add this

Sunday, October 7, 2018

khoa học, tôn giáo sống chung?


tôn giáo và khoa học
how science and religion can coexist?

Albert Weale

Nghĩ như sau có được không? Sách Sáng Thế, theo nghĩa đen, là một khoa học sai lạc nhưng là một tín điều chính của Thiên Chúa Giáo? Có ba phương hướng trả lời câu hỏi nầy. Hướng thứ nhất liên hệ đến phong trào Vô Thần Mới có tính chất tranh đấu gồm những người nại rằng thứ khoa học sai lạc của Sách Sáng Thế là lý do chính đáng làm mình không phải kẻ có tôn giáo; vũ trụ học tân thời và sinh học tiến hóa đã làm lung lay cơ sở TCG. Hướng thứ hai phủ nhận những tiền đề của câu hỏi, và được nắm phần chính bởi những người TCG cố cựu, lớp nầy giữ vững lập trường nói rằng Sách Sáng Thế là điều đúng nếu nó được hiểu một cách ngay thẳng theo ánh sáng của thuyết sáng tạo trong một mô biểu thông minh.

Hướng thứ ba thì nói rằng đấy là câu hỏi được đặt sai. Sách Sáng Thế không phải là một khoa học mà là một ẩn dụ, một lối tỷ giảo để nêu ra sự thật về ý nghĩa của vũ trụ, mà sự thông đạt nghĩa lý nầy không thể thành tựu nhờ sự hiểu biết các lý thuyết và định luật khoa học. Các câu hỏi liên quan đến tôn giáo và khoa học có tính cách riêng rẻ khác nhau; không chung một cách.

Nhiều lý do làm lối nhìn thứ ba nầy hấp dẫn. Nó công nhận hiện tượng gia tăng tích lũy sự hiểu biết về thế giới vật chất và sinh học. Không ai điên mà nói rằng các tác giả qui tập các chuyện Sáng Thế 2.500 trước hiểu biết thế giới như người ngày nay. Họ thiếu dụng cụ, không nhiều dữ kiện thực nghiệm để hiểu vũ trụ và sự tiến hóa hoạt động thế nào. Ngược lại thấy cách vận hành của thế giới không giúp chúng ta hiểu lý do tồn tại của nó, ý nghĩa cứu cánh của nó.

Genesis

Phân biệt vai trò của khoa học và tôn giáo trong lối nầy cho thấy khuynh hướng dung hòa trong cuộc chiến văn hóa hiện nay, trong đó hai thứ nầy gây nhiều thảo luận sôi nổi nhất.

Tuy vậy, phía tôn giáo có phần suy sút; tình thế nghiêng về câu hỏi “thế giới vận hành thế nào?” của khoa học, và coi nhẹ câu hỏi “vì sao có?, ý nghĩa thế nào?” của tôn giáo. Pascal nói: trong khi kiến thức khoa học sẽ không bù đắp cho sự thiếu hiểu biết về tôn giáo thì kiến thức tôn giáo lại bù đắp sự không hiểu biết khoa học.

Đối diện ưu tư nầy, trong tiềm năng, có hai chiến lược. Thứ nhất là thành lập một nền siêu hình kết hợp đức tin hữu thần và sự hiểu biết khoa học sít sao, không hời hợt như hiện nay. Trụ cột của chiến lược nầy xác lập rằng khoa học cần có một nền siêu hình phù hợp thuận chiều với cơ cấu của đức tin.

Đối nghịch lại, chiến lược thứ hai có tính cách hiện tượng luận. Nó nhìn sâu trong kinh nghiệm sống đời những hình thái đặc thù nào nẩy sinh những câu hỏi về giá trị và ý nghĩa, đồng thời cố gắng nhận dạng những những giả định tiên khởi cần dùng trong cách thức suy nghĩ nầy.

Chúng tôi hiện có trên tay hai cuốn sách tạm dùng như hai ví dụ phản ảnh hai phương thức nêu trên. Simon Oliver (Creation) theo hướng siêu hình; Alister McGrath (The Great Mystery) hiện tượng luận. Cả hai học giả nầy đều muốn làm nhẹ nỗi lòng của phía TCG. Với sở học rộng rãi, họ nới rộng tầm nhìn của giới viết lách và tìm cách thuyết phục độc giả về sự thật, hay ít ra là sự khả thực, của đức tin TCG.

Image result for science and religion coexist

Oliver đã bàn về sự sáng thế với một sử quan rộng rãi bằng cách tóm lược kết quá các cuộc nghiên cứu về khung cảnh trong đó sách nầy được soạn thảo. Nhưng chính yếu, ông nêu cách thức các nhà sáng lập giáo hội đã giải thích thánh điển nầy. Đáng chú ý là sự trích dẫn lời nhà thần học Origen. Theo đó, các chuyện trong Thánh Kinh không thể xem là đúng thực theo nghĩa đen từng chữ. “Thượng Đế không thể trồng cây như một nông dân trồng cây”. Do đó, ký văn phải được diễn giải theo nghĩa bóng mới có thể hiểu chân lý huyền nhiệm. Cách đọc theo nghĩa bóng nhắm đến ý nghĩa của thế giới chứ không phải hình thể của lối xây dựng. Lý thuyết sáng tạo từ số không, creation ex nilhilo, không cho thấy lối (cách thức) God đã sáng chế mà chú trọng đến sự liên hệ giữa God và thế giới. Có phần nào giống lý thuyết vũ trụ Big Bang, chủ thuyết sáng tạo không đề cập diễn trình bên trong trật tự tự nhiên. Hành động sáng tạo của God không nên hiểu theo ngôn ngữ ngắn hạn mà cần được xem là nguyên tắc của trật tự. Mọi tạo vật có nguồn gốc từ hành vi sáng thế của God; thánh Thomas d’Aquin khuyên không nên hiểu sự sáng thế là một tự tại nhưng là một sự vay mượn từ một nguồn gốc, đó là God.

Trong phần chính yếu của tác phẩm, Oliver vẫn theo con đường siêu hình để đến chủ thuyết thiên hựu (cũng của thánh Thomas d’Aquin). Tâm điểm của chủ thuyết thiên hựu là: sự sáng thế được hình thành vì một cứu cánh hay mục đích nào đó. God, như căn nguyên đầu tiên, đã cho các năng lực nhân thể và thiên nhiên một sức mạnh để hành động.

Đoạn nầy đưa độc giả đến vùng quen thuộc, lý luận của Aristote.Triết gia Hy Lạp nầy đã phân biệt bốn loại căn nguyên: hữu năng, vật thể, hình thức và có mục đích cứu cánh (efficient, material, formal and final causes). Điêu khắc gia, căn nguyên hữu năng, đã hình thể hóa căn nguyên vật chất, tức là khối đá, theo một hình thức tiệm tiến của khối đá nầy, thích ứng với mục đích cứu cánh. Tác giả nói thêm về cứu cánh: điêu khắc gia đục đẻo khối đá để làm ra bức tượng với mục đích trang hoàn chỗ nầy chỗ kia. Hoa màu thắm để lôi cuốn bướm đến hút nhụy và làm thụ phấn. Do đó, căn nguyên hữu năng của khoa học hoạt động trong một thế giới hình thành theo nhu cầu của những mục đích cứu cánh. Các thành ngữ “ngõ hầu”, “để mà” giúp người đọc thấy tính chất viễn đích nầy. Tim đập ngõ hầu bơm máu khắp cơ thể.

Oliver có công đặt vấn đề “sống chung” của tôn giáo và khoa học dựa trên một nền móng siêu hình chung. Nhưng luận cứ “ngõ hầu” của ông có phần vá vía. Bắt chước hình ảnh điêu khắc gia đục đẻo đá, tác giả đã gán ép cho tim một ý hướng. Các bộ phận thân thể hành động liên hoàn; thay vì gán cho tim một ý định một ý hướng như điêu khắc gia, hãy nói rằng kết quả của việc tim đập làm máu lưu thông, nếu không có vậy thì cơ thể chết.


Oliver nói thêm cuộc tường trình rộng rãi của ông trong đường hướng gọi là “có mục đích” đã làm cho thứ văn hóa khoa học ngày nay trở nên kỳ dị nhưng ông không đi xa hơn các nhà triết học và thần học Trung Cổ vẫn cương quyết cho rằng không thể hiểu vũ trụ bằng phương cách nào khác hơn là lối “có mục đích”, nghĩa là mọi sự được sáng tạo vì một cứu cánh nào đó.

Hơn nữa, muốn hiểu cho đủ điều tác giả gọi là giải thích theo cứu cánh, chúng ta phải đi xa hơn cả vũ trụ học. Mà vũ trụ học ngày nay cho thấy không gian và thời gian vô tận, vô tận; điều nầy làm cho những gì xẩy ra trong hai ngày đầu Sáng Thế như chú lùn với người không lồ; điều nầy gây nên mối hoài nghi tôn giáo.

Vẫn còn hết sức khó khăn khi ghép sự tiến hóa ăn nhịp với thuyết hữu thần truyền thống. Sự tuyển chọn có tính chất tự nhiên dựa trên sự đột biến không định kỳ, bất thường, với những nét di truyền chịu đựng các áp lực của môi trường từng nơi. Hiện vẫn chưa tìm ra con đường ở giữa một bên là thuyết mô biểu thông minh và bên kia là lý thuyết thuần túy kiểu Darwin.

Bây giờ xin bước qua chiến thuật hiện tượng luận, bắt đầu bởi trực nghiệm. Theo McGrath, trực nghiệm tối yếu là kinh ngạc – thán phục (wonder) trước sự to lớn và huy hoàng của vũ trụ (trong lúc con người không đủ sức thấy hiểu hết). Khoa học là sự tìm kiếm, đòi hỏi hiểu biết vũ trụ; tôn giáo đi tìm hiểu ý nghĩa của vũ trụ.

n dụ chính cho toàn lập luận là con đường và bao lơn trên tầng lầu cao, mượn của giáo sĩ John Alexander Mackay. Đứng trên bao lơn tầng trên, ta có thể quan sát nhân loại đi trên con đường bên dưới, với nhiều chú tâm nhưng tách biệt. Đó là lối nhìn của khoa học. Trong khi ấy, một kẻ đứng giữa đường thì dính líu việc của đường của đời và chỉ có một nhãn giới hạn hẹp. Riêng God mới đứng được trên bao lơn của vũ trụ nhưng chúng ta phải nhìn thấy God để đứng vững tự tồn trên đường.
Mc Grath luôn theo lối viết suy tư cho dù ở những đoạn giới thiệu thành quả nghiên cứu của kẻ khác. Ông thường nói đến tội của người (sin) và các niềm thất vọng, ông yêu cầu độc giả chia sẻ sự trực nghiệm kinh ngạc thán phục vũ trụ.

McGrath không tránh khỏi vài trường hợp lẫn lộn hàm hồ thiếu trong sáng. Lập luận của ông xoay quanh ba chữ chính là: kinh ngạc thán phục, nghĩa lý và giá trị (wonder, meaning, value) nhưng thiếu giải thích và lắm lúc đi lạc thành hàm hồ mâu thuẩn.

Danh từ “wonder” trong Anh ngữ có nhiều nghĩa. Bên cạnh nghĩa kinh ngạc tán thán, còn có nghĩa thắc mắc tò mò muốn biết. Kinh ngạc có thể kích thích sự tò mò cũng như khơi động sự tìm kiếm nghĩa lý. Tuy nhiên vấn đề nghĩa lý vẫn còn bỏ ngõ giữa hai câu trả lời siêu nhiên và trần tục. Không có tương quan nhân quả hay sự móc nối sự tò mó và sự xác nhận nghĩa lý siêu nhiên; nói khác sự tò mò không chắc, không nhất thiết đưa đến sự chấp nhận một nghĩa lý siêu nhiên như nói rằng có một cái nhìn từ bao lơn của vũ trụ, trong ấn dụ của Mackay.

Quan niệm của Stuart Mill về sự an lạc của người đời có thể giúp chúng ta hiểu thêm sự thể vừa nêu. Theo Mill, an lạc căn cứ vào tình cảm và ý thiện của cá nhân và công chúng; nằm trong sự nuôi dưỡng tinh thần dành cho lòng nhiệt tâm yêu mến thiên nhiên, nghệ thuật, thi ca, lịch sử; nằm trong sự ham thích tìm hiểu nếp sống xưa nay của loài người, đồng thời căn cứ vào sự trông ngóng viễn ảnh tương lai tốt đẹp. Ông nói tiếp rằng những người may mắn sinh trưởng trong những điều nầy sẽ có một cuộc sống đáng mong cầu. Mill kêu gọi tìm hiểu giá trị của các hành vi chính trị cổ súy tổng quát hóa các khả thể nầy.

Dĩ nhiên quan điểm nầy không loại trừ những suy diễn siêu hình nhưng nó loại trừ dễ dàng sự giả định rằng kinh ngạc khâm phục vũ trụ sẽ đưa đến vùng hiểu biết vượt quá tầm vũ trụ.

Dẫu sao, chiến lược hiện tượng luận đã đặt đúng câu hỏi: phải chăng sự tìm kiếm nghĩa lý, chứ không phải sự trực nghiệm giá trị, là chỗ đúng để bắt đầu? McGrath xếp chung hai thứ và đã đặt nghĩa lý lên trên giá trị. Thế nhưng tốt nhất là tách rời hai điều nầy; đồng thời phần giá trị cần được củng cố cho thăng bằng. Ý niệm nghĩa lý đem lại nhận thức rằng giá trị luôn liên hệ đến mục đích tối thượng.

Con người không thể hành động nếu không quí trọng những sự thể của cuộc đời, trong đó gồm có chỗ ở, tình bạn, các chính nghĩa, và các sinh hoạt…Dĩ nhiên không phải điều gì con người quí trọng đều là điều tốt. Tuy vậy, con người có thế đạt ý thức về các giá trị mà không cần có điều kiện là ý thức giá trị một cảnh giới rộng rãi hơn. Bắt buộc phải tìm ý nghĩa trước có thể gây bế tắc. Không ý thức các giá trị nơi chính mình thì làm sao biết giá trị ở một nơi nào khác.

Tổng luận trong hai cuốn sách và về hai cuốn sách vẫn trồi ra một câu hỏi. Trên quan điểm TCG, hai lãnh vực tôn giáo và khoa học bổ túc cho nhau và được ghép chung vào một viễn tượng rộng rãi hơn để cho biết tại sao và bằng cách nào thế giới và những gì chất chứa trong thế giới là của God, do God tạo dựng. Nhưng dù không có viễn tượng rộng rãi như thế, đơn giản chúng ta vẫn có hai loại nghiên cứu, với một câu hỏi bỏ ngõ chưa ai trả lời đầy đủ, đó câu hỏi về ý nghĩa của tôn giáo. Có lẽ Pascal đã sai khi phủ nhận rằng sự hiểu biết khoa học có thể bù đắp sự thiếu hiểu biết về tôn giáo.
ttt dịch   t   bản tiếng Anh



A-Celebration-of-Women-Feature-Banner-e1352628808407 (1) 512

W. A. Mozart




No comments:

Post a Comment