add this

Sunday, October 25, 2020

nhà Nguyễn thờ phụng tổ tiên thế nào?

 

Thái Miếu, đã bị Việt Minh phá sập 1945






Vua Nguyễn thờ tổ tiên thế nào?

Honoring the Nguyn Ancestors in early-nineteenth century

Lê Minh Khai * Tôn Tht Tu dịch

Tháng thứ tư năm 1804 được đánh dấu bởi việc khởi công xây cất Thái Miếu 太廟, Triệu Tổ Miếu 肇祖廟, Hoàng Khảo Miếu皇考廟. Trước đó nhà Nguyễn vẫn giữ truyền thống thờ tổ tiên trong từ đường (miếu) theo vết chân của vô số nhà cai trị trong vùng, tuy có phần sáng tạo riêng, vẫn theo những nguyên tắc ghi rõ trong sách Lễ Ký 禮記.

Sách Lễ Ký đưa ra các khuôn mẫu thờ kính tổ tiên, khác biệt nhau tùy theo đẳng cấp xã hội. Thiên tử được quyền thờ tổ tiên nhiều nhất, tổng số là bảy vị. Bắt đầu là thái tổ 太祖, rồi đến sáu vị tiếp theo chia chèn nhau thành ba chiêu và 3 mục”. Hai danh từ sau chưa có định nghĩa rõ vì đang bàn thảo, nhưng tạm nói thứ tự trên dưới là theo thế hệ, ví dụ cha là chiêu con là mục; theo Lễ Ký 禮記 và Vương Chế 王制.

Để giữ con số luôn là bảy vị, tổ phụ mới chỉ có thể ghi tên vào miếu thờ chính thống nhất, sau khi một vị tổ tiên khác phải mất tên, thường là vị kế cận thái tổ; tên vị ra đi sẽ được thờ ở nơi ít quan trọng hơn gọi là tẩm , nơi nghỉ .

Qua bao thế kỷ, hệ thống thờ phụng nầy nhiều lần được sửa đổi. Nhưng cuộc canh cải danh tiếng và gây xáo trộn nhiều nhất do Vương Mãn nêu ra. Người tiếm quyền nhà Hán nầy cho phép thiên tử thờ thêm hai vị nữa, nghĩa là thành chín thay vì bảy. Nhiều ông vua bày thêm tên tổ tiên để tự cho mình đúng dòng chính, có vua nại lý nầy lý kia để bỏ tên người cũ thêm tên mới.

Nhà Nguyễn có cách sáng tạo riêng trước và sau khi thành lập vương triều. Năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát bắt đầu đưa ra các cải cách nhằm tạo ra một đế đô trong Nam; chúa ra lệnh xây cất đền thờ gọi là tông miếu 宗廟 chứ không phải thái miếu 太廟, vì cho đến lúc ấy, Nguyễn tộc vẫn phục tùng vua Lê, các chúa chưa phải là hoàng đế.

Trong miếu nầy thái tổ là Nguyễn Kim, thành viên họ Nguyễn cuối cùng làm việc ở phương Bắc. Ở các vị trí mục và chiêu, chúa cho ghi bảy thế hệ trước, tất cả đều ở trong Nam.

Miếu đền nầy được xây ở Huế. Nhà Nguyễn phải bỏ khu vực nầy khi Tây Sơn đánh chiếm. Tuy nhiên, sau khi lấy lại Gia Định, Nguyễn Ánh đã ra lệnh xây một đền miếu ở đấy, đầu năm 1790. Miếu thờ nầy vẫn theo sự phân biệt chiêu mục như xưa, nhưng không theo đường lối đương thời tại Đông Á.

Linh vị thờ ở Gia Định 
"Nguyễn Hoàng" trùng dụng ở cột phải vào ô của Nguyễn Phúc Nguyên (Chúa Sãi)

Biểu đồ đính kèm cho thấy tên những vị được thờ tại Gia Định. Nguyễn Kim tiếp tục giữ vị trí thái tổ, đứng đầu con cháu, theo sau là Nguyễn Hoàng, thành viên Nguyễn tộc đầu tiên cai trị miền Nam.

Đi tiếp xuống dưới còn có hai người chưa bao giờ làm chúa. Thứ nhất, Nguyễn Hạo, con của chúa thứ bảy Nguyễn Phúc Chú; thứ hai là Nguyễn Phúc Luân, bố của Gia Long. Nguyễn Phúc Luân thừa kế chính thức của cha là Nguyễn Phúc Khoát nhưng không được lên ngôi vì Trương Phúc Loan lộng quyền.

Sau khi Gia Long tái chiếm Huế năm 1802, từ đường nguyên thủy được trùng tu. Tuy nhiên hai năm sau, vua cho xây miếu thờ mới. Sử liệu cho thấy vua quan đều cố sức bảo đảm đền mới sẽ trung thành đi theo những tiền lệ ở Á Đông.

Đặc biệt, vua thảo luận với quần thần trước khi quyết định Nguyễn Hoàng sẽ giữ địa vị thái tổ, vì là người đầu tiên trong Nguyễn tộc tạo ra nền móng của việc bình định phương nam, triệu cơ nam phục 肇基南服. Nguyễn Kim sẽ được con thay thế. Tiếp đến Nguyễn Hạo và cha của Gia Long cũng bị lấy tên ra vì chưa bao giờ làm chúa. Cuối cùng là chúa thứ mười Nguyễn Phúc Dương.

Không có lời giải thích về quyết định cuối cùng nầy. Chúa thứ mười cai trị trong thời gian ngắn có cuộc nổi loạn Tây Sơn và đã bị Tây Sơn bắt. Những yếu tố nầy có thể là lý do vua quan cho rằng chúa không đáng được ở trong thái miếu.

Sử ký triều Nguyễn cho thấy thứ tự thờ phụng nhằm mục đích theo đúng các tiền lệ và để cho có đúng chín vị quy định trong sách Lễ Ký.

Trong lúc ấy Nguyễn Kim được phong Triệu Tổ 肇祖 và được thờ riêng ở Triệu Miếu 肇廟, ngõ hầu chỉ quê quán, điểm xuất phát của thế tổ. Đồng thời, thân phụ của Gia Long được thờ riêng ở Hoàng Khảo Miếu 皇考廟 ngõ hầu cho thấy quốc sự xuất phát từ đâu. Sau cùng Nguyễn Hạo và Nguyễn Phúc Dương được đưa vào một “tẩm” riêng trong miếu chung với các vị không còn ở thái miếu.

Thế Miếu
Khi ra lệnh xây các nơi thờ phụng, Gia Long đã tự lên ngôi hoàng đế. Ngay sau đó nhà vua đã thăng chức các chúa từ vương lên đế với lý do đế mới đủ điều kiện được thờ ở thái miếu.

Khi đặt cách thức thiết lập danh sách thờ theo lối chính thống đồng thời giải quyết toàn vẹn không ai thiếu ai mất, Gia Long để lại cho người kế vị một vấn nạn. Không có nơi nào trong hệ thống các miếu một chỗ dành cho chính vua, các chỗ đã có kẻ đứng.

Minh Mạng biết rõ hơn ai hết nên đã có biện pháp. Dĩ nhiên Minh Mạng không sướng thích gì khi phải bỏ tên một tiền nhân để chỗ cho cha mình thế vào. Vị vua thứ hai bèn ra lệnh xây một đền thờ người sáng lập vương triều gọi là Thế Miếu 世廟. Miếu mới nầy vẫn theo hệ thống chín linh vị như tại Thái Miếu. Trong trường hợp nầy Gia Long chiếm vị trí thượng thủ trong lúc tám vị trí khác để thờ các hoàng đế tương lai, bắt đầu từ Minh Mạng.

Như vậy từ nay chính yếu có hai miếu: một dành cho các Nguyễn nhân đã trị vì trước khi chính thức thành lập vương triều, và một cho các hoàng đế chính thống gồm cả người sáng lập và kế vị.-

Ghi chú của người dịch

Tài liệu trên đây được tác giả Lê Minh Khai biên soạn để chứng minh ngược với quan điểm của vài sử gia cho rằng Đàng Trong hầu như không còn ảnh hưởng của Tàu. Lý luận phức tạp nên chúng tôi chỉ dùng phần sử liệu. Đây là vấn đề khá rõ ràng tác giả dùng sử liệu chính là Đại Nam Thực Lục Chánh Biên. Bên cạnh Anh ngữ, LMK kê thêm tiếng Việt có dấu và chữ Hán, cho nên việc dịch bớt khó khăn, ví dụ: Royal Father Shrine (Hoàng Khảo Miếu 皇考廟).

Cá nhân chúng tôi không rõ các linh vị nào hiện được thờ tại thế miếu. Theo tài liệu nầy thì sau Gia Long chỉ có tám chỗ, đúng con số 9 nói trong sách Lễ Ký. Không kể ba vua "tứ nguyệt" và Bảo Đại thì đúng tám chỗ: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân, Đồng Khánh và Khải Định. Coi bộ khít khao; nhất là Bảo Đại thì không cần thiết vì cựu hoàng đã di chiếu tang lễ theo nghi thức Vatican.

Chuyện Hường Ưng Bữu Vĩnh, nếu xài hết 20 chữ thì thế hệ 21 tính ra răng. Hôm tôi ngồi ở Hồ Tây Hà Nội 2005, có người kỳ kèo mua sách, tôi mua cuốn sách về các vua Nguyễn, tàm tạm ba xí ba tú nhưng không nói bậy. Đến đoạn Hường Ưng Bửu Vĩnh, tác giả nói có người hỏi vua Minh Mạng. Vua nói: lo chi chuyện nớ, có triều đại mô truyền nhau đến 20 đời. Nay ngài tính tám chỗ, thiệt là hay.

Gia Đinh, Lăng Ông Bà Chiểu trước 1975



No comments:

Post a Comment