alexander Solzhenitsyn. Đoạn thơ xuôi sau đây được ông viết, sau khi nhìn sét đánh, chẻ đôi một thân cây cổ thụ:
Khi lương tâm vùng vẫy [mong] thoát khỏi kiếp xiềng, nó lay động hết một cõi người của chúng ta. Sau một cú khủng khiếp như thế, chẳng có thể nói được, ai là người trong số chúng ta sẽ thoát ra khỏi cơn bão tố, mà còn giữ được tâm hồn phẳng lặng.
Nước Nga cần những con người như thế này, hơn bao giờ hết!
(trích từ FB Nguyễn Quốc Trụ).


                                  Hover to preview or click to install two fireflies


Ghi chú: Mặc dù, khác với những phần trước cùng đề tài, Jennifer Tran quên nói đã dựa trên một bài điểm sách, thiết nghĩ  tài liệu in kế tiếp sẽ giúp ích bổ túc nhiều điều cho bài viết Việt ngữ.

Forgotten Voice
Iain Elliot
SOLZHENITSYN. A soul in exile. By Joseph Pearce. 334pp. HarperCollins. Pounds

On December 11, [1999] Alexander Solzhenitsyn will be eighty-one. He survived Civil War, World War and Cold War; he suffered Stalin’s camps and Brezhnev’s repressions; he fought cancer when exiled without possessions in remote Kazakhstan, and resisted Western materialism to concentrate on his writing as a rich exile in his Vermont estate. As he himself had predicted, he lived to see the sorry collapse of Soviet Communism, and returned to his homeland in triumph.
As a youth, he believed in the promises of Marxism-Leninism, but was brutally disillusioned when arrested as a young officer fighting Nazi Germany, turned to Christianity, and roundly defeated the legions of Soviet stool pigeons, security police and censors who tried to suppress the revelations which poured from his acerbic pen.
Yet now his books, once sold in millions throughout the Western world and secretly passed as samizdat typescripts from one avid Soviet reader to another, lie disregarded in corners of Russian bookshops, while younger, less serious writers have pride of place. Having urged him to return from America to raise their own political status, the new Russian leaders found his regular television criticisms irritating, while many bored viewers simply changed channels in search of lighter fare. He now lives quietly with his wife Natalya in his country retreat near Moscow, secure in the knowledge that he will rank in his country’s history as one of the towering figures of the twentieth century.
It may seem surprising that a life of such significance has attracted so few biographers. Yet the scholars best qualified to interview those who know him, and to analyse the mass of relevant Russian-language primary sources, are reluctant to tackle the task when earlier biographers have found their subject less than grateful for their attentions.
Joseph Pearce is not a Russianist, and his claim to original biographical material seems to be based largely on one discussion with Solzhenitsyn, with his Eton-educated son Yermolai acting as interpreter. Ignat, another of the three sons, helped with advice and information, and Natalya provided further material in response to his letters.
Serious students of Solzhenitsyn’s life and work will find Pearce’s book disappointing, but others will be pleased to have a biography of manageable length. It draws heavily on three main sources: the massive and painstaking research of Michael Scammell for the biography published in 1985, the flawed auto-biography of Solzhenitsyn’s first wife Natalya Reshetovskaya (doctored by the KGB), and the published works of Solzhenitsyn himself. There are some minor but revealing slips, such as saying that Tashkent (the capital of Uzbekistan) is in Kazakhstan or confusing monthly and annual salaries. More recent sources, in which Solzhenitsyn pays tribute to the many supporters who supplied him with information or smuggled his manuscripts to his Western publishers, are not used.
Sometimes Pearce, in understandable awe of his subject, takes what he says too uncritically. He describes for instance how Solzhenitsyn, like most Russian intellectuals, spent hours every week desperately trying to listen through jamming to the uncensored information of Western radio stations “but heard little to inspire him”. In fact, Solzhenitsyn understood very well that only these broadcasts allowed millions of Russians without access to the few samizdat copies of his works in circulation to hear the burning truths of both his fiction and his great documentary work The Gulag Archipelago.
True, the “alien voices” brought the full range of Western opinion about the Soviet regime to Russians. At a time when Soviet tanks were literally crushing rebellious political prisoners in the Kengir camp, Western intellectuals such as Jean-Paul Sartre enraged Solzhenitsyn by alleging after a brief visit that “there is total freedom of criticism in the USSR” and that Soviet citizens tended not to travel abroad because they loved their country too much to want to leave it. But when I visited Solzhenitsyn in Zurich in 1974, shortly after he was forced into exile, he told me that there were at least two Westerners who really understood the essence of Soviet Communism: George Orwell and Robert Conquest, the historian of the Stalinist terror.
He said that he was fascinated by a series on Orwell on the BBC Russian Service, and when I proudly informed him that my wife Elisabeth Robson had written and produced it, he immediately appointed her the English translator of his first work, the epic poem Prussian Nights, composed in the camps and retained by memory. He asked Conquest, a poet as well as historian, to set it to verse, and it was a measure of the respect in which we all held Solzhenitsyn that no one would have dreamed of refusing.
Solzhenitsyn is a man of such outstanding importance in Russian history that he will shine through even the most critical but objective biography. Pearce portrays very well the lesser-known side of Solzhenitsyn: the unexpected sparkle of humour, the loving family man, the philosopher who, having revealed the full horror of the Soviet regime and the pusillanimity of its apologists, is trying to find in himself some Christian forgiveness.
Pearce provides English readers with a useful account of recent years not covered by the 1985 Scammell biography. He devotes particular attention to the spiritual and philosophical truths which have always concerned his subject.
Without individual conscience, argues Solzhenitsyn, both Communist and capitalist societies have repulsive aspects. Human rights are meaningless without obligations. He is not the primitive Russian nationalist portrayed by some journalists who have not taken the time to read his works properly. Russia covers vast territories with many different peoples who are Russian by spirit and loyalties, rather than blood. Despite his reported support for the war in Chechnya, the bombing of Chechen civilians is clearly far from Solzhenitsyn’s political philosophy. He is resigning himself to the limitations on his influence, having suffered recently from heart problems. He insists that he has always remained an optimist, despite the tragic content of his life and work.
Solzhenitsyn: A soul in exile ends with translations of recent prose poems.
This passage was written after he saw a tree split by lightning: “When conscience hurls its chastening bolt, it strikes through our inmost being and down the length of our days. And after such a blow there is no telling who of us will emerge tempered from the storm.” Russia needs such people more than ever.
December 10, 1999


No comments:

Post a Comment